- 1Thông tư 12/2005/TT-BXD hướng dẫn về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 3Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 6Quyết định 1766/2005/QĐ-UB ban hành Quy định phân cấp quản lý, đầu tư, xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 1Quyết định 30/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Quyết định 390/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2007/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 04 tháng 12 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định của Chính Phủ số 209/2004/NĐ-CP , ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình;
Căn cứ Nghị định của Chính Phủ số 16/2005/NĐ-CP , ngày 7/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định của Chính Phủ số 112/2006/NĐ-CP , ngày 29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP .
Căn cứ Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây Dựng v/v Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
Căn cứ quyết định số 1766/2005/QĐ-UB , ngày 28/7/2005 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh quy định phân cấp, quản lý, đầu tư xây dựng công trình.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng về việc ban hành quy định phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy định phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Các Ông (Bà) Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Thủ trưởng các Sở, Ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và đăng công báo của tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24 /2007/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Long.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Ủy ban Nhân dân tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh; không phân biệt nguồn vốn đầu tư.
Ủy ban Nhân dân tỉnh giao giám đốc Sở Xây dựng và giám đốc các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành; UBND các huyện, thị xã; và UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.
Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, làm đầu mối thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh.
Thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng Công nghiệp; Dân dụng và một số công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô:
1. Vỏ bao che, kết cấu xây dựng tất cả các công trình công nghiệp.
2. Tất cả các công trình xây dựng Dân dụng bao gồm cả nhà ở của nhân dân có chiều cao từ 04 tầng (01 trệt + 03 lầu) trở lên, và diện tích sử dụng từ 500m2 trở lên;
3. Các công trình hạ tầng kỹ thuật: Công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử lý nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải; công trình chiếu sáng đô thị.
Sở Giao thông Vân tải chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng và phân cấp theo lĩnh vực của mình đối với các công trình xây dựng chuyên ngành Giao thông, trên địa bàn toàn tỉnh.
Thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình chuyên ngành Giao thông, do Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định đầu tư hoặc quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp trên có yêu cầu địa phương thực hiện hoặc tham gia thực hiện.
Điều 5. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng và phân cấp theo lĩnh vực của mình đối với các công trình xây dựng chuyên ngành Nông Nghiệp và PTNT, trên địa bàn toàn tỉnh.
Thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình chuyên ngành Nông Nghiệp và PTNT, do Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định đầu tư hoặc quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp trên có yêu cầu địa phương thực hiện hoặc tham gia thực hiện.
Sở Công Nghiệp chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng và phân cấp theo lĩnh vực của mình đối với các công trình xây dựng chuyên ngành Công Nghiệp; Điện, trên địa bàn toàn tỉnh.
Thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình chuyên ngành Công Nghiệp; Điện: Dây chuyền công nghệ, trang thiết bị lắp đặt cho các công trình công nghiệp; trạm biến thế, đường dây tải điện có cấp điện áp dưới 35 KV do Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định đầu tư hoặc quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp trên có yêu cầu địa phương thực hiện hoặc tham gia thực hiện.
Điều 7. UBND các huyện; thị xã
UBND các huyện; thị xã chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn toàn huyện; thị xã.
Thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng tất cả các công trình xây dựng thuộc dự án do UBND cấp huyện; thị xã quyết định đầu tư theo phân cấp;
Thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình do cơ quan có thẩm quyền cấp trên quyết định đầu tư và các công trình xây dựng thuộc các nguồn vốn khác trên địa bàn huyện, thị xã có quy mô:
1. Công trình Dân dụng bao gồm cả nhà ở của nhân dân có quy mô trên 02 tầng (01 trệt + 01 lầu); có diện tích sử dụng lớn hơn 250 m2 và đồng thời có chiều cao ít hơn 04 tầng (01 trệt + 03 lầu); diện tích sử dụng nhỏ hơn 500m2 .
2. Vỏ bao che, kết cấu xây dựng các công trình công nghiệp có quy mô 01 tầng (trệt) và có diện tích sử dụng không quá 500 m2.
3. Các công trình hạ tầng kỹ thuật: Công trình cấp nước, thoát nước; công trình chiếu sáng đô thị có quy mô đầu tư không quá 01 hecta (10.000 m2).
4. Công trình xây dựng các đường điện hạ thế.
5. Công trình Giao thông liên xã.
6. Công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn nội đồng.
Điều 8. UBND các xã, phường, thị trấn
UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng; trên địa bàn toàn xã, phường, thị trấn.
Thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng thuộc dự án do UBND cấp xã quyết định đầu tư theo phân cấp;
Thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình do cơ quan có thẩm quyền cấp trên quyết định đầu tư và các công trình xây dựng thuộc các nguồn vốn khác trên địa bàn xã, phường, thị trấn có quy mô:
1. Công trình Dân dụng bao gồm cả nhà ở của nhân dân có quy mô từ 02 tầng (01 trệt + 01 lầu) và có diện tích sử dụng từ 250 m2 trở xuống .
2. Công trình Giao thông liên Ấp, liên Thôn.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các Quy định, văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
2. Phổ biến, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã; Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện nội dung các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
3. Tổ chức, hướng dẫn kiểm tra định kỳ, kiểm tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành, hồ sơ nghiệm thu hoàn thành đưa hạng mục công trình, công trình vào sử dụng (theo phụ lục 2 của thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây Dựng về việc Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng) đối với các công trình xây dựng trọng điểm, quan trọng của tỉnh, công trình nếu xảy ra sự cố có thể gây ra thảm hoạ (quy định tại Điều 28, khoản 1, Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình); và kiểm tra đột xuất việc tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn. Xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng.
4. Phối hợp với các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành khi kiểm tra công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn.
5. Hướng dẫn chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình về nghiệp vụ giải quyết sự cố đối với các công trình xây dựng trên địa bàn; báo cáo Bộ Xây dựng kết quả giải quyết sự cố của chủ đầu tư, chủ sở hữu, hoặc chủ quản lý sử dụng.
6. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra công tác kiểm tra chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh.
7. Tổ chức thực hiện việc giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
8. Theo dõi, kiểm tra, phân loại định kỳ công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; lựa chọn, giới thiệu các tổ chức cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng cho các hoạt động xây dựng trên địa bàn.
9. Báo cáo UBND tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
10. Giúp UBND tỉnh tổng hợp tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn để báo cáo Bộ Xây dựng định kỳ 6 tháng, 1 năm.
Điều 10. Các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành: (Sở giao thông; Sở công nghiệp; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn).
1. Các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn:
Sở Giao thông chịu trách nhiệm đối với công trình xây dựng chuyên ngành giao thông;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đối với công trình xây dựng chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm đối với công trình xây dựng chuyên ngành Công nghiệp, Điện.
2. Thực hiện các công việc nêu tại các khoản 1, 3, 10 tại Điều 9, Quy định này đối với công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn.
3. Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện các công việc nêu tại các khoản 4, 6 tại Điều 9, đối với công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn.
4. Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng.
Điều 11. Các Sở, Ngành có dự án đầu tư xây dựng
1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở, Ngành; tổ chức bộ phận theo dõi, hướng dẫn, và tổng hợp công tác quản lý chất lượng.
2. Phối hợp với Sở Xây dựng và Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức kiểm tra chất lượng công trình, dự án đầu tư xây dựng thuộc Sở, Ngành mình .
3. Tổng hợp tình hình, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình chất lượng công trình xây dựng thuộc Sở, Ngành quản lý, gửi Sở xây dựng và Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (nếu công trình xây dựng chuyên ngành).
Điều 12. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã
Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã; có trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn huyện, thị xã. Phòng chuyên môn trực thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện, thị xã chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của Sở Xây dựng, Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, tham mưu giúp UBND huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ nêu trên.
Phòng chuyên môn, huyện, thị xã có trách nhiệm:
1. Trình UBND huyện, thị xã ban hành các văn bản triển khai thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Hướng dẫn UBND phường, xã, thị trấn, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
3. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các chủ đầu tư có công trình xây dựng trên địa bàn; phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng khi có yêu cầu.
4. Tổ chức kiểm tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành, hồ sơ nghiệm thu hoàn thành đưa hạng mục công trình, công trình vào sử dụng (theo phụ lục 2 của Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây Dựng về việc Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng) đối với các công trình nếu xảy ra sự cố có thể gây ra thảm hoạ (quy định tại Điều 28, khoản 1, Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình) thuộc dự án đầu tư do huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn quyết định đầu tư và các công trình theo phân cấp.
5. Theo dõi, đề xuất và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị quản lý nhà, chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng kiểm tra, thống kê tình trạng nhà công sở, nhà ở, các khu nhà tập thể, chung cư xuống cấp không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phối hợp với các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành.
6. Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết và lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng. Đề xuất hướng giải quyết những hư hỏng công trình lân cận do việc thi công xây dựng công trình mới gây ra. Trường hợp cần thiết UBND huyện, thị xã có văn bản đề nghị Sở Xây dựng hướng dẫn để tổ chức thực hiện.
7. Kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng với UBND huyện, thị xã hoặc cấp có thẩm quyền.
8. Tổng hợp tình hình, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình chất lượng công trình xây dựng thuộc huyện, thị xã quản lý.
Báo cáo định kỳ 3 tháng/1lần danh mục các công trình dự án khởi công xây dựng trên địa bàn về Sở Xây dựng để tổng hợp, theo dõi, kiểm tra.
Điều 13. Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn
1. Kiểm tra, xác nhận thông báo khởi công của chủ đầu tư đối với các công trình xây dựng trên địa bàn; phân công cán bộ theo dõi, tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra quá trình thi công theo giấy phép xây dựng, nội dung biển báo công trường, các điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường: hàng rào thi công, màn che công trình, thoát nước thi công, giải pháp thu gom nước thải, rác thải xây dựng, nhà vệ sinh tạm thời, giấy phép sử dụng tạm thời hè, đường.
2. Lập danh mục, theo dõi các công trình dự án khởi công xây dựng trên địa bàn phường, xã, thị trấn. Định kỳ 3 tháng /1lần báo cáo UBND huyện, thị xã thông qua Phòng chuyên môn để tổng hợp, theo dõi, kiểm tra.
3. Phối hợp với Phòng chuyên môn lập danh mục công trình xẩy ra sự cố trên địa bàn phường, xã, thị trấn, báo cáo UBND huyện, thị xã. Theo dõi chất lượng sử dụng các công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn; Trường hợp công trình không đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cần thực hiện ngay biện pháp khẩn cấp ngăn chặn kịp thời, đồng thời báo cáo, đề xuất hướng xử lý với các cấp có thẩm quyền.
4. Theo dõi, kiểm tra tình hình xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn. Trường hợp phát hiện công trình không đảm bảo an toàn cho người sử dụng; công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, hoặc các công trình lân cận công trình đang xây dựng, có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng hoặc có nguy cơ xẩy ra sự cố sụp đổ, phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tổ chức di chuyển người, tài sản, đồng thời báo cáo với UBND huyện, thị xã để giải quyết.
Điều 14. Chế độ báo cáo về chất lượng công trình xây dựng
1. Sở có công trình xây dựng chuyên ngành; Sở, Ngành có dự án đầu tư xây dựng; Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã báo cáo theo mẫu của Bộ Xây dựng, gửi về Sở Xây dựng mỗi năm 2 kỳ: kỳ 1 trước ngày 15 tháng 6 và kỳ 2 trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo trình UBND tỉnh phê duyệt, để báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh.
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn Vĩnh Long có hành vi vi phạm pháp luật về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26/05/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại.
1. Giao Sở Xây dựng và Sở quản lý xây dựng chuyên ngành tỉnh phối hợp triển khai, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định này, đảm bảo thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn; các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này./.
- 1Quyết định 18/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 2Quyết định 30/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Quyết định 390/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 1Quyết định 30/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Quyết định 390/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 1Thông tư 12/2005/TT-BXD hướng dẫn về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 3Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
- 6Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 7Quyết định 1766/2005/QĐ-UB ban hành Quy định phân cấp quản lý, đầu tư, xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 8Quyết định 18/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
Quyết định 24/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 24/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/12/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Trương Văn Sáu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/12/2007
- Ngày hết hiệu lực: 02/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực