Hệ thống pháp luật

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 235/QĐ-NH5

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 1996

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995;
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Pháp lênh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính công bố tại lệnh số 37/LCT-HĐNN8 và lệnh số 38/LCT-HĐNN8 ngày 24/5/1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ Văn bản số 3329/ĐMDN ngày 11/7/1996 của Chính phủ, uỷ quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam;
Theo đề nghị của vụ trưởng Vụ các Định chế Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam trên cơ sở Ngân hàng Công thương Việt Nam đã được thành lập trước đây theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 ngày 27/3/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Công thương Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước quy định tại Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ.

Tên giao dịch quốc tế là Industrial and Commercical Bank of Vietnam; Viết tắt là VIETINCOMBANK;

Điều 2: Ngân hàng Công thương Việt Nam là Tổng công ty nhà nước hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn.

Trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội.

Vốn điều lệ được Nhà nước xác định là 1.100 tỷ đồng Việt Nam.

Điều 3: Ngân hàng Công thương Việt Nam có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Điều 4: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công thương Việt Nam gồm có:

- Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

- Tổng giám đốc, Bộ máy giúp việc bao gồm cả bộ máy kiểm soát nội bộ;

- Các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp.

Danh sách các đơn vị thành viên ghi trong phụ lục đính kèm Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Điều 5: Ngân hàng Công thương Việt Nam chịu trách nhiệm làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Điều lệ Ngân hàng Công thương Việt Nam và các quy định khác của Nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về hoạt động của mình.

Điều 6: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 67/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Điều 7: Chánh Văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ các định chế Tài chính, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước trung ương, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam thi hành Quyết định này.

 

 

Cao Sĩ Kiêm

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 235/QĐ-NH5 năm 1996 về việc thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: 235/QĐ-NH5
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/09/1996
  • Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
  • Người ký: Cao Sĩ Kiêm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/09/1996
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản