Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2342/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 29 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 26/11/2003;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 2340/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp- cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Căn cứ vào Quy chế này, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện và Sở, Ngành ở thành phố xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1166/QĐ-UB ngày 14/7/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hải Phòng..
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2342/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Điều 1. Chức năng của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố.
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hải Phòng (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức chỉ đạo phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hải Phòng, duy trì hoạt động phối hợp của cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật của các tổ chức, cán bộ và nhân dân.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thực hiện theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013, Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật. Cụ thể như sau:
1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch trung hạn, dài hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, địa bàn và tình hình kinh tế- xã hội ở thành phố; nội dung pháp luật trọng tâm cần phổ biến, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước và thành phố với xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù;
2. Nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở thành phố; lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp để giải quyết các vấn đề đột xuất, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật tại địa phương;
3. Tăng cường xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;
4. Hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hằng năm tại thành phố
5. Đánh giá tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở thành phố trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố;
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao.
Điều 3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số.
2. Các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có nhiệm vụ thực hiện công tác của Hội đồng và chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Ngành, cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc; tham gia công tác của Hội đồng theo Kế hoạch, Chương trình chung.
3. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các thành viên, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các thành viên với Ban Thư ký- Tổng hợp của Hội đồng.
Điều 4. Mối quan hệ công tác của Hội đồng
1. Hội đồng chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
2. Hội đồng chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ đột xuất do Ủy ban nhân dân thành phố giao, có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Hội đồng chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ đối với Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện.
Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
Hội đồng gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng; các Ủy viên Hội đồng và Ban Thư ký Hội đồng.
1. Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng là Giám đốc Sở Tư pháp.
3. Các Ủy viên là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Cơ quan thường trực của Hội đồng là Sở Tư pháp.
5. Ban Thư ký Hội đồng là các cán bộ, công chức thuộc Sở Tư pháp thành phố và các cơ quan, đơn vị thành viên Hội đồng.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
1. Ban hành, phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Hội đồng, kết luận và văn bản khác của Hội đồng.
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động của Hội đồng.
3. Chỉ đạo chung hoạt động của Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Cơ quan thường trực Hội đồng và Ban Thư ký; điều hành, phân công cho các Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng; đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao.
4. Triệu tập, chủ trì các phiên họp của Hội đồng.
5. Quyết định bổ sung, thay thế các Ủy viên Hội đồng.
6. Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng.
1. Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng phân công; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng không thể chủ trì phiên họp của Hội đồng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng hoặc một Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền thực hiện chủ trì phiên họp của Hội đồng.
2. Đôn đốc các Ủy viên Hội đồng tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng
3. Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Hội đồng
1. Các ủy viên Hội đồng có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội đồng; thực hiện các nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về việc thực hiện nhiệm vụ.
Ý kiến tham gia của các Ủy viên Hội đồng là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
2. Ủy viên Hội đồng được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của Hội đồng.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan thường trực Hội đồng.
Cơ quan thường trực Hội đồng là đầu mối của Hội đồng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Quyết định 27/2013/QĐ-TTg.
1. Chủ trì chuẩn bị các dự thảo chương trình, kế hoạch, đề án và các văn bản khác của Hội đồng; dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng và kế hoạch huy động kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố.
2. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đơn vị là thành viên của Hội đồng để tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết công tác phổ biến giáo dục pháp luật; chuẩn bị nội dung, tổ chức các phiên họp và các hoạt động khác của Hội đồng; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chỉ đạo, kết luận của Hội đồng và báo cáo Hội đồng.
3. Theo dõi, tổng hợp tình hình phối hợp triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, ban, ngành báo cáo Hội đồng và Ủy ban nhân dân thành phố.
4. Giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện việc quản lý, sử dụng kinh phí của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Hội đồng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng giao.
Điều 10. Trách nhiệm của Ban Thư ký Hội đồng
1. Giúp cơ quan thường trực của Hội đồng thực hiện các công việc của Hội đồng; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể.
2. Đề xuất ý kiến để Hội đồng quyết định các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm, đột xuất và các biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ.
3. Thường xuyên giữ mối liên hệ, trao đổi thông tin với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và địa phương có liên quan đến hoạt động của Hội đồng.
4. Tổng hợp, theo dõi và báo cáo Hội đồng về hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của các sở, ban, ngành.
5. Giúp cơ quan thường trực của Hội đồng chuẩn bị nội dung, tổ chức các phiên họp của Hội đồng.
6. Trưởng Ban Thư ký Hội đồng có trách nhiệm tổ chức các hoạt động của Ban Thư ký, phân công nhiệm vụ cho các thành viên và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về công tác của Ban Thư ký.
Điều 11. Phiên họp của Hội đồng
1. Phiên họp toàn thể các thành viên của Hội đồng được tiến hành định kỳ mỗi năm một lần hoặc theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng để giải quyết các vấn đề chủ yếu:
a) Đề ra kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm trên địa bàn thành phố; đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Thông qua kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của Hội đồng.
c) Thông qua báo cáo sơ kết, tổng kết năm về tình hình triển khai công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố.
d) Đề xuất biện pháp xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng Báo cáo viên pháp luật thành phố.
đ) Quyết định những vấn đề khác theo đề nghị của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc các thành viên Hội đồng.
2. Trường hợp Hội đồng không tiến hành phiên họp toàn thể, kết luận của Hội đồng được Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng ký, ban hành trên cơ sở lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng bằng văn bản.
3. Các phiên họp đột xuất, phiên họp sơ kết, tổng kết được tiến hành theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng.
4. Kết luận của Hội đồng về việc hướng dẫn các đơn vị phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là căn cứ để Hội đồng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố.
1. Hàng năm, căn cứ vào chương trình, kế hoạch của Hội đồng, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố và Kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được phê duyệt, Hội đồng tổ chức các cuộc kiểm tra đối với các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố; phát hiện những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm sắp xếp, bố trí thời gian tham gia Đoàn kiểm tra theo Kế hoạch.
3. Các đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo bằng văn bản và gửi về Đoàn kiểm tra, chuẩn bị hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra, sắp xếp thời gian, bố trí cán bộ chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn Kiểm tra.
4. Sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra có báo cáo bằng văn bản và gửi về Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 13. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Hàng năm, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các quận, huyện và các Sở, ngành có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị mình gửi về thường trực Hội đồng.
2. Cơ quan thường trực của Hội đồng có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Hội đồng về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố.
3. Cơ quan thường trực của Hội đồng thường xuyên giữ mối liên hệ với các thành viên để trao đổi thông tin có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng.
1. Văn bản của Hội đồng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng ký ban hành và được cơ quan thường trực của Hội đồng gửi đến các thành viên Hội đồng và các đơn vị, tổ chức có liên quan.
2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc của Hội đồng là căn cứ để các thành viên Hội đồng và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện và các Sở, ngành trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng và Ban Thư ký Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm; được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và sử dụng theo quy định tài chính hiện hành.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, Quy chế này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội đồng. Việc sửa đổi, bổ sung do thành viên đề nghị cơ quan thường trực của Hội đồng trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
Căn cứ vào Quy chế này, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các quận, huyện và Sở, ngành trên địa bàn thành phố xây dựng quy chế thực hiện./.
- 1Quyết định 1756/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 678/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bến Tre
- 2Quyết định 76/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Sơn La
- 3Quyết định 266/QĐ-UBND năm 2014 về quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 1069/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Hà Tĩnh
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 3Nghị định 28/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
- 4Quyết định 27/2013/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1756/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 678/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 76/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Sơn La
- 7Quyết định 266/QĐ-UBND năm 2014 về quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 1069/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 2342/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hải Phòng
- Số hiệu: 2342/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/11/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Dương Anh Điền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra