UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2343/QĐ-CT | Vĩnh Phúc, ngày 19 tháng 9 năm 2012 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 70/TTr-SGD&ĐT ngày 30/ 7 /2012 và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
| CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2343/QĐ-CT ngày 19 tháng 9 năm 2012)
STT | Tên Thủ tục hành chính |
1 | Đính chính, sửa đổi nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp THCS |
2 | Thành lập trường mầm non tư thục |
3 | Thành lập trường tiểu học tư thục |
4 | Sáp nhập trường tiểu học tư thục |
5 | Chia tách trường tiểu học tư thục |
6 | Giải thể trường tiểu học tư thục |
7 | Đình chỉ hoạt động trường tiểu học tư thục |
8 | Cấp giấy phép dạy thêm trong nhà trường |
9 | Cấp giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường |
10 | Tuyển dụng giáo viên, nhân viên ngành giáo dục |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục: Đính chính, sửa đổi nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở
Trình tự thực hiện | Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp (hoặc qua đường bưu điện) tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ) Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ gửi trực tiếp tại Phòng GD&ĐT huyện: + Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; + Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. - Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, nếu chưa đầy đủ, hợp lệ thì công chức gửi trả lại hồ sơ cho người gửi. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện | Gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ (tự viết); - Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu (bản sao) hoặc giấy tờ tùy thân khác của người được cấp văn bằng, chứng chỉ; - Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa (bản sao được chứng thực từ bản chính); - Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính (bản sao từ bản chính); - Giấy khai sinh (bản sao) đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn; - Các tài liệu chứng minh văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết | 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp nộp qua đường bưu điện thì tính từ ngày nhận hồ sơ do bưu điện chuyển đến. |
Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Phòng Giáo dục và Đào tạo. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính | Cá nhân |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Phí cấp bản sao bằng tốt nghiệp THCS: 2000đ/bằng tốt nghiệp (Nghị quyết số 07/2009/NQ-HĐND ngày 28/7/2009 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc) |
Kết quả của việc thực hiện Thủ tục hành chính | Quyết định chỉnh sửa nội dung bằng tốt nghiệp THCS |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính | Không |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính | - Luật Giáo dục năm 2005; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/6/2006 của Chính phủ v/v qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Quyết định số 33/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân; - Quyết định số 17/2008/QĐ-BGDĐT ngày 17/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành mẫu bằng tốt nghiệp THCS và mẫu bản sao từ số gốc bằng tốt nghiệp THCS; - Nghị quyết số 07/2009/NQ-HĐND ngày 28/7/2009 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về mức thu lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh; - Thông tư 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo; - Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân. |
2. Thủ tục: Thành lập trường mầm non tư thục
Trình tự thực hiện | Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ) Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đề án thành lập nhà trường; - Tờ trình về Đề án thành lập trường, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà trường; dự thảo quy chế hoạt động của nhà trường, bản cam kết đảm bảo an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. - Ý kiến bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo về việc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục. - Báo cáo giải trình của tổ chức, cá nhân xin thành lập trường về việc tiếp thu ý kiến của phòng giáo dục và đào tạo và báo cáo thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện (nếu có). - Bản cam kết trong thời gian không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập sẽ xây dựng xong trường, lớp và đầu tư trang thiết bị đảm bảo quy mô, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Đề án thành lập. - Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động của trường; quyền sử dụng đất hoặc giao đất. Nếu là thuê địa điểm, thuê nhà, thuê đất thì phải có giấy tờ thuê phù hợp với pháp luật hiện hành. -Hồ sơ nhân sự: + Danh sách (dự kiến) kèm theo lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của thành viên hội đồng quản trị, chủ đầu tư và của người dự kiến làm hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng; + Danh sách kèm hồ sơ lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của giáo viên, nhân viên, bản cam kết thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ em. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết | 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính | - Cá nhân - Tổ chức |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả của việc thực hiện Thủ tục hành chính | Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính | 1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đi học; 2. Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; 3. Có đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 14, Điều 15 và Điều 22 của quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2008. 4. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại Điều 29 của quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2008: |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính | - Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 năm 2005 của Quốc hội; có hiệu lực ngày 01/01/2006; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/6/2006 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Mầm non; - Quyết định số: 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường Mầm non Tư thục. |
3. Thủ tục: Thành lập trường tiểu học tư thục
Trình tự thực hiện | Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ) Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a)Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đề án thành lập trường; - Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quyết định thành lập trường, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường; - Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập trường; - Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện (nếu có); - Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm Hiệu trưởng. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết | 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính | - Cá nhân - Tổ chức |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả của việc thực hiện Thủ tục hành chính | Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính | 1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm đảm bảo thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. 2. Được một trường tiểu học nhận bảo trợ và quản lý về các hoạt động giáo dục quy định tại Điều 24, Điều 26, Điều 27, Điều 28 của Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 3. Có đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn quy định tại các Điều 17, Điều 18 và Điều 33 của Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại Chương VI của Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính | - Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 năm 2005 của Quốc hội; có hiệu lực ngày 01/01/2006; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Quyết định số 51/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học. |
4. Thủ tục: Sáp nhập trường tiểu học tư thục
Trình tự thực hiện | Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ) Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đề án về sáp nhập trường Tiểu học; - Tờ trình về đề án về sáp nhập và dự thảo Quyết định về sáp nhập trường; - Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan; - Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết | 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính | - Cá nhân - Tổ chức |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả của việc thực hiện Thủ tục hành chính | Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính | Việc sáp nhập, chia, tách trường tiểu học phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Vì quyền lợi học tập của học sinh; 2. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; 3. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; 4. Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 5. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. ( Theo Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Quyết định số 51/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học) |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính | - Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 năm 2005 của Quốc hội; có hiệu lực ngày 01/01/2006; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Quyết định số 51/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học. |
5. Thủ tục: Chia tách trường tiểu học tư thục
Trình tự thực hiện | Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ) Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đề án về chia tách trường Tiểu học; - Tờ trình về đề án chia tách và dự thảo Quyết định về chia tách trường; - Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan; - Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết | 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính | - Cá nhân - Tổ chức |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả của việc thực hiện Thủ tục hành chính | Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính | Việc sáp nhập, chia, tách trường tiểu học phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Vì quyền lợi học tập của học sinh; 2. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; 3. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; 4. Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 5. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. ( Theo Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Quyết định số 51/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học) |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính | - Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 năm 2005 của Quốc hội; có hiệu lực ngày 01/01/2006; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Quyết định số 51/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học. |
6. Thủ tục: Giải thể trường tiểu học tư thục
Trình tự thực hiện | Bước 1: UBND cấp xã lập biên bản, hồ sơ đề nghị đình chỉ hoạt động trường tiểu hoc tư thục. Bước 2: UBND cấp xã gửi hồ sơ đến phòng Giáo dục và Đào tạo. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ). Bước 3: Công chức của phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện tiếp nhận kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Phòng giáo dục cấp huyện. |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại Phòng giáo dục cấp huyện |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đề án về giải thể trường tiểu học; - Tờ trình về đề án giải thể và dự thảo Quyết định về giải thể trường tiểu học; - Các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng sau khi kiểm tra hoặc văn bản kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải thể trường Tiểu học tư thục của cá nhân, tổ chức. - Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan. - Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết | 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã. |
Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính | Cá nhân, tổ chức |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả của việc thực hiện Thủ tục hành chính | Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính | Trường tiểu học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: - Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trường tiểu học; ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục; - Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ; - Mục tiêu và nội dung hoạt động ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; - Theo đề nghị chính đáng của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học. ( Theo Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Quyết định số 51/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học) |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính | - Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 năm 2005 của Quốc hội; có hiệu lực ngày 01/01/2006; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Quyết định số 51/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học. - Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục. |
7. Thủ tục: Đình chỉ hoạt động trường tiểu học tư thục
Trình tự thực hiện | Bước 1: UBND cấp xã lập biên bản, hồ sơ đề nghị đình chỉ hoạt động trường tiểu hoc tư thục. Bước 2: UBND cấp xã gửi hồ sơ đến phòng Giáo dục và Đào tạo. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ). Bước 3: Công chức của phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện tiếp nhận kiểm tra hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Phòng giáo dục cấp huyện. |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đề án về đình chỉ trường Tiểu học; - Tờ trình về đề án đình chỉ và dự thảo Quyết định về đình chỉ hoạt động trường; - Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan; - Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan. b) Số lượng hồ sơ :01 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | 50 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện, thành phố, thị xã. b) Cơ quan hoặc người được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã. |
Đối tượng thực hiện TTHC | - Cá nhân - Tổ chức |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Việc đình chỉ hoạt động của trường tiểu học được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: - Ảnh hưởng đến tính mạng của học sinh và cán bộ giáo viên của nhà trường; - Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ; - Không bảo đảm hoạt động bình thường của trường tiểu học. ( Theo Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Quyết định số 51/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học) |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật Giáo dục năm 2005; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường tiểu học. - Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục. |
8. Thủ tục: Cấp giấy phép dạy thêm trong nhà trường
Trình tự thực hiện | Bước 1: Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ tại phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND huyện, thành, thị xã. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ). Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn. - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Tổ chức nhận kết quả tại phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn xin cấp phép dạy thêm (tự viết); - Kế hoạch nội dung chương trình dạy thêm; - Báo cáo cơ sở vật chất lớp học dạy thêm, báo cáo thu học phí. b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ). |
Thời hạn giải quyết | 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Tổ chức |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Giấy phép |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Không |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Quyết định số 03/2007/ QĐ-BGDĐT ngày 31-01-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm học thêm; - QĐ số 07/QĐ-UBND ngày 13/01/2011 v/v sửa đổi QĐ số 38/2007//QĐ-UBND ngày 05/7/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “V/v ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm chương trình phổ thông và bổ túc văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. |
9. Thủ tục: Cấp giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường
Trình tự thực hiện | Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND huyện, thành, thị xã. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ). Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn. - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn đề nghị được mở lớp dạy thêm (tự viết); - Đăng ký địa điểm, nội dung, chương trình dạy thêm, thời gian học và mức thu học phí; - Danh sách người dạy, bản phôtocopy (có chứng thực) Bằng tốt nghiệp trường Sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp tương đương và chứng chỉ sư phạm của người dạy. b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ) |
Thời hạn giải quyết | 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân, tổ chức |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Giấy phép |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Không |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31-01-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm học thêm; - QĐ số 07/QĐ-UBND ngày 13/01/2011 v/v sửa đổi QĐ số 38/2007//QĐ-UBND ngày 05/7/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “V/v ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm chương trình phổ thông và bổ túc văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. |
10. Thủ tục: Tuyển dụng giáo viên, nhân viên ngành giáo dục
Trình tự thực hiện | Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND huyện, thành, thị xã. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ) Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện |
Thành phần, số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: 1. Đơn xin dự tuyển. 2. Sơ yếu lý lịch (dán ảnh 4 x 6) theo mẫu quy định, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập. 3. Bản sao giấy khai sinh. 4. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, và bảng kết quả học tập phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển, giấy chứng nhận thuộc đối tượng được hưởng ưu tiên trong tuyển dụng (nếu có). 5. Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp quận, huyện trở lên cấp. Giấy chứng nhận sức khoẻ có giá trị trong 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển. 6. Bản cam kết của người dự tuyển về tính hợp pháp của các bản sao giấy tờ trong hồ sơ dự tuyển. Khi trúng tuyển thì mang bản chính đến cơ quan tuyển dụng để đối chiếu. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết | Theo văn bản qui định cấp có thẩm quyền |
Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện, thành phố, thị xã. b) Cơ quan hoặc người được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng nội vụ huyện. |
Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Mẫu đơn đăng ký dự tuyển viên chức (Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ) |
Phí, lệ phí | Không |
Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Không |
Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật Giáo dục năm 2005; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/6/2006 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Thông tư 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của CP và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của CP sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; - Quyết định 62/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/10/2007 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên; - Quyết đinh 41/2007/QĐ-UBND ngày 13/7/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy định về phân cấp quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức;- Luật viên chức năm 2010; - Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; |
- 1Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới; sửa đổi; hủy bỏ, bãi bỏ thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 2Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh
- 3Quyết định 354/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4Quyết định 181/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới; sửa đổi; hủy bỏ, bãi bỏ thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 4Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh
- 5Quyết định 354/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 6Quyết định 181/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
Quyết định 2343/QĐ-CT năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- Số hiệu: 2343/QĐ-CT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/09/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Phùng Quang Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/09/2012
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định