Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 2363/QĐ-CTUBBT

Phan Thiết, ngày 18 tháng 9 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÌNH THUẬN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND do Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Thông tư Liên tịch số: 01/2003/TTLT- BTNMT-BNV ngày 15/7/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban Nhân dân quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường ở địa phương.
- Căn cứ Quyết định số: 41/2003/QĐ-UBBT ngày 13/6/2003 của UBND Tỉnh về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 32/TT/TNMT ngày 10/9/2003 và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định: "Bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước, tổ chức bộ máy, biên chế và môi quan hệ công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận".

Điều 2: Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận có trách nhiệm thực hiện đúng theo những nội dung được quy định tại Bản quy định này.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng HĐND&UBND Tỉnh, Trưởng ban Tổ chức chính quyền Tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH THUẬN
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Dũng Nhật

 

BẢN QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm từ theo Quyết định số 2363/QĐ-CTUBBT ngày 18 tháng 9 năm 2003 của Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Thuận )

Chương I:

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 1: Vị trí, chức năng:

1.1 - Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; giúp UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyện đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn Tỉnh theo quy định của pháp luật.

1.2 - Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1.3 - Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận.

Điều 2:Nhiệm vụ:

2.1- Trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, cụ thể hoá trình UBND Tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị hoặc hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đảm bảo tính thống nhất trong việc thực hiện các chế độ chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của Chính phủ và các quy định hiện hành của Nhà nước;

2.2- Căn cứ vào quy hoạch-kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh và chiến lược phát triển ngành. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài nguyên và môi trường trên địa bàn Tỉnh trình UBND Tỉnh phê duyệt và tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện các chương trình, kế hoạch đó. Đồng thời hướng dẫn các Huyện, Thành phố xây đựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ nó trường trình UBND tỉnh phê duyệt;

2.3 -Trình UBND Tỉnh quyết định các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi thường trên địa bàn của Tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;

2.4 - Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, quy hoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên và môi trường;

2.5 - Về tài nguyên đất:

2.5.1- Giúp UBND Tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp Tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;

2.5.2- Tổ chức thẩm định, trình UBND Tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện và kiểm tra việc thực hiện;

2.5.3 - Trình UBND Tỉnh quyết định giao đấu cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh;

2.5.4 - Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai; lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật; đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức;

2.5.5 - Tham gia đính giá các loại đất trên địa bàn của Tỉnh theo khun giá, nguyên tắc, phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ quy định;

2.6- Về tài nguyên khoáng sản:

2.6.1- Trình UBND Tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Tỉnh theo quy định của pháp luật;

2..6.2 - Giúp UBND Tỉnh chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan đế khoanh vùng cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình Chính phủ xem xét quyết định;

2.7-Về tài nguyên nước và khí tượng thủy văn:

2.7.1 - Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Trình UBND Tỉnh quy định các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước trong địa bàn của tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;

2.7.2 - Trình UBND Tỉnh cấp, gia hạn, thu hôi giấy phép hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo phân cấp và theo dõi kiểm tra việc thực hiện;

2.7.3 - Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong địa bàn của tỉnh;

2.7.4 - Trình UBND Tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động của các công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn của Tỉnh; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp phép;

2.8-Về môi trường:

2.8.1 - Trình UBND Tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn của tỉnh theo phân cấp.

2.8.2-Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường tiềm lực các trạm quan trắc và phân tích môi trường theo dõi diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn của Tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

2.8.3- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ sở theo phân cấp;

2.8.4- Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2-9-Về đo đạc và bản đồ:

2.9.1- Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc ủy quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương;

2.9.2 - Trình UBND Tỉnh phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dụng của Tỉnh;

2.9.3 - Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng thành lập hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dụng;

2.9.4 - Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan quản ly Nhà nước về xuất bản đình chỉ việc phát hành, thu hồi các ấn phẩm-bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền Quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc các địa phương trong Tỉnh; ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật;

2.10 - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật;

2.11 -Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện và cấp xã;

2.12- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc bác hệ các công trình nghiên cứu, quan trắc và ấn tượng thủy văn, địa chất khoáng sản, môi trường, đo đạc và bản đồ;

2.13 - Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giaỉ quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật;

2.14 - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ về quản lý tài nguyên và môi trường; tham gia hợp tác quốc tế; ấy dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường; khai thác sử dụng có hiệu quả theo quy định của pháp luật;

2.15- Tham gia thẩm định các dự án, công trình có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

2.16 - Chỉ đạo việc quản lý tiêu mốc đo đạc, mốc địa giới trên địa bàn của Tỉnh; Phối hợp với Ban Tố chức Chính quyền tỉnh trình UBND Tỉnh giải quyết các tranh chấp về địa giới hành chính ở 2 cấp huyện và xã trong tỉnh;

2.17 - Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tổ chức đào tạo, lý dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công các quản lý về tài nguyên và môi trường theo quy đình của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND Tỉnh;

2.18 - Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND Tỉnh;

2.19 - Phối hợp với Sở Tài chính -Vật giá, Sở Kế hoạch đầu tư và các hành có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính cho nhu cầu công việc hàng năm và cho các dự án đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường trinh UBND tỉnh phê duyệt;

2.20- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị với chủ tịch UBND Tỉnh xem xét đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của các tổ chức chuyên môn thuộc UBND Tỉnh, của UBND và chủ tịch UBND huyện, thành phố. Kiến nghị HĐND tỉnh xem xét đình chỉ, bãi bỏ các nghị quyết sai trái của HĐND cấp dưới trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và đo đạc bản đồ;

2.21 - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác có liên: quan theo yêu cầu của UBND tỉnh.

Chương II:

TỐ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ

Điều 3: Tổ chức bộ máy:

3.1- Sở Tài nguyên và Môi trường do 01 Giám đốc lãnh đạo theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước UBND Tinh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Sở. Giúp việc cho giám đốc Sở có các Phó giám đốc, được Giám đốc phân công phụ trách từng lĩnh vực công tác cụ thể, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. Ngoài ra, giúp việc cho Giám đốc còn có đội ngũ công chức chuyên môn nghiệp vụ và nhân viên phục vụ khác.

3.2- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng các phòng chuyên môn của Sở thực hiện theo phân công phân cấp về quản lý cán bộ, công chức hiện hành của UBND Tỉnh.

3.3- Giám đốc Sở ủy quyền cho Phó giám đốc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền đó, Phó giám đốc Sở không được phép ủy quyền cho cấp dưới Phó giám đốc Sở.

Điều 4: Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường bao gồm:

4.1 - Các phòng, ban chuyên môn thuộc Sở:

1- Văn phòng;

2- Thanh tra Sở;

3- Phòng Quy hoạch - Kế hoạch;

4- Phòng Đăng ký dết đai;

5- Phòng đo đạc bản đồ;

6- Phòng Môi trường;

7- Phòng Tài nguyên khoáng sản;

8- Phòng tài nguyên nước và khí tượng thủy văn;

4-2- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:

- Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường;

- Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường;

UBND Tỉnh quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở theo đề nghị cửa Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Trưởng Ban Tố chức chính Quyền Tỉnh;

4.3- Các phòng ban và đơn vị thuộc Sở có Trưởng, Phó các phòng, ban và đơn vị trực thuộc giúp Giám đốc Sở quản lý công chức và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của phòng, ban và đơn vị thuộc được Giám đốc Sở quy định. Việc bổ nhiệm chức danh Trưởng, Phó các phòng, ban và đơn vị trực thuộc và việc tuyển dụng công chức, viên chức vào làm việc tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc của Sở phải đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và đúng theo các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức của Nhà nước và của UBND Tỉnh. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và số lượng biên chế được giao, Giám đốc Sở quy định nhiệm vụ, biên chế cho các phòng ban chuyên môn, đơn vị thuộc Sở theo hướng tính gọn và có hiệu quả.

Điều 5: Biên chế:

Biên chế của Sở Tài nguyên và Môi trường là biên chế hành chính sự nghiệp được UBND tỉnh (qua Ban Tổ chức chính quyền tỉnh) phân bổ hàng năm.

Chương III:

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 6:. Mối quan hệ công tác:

6.1- Đối với UBND Tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn của UBND Tỉnh chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của UBND Tỉnh. Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh.

6.2 - Đối với Bộ Tài Nguyên và Môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn;

Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các tỉnh ác công tác được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6.3 - Đối với các Sở cơ quan ngang Sở, đơn vị thuôc UBND Tỉnh: Sở Tài nguyên và Ngôi trường có mối quan hệ phối hợp để thực hiện tốt những nhiệm vụ được UBND Tỉnh giao. Sở có trách nhiệm thực hiện những hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho các Sở, cơ quan ngang Sở, đơn vị thuộc UBND Tỉnh có liên quan đến các hoạt động của Sở.

Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ các công trình nghiên cứu, quan trắc về khí tượng thủy văn, địa chất khoáng sản, môi trường, đo đạc và bản đồ;

6.4- Đối với UBND các huyện, thành phố: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND huyện, thành phố để trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và những nội dung công tác của ngành Tài nguyên và môi trường để UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường ở địa phương. Giám Đốc Sờ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng với Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong việc củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy biên chế ngành Tài nguyên và Môi trường ở hai cấp huyện và xã, kiểm tra việc thực hiện quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường của UBND các huyện, thành phố và cùng UBND các huyện, thành phố giải quyết các vấn đề có liên quan đến tài nguyên môi trường ở địa phương.

Trao đối với UBND huyện, thành phố về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và xử lý kỷ luật đối với công chức của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố theo phân cấp quản lý hiện hành của UBND Tỉnh.

6.5- Đối với các phòng Tài nguyên là Môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và kiểm tra các hoạt động của phòng Tài nguyên và Môi trường về việc chấp hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường ở địa phương.

Chương IV:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7: Bản quy định này có hiệu lực kể từ ngày UBND Tỉnh quyết định ban hành. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt các điều khoản trong bản quy định này. Quá trình thực hiện có vấn đề gì chưa phù hợp, cần điều chỉnh bổ sung Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường kiến nghị UBND Tỉnh xem xét quyết định.