- 1Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 19/2008/QĐ-BCT về Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2312/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 03 tháng 9 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH QUY TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA MẪU D THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ v/v ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Bình Thuận;
Căn cứ Quyết định số 19/2008/QĐ-BTC ngày 24/7/2008 của Bộ Công thương về việc ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA);
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay điều chỉnh điểm 2, Khoản II Điều I Quyết định số 1001/QĐ-UBND ngày 09/4/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt lại Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa của Ban Quản lý các Khu Công nghiệp, cụ thể:
Lĩnh vực điều chỉnh:
Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D (sau đây gọi tắt là C/O ) và đăng ký thương nhân.
2. Thành phần thủ tục hồ sơ, thời hạn giải quyết:
Thủ tục hồ sơ | Thời hạn giải quyết |
I. Bộ Hồ sơ đề nghị cấp C/O: 1. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp C/O (Phụ lục 10) đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ; b) Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh; c) Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan (các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo Tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp Tờ khai hải quan xuất khẩu); d) Hoá đơn thương mại; đ) Vận tải đơn; Trong trường hợp chưa có Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O. 2. Nếu trường hợp xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu (nếu có); hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước; mẫu nguyên liệu, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu. 3. Các loại giấy tờ quy định tại các điểm c, d, đ của khoản 1, khoản 2 có thể là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của đơn vị hay tổ chức, hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng, đồng thời có kèm theo bản chính để đối chiếu. II. Đăng ký hồ sơ thương nhân Doanh nghiệp lần đầu tiên đề nghị cấp C/O phải đăng ký hồ sơ thương nhân nộp cho tổ chức cấp C/O. Bộ hồ sơ thương nhân chỉ nộp một lần khi doanh nghiệp đề nghị cấp C/O, các lần đề nghị cấp C/O kế tiếp, doanh nghiệp không cần phải đăng ký hồ sơ thương nhân nếu không có thay đổi nội dung các danh mục trong hồ sơ đăng ký thương nhân đã đăng ký trước đó. 1. Hồ sơ thương nhân bao gồm: a) Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Phụ lục 12); b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính); c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính); d) Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (Phụ lục 11). 2. Trường hợp nếu có thay đổi một trong các nội dung danh mục trong bộ hồ sơ thương nhân, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản và đồng thời gửi kèm danh mục thay đổi cho tổ chức cấp C/O trước khi đề nghị cấp C/O. 3. Hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật hai (02) năm một lần. 4. Trong trường hợp đề nghị cấp C/O tại nơi cấp khác với nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đây, Người đề nghị cấp C/O phải cung cấp những lý do thích hợp bằng văn bản nêu rõ lý do không đề nghị cấp C/O tại nơi đã đăng ký Hồ sơ thương nhân trước đó và phải đăng ký Hồ sơ thương nhân tại Tổ chức cấp C/O mới đó. 5. Các trường hợp trước đây đã đề nghị cấp C/O nhưng chưa đăng ký Hồ sơ thương nhân phải đăng ký Hồ sơ thương nhân tại thời điểm đề nghị cấp C/O theo Quy chế này. | - Thời gian cấp C/O không quá 03 ngày (tính cả thời gian doanh nhiệp lần đầu đăng ký hồ sơ thương nhân). - Trường hợp tổ chức cấp C/O kiểm tra tại nơi sản xuất của doanh nghiệp thì thời hạn cấp không quá 05 ngày (tính cả thời gian doanh nhiệp lần đầu đăng ký hồ sơ thương nhân)
|
3. Quy trình tiếp nhận và giải quyết:
- Khi có yêu cầu giải quyết hồ sơ hành chính liên quan đến lĩnh vực thực hiện cơ chế một cửa nói trên, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý các Khu Công nghiệp;
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả ghi phiếu biên nhận, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho đương sự bổ sung;
- Sau khi tiếp nhận Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn giải quyết;
- Sau khi đã thẩm định, xử lý phòng chuyên môn chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Ban Quản lý các Khu Công nghiệp phê duyệt. Sau khi lãnh đạo Ban đã ký duyệt chuyển cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban để trả kết quả cho tổ chức, công dân.
4. Phí, lệ phí: Theo quy định hiện hành của nhà nước
Điều 2. Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan của tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả lĩnh vực đã được phê duyệt điều chỉnh.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Công nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 19/2008/QĐ-BCT về Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4Công văn 54080/CT-HTr năm 2015 trả lời chính sách thuế đối với hóa đơn hàng mẫu để quảng cáo do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
Quyết định 2312/QĐ-UBND năm 2008 điều chỉnh Quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D thực hiện theo cơ chế một cửa tại Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 2312/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/09/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/09/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực