Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 237/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 20 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG LÔ 8A, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2015/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII nước CHXHCN Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ- CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

Căn cứ quyết định số 930/QĐ-BCT ngày 21/3/2017 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt bổ sung quy hoạch thủy điện Sông Lô 8A vào quy hoạch bậc thang thủy điện trên Sông Lô;

Căn cứ Quyết định số 1711/QĐ-BCT ngày 16/5/2017 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch bậc thang thủy điện trên Sông Lô;

Căn cứ Quyết định số 132/QĐ-UBND ngày 28/4/2017 của UBND Tỉnh Tuyên Quang Quyết định Chủ trương đầu tư dự án Thủy điện Sông Lô 8A.

Căn cứ Kết luận cuộc họp số 43/TB-UBND ngày 02/6/2017 của UBND Tỉnh Tuyên Quang về việc Giải quyết vướng mắc liên quan đến tiến độ dự án Thủy điện Sông Lô 8A, huyện Hàm Yên;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1054/TTr-SXD ngày 07/7/2017, kèm theo hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch Tổng mặt bằng xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Sông Lô 8A, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang của Công ty CP Xây dựng và Thương mại Lam Sơn,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt "Nhiệm vụ quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Sông Lô 8A, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” với các nội dung cụ thể như sau:

I. Các hạng mục công trình:

1. Tên công trình: Nhà máy thủy điện Sông Lô 8A.

2.Vị trí xây dựng công trình:

a) Địa điểm

Công trình Thuỷ điện Sông Lô 8A trên dòng Sông Lô, vị trí tuyến đập được dự kiến xây dựng tại địa phận thị trấn Tân Yên - Tân Thành, Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

b) Vị trí

- Toạ độ địa lý tuyến công trình:

+ 220 03' 44'' vĩ độ Bắc; 1050 03' 30'' kinh độ Đông.

- Tọa độ điểm tim tuyến đập.

+ Bờ trái D1: X=2440892,744m Y=402688,588m

+ Bờ phải D7 : X=2440792,856m Y=402421,559m

3. Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Lam Sơn.

4. Quy mô quy hoạch:

Dự án thủy điện Sông Lô 8A có công suất 27 MW bao gồm những khu vực chiếm đất chính là khu hồ chứa, khu vực công trình chính và khu phụ trợ + bãi thải đất đá. Diện tích chiếm đất chia theo thời hạn bao gồm chiếm đất vĩnh viễn (hồ chứa và cụm công trình chính) và chiếm đất tạm thời (khu phụ trợ, bãi trữ + bãi thải). Tổng diện tích chiếm đất của dự án khoảng 273,20 ha.

STT

Loại đất

Đơn vị

Diện tích chiếm đất

1

Nhà dân

nhà

0

2

Đất ở

ha

6,51

3

Đất trồng cây hàng năm

ha

8,67

4

Đất trồng lúa

ha

8,34

5

Đất trồng cây lâu năm

ha

12,98

6

Rừng trồng sản xuất

ha

4,91

7

Nuôi trồng thủy sản

ha

0,37

8

Đất giao thông

ha

0,63

9

Đất chưa sử dụng

ha

8,35

10

Tổng cộng diện tích bị chiếm

ha

50,76

11

Diện tích chiếm dụng mặt nước

ha

217,94

12

Hành lang an toàn lưới điện

ha

4,5

Bảng các hạng mục công trình

TT

Thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Trị số

I

Đập

 

 

 

1

Đập dâng vai trái

 

 

 

-

Kết cấu BTCT M200, bê tông M150 đá hộc

 

 

 

-

Cao trình đỉnh đập

Ñđ đ

m

41,00

-

Chiều cao đập max

Hđmax

m

19,00

2

Đập dâng vai phải

 

 

 

-

Mặt cắt hình thang, đắp đất đầm chặt

 

 

 

-

Cao trình đỉnh đập

Ñđ đ

m

41,00

-

Hệ số mái thượng lưu

mTL

 

0

-

Hệ số mái hạ lưu

mHL

 

0,80

3

Đập tràn cửa van

 

 

 

-

Cao trình ngưỡng tràn

Ñngưỡng

m

24,50

-

Kích thước cửa van

BxH

m

12x8,50

-

Số khoang tràn

n

 

10

4

Tổng chiều dài theo đỉnh đập

L

m

147,50

5

Cao trình đỉnh đập

Ñđ đ

m

41,00

6

Chiều cao lớn nhất trụ pin

Hmax

m

19,00

II

Cửa lấy nước

 

 

 

1

- Kích thước cửa

BxH

m

13,62x15,8

2

- Số cửa

n

cửa

3

3

- Cao trình ngưỡng cửa

Ñng.CLN

m

10,85

III

Các thông số chính của nhà máy

 

 

 

1

Nhà máy thuỷ điện kiểu

 

 

Ngang đập

2

Lưu lượng thiết kế

QmaxNM

m3/s

871,70

3

Lưu lượng bảo đảm qua nhà máy

QNM

m3/s

97,69

4

Cột nước hạ lưu max

ZHLmin

m

39,50

4

Cột nước lớn nhất

Hmax

m

6,53

5

Cột nước nhỏ nhất

Hmin

m

2,24

6

Cột nước tính toán

Htt

m

3,64

7

Công suất bảo đảm

N

KW

5837

8

Công suất lắp máy

Nlm

MW

27,0

9

Điện năng mùa mưa

Emm

106Kw.h

53,95

10

Điện năng mùa khô

Emk

106Kw.h

52,67

11

Điện năng bình quân năm

E0

106Kw.h

106,61

12

Giờ sử dụng công suất lắp máy

hsdNlm

h

3949

13

Số tổ máy

n

tổ

3

14

Loại tua bin

 

 

kapsun

15

Cao trình lắp máy

Ñlm

m

18,50

16

Cao trình sàn lắp ráp

ÑSLR

m

30,15

17

Kích thước nhà máy

LxB

m

82x62,25

5. Nguồn vốn quy hoạch: Nguồn kinh phí của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Lam Sơn và nguồn vốn hợp pháp khác.

6. Thời gian thực hiện quy hoạch: Quý III năm 2017.

II. Sự cần thiết, tính chất của khu quy hoạch, quan điểm và mục tiêu quy hoạch:

1. Sự cần thiết của quy hoạch Thủy điện Sông Lô 8A.

- Nhu cầu sử dụng điện năng của Quốc gia còn cao hơn khả năng cung cấp của tất cả các nhà máy thủy điện, nhiệt điện của các công trình điện đã xây dựng. Dự án thủy điện Sông Lô 8A có quy mô công suất 27 MW, điện lượng trung bình năm 106,61 triệu KWh sẽ cung cấp nguồn năng lượng đáng kể cho hệ thống điện Quốc gia, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao về điện cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đồng thời với việc kinh doanh phát điện, thủy điện Sông Lô 8A còn là cơ hội đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và phát triển khu du lịch dịch vụ của huyện Hàm Yên nói riêng và tỉnh Tuyên Quang.

Do vậy việc đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Sông Lô 8A là thực sự cần thiết trong việc đáp ứng nhu cầu điện của nền kinh tế quốc dân nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

- Đối với dự án Thủy điện Sông Lô 8A sự cần thiết lập thiết kế quy hoạch Tổng mặt bằng thi công nhằm phục vụ giai đoạn thi công xây dựng cũng như giai đoạn dự án đi vào vận hành. Thiết kế Tổng mặt bằng thi công bố trí quy hoạch các hạng mục phụ trợ, hệ thống cấp điện thi công, hệ thống cấp nước kỹ thuật, cấp nước sinh hoạt, hệ thống nước thải và xử lý nước thải, hệ thống các đường thi công... Quy hoạch Tổng mặt bằng thi công chỉ ra diện tích chiếm đất, ảnh hưởng của dự án đối với khu vực lân cận.

2. Tính chất của khu quy hoạch, quan điểm và mục tiêu quy hoạch.

Tổng diện tích chiếm đất của dự án là 273,20 ha nhưng trong đó phần lớn là diện tích sông suối hiện hữu, và diện tích chiếm đất tạm thời. Diện tích chiếm đất vĩnh viễn khoảng (50,76ha) cũng chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất hoang hóa ven sông nên không ảnh hưởng quá nhiều đến dân sinh kinh tế xã hội trong vùng dự án.

Tính chất của quy hoạch Tổng mặt bằng thi công thủy điện Sông Lô 8A là công trình tạm thời phục vụ trong quá trình xây dựng, khi xây dựng xong dự án thì toàn bộ đất đai và các công trình phụ trợ sẽ được tháo dỡ và trả lại như nguyên trạng ban đầu.

Quy hoạch Tổng mặt bằng thi công thủy điện Sông Lô 8A được thiết kế dựa theo quan điểm, nhỏ, gọn, tận dụng sao cho vừa đủ để bố trí các hạng mục phụ trợ, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực đến khu dân cư quanh vùng ảnh hưởng của dự án.

III. Nội dung nghiên cứu lập quy hoạch:

1. Xác định vị trí và vai trò khu vực lập quy hoạch

Phân tích, đánh giá và xác định đúng tiềm năng của khu vực lập quy hoạch với các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu kinh tế.

2. Về phân tích đánh giá đặc điểm hiện trạng:

a) Đánh giá điều kiện tự nhiên và môi trường

- Đánh giá các đặc điểm về tự nhiên (về địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, địa chất công trình).

- Đề xuất các vấn đề phải khắc phục nhược điểm và phát huy các ưu điểm về điều kiện tự nhiên.

b) Hiện trạng về dân số, lao động, đặc điểm kinh tế xã hội

- Đánh giá hiện trạng phát triển dân cư khu vực nghiên cứu, thống kê dân số, lao động, mức độ phát triển kinh tế ….

- Đánh giá lịch sử phát triển, văn hóa trong khu vực, những ảnh hưởng tác động môi trường văn hóa lịch sử quá trình phát triển kinh tế văn hóa và đời sống của cư dân khu vực

c) Hiện trạng về sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan.

- Đánh giá tình hình sử dụng đất của khu vực lập quy hoạch theo các khu chức năng như đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác. Thống kê sử dụng đất, nhận xét đánh giá các vấn đề tồn tại về sử dụng đất cần giải quyết.

- Đánh giá chi tiết về quỹ đất xây dựng trên cơ sở phân vùng xây dựng thuận lợi, không thuận lợi và cấm xây dựng.

d) Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường

- Đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Chuẩn bị kỹ thuật (hiện trạng nền xây dựng, thoát nước mưa); Giao thông (đấu nối giao thông, mạng lưới, công trình và các loại hình giao thông….); cấp nước (nguồn, công trình đầu mối, mạng lưới, chất lượng, khả năng cung cấp …); cấp điện (nguồn, vị trí trạm biến áp, quy mô trạm, khả năng cung cấp, chất lượng mạng lưới…); thông tin liên lạc, thoát nước thải (hiện trạng hệ thống thoát nước thải, khả năng đáp ứng khi khu vực phát triển..); quản lý chất rắn, nghĩa trang (hiện trạng thu gom chất thải rắn, vị trí bãi chôn lấp, khả năng thu gom, khu vực nghĩa trang, mức độ gần khu dân cư và ô nhiễm môi trường…).

- Đánh giá các ưu điểm, các vấn đề tồn tại liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần giải quyết trong quy hoạch. Đánh giá mối liên quan về hiện trạng với mạng lưới hạ tầng kỹ thuật như các tuyến chính, các công trình đầu mối bên ngoài khu vực thiết kế. Đánh giá, tổng hợp các giải pháp hạ tầng kỹ tầng của dự án đã có.

- Thực trạng và đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên (nước, không khí, đất, hệ sinh thái,…) và môi trường xã hội

e) Các dự án, chương trình đang triển khai

- Tổng hợp, phân tích đánh giá về các chương trình, dự án trong khu vực. Nghiên cứu các dự án đầu tư ngoài ranh giới có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt là các dự án về hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

3. Về phân khu chức năng

- Định hướng, xác định các phân khu chức năng phù hợp với điều kiện sử dụng, yếu tố cảnh quan, hệ sinh thái. Xác định cụ thể tính chất, chức năng và cơ cấu của các khu vực lập quy hoạch.

- Đề xuất các hạng mục dự kiến xây dựng.

4. Về quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan

- Khái quát các ý tưởng tổ chức không gian trên cơ sở tuân thủ theo định hướng quy hoạch cấp trên và các phân tích hiện trạng cũng như tiềm năng phát triển khu vực.

- Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian tổng thể, giải pháp tổ chức không gian cho các tiểu khu. Xác định kết nối liên thông cho các tiểu khu để đảm bảo hoạt động được liên tục. Xác định các khu vực nhà ở, nhà điều hành, các khu vực phụ trợ.

- Đề xuất bố cục không gian kiến trúc cảnh quan theo từng khu vực, phù hợp với chức năng hoạt động và đảm bảo sự thống nhất trong không gian tổng thể. Tổ chức không gian các khu vực với các giải pháp về mật độ xây dựng, hình khối công trình, chiều cao xây dựng, không gian mở.

- Đề xuất tổ hợp khối kiến trúc công trình phù hợp với công năng sử dụng, khí hậu địa phương, tiết kiệm năng lượng. Bố cục không gian kiến trúc cảnh quan theo các trục không gian cho thuận lợi. Các liên kết về giao thông và hạ tầng kỹ thuật giữa các khu vực.

5. Về quy hoạch sử dụng đất đai

- Đề xuất quy hoạch sử dụng đất cho từng khu vực theo cơ cấu được xác định. Tính toán và xác định các chỉ tiêu quy hoạch, quy mô sử dụng cho từng khu vực nhằm phục vụ công tác quản lý, kiểm soát phát triển.

- Xây dựng các chỉ tiêu sử dụng đất chính bao gồm quy mô phục vụ, diện tích đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao xây dựng, diện tích sàn các khu vực.

- Lập các bảng biểu chỉ tiêu, bảng cân bằng sử dụng đất và xác định hệ thống sử dụng đất.

6. Về quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Chuẩn bị kỹ thuật:

- San nền: Xác định cao độ khống chế xây dựng chính cho các khu vực chức năng của các khu vực xây dựng và của các không gian trọng tâm, các đường giao thông chính. Đề xuất các giải pháp san nền và cao trình chuẩn bị kỹ thuật phù hợp với từng khu vực như hệ thống mái taluy, tường chắn, ổn định công trình.

- Thoát nước mưa: Xác định các lưu vực thoát nước chính, hệ thống rãnh thoát nước mưa chính và các giải pháp thoát nước mưa tổng thể, mạng lưới thoát nước mưa trong ranh giới quy hoạch các các điểm đấu nối nằm ngoài ranh giới.

b) Giao thông:

- Nguyên tắc thiết kế phải tuân thủ theo khống chế của quy hoạch chung, quy hoạch giao thông vận tải đã được phê duyệt. Áp dụng chỉ tiêu kỹ thuật về giao thông cho mang tính đặc thù của khu vực thủy điện. Định hướng và tổ chức hệ thống giao thông theo loại hình: đường chính, đường nội bộ, đường thi công.

- Xác định vị trí, quy mô, số lượng, các chỉ tiêu kỹ thuật cho loại hình giao thông. Thiết kế mạng lưới, quy mô, cấp hạng các tuyến đường.

- Cắm mốc đường đỏ: Nội dung và biện pháp thực hiện qua từng giai đoạn về chỉ giới và các mốc tọa độ cần thiết.

c) Cấp nước:

- Tiêu chuẩn cấp nước: Căn cứ áp dụng theo tính chất để xác định chỉ tiêu cụ thể cho từng loại hình công trình sử dụng nước.

- Xác định các giải pháp cấp nước bao gồm nguồn nước, vị trí quy mô công trình đầu mối cấp nước cho sử dụng sinh hoạt và phục vụ thi công.

- Thiết kế mạng đường ống cấp nước từ công trình đầu mối về từng cụm công trình.

d) Cấp điện, chiếu sáng:

- Chỉ tiêu cấp điện áp dụng theo từng loại hình sử dụng điện. Tính toán nhu cầu sử dụng điện năng cho toàn khu vực và cho từng cụm công trình.

- Thiết kế phương án cấp điện bao gồm nguồn điện, lưới điện trung thế, hạ thế, trạm biến áp phân phối.

e) Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn:

- Xác định chỉ tiêu, dự báo tổng lượng nước thải, chất thải rắn;

- Đề xuất thiết kế mạng lưới thoát nước thải theo mô hình thoát nước riêng, phương án cụ thể cho hệ thống các cụm công trình. Nghiêm cứu giải pháp thu gom và xử lý chất thải.

7. Xác định sơ bộ những vấn đề cần giải quyết trong vùng chịu ảnh hưởng của Tổng mặt bằng thi công công trình

Trong quá trình thi công Chủ đầu tư Dự án và nhà thầu cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật về hoạt động xây dựng và quản lý xây dựng. Cần tuân thủ quy hoạch Tổng mặt bằng thi công được phê duyệt nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến dân sinh kinh tế, môi trường trong vùng. Trong quá trình thi công cần phối hợp thường xuyên với địa phương và các hộ dân cư bị ảnh hưởng nhắm tháo gỡ những vướng mắc phát sinh nhằm hài hòa lợi ích giữa Chủ đầu tư dự án và những hộ dân bị ảnh hưởng.

8. Thành phần hồ sơ:

Thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch thực hiện theo quy định Luật Xây dựng; Luật Quy hoạch đô thị; các văn bản hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch hiện hành.

Điều 2. Giao chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Lam Sơn) và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này tổ chức thực hiện theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên; Chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Lam Sơn) và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3 (thi hành);
- Chánh VP UBND tỉnh;
- CV: XDCB, TN&MT;
- Lưu VT - (VC. 25)

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Thực

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 237/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Sông Lô 8A, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

  • Số hiệu: 237/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/07/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Trần Ngọc Thực
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/07/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản