Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 231/QĐ.UB | Long Xuyên, ngày 20 tháng 11 năm 1991 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM TỈNH AN GIANG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 11 tháng 7 năm 1989;
- Căn cứ quy định số 1025/TC.KL ngày 25/5/1988 của Bộ Lâm nghiệp quy định về tổ chức về chức năng nhiệm vụ và tiêu chuẩn cán bộ kiểm lâm;
- Căn cứ chương VII Luật bảo vệ và phát triển rừng đã được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 19/8/1991;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Giám đốc Sở Tư pháp.
QUYẾT - ĐỊNH:
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về tổ chức và hoạt động của lực lượng kiểm lâm tỉnh An Giang.
Điều 2.- Giám đốc Sở Nông nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn thi hành bản quy định này.
Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 4.- Các ông Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm An Giang, Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG |
BẢN QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM TỈNH AN GIANG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 231/QĐ.UB ngày 20/11/1991 của UBND Tỉnh An Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.- Kiểm lâm tỉnh An Giang là lực lượng chuyên trách trực thuộc Sở Nông nghiệp được thành lập nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về Lâm nghiệp bảo vệ và phát triển tốt vốn rừng trong tỉnh; khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần ổn định về kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống nhân dân.
Điều 2.- Hệ thống của lực lượng kiểm lâm tỉnh An Giang gồm có:
1- Ở cấp tỉnh có Chi cục kiểm lâm.
2- Cấp huyện: có đội kiểm lâm trực thuộc Chi cục. Đội kiểm lâm được xây dựng ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Các huyện còn lại do Đội kiểm lâm lưu động đảm trách.
3- Cấp xã: (có rừng và đất rừng) có trạm, chốt hoặc kiểm lâm viên hoạt động theo yêu cầu nhiệm vụ trên địa bàn phụ trách.
Các đội (Hạt) kiểm lâm, trạm, chốt, hoặc KLV trực thuộc Chi cục kiểm lâm và do Chi cục KL tỉnh thống nhất quản lý.
Điều 3.- Biên chế CB.CNVC lực lượng kiểm lâm tỉnh theo quy định của Bộ Lâm nghiệp và do UBND Tỉnh quy định trên cơ sở căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 4.- Cán bộ, KLV được trang bị đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu theo quy định của Nhà nước và những phương tiện cần thiết để hoạt động.
Cán bộ, CNVC có nhiều thành tích hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ được khen thưởng, nếu vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ mà xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 5.- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm giúp đỡ, giám sát cán bộ, nhân viên kiểm lâm thi hành nhiệm vụ.
Chương II
HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM LẤM, TIÊU CHUẨN CÁN BỘ KIỂM LÂM
A- CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH:
Điều 6.- Chi cục kiểm lâm tỉnh là lực lượng chuyên trách đặt dưới sự lãnh đạo của UBND Tỉnh (trực tiếp là Sở Nông nghiệp) và sự chỉ đạo nghiệp vụ của Cục kiểm lâm thuộc Bộ Lâm nghiệp, Chi Cục kiểm lâm có chức năng giúp UBND Tỉnh và Sở Nông nghiệp trong việc quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn tỉnh An Giang.
Điều 7.- Chi Cục kiểm lâm là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng và được trang bị những phương tiện cần thiết khác để hoạt động. Chi Cục kiểm lâm tỉnh An Giang do Chi cục trưởng phụ trách và có Chi cục phó giúp việc. Chi Cục trưởng do UBND Tỉnh bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp.
Điều 8.- Nhiệm vụ của Chi cục kiểm lâm:
1- Thống nhất quản lý đội ngũ kiểm lâm trong toàn tỉnh.
2- Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về rừng trong toàn tỉnh.
3- Nghiên cứu đề xuất của pháp luật về bảo vệ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
4- Trực tiếp chỉ đạo các Đội kiểm lâm về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
5- Lập phương án quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp và kế hoạch trồng rừng, tu bổ cải tạo, khai thác rừng theo chủ trương của tỉnh.
6- Giao đất trồng rừng (hoặc giao rừng) cho nhân dân trực tiếp đầu tư và tổ chức nhân dân nuôi trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Áp dụng các biện pháp nhằm khôi phục và bảo vệ rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường vùng đồi núi và đất phèn vùng đồng bằng.
7- Theo dõi kiểm tra công tác thu thuế tài nguyên từ rừng. Chỉ đạo công tác chuyên ngành về kinh doanh và chế biến lâm đặc sản của các thành phần kinh tế. Phát hiện và xử lý những trường hợp kinh doanh lâm đặc sản trái phép, trốn nộp thuế tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật.
8- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm lâm trong tỉnh.
Điều 9.- Quyền hạn của Chi Cục kiểm lâm:
1- Kiểm tra các loại giấy phép về khai thác tài nguyên rừng.
2- Kiểm soát các phương tiện vận tải chuyên chở lâm đặc sản trái phép.
3- Kiểm lâm viên trong khi thi hành nhjệm vụ nếu phát hiện có vi phạm pháp luật có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và được quyền thực hiện các thu tục tố tụng hình sự theo thẩm quyền quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự (điều 93 - Bộ luật TTHS) và pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (điều 29 – Pháp lệnh tổ chức ĐTHS) khi phát hiện có dấu hiệu phạm tội.
B- ĐỘI (HẠT) KIỂM LÂM HUYỆN:
Điều 10.- Đội (Hạt) kiểm lâm huyện quy định tại khoản 2 điều 2 bản quy định này có chức năng giúp Chi cục kiểm lâm tỉnh trong việc bảo vệ và phát triển rừng ở từng địa phương và yêu cầu của từng địa bàn.
Đội (Hạt) kiểm lâm huyện là những bộ phận của Chi Cục kiểm lâm tỉnh chịu sự chỉ đạo thống nhất của Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
Đội (Hạt) kiểm lâm huyện do Đội trưởng hoặc Hạt trưởng phụ trách có Đội phó hoặc Hạt phó giúp việc. Việc bổ nhiệm Đội trưởng, đội phó, hạt trưởng, hạt phó do Chi cục trưởng quyết định.
Đội (Hạt) kiểm lâm hoạt động ở địa phương nào thì kết hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng nơi đó để thực hiện nhiệm vụ.
Chính quyền địa phương và các ngành chức năng phại tạo mọi điều kiện thuận lợi, ủng hộ giúp đỡ đội (hạt) kiểm lâm hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 11.- Nhiệm vụ của Đội (Hạt) kiểm lâm.
1- Thường xuyên nắm chắc tình hình về rừng, đất rừng trong phạm vi địa phương mình quản lý.
2- Tuyên truyền vận động, tổ chức và hướng dẫn nhân dân trong việc trồng và bảo vệ rừng.
3- Tuần tra bảo vệ rừng, ngăn chặn việc phá rừng làm rẫy, bảo chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép.
4- Xây dựng các phương án cụ thể và tổ chức việc phòng cháy chữa cháy rừng theo tình hình thời vụ và đặc điểm của từng địa phương.
5- Hướng dẫn và kiểm tra việc phòng trừ sâu bệnh phá hoại rừng.
6- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy trình, thiết kế kinh doanh rừng (trồng rừng, tu bổ, cải tạo khai thác rừng) đối với các tổ chức và cá nhân được giao đất giao rừng.
Điều 12.- Quyền hạn của Đội (Hạt) kiểm lâm:
1- Kiểm tra các loại giấy phép về khai thác vận chuyển, mua bán lâm đặc sản và các loại giấy phép khác liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước ban hành trên phạm vi địa bàn phụ trách.
2- Yêu cầu chính quyền địa phương và lực lượng vũ trang nhân dẫn hỗ trợ lực lượng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và giữ gìn an ninh trật tự trong vùng quản lý.
3- Cán bộ kiểm lâm của Đội (Hạt) trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì được quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính; được quyền thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự theo thẩm quyền quy định tại bộ luật TTHS (điều 39) và pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (đều 29- pháp lệnh TCĐTHS) khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
C-TRẠM, CHỐT VÀ KIỂM LÂM VIÊN CẤP XÃ:
Điều 13.- Trạm, chốt và kiểm lâm viên cấp xã là những bộ phận được thành lập ở những xã có rừng và đất rừng có nhiệm vụ giúp Đội (Hạt) kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.
Trạm, chốt, kiểm lâm viên xa chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chi Cục kiểm lâm tỉnh về mọi mặt. Chịu sự quản lý, kiểm tra và giúp đỡ hỗ tương của chính quyền và Ban nông nghiệp xã, là thành viên của Ban nông nghiệp xã.
Điều 14.- Nhiệm vụ, quyền hạn của các trạm, chốt và kiểm lâm viên do Chi cục kiểm lâm tỉnh quy định, phân công địa bàn và phạm vi cụ thể.
Điều 15.- Tiêu chẩun kiểm lâm viên.
- Có kiến thức về KHKT lâm nghiệp, trình độ từ sơ cấp lâm nghiệp trở lên (hoặc được đào tạo kiến thức tương đương).
- Đã tham gia công tác trong ngành lâm nghiệp từ 3 năm trở lên.
- Đạo đức, tư cách tốt.
- Có khả năng vận động và tổ chức nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16.- Giám đốc Sở Nông nghiệp, Chi Cục trưởng Chi cục kiểm lâm hướng dẫn chi tiết và tổ chức thực hiện bản quy định này.
Trưởng ban tổ chức chính quyền, Chủ nhiệm UBKH, Giám đốc Sở Tài chính vật giá, Thủ trưởng các ngành có chức năng và Chủ tịch UBND các huyện, thị có trách nhiệm phối hợp thực hiện tốt công tác trồng và bảo vệ rừng; tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp Chi cục kiểm lâm hoàn thành chức năng nhiệm vụ được ghi trong bản quy định này.
Trong quá trình thực hiện có những vấn đề nào chưa phù hợp hoặc mới phát sinh cần sửa đổi bổ sung, Sở Nông nghiệp và Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm cần báo ngay về TT.UBND Tỉnh để có quyết định chấn chỉnh.
- 1Quyết định 19/2003/QĐ-UB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế của chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Quảng Bình
- 2Quyết định 27/2001/QĐ-UB về bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước
- 3Quyết định 97/2001/QĐ-UB sửa đổi Quyết định 27/2001/QĐ-UB về bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước
- 4Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 5Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996
- 6Quyết định 148/QĐ-UB năm 1995 chấm dứt hiệu lực pháp lý 61 văn bản do Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 1Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 2Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996
- 3Quyết định 148/QĐ-UB năm 1995 chấm dứt hiệu lực pháp lý 61 văn bản do Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 1Bộ luật tố tụng hình sự 1988
- 2Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989
- 4Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 5Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991
- 6Quyết định 19/2003/QĐ-UB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế của chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Quảng Bình
- 7Quyết định 27/2001/QĐ-UB về bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước
- 8Quyết định 97/2001/QĐ-UB sửa đổi Quyết định 27/2001/QĐ-UB về bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước
Quyết định 231/QĐ.UB năm 1991 ban hành bản quy định về tổ chức và hoạt động của lực lượng kiểm lâm tỉnh An Giang
- Số hiệu: 231/QĐ.UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/11/1991
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Nguyễn Hữu Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra