Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2350/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 04 tháng 07 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO NĂM 2017
CÔNG TRÌNH: HỒ SÔNG MỰC, HUYỆN NHƯ THANH

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 10;

Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;

Xét đề nghị của Công ty TNHH một thành viên Sông Chu tại Tờ trình số 513/SC-KT ngày 20/6/2017 về việc phê duyệt Phương án phòng chống lụt bão năm 2017 công trình hồ Sông Mực (kèm theo phương án) và Kết quả thẩm định số 1655/SNN&PTNT-TL ngày 14/6/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án phòng chống lụt bão (PCLB) năm 2017 công trình hồ Sông Mực, huyện Như Thanh, bao gồm nhũng nội dung chính như sau:

1. Các thông số kỹ thuật chủ yếu:

1.1. Hồ Sông Mực:

- Là hồ điều tiết nhiều năm; công trình cấp II.

- Cắt giảm lũ cho hạ du với tần suất P = 0,5%.

- Diện tích tưới: 11.344 ha của 2 huyện Như Thanh và Nông Cống.

- MNDBT: Ñ(+33.00) m, ứng với dung tích WBT - 200x106 m3.

- MN phát điện: Ñ(+35.00) m, ứng với dung tích W = 253x106m3.

- MNLTK (P = 0,5%): Ñ(+37.21) m, ứng với dung tích Wltk = 323,2x106m3.

- MNLKT (P = 0,1%): Ñ(+38.15) m, ứng với dung tích Wlkt = 3 56,25x106m3.

- MNC: Ñ(+18.00) m, ứng với dung tích WC = 13x106m3.

- Đập đất dài 470 m, cao 38,5 m, chiều rộng đỉnh đập B = 5 m; cao trình đỉnh đập (+39.40) m.

- Tràn xả lũ kiểu thực dụng, 2 cửa điều tiết van cung có phai phụ, nối tiếp dốc nước, cuối tràn tiêu năng kiểu mũi phun; chiều rộng tràn Bt = 8 m (2 cửax4m); cao trình ngưỡng tràn (+28.00) m; cao trình mũi phun (+22.00) m, Qtràn = 267 m3/s.

- Cống lấy nước F 245 cm, cao độ đáy tại tháp cống (+13.45) m, Qtưới = 13,6 m3/s; cửa van phẳng thượng lưu, vận hành bằng máy 2VĐ50 điều khiển bằng điện (có thể quay tay khi mất điện).

1.2. Hồ Đồng Lớn: Là hồ điều tiết lại của hồ Sông Mực.

- MNDBT: Ñ(+14.00)m.

- Đập đất được sửa chữa năm 2003, có chiều dài 500 m; cao trình đỉnh đập (+18.15) m.

- Tràn xả lũ nằm ở phía tả, đoạn đầu là tràn đất tự nhiên rộng 100 m, dài 400 m, có độ dốc từ cao trình (+14.00) m xuống (+13.15) m. Cuối tràn đất là phễu thu nước có kết cấu bằng đá xây, được bọc lót bê tông, ngưỡng phễu có chiều dài 80 m, cao trình ngưỡng (+13.15) m. Cuối kênh dẫn là tràn đá xây có khẩu độ Bng = 580 m, cao trình ngưỡng (+14.00) m.

- Cống lấy nước có khẩu diện (bxh) = (2x2,5) m; chiều dài cống Lc = 50,5m; cao độ đáy cống: TL = (+10.80) m, HL = (+10.60) m; Qtk = 13,6 m3/s, cửa van phẳng, vận hành bằng ổ khóa VĐ20, có thể quay tay.

2. Phương án phòng chống lụt bão:

2.1. Mục tiêu: Đảm bảo an toàn công trình, an toàn sản xuất, an toàn dân sinh kinh tế vùng hạ du.

2.2. Quy định vận hành trong mùa mưa lũ:

Theo Quy trình vận hành điều tiết hồ Sông Mực ban hành kèm theo Quyết định số 3242/QĐ-UBND ngày 03/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh.

2.3. Các cấp mực nước báo động mực nước chống lũ hồ:

- Báo động cấp I: MN hồ Ñ(+33.00) m.

- Báo động cấp II: MN hồ Ñ(+35.00) m.

- Báo động cấp III: MN hồ Ñ(+37.21) m.

2.4. Một số tình huống sự cố có thể xảy ra và biện pháp xử lý đối với công trình:

a) Một số tình huống sự cố có thể xảy ra:

- Khi mực nước hồ đạt đến Ñ(+33.00) m kết hợp mưa lớn làm cho đường bão hòa thân đập cao, nước thấm ra mái hạ lưu đập.

- Trong trường hợp có nước thấm mái hạ lưu, mang cống, hai vai đập hoặc xuất hiện mạch đùn, mạch sủi có nước đục chảy ra.

- Trường hợp mực nước hồ trên cao trình (+33.00) m đến (+37.21) m.

- Khi có mưa lũ lớn phải đóng kín cống lấy nước nhưng cánh cửa bị kẹt không xuống được.

- Trường hợp các tình huống trên sau khi sử dụng mọi biện pháp để khắc phục ngay giờ đầu nhưng vẫn có nguy cơ phát triển gia tăng, có nguy cơ mất ổn định cho đập và có khả năng vỡ đập.

- Dự kiến vị trí di dân khi xảy ra mưa lũ vượt tần suất, có nguy cơ đe dọa đến an toàn công trình như nguy cơ tràn, vỡ đập hoặc xả tràn sự cố với lưu lượng lớn.

b) Biện pháp xử lý đối với các tình huống xảy ra:

Thống nhất các biện pháp xử lý giờ đầu trong Phương án PCLB công trình hồ Sông Mực năm 2017 do Công ty TNHH một thành viên Sông Chu lập.

2.5. Đảm bảo vật tư dự phòng và nhân lực ứng cứu:

a) Vật tư dự phòng tại công trình:

Công ty TNHH một thành viên Sông Chu chuẩn bị vật tư dự phòng tại công trình đảm bảo số lượng, chất lượng và tập kết đúng vị trí quy định, thuận lợi khi ứng phó với các tình huống xảy ra.

Bảng vật tư dự phòng tại công trình

TT

Tên vật tư

ĐVT

Đã có

Bổ sung

Ghi chú

1

Đá hộc

m3

200

 

Tại chân công trình

2

Đá 1x2

m3

24,5

 

3

Đá 4x6

m3

35

 

4

Cát

m3

107

 

5

Rọ thép

cái

146

 

Tại kho của công trình

6

Bao tải

cái

4.000

 

7

Cọc tre

cọc

500

 

8

Vồ gỗ (có cán)

cái

8

2

9

Phên nứa

m2

 

30

10

Phao cứu sinh

cái

13

 

11

Áo phao

cái

10

 

12

Cuốc bàn (có cán)

cái

25

 

13

Xẻng (có cán)

cái

30

 

14

Dao phát

cái

5

 

15

Dao chặt

cái

12

 

16

Cuốc chim

cái

10

 

17

Đèn ắc quy

cái

 

3

18

Phai gỗ

cái

5

 

19

Dầu diezen

lít

 

100

20

Máy phát điện

cái

1

 

21

Loa tay

cái

1

 

b) Vật tư dự phòng trong dân:

Trên cơ sở kế hoạch vật tư dự phòng trong dân do Công ty TNHH một thành viên Sông Chu lập trong phương án, giao Ban Chỉ huy PCLB hồ Sông Mực phối hợp với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) các huyện Như Thanh, Nông Cống để phân giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan chuẩn bị vật tư dự phòng theo kế hoạch đảm bảo thuận lợi khi ứng phó với các tình huống xảy ra.

c) Nhân lực ứng cứu:

Ban Chỉ huy PCLB hồ Sông Mực xây dựng phương án phối hợp cụ thể với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các xã Hải Văn, Hải Long, Xuân Phúc, thị trấn Bến Sung chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện thường trực để xử lý khi xảy ra các tình huống.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

- Ban Chỉ huy PCLB hồ Sông Mực thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị đảm bảo an toàn công trình trước mùa lũ theo quy định tại Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập; có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện Như Thanh, Nông Cống để triển khai và phân công cụ thể cho từng đơn vị, thành viên và các xã trong khu vực theo phương án PCLB cụ thể, chi tiết với phương châm “4 tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, kỹ thuật tại chỗ, vật tư hậu cần tại chỗ;

Tổ chức cho các xã, các đơn vị có liên quan quán triệt nội dung Phương án để sẵn sàng triển khai khi có tình huống xảy ra.

- UBND các huyện Như Thanh, Nông Cống có phương án cụ thể tổ chức lực lượng nhân công thường trực ứng cứu kịp thời theo phương án đề ra.

- Công ty TNHH một thành viên Sông Chu tổ chức cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập theo Nghị định số 72/2007/NĐ-CP của Chính phủ; khẩn trương sửa chữa, khắc phục các hư hỏng của công trình còn tồn tại theo kế hoạch của Công ty và báo cáo kiểm tra công trình trước mùa lũ năm 2017; chuẩn bị vật tư dự phòng tại công trình; vận hành công trình theo quy trình được phê duyệt; theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết; vận hành thử cửa van cung bằng điện lưới và máy phát điện dự phòng trước mỗi trận lũ về; là cơ quan thường trực trong công tác PCLB công trình hồ Sông Mực; thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện Phương án về Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cấp, các ngành có liên quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng Ban Chỉ huy PCLB hồ Sông Mực, Chủ tịch UBND các huyện Nông Cống, Như Thanh; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Sông Chu và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT; (để b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh; (để b/c);
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền;
- Phó Chánh Văn phòng Lê Thanh Hải;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2350/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng chống lụt bão năm 2017 công trình: hồ Sông Mực, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu: 2350/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/07/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Đức Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản