- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Thông tư 02/2006/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ thủy sản ban hành
- 3Luật Thủy sản 2003
- 4Thông tư 62/2008/TT-BNN sửa đổi Thông tư 02/2006/TT-BTS thi hành Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 10/2021/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 258/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần
- 3Quyết định 347/QĐ-UBND năm 2024 kết quả rà soát, hệ thống hóa kỳ 2019-2023 đối với văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Quyết định 410/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành kỳ 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2010/QĐ-UBND | Vinh, ngày 02 tháng 4 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Thủy sản ban hành ngày 20/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/03/2006 của Bộ thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005;
Căn cứ Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 02/2006/TT- BTS ngày 20/03/2006;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 35/TTr-SNN-QLCL ngày 06/01/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC KIỂM SOÁT TRONG KHAI THÁC, THU MUA, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÁ NÓC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2010/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2010 của UBND tỉnh Nghệ An)
Văn bản này Quy định về việc kiểm soát các hoạt động trong khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhằm mục đích đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, các tiêu chuẩn xuất khẩu và tránh việc lưu thông, sử dụng thiếu an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân.
1. Các tổ chức, cá nhân được phép tham gia hoạt động khai thác, thu mua, chế biến cá nóc trên phạm vi tỉnh Nghệ An (sau đây gọi tắt là cơ sở);
2. Các cơ quan quản lý, kiểm tra, kiểm soát có liên quan;
3. Sản phẩm cá nóc sau khi đánh bắt, thu mua, chế biến chỉ được phép xuất khẩu, không dùng vào việc tiêu thụ nội địa, trừ trường hợp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế đề nghị và Thủ tướng Chính phủ cho phép.
1. Kiểm soát cá nóc: Bao gồm các hoạt động quản lý, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở tham gia hoạt động khai thác, thu mua, chế biến cá nóc xuất khẩu.
2. Tàu khai thác cá nóc: Là các loại tàu cá chuyên nghề được phép đánh bắt cá nóc hoặc các loại tàu cá có nghề khác mà sản phẩm cá nóc thu được ở các mẻ lưới thu họach trong một chuyến biển chuyển về cơ sở được phép thu mua, chế biến cá nóc để xuất khẩu;
3. Cơ sở thu mua cá nóc: Là một địa điểm cố định được cho phép sử dụng để tiến hành các hoạt động mua gom, phân loại và bảo quản nguyên liệu cá nóc từ các tàu khai thác trên biển để cung cấp cho các cơ sở chế biến cá nóc xuất khẩu;
4. Cơ sở chế biến cá nóc xuất khẩu: Là cơ sở được phép thực hiện việc xử lý, chế biến, đóng gói, bảo quản và tham gia xuất khẩu trực tiếp sản phẩm cá nóc.
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM SOÁT TRONG KHAI THÁC, THU MUA, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÁ NÓC
Điều 4. Căn cứ để kiểm soát cá nóc xuất khẩu tại các cơ sở
1. Các Quy định, Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định có liên quan khác của cơ quan có thẩm quyền;
2. Việc cấp phép cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá nóc xuất khẩu thực hiện theo Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản, Thông tư số 02/2006/TT- BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi bổ sung một số nội dung Thông tư số 02/2006/TT- BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
3. Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác, thu gom, chế biến cá nóc được thực hiện theo Nghị định số 107/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra thủy sản và Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của Chính phủ Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Nghị định số 154/2006/NĐ-CP ngày 25/12/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 17 Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;
4. Sản phẩm cá nóc xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu và tiêu chuẩn khác với quy định của Việt Nam, việc kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm sẽ căn cứ theo tiêu chuẩn hoặc quy định của nước nhập khẩu được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận và cho phép áp dụng, hoặc theo thoả ước ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam với nước nhập khẩu.
Điều 5. Điều kiện hoạt động và trách nhiệm của các tàu khai thác cá nóc
1. Điều kiện hoạt động của các tàu khai thác cá nóc:
Lao động tham gia khai thác cá nóc trên các tàu được tham gia tập huấn về kỹ thuật nhận dạng, phân loại cá nóc.
2. Trách nhiệm của chủ tàu khai thác cá nóc:
a) Sản phẩm cá nóc đánh bắt được trên tàu không được làm thực phẩm cho các thuyền viên đi trên tàu;
b) Sản phẩm cá nóc khai thác được chỉ bán cho các cơ sở thu gom cá nóc đã được cấp thẩm quyền cho phép;
c) Ghi chép đầy đủ vào Sổ nhật ký khai thác (các thông tin về sô lượng,
chủng loại, và thông tin khác), báo cáo về số lượng, chủng loại sản phẩm cá nóc khai thác được, vùng biển khai thác và tên cơ sở thu mua cá nóc.
Điều 6. Điều kiện hoạt động và trách nhiệm của các cơ sở thu mua cá nóc
1. Điều kiện hoạt động của các cơ sở thu mua cá nóc:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thu mua sản phẩm thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Có Văn bản chấp thuận của Sở Nông nghiệp và PTNT về thu mua cá nóc;
c) Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng;
d) Nhà xưởng, kho chứa, phương tiện thu mua, bảo quản, vận chuyển thủy sản chuyên dụng phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ môi trường và vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật;
e) Chủ cơ sở và nhân viên đang làm việc tại cơ sở phải có Giấy chứng nhận đã được tập huấn các văn bản, tiêu chuẩn và quy định này hoặc chứng chỉ liên quan đến xử lý và phân loại cá nóc;
f) Có Bản cam kết thực hiện Quy định kiểm soát cá nóc và không để cá nóc thất thoát ra ngoài.
2. Trách nhiệm của các chủ cơ sở thu mua cá nóc:
a) Có trách nhiệm báo cáo hàng tháng tình hình thu mua, vận chuyển, mua bán sản phẩm cá nóc cho Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc các cơ quan kiểm soát khác khi có yêu cầu;
b) Không được bán cá nóc cho bất kỳ người tiêu dùng nào trong nước hoặc các cơ sở chế biến không được cơ quan thẩm quyền cho phép.
Điều 7. Điều kiện hoạt động và trách nhiệm của các cơ sở chế biến cá nóc
1. Điều kiện hoạt động của các cơ sở chế biến cá nóc:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về chế biến thủy sản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh về chế biến cá nóc;
c) Có biển hiệu, địa chỉ rõ ràng và địa điểm chế biến phải theo quy họach của địa phương;
d) Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, dụng cụ vệ sinh, hệ thống xử lý nước, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của Pháp luật;
e) Có đội ngũ nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo và cấp Chứng nhận về phân lọai, xử lý và chế biến cá nóc trực tiếp làm việc tại cơ sở;
f) Có Bản cam kết thực hiện Quy định kiểm sóat cá nóc và thực hiện đúng quy định về kỹ thuật sản xuất, chế biến cá nóc xuất khẩu do Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành.
2. Trách nhiệm của các chủ cơ sở chế biến cá nóc:
a) Có trách nhiệm báo cáo hàng tháng tình hình xử lý, chế biến xuất khẩu cá nóc cho Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc các cơ quan kiểm soát khác khi có yêu cầu;
b) Chỉ được thu mua sản phẩm cá nóc có xuất xứ từ các cơ sở thu mua cá nóc đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
c) Không được bán cá nóc hoặc sản phẩm cá nóc cho người tiêu dùng hoặc các đại lý, cơ sở buôn bán thực phẩm trong nước;
d) Phải xử lý các chất phế thải trong quá trình sản xuất cá nóc một cách triệt để, đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn vệ sinh và môi trường.
Điều 8. Trình tự và thủ tục đăng ký hoạt động:
1. Hồ sơ xin đăng ký hoạt động
a) Bản Đăng ký hoạt động: Thu gom, chế biến cá nóc;
b) Các lọai giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu mua, chế biến hàng hải sản; Chứng chỉ về phân loại, xử lý, chế biến cá nóc cho nhân viên kỹ thuật; Bản cam kết thực hiện Quy định kiểm soát kỹ thuật sản xuất, thu mua, chế biến cá nóc. Riêng với cơ sở chế biến cá nóc phải có phương án xử lý chất phế thải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (Bản sao có công chứng).
2. Cơ quan xem xét và chấp thuận
a) Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan xem xét các điều kiện và chấp thuận việc đăng ký các hoạt động: thu gom, chế biến xuất khẩu cá nóc cho từng cơ sở trên địa bàn tỉnh;
b) Việc kiểm tra, xem xét các điều kiện và có văn bản chấp thuận cho các cơ sở hoạt động không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Trong trường hợp đã có văn bản chấp thuận nhưng quá trình hoạt động không tuân thủ Quy định này thì Sở Nông nghiệp và PTNT có quyền đình chỉ hoạt động và có văn bản không chấp thuận cho phép hoạt động.
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
b) Trực tiếp phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, thu gom, chế biến, xuất khẩu cá nóc về các quy định, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản và các quy định Pháp luật khác có liên quan đến cá nóc. Phối hợp với Hội Nghề cá, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên CSHCM, tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân những hiểu biết về cá nóc và cam kết thực hiện quy định này.
c) Xây dựng các chương trình, đề án nghiên cứu về sản phẩm cá nóc nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân, phục vụ cho nhu cầu thực phẩm và xuất khẩu, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét.
d) Điều tra, phân tích, đánh giá thực tế sản lượng các lọai cá nóc được khai thác hàng năm bằng các loại nghề trên vùng biển Nghệ An.
e) Chỉ đạo, tổ chức phổ biến Quy định này đến các cơ sở và nhân trong tỉnh. Đồng thời hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng Quy định về kỹ thuật sản xuất, chế biến cá nóc xuất khẩu do Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành.
g) Yêu cầu các cơ quan kiểm tra, kiểm soát và các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin về hoạt động kiểm soát cá nóc.
h) Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn cho nhân dân hiểu biết về nhận diện các loài cá nóc; đào tạo, cấp chứng chỉ cho các chuyên gia, kỹ thuật viên tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh về phân lọai, nhận biết, xử lý và chế biến cá nóc xuất khẩu.
i) Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành: Nông nghiệp và PTNT - Y tế - Công thương để kiểm soát việc khai thác, thu mua, chế biến cá nóc trên toàn tỉnh.
k) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu của UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT về hoạt động kiểm soát cá nóc.
2. Sở Y tế
a) Chỉ đạo Thanh tra chuyên ngành Y tế phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Quản lý thị trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý tận gốc việc vận chuyển, mua bán, chế biến, tiêu thụ cá nóc tại khu vực cảng cá, bến cá, chợ cá, các đại lý thu mua trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Tổ chức mạng lưới phòng chống ngộ độc thực phẩm nói chung, ngộ độc cá nóc nói riêng, nhất là biện pháp cấp cứu kịp thời các trường hợp ngộ độc do ăn phải cá nóc, kiên quyết không để xảy ra trường hợp tử vong.
c) Chỉ đạo Chi cục ATVSTP tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành phố phối hợp tuyên truyền về tác hại của cá nóc đối với sức khỏe của người dân khi sử dụng làm thực phẩm và có biện pháp cấp cứu kịp thời những trường hợp bị ngộ độc do ăn phải cá nóc hoặc thực phẩm chế biến từ cá nóc.
3. Sở Công thương
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc đánh giá các kết quả xuất khẩu sản phẩm, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
b) Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra các địa điểm bán cá tươi, cá khô tại các chợ, xử lý nghiêm theo thẩm quyền khi phát hiện có bán cá nóc và các loại thực phẩm chế biến từ cá nóc được sử dụng cho việc tiêu thụ nội địa.
4. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy trong quá trình kiểm tra, kiểm soát nếu phát hiện các sản phẩm cá nóc được vận chuyển, tiêu thụ không đúng các quy định hiện hành tiến hành ngăn chặn và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
b) Phối hợp xử lý kịp thời các trường hợp gây cản trở đối với cơ quan chức năng khi thi hành nhiệm vụ; chỉ đạo công an địa phương tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành khi cần thiết.
5. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố
a) Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Y tế, UBND các xã (phường); phối hợp với các Phòng, Ban nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT để nắm bắt các thông tin, cách phòng ngừa ngộ độc về cá nóc phục vụ tốt việc tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân; chỉ đạo kịp thời về kiểm soát cá nóc trên địa bàn quản lý;
b) Tổ chức các lực lượng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và quản lý việc vận chuyển, mua bán, chế biến, tiêu thụ cá nóc tại các bến cá, chợ cá trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo UBND các xã (phường) thông tin tuyên truyền sâu rộng Quy định này đến người dân.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, Sở Công thương, Công an tỉnh, các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm và quyền hạn của mình, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 2550/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt “Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá Nóc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh Khánh Hoà từ 2010 - 2011”
- 2Quyết định 58/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Dự án Quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến 2020 và định hướng đến năm 2025
- 3Quyết định 10/2021/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Quyết định 258/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần
- 5Quyết định 347/QĐ-UBND năm 2024 kết quả rà soát, hệ thống hóa kỳ 2019-2023 đối với văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 6Quyết định 410/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 10/2021/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 258/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần
- 3Quyết định 347/QĐ-UBND năm 2024 kết quả rà soát, hệ thống hóa kỳ 2019-2023 đối với văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Quyết định 410/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Nghị định 107/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra thủy sản
- 3Nghị định 128/2005/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản
- 4Thông tư 02/2006/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ thủy sản ban hành
- 5Nghị định 154/2006/NĐ-CP sửa đổi Điều 17 Nghị định 128/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản
- 6Luật Thủy sản 2003
- 7Thông tư 62/2008/TT-BNN sửa đổi Thông tư 02/2006/TT-BTS thi hành Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 2550/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt “Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá Nóc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh Khánh Hoà từ 2010 - 2011”
- 9Quyết định 58/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Dự án Quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến 2020 và định hướng đến năm 2025
Quyết định 24/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định kiểm soát trong khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 24/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/04/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Đình Chi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/04/2010
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực