Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2305/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 26 tháng 07 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam tại Tờ trình số 185/TTr-SNN&PTNT ngày 20/5/2013 và của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 240/TTr-SKHĐT ngày 30/5/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; với các nội dung chính sau:

1. Tên công trình: Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thủy sản Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam.

3. Đơn vị lập đề cương – dự toán: Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản.

4. Quy mô và nội dung quy hoạch:

- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, tổng hợp, đánh giá tiềm năng và nguồn lực tỉnh Quảng Nam.

- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về quá trình phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua; tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2012.

- Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2013 - 2020.

- Xác định các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chủ yếu tỉnh Quảng Nam đến năm 2020; định hướng phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Đề ra các chính sách, giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

5. Tổng kinh phí lập điều chỉnh quy hoạch: 355.400.000 đồng

(Ba trăm năm mươi lăm triệu, bốn trăm ngàn đồng y)

- Chi phí lập đề cương quy hoạch: 7.100.000 đồng

- Chi phí xây dựng quy hoạch: 241.000.000 đồng

- Chi phí quản lý điều hành: 38.600.000 đồng

- Thuế VAT (10%): 28.700.000 đồng

- Mua bản đồ nền số hóa (tạm tính): 40.000.000 đồng

(Có đề cương và dự toán kinh phí đính kèm)

6. Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước.

7. Thời gian thực hiện: Từ năm 2013.

Điều 2. Chủ đầu tư (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam) căn cứ vào đề cương và dự toán kinh phí được duyệt, phối hợp với các ngành, địa phương và các đơn vị liên quan xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính phối hợp với các ngành liên quan theo dõi, hướng dẫn chủ đầu tư lập đầy đủ thủ tục theo quy định hiện hành của Nhà nước và tham mưu bố trí vốn để lập điều chỉnh quy hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Nam và thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Quang

 

THUYẾT MINH

ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ
(Kèm theo Quyết định số 2305/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên Dự án: Điều chỉnh quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Thời hạn thực hiện: 9 tháng (kể từ khi ký hợp đồng)

3. Cấp quản lý:

NN        Bộ        CS     Tỉnh

□          □         □        □

4. Kinh phí:

Tổng số:355.478.000 đồng

Trong đó từ ngân sách nhà nước : 100%

5. Chủ nhiệm Dự án:

Họ và tên: Nguyễn Thanh Tùng

Học hàm/học vị: Tiến sĩ

Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên chính

Ðiện thoại:        Cơ quan: 04.37246685 Fax: 04.38345674

                         Di động: 0913684536 E.mail: chihieutungnamtin@yahoo.com.vn

Chức vụ: Viện Trưởng – Viện Kinh tế & Quy hoach Thủy sản

Ð/c cơ quan: Số 10 Nguyễn Công Hoan, Q. Ba Đình, Hà Nội.

Ð/c nhà riêng: 407 B1 Tập thể Văn phòng Chính Phủ Hoàn Cầu – Đống Đa – Hà Nội

6. Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam

Địa chỉ: 119 Hùng Vương, T/p Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Điện thoại, Fax: 0510.3852629

7. Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản

Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan, Q. Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 04.38345674

Fax: 04.38345674

II. SỰ CẦN THIẾT LẬP DỰ ÁN QUY HOẠCH

Quảng Nam nằm ở miền Trung của Việt Nam, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phía Đông giáp biển Đông. Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố và 16 huyện, với 244 xã/phường/thị trấn.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.043.836,96 ha, trong đó đất chưa qua sử dụng là 2.932,98 ha. Địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi - trung du, vùng đồng bằng và ven biển. Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình đạt 25,40C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500mm, tập trung vào các tháng 9-10-12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông. Hệ thống sông ngòi tự nhiên dài khoảng 900 km, phân bố khá đều trong toàn tỉnh với 2 hệ thống sông chính là sông Thu Bồn và sông Tam Kỳ. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều hồ lớn, như: Phú Ninh, Khe Tân, Việt An, Thạch Bàn, Phú Lộc, Vĩnh Trinh, Phước Hà, Cao Ngạn,... Đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng, như: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành)...

Phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, ngành thủy sản cũng đã phát triển và có những đóng góp rất đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Sản lượng thủy sản tăng từ 39.871 tấn (2000) lên 63.841 tấn (2008) và đến năm 2012 đạt 82.660 tấn, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2000. Diện tích mặt nước NTTS là 4.900 ha (2000) tăng lên 7.000 ha (2012). Trong đó, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt là 4.800 ha, nuôi thủy sản mặn lợ là 2.200 ha; sản lượng NTTS thu hoạch ước đạt 19.200 tấn (2012).

Đã có nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả như nuôi thủy sản trên hồ chứa, nuôi tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh, nuôi các loài thủy đặc sản có giá trị cao như cá Tra, cá Rô Phi đơn tính, cá Bống Tượng, Tôm càng xanh, ba ba, … tạo được thu nhập, công ăn việc làm ổn định cho một bộ phận dân cư trong tỉnh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn định an ninh xã hội.

Số tàu đánh bắt xa bờ là 462 chiếc (2000) tăng lên 543 (2006) và đạt 770 phương tiện (2012). Đặc biệt là ngư dân trên địa bàn tỉnh có xu hướng nâng cao công suất tàu thuyền để vượt khơi khai thác. Hiện đã có 40 phương tiện với công suất từ 600 - 1.000Cv; sản lượng khai thác cả năm đạt 63.460 tấn

Năm 2012, có 81 tổ, đội đoàn kết với 770 phương tiện tham gia, trong đó có 121 phương tiện từ 90Cv trở lên. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ ngư dân theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã có tác dụng rất lớn đối với bà con ngư dân tham gia khai thác tại các vùng biển xa, tổng kinh phí hỗ trợ là 24 tỷ đồng.

Song, trước tình trạng phát triển công nghiệp ồ ạt; tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và phức tạp; tình trạng sử dụng các loại hóa chất, dược phẩm trong sản xuất nông nghiệp tràn lan; các dòng di dân về đô thị; chất thải, nước thải từ các khu sản xuất công nghiệp và nước thải sinh hoạt đã và đang nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Hiện tượng ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, đặc biệt là các khu công nghiệp tập trung đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân cũng như các hoạt động của các ngành kinh tế khác, trong đó có ngành thủy sản. Tình trạng tôm nuôi bị bệnh chết do virus đốm trắng vẫn còn xảy ra đã gây thiệt hại cho người nuôi tôm.

Trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế - xã hội nói chung và ngành thủy sản đã có nhiều biến động. Việc phát triển sản lượng khai thác hải sản đã tới ngưỡng cho phép của nguồn lợi và môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền vững của ngành. Tăng trưởng nhanh trong thời gian qua nhưng chất lượng không cao, không cân bằng giữa các khu vực, chưa phát huy được lợi thế so sánh trong mối quan hệ liên ngành, đa lĩnh vực. Một số khu vực quan trọng cho phát triển thủy sản đã được ưu tiên chuyển đổi sang những lĩnh vực kinh tế biển khác hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, những tác động của thị trường thuỷ sản trong khu vực và thế giới của quá trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vừa tạo cơ hội thuận lợi, song cũng là rào cản và thách thức cho ngành Thuỷ sản của tỉnh.

Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan và thực tế sản xuất cần thiết phải “Điều chỉnh quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” nhằm xây dựng được các phương án sản xuất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và chủ trương, định hướng của tỉnh để khai thác một cách hiệu quả tiềm năng sẵn có và hướng ngành thủy sản của tỉnh phát triển hiệu quả, bền vững trong thời kỳ tới.

III. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12, ngày 13/11/2008;

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, ngày 17/06/2010;

- Luật Biển số 18/2012/QH13, ngày 21/06/2012;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/ 01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 131/2004/QĐ-TTg, ngày 06/07/2004 của Thủ Tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010;

- Quyết định số 150/2004/QĐ-TTg, ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định 148/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 2855/QĐ-UBND ngày 12/09/2007, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

- Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT, ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ KH và ĐT về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

- Thông báo số 383/TB-UNND, ngày 23/11/2012 về việc kết luận của Phó Chủ tịch Thường trưc UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình nuôi tôm trên vùng cát tại các địa phương ven biển.

IV. NỘI DUNG KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

8. Mục tiêu quy hoạch:

8.1: Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá đúng các nguồn lực, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, nguy cơ và thách thức. Xác định những mục tiêu phù hợp với tiềm năng và quan điểm, định hướng phát triển trên cơ sở khoa học, phù hợp với chủ trương của tỉnh, cân đối với sự phát triển chung của vùng và cả nước.

8.2. Mục tiêu cụ thể:

Xây dựng được các phương án và giải pháp phát triển ngành thủy sản của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên cơ sở khoa học và có tính khả thi cao với các chỉ tiêu cụ thể.

9. Cách tiến cận, phương pháp quy hoạch, kỹ thuật sử dụng :

* Cách tiếp cận:

- Sử dụng phương pháp tiếp cận logic có hệ thống để thu thập các thông tin, số liệu có liên quan phục vụ cho công tác quy hoạch. Phân loại các nguồn thông tin, các loại tài liệu, số liệu cần thu thập để xử lý, phân tích nhanh, chính xác.

* Phương pháp:

- Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các cấp, các ngành có liên quan về hiện trạng nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản của tỉnh.

- Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp điều tra bảng hỏi để đánh giá hiện trạng sản xuất, những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, tồn tại. Mẫu được chọn ngẫu nhiên để thu được số liệu khách quan, mang tính đại diện và có thể khái quát được vấn đề cần nghiên cứu.

- Tham vấn chuyên gia trên diện rộng và hẹp;

- Hội thảo thu thập ý kiến đóng góp;

- Phân tích SWOT: phân tích những thời cơ, thuận lợi; những khó khăn, thách thức.

* Kỹ thuật sử dụng:

- Sử dụng các phần mềm Excel, SPSS để xử lý phân tích, đánh giá thông tin, số liệu.

- Sử dụng phần mềm chuyên dụng Mapinfo để xây dựng bản đồ, bố trí rõ ràng, thể hiện sinh động về mặt không gian ở hiện trạng và quy hoạch.

- Xác định vị trí các cảng cá, bến cá, chợ cá, nhà máy chế biến, vùng nuôi tập trung, khu trại sản xuất giống tập trung bằng máy định vị GPS.

10. Nội dung quy hoạch :

10.1. Phạm vi quy hoạch:

a. Không gian:

- Giới hạn quy hoạch cho toàn bộ hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phân bố đến đơn vị huyện, thành phố và những vùng sản xuất tập trung.

b. Thời gian:

- Số liệu hiện trạng từ năm 2001 - 2012, lấy năm 2012 là năm mốc để đánh giá hiện trạng, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Các chỉ tiêu quy hoạch tính cho các năm mốc 2015, 2020, 2030 và cho từng giai đoạn quy hoạch 2013-215, 2016-2020 và 2013-2020.

10.2. Nội dung chính của Dự án :

10.2.1. Đánh giá các nguồn lực về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội liên quan đến ngành thủy sản

a. Đánh giá điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý, đơn vị hành chính

- Đặc điểm khí hậu, thời tiết

- Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng

- Phân vùng sinh thái

- Hệ thống sông rạch, chế độ thủy văn

- Chất lượng môi trường nước

- Biến đổi khí hậu và nước biển dâng tác động đến ngành thủy sản

- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

+ Tài nguyên đất

+ Tài nguyên nước

+ Cơ sở thức ăn tự nhiên và nguồn lợi thủy sản b. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội

- Vị trí của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế của tỉnh

- Cơ cấu GDP

- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản của tỉnh

- Dân số, lao động, việc làm và chất lượng lao động

- Cơ cấu sử dụng đất và các chính sách đất đai

- Đặc điểm xã hội ngành thủy sản của tỉnh

10.2.2. Đánh giá hiện trạng hoạt động sản xuất thủy sản giai đoạn 2001 - 2012

a. Khai thác thủy sản

* Năng lực Khai thác thủy sản

- Diễn biến số lượng và cơ cấu tàu thuyền KTTS;

- Diễn biến số lượng và cơ cấu nghề KTTS;

- Diễn biến sản lượng, cơ cấu sản phẩm KTTS, giá trị sản lượng KTTS;

- Ngư trường khai thác, lao động và tổ chức sản xuất;

- Các mô hình KTTS hiệu quả;

- Công tác khuyến ngư trong khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

* Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ KTTS

- Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản khai thác;

- Công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Bến cá: số lượng, quy mô và phân bố các bến cá trên địa bàn;

- Làng cá, bến đậu tàu thuyền: số lượng, địa điểm, quy mô;

- Năng lực cơ khí thuỷ sản: đóng sửa tàu cá, máy móc thiết bị động lực;

- Các dịch vụ hậu cần khác: cung ứng vật tư, trang thiết bị, nguyên vật liệu cho các hoạt động khai thác,...

- Xử lý môi trường, vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự tại vùng nước bến cá.

b. Nuôi trồng thủy sản:

* Hiện trạng về hệ thống NTTS

- Tiềm năng diện tích NTTS và khả năng có thể phát triển các loại hình NTTS;

- Đánh giá diễn biến diện tích các đối tượng, loại hình NTTS nước ngọt (bao gồm các hồ chứa kết hợp NTTS), nước lợ (bao gồm nuôi trên cát), nuôi biển.

- Diễn biến sản lượng, cơ cấu sản lượng và năng suất cho các đối tượng NTTS;

- Mô hình NTTS chính trong tỉnh;

- Công tác khuyến ngư, dịch bệnh trong NTTS

* Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần NTTS

- Hạ tầng kỹ thuật - dịch vụ

+ Giống NTTS: chủng loại, số lượng; công xuất, chất lượng, kiểm soát chất lượng và năng lực phân phối;

+ Thức ăn NTTS: chủng loại, khối lượng; năng lực sản xuất, chất lượng, kiểm soát chất lượng và năng lực phân phối;

- Hạ tầng cơ sở phục vụ NTTS

+ Hệ thống thuỷ lợi;

+ Hệ thống điện phục vụ nuôi;

+ Hệ thống giao thông phục vụ nuôi,...

c. Chế biến thủy sản

* Năng lực CBTS

- Năng lực các cơ sở chế biến

- Nguồn nguyên liệu cho chế biến

- Cơ cấu sản phẩm chế biến: theo mặt hàng, theo thị trường;

- Tố chức sản xuất và hiệu quả tài chính của các mô hình hoặc cơ sở CBTS;

- Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản;

- Diễn biến giá trị KNXK thuỷ sản;

* Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ chế biến và tiêu thụ thuỷ sản

- Hệ thống chợ cá: số lượng, quy mô;

- Hệ thống nậu vựa thu mua: số lượng, năng lực thu mua, chủng loại hàng thuỷ sản;

- Cụm công nghiệp chế biến: quy mô diện tích, nhu cầu điện, nước cho sản xuất, xử lý thải, xử lý môi trường, giao thông,...

d. Khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế

e. Tình hình thực hiện các DA đầu tư trong ngành thủy sản của tỉnh

f. Thể chế, chính sách, tổ chức sản xuất và quản lý trong ngành thủy sản

- Thể chế chính sách hiện hành, tác động của thể chế chính sách đến hoạt động thuỷ sản ở địa phương;

- Tổ chức hoạt động sản xuất ngành thuỷ sản: các loại hình tổ chức, hiệu quả và những hạn chế;

- Các tổ chức hội nghề nghiệp trong ngành thuỷ sản;

- Quản lý Nhà nước ngành thuỷ sản;

- Quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành thuỷ sản.

g. Đánh giá chung hiện trạng ngành thủy sản

- Điểm mạnh - thuận lợi;

- Điểm yếu – khó khăn;

10.2.3 Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện quy hoạch đã được duyệt:

- Đánh giá các chỉ tiêu đã thực hiện so với chỉ tiêu đã phê duyệt, phân tích nguyên nhân đạt, không đạt.

10.2.4. Dự báo các điều kiện phát triển

- Dự báo tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa tỉnh Quảng Nam tác động đến ngành thủy sản của tỉnh đến năm 2020, định hướng 2030.

- Dự báo cung-cầu thị trường tiêu thụ thủy sản tỉnh Quảng Nam ở trong và ngoài nước đến năm 2020, định hướng 2030.

- Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng 2030.

- Dự báo KH-CN trong lĩnh vực thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng 2030.

- Dự báo nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng 2030.

- Dự báo môi trường sinh thái thủy sinh tỉnh và tác động đến ngành thủy sản tỉnh

Quảng Nam đến năm 2020, định hướng 2030.

- Dự báo tác động của Biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tác động đến ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng 2030.

- Dự báo tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tác động đến ngành thủy sản Quảng Nam đến năm 2020, định hướng 2030.

10.2.5. Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

a. Quan điểm quy hoạch b. Định hướng phát triển

+ Định hướng Khai thác thủy sản

+ Định hướng Nuôi trồng thủy sản

+ Định hướng Chế biến thủy sản c. Mục tiêu phát triển

* Mục tiêu chung

* Mục tiêu cụ thể

- GTSX và cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản (khai thác, nuôi trồng, dịch vụ);

- Giá trị tăng thêm (VA) và cơ cấu VA ngành thuỷ sản (KTTS, NTTS, dịch vụ);

- Tỷ trọng VA thuỷ sản trong VA ngành nông nghiệp và tổng GDP tỉnh;

- Diện tích NTTS; công suất tàu thuyền KTTS;

- Tổng sản lượng thuỷ sản, trong đó NTTS, KTTS;

- Sản lượng chế biến và KNXK thuỷ sản;

- Lao động,

d. Các phương án phát triển

- Xây dựng các phương án trong các điều kiện khác nhau

- Luận chứng, phân tích và lựa chọn phương án phát triển

e. Bước đi từng giai đoạn

- Giai đoạn 2013-2015

- Giai đoạn 2016-2020

- Định hướng thời kỳ 2020 - 2030

f. Quy hoạch các lĩnh vực sản xuất thủy sản

1. Nuôi trồng thuỷ sản

- Phân vùng NTTS

- Xác định đối tượng nuôi chủ lực

- Diện tích và cơ cấu sản lượng NTTS của tỉnh

- Bố trí lại vùng nuôi một cách hợp lý đến huyện, thành phố và vùng nuôi tập trung)

- Giá trị và cơ cấu giá trị sản lượng nuôi (phân bổ đến huyện, thành phố)

- Giá trị tăng thêm NTTS

- Tính toán nhu cầu con giống, thức ăn,...

- Nhu cầu vốn NTTS

- Nhu cầu lao động NTTS

2. Khai thác thuỷ sản

- Sản lượng và cơ cấu sản lượng khai thác (phân bổ đến huyện, thành phố)

- Cơ cấu đội tàu khai thác, cơ cấu nghề nghiệp.

- Xác định các ngư trường nguồn lợi tren vùng biển Quảng Nam.

- Giá trị sản lượng và cơ cấu giá trị khai thác (phân bổ đến huyện, thành phố)

- Giá trị tăng thêm KTTS

- Công suất tàu thuyền (phân bổ đến huyện, thành phố)

- Xác định các khu bảo tồn

- Nhu cầu vốn KTTS

- Nhu cầu lao động KTTS

3. Chế biến thuỷ sản

- Sản lượng và cơ cấu sản lượng chế biến

- Giá trị và cơ cấu giá trị sản lượng chế biến

- Giá trị tăng thêm CBTS

- Xác định các sản phẩm chủ lực và thị trường mục tiêu

- Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản

- Nhu cầu công suất, nhà máy chế biến

- Nhu cầu vốn CBTS

- Nhu cầu lao động CBTS

g. Quy hoạch, bố trí hệ thống hạ tầng và dịch vụ hậu cần ngành

- Hệ thống thuỷ lợi

- Cơ sở hạ tầng phục vụ vùng nuôi tập trung

- Cảng cá, bến cá, chợ cá, làng cá

- Khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá

- Cơ khí nghề cá

- Cụm công nghiệp chế biến tập trung

- Hệ thống sản xuất, ương dưỡng giống

- Sản xuất thức ăn phục vụ nuôi

- Sản xuất và cung ứng nước đá

h. Tổng hợp nhu cầu vốn và lộ trình thực hiện quy hoạch

i. Hiệu quả của quy hoạch

- Hiệu quả kinh tế - xã hội

- Hiệu quả môi trường

10.2.6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách

- Tăng cường năng lực thể chế

- Giải pháp vốn đầu tư

- Phát triển nguồn nhân lực

b. Nhóm giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại c. Nhóm giải pháp về kỹ thuật và công nghệ

- Giải pháp khoa học, công nghệ

- Giống và thức ăn NTTS

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ thuỷ sản

- An toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất và sau thu hoạch

- Quản lý và xử lý môi trường, các phương án bảo vệ môi trường

d. Đề xuất các dự án đầu tư khả thi e. Tổ chức và thực hiện quy hoạch

10.2.6. Kết luận và kiến nghị

- Kết luận

- Kiến nghị

V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

11. Nội dung và tiến độ thực hiện:

TT

Nội dung các bước

Kết quả phải đạt

Thời gian thực hiện

Cơ quan thực hiện, người chủ trì

Ghi chú

1

Xây dựng và bảo vệ đề cương và dự toán kinh phí

Đề cương và kinh phí được duyệt

1 tháng

Viện KT&QH chủ trì

 

2

Thu thập số liệu, tài liệu và những thông tin có liên quan đến quy hoạch

- Thông tin, tư liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường mới nhất của  vùng (vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn,... và các nguồn tài nguyên)

- Các thông tin, tư liệu hiện trạng kinh tế, xã hội (chỉ tiêu kinh tế, dân số, lao động, việc làm, thu nhập, tỉ lệ hộ nghèo, tình hình sử dụng đất,...).

- Các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu trên địa bàn vùng QH có liên quan đến hoạt động thủy sản.

- Tài liệu, thông tin ở địa phương và Trung ương có liên quan đến quy hoạch ngành thủy sản.

2 tháng

- Viện KT&QH chủ trì,

- Các Sở ban ngành hữu quan của tỉnh Quảng Nam:

Sở NN&PTNT;

Sở TN&MT;

Sở KH&ĐT;

Sở KH&CN;

Sở công thương;

Cục Thống kê;

- Các huyện, TP;

- Vasep.

 

3

Phân tích, xử lý số liệu và đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH, của vùng quy hoạch

- Xác định được những lợi thế, hạn chế về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội của tác động đến phát triển ngành thủy sản.

- Số liệu phiếu, biểu điều tra được phân tích, xử lý.

1 tháng

Viện KT&QH

 

4

Đánh giá  hiện trạng hoạt động sản xuất thủy sản đoạn  2001-2012 và xây dựng bản đồ hiện trạng ngành thủy sản 2012.

- Đánh giá toàn bộ các hoạt động sản xuất thủy sản, những mặt đạt được, những khó khăn, tồn tại trong quá trình phát triển.

- Bản đồ hiện trạng ngành thủy sản 2012 của tỉnh Quảng Nam

1 tháng

Viện KT&QH

 

5

Xây dựng những chỉ tiêu chính đến năm 2015, 2020 và 2030.

Các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030

1 tháng

Viện KT&QH

 

6

Tổ chức hội thảo lần 1 để lấy ý kiến của các bên liên quan

Các ý kiến đóng góp từ các bên liên quan

 

Viện KT&QH

 

7

Xây dựng các phương án cho phát triển ngành thủy sản của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030

- Các phương án phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Luận chứng, chọn lựa phương án tối ưu để phát triển.

- Bản đồ quy hoạch phát triển ngành thủy sản 2020, tầm nhìn 2030.

- Các giải pháp thực hiện quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

2 tháng

Viện KT&QH

 

8

Tổ chức hội thảo lần 2 để lấy ý kiến của các bên liên quan

Các ý kiến đóng góp từ các bên liên quan

 

Viện KT&QH

 

9

Hoàn chỉnh hồ sơ dự án và trình thẩm định, phê duyệt

- Các ý kiến trong hội nghị thẩm định.

- Báo cáo trình phê duyệt.

1 tháng

Viện KT&QH

 

VI. KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN

12. Dạng kết quả dự kiến của đề án:

I

II

III

- Mẫu (Model, maket)

- Quy trình công           

- Sơ đồ nghệ

- Sản phẩm

- Phương pháp

- Bảng số liệu

- Vật liệu

- Tiêu chuẩn

- Báo cáo phân tích

- Thiết bị, máy móc

- Quy phạm

- Tài liệu dự báo

- Dây chuyền công nghệ

 

- Đề án, quy hoạch triển khai (X)

 

 

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu khả thi

 

 

- Chương trình máy tính

 

 

- Khác (các bài báo, đào tạo, đào tạo NCS, SV…)

13. Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm đầu ra (dạng kết quả III)

13.1. Báo cáo:

- Báo cáo chính

- Báo cáo tóm tắt

13.2. Bản đồ số hóa:

- Bản đồ hiện trạng ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam năm 2012, tỷ lệ từ 1/100.000 - 1/500.000

- Bản đồ quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam năm 2020, tỷ lệ từ 1/100.000 – 1/500.000.

14. Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:

- Chuyển giao trực tiếp các báo cáo, các biên bản làm việc, các hình ảnh, bản đồ có liên quan.

- Báo cáo quy hoạch: các nội dung mục 13.1; 13.2; được đóng thành tập và nhân thành 10 bộ; riêng báo cáo tóm tắt là 20 bộ.

- Bản đồ: bộ bản đồ (hiện trạng và quy hoạch) in màu.

- Bộ đĩa CD chứa đầy đủ các báo cáo chính, bản đồ của dự án.

15. Lưu trữ và phổ biến quy hoạch:

15.1. Lưu trữ hồ sơ quy hoạch gồm:

+ Quyết định phê duyệt quy hoạch.

+ Các báo cáo ở mục 13.1; 13.2

+ Bản đồ hiện trạng.

+ Bản đồ quy hoạch.

+ Các biên bản trong quá trình lập quy hoạch.

15.2. Tất cả hồ sơ trên được lưu trữ tại: Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam

15.3. Hồ sơ quy hoạch được công bố tại: Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam

VII. CÁC TỔ CHỨC/CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN QUY HOẠCH

16. Hoạt động của các tổ chức phối hợp và tham gia thực hiện

a. Cơ quan chủ quản: Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam

b. Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản

c. Cơ quan phối hợp: Bao gồm các Sở, các Cơ quan ban ngành hữu quan

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sở Khoa Học & Công Nghệ

- Sở Công thương

- Sở Tài chính

- Phòng NN&PTNT và Phòng Kinh tế các huyện/thành phố

17. Nguồn nhân lực thực hiện Dự án quy hoạch (ghi những người có đóng góp chính thuộc tất cả các tổ chức chủ trì và tham gia Dự án, không quá 10 người)

TT

Họ và tên

Cơ quan công tác

Số tháng tham gia

1

TS. Nguyễn Thanh Tùng

Viện KT&QH Thủy sản

9 tháng

2

Ths. Nguyễn Ngọc Hân

Viện KT&QH Thủy sản

9 tháng

3

Ths. Nguyễn Tiến Hưng

Viện KT&QH Thủy sản

9 tháng

4

Ks. Đặng Văn Cường

Viện KT&QH Thủy sản

9 tháng

5

Ths. Nguyễn Mạnh Cường

Viện KT&QH Thủy sản

9 tháng

6

Ths. Phạm Văn Vũ

Viện KT&QH Thủy sản

9 tháng

7

ThS. Lê Đức Liêm

Phân Viện QHTS phía Nam

9 tháng

8

Võ Văn Năm

Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam

5 tháng

9

Nguyễn Văn Giỏi

Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam

5 tháng

10

Phạm Thị Hoàng Tâm

Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam

5 tháng

VIII. DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH

18. Nhu cầu kinh phí

18.1. Căn cứ lập dự toán kinh phí:

- Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT, ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành “Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

- Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 158/2003/NĐ – CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

- Nghị định số 31/2012/NĐ-CP, ngày 12/04/2012 của Chính phủ về việc Quy định mức lương tối thiểu chung.

- Căn cứ vào chi phí thực tế theo giá thị trường.

18.2. Kinh phí của dự án

A. Kinh phí lập quy hoạch thủy sản (Kinh phí trong đơn giá theo Thông tư 01)

GQHN = Gchuẩn x H1 x H2 x H3 x Qn x K

GQHN: là tổng mức chi phí cho dự án quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam (đvt: triệu đồng)

Gchuẩn = 850 (triệu đồng), là mức chi phí cho dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn chuẩn.

H1 là hệ số cấp độ địa bàn quy hoạch được xác định tại Phụ lục I của TT01 (H1 = 1)

H2 là hệ số điều kiện làm việc và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn quy hoạch được xác định tại Phụ lục II của TT01. Tỉnh Quảng Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, do đó H2 = 2.

H3 là hệ số quy mô diện tích tự nhiên của địa bàn quy hoạch được xác định tại Phụ lục III của TT01. Theo niên giám thống kê năm 2010, tỉnh Quảng Nam có diện tích tự nhiên là 10.438,3696 km2 (H3 = 1,43)

Qn là hệ số khác biệt giữa quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu được xác định tại Phụ lục VII.

Qn = 0,15 (hệ số sản xuất kinh doanh thuỷ sản) (Mục II.3, Phụ lục VII của TT01/2012-BKHĐT)

K là hệ số điều chỉnh lương tối thiểu và mặt bằng giá tiêu dùng, được xác định tại Điều 4 của TT01. K = K1 + K2 = 0,32 + 0,89 = 1,21

Trong đó:

K1 = 0,3 x chỉ số giá tiêu dùng được cấp có thẩm quyền công bố tại thời điểm tính toán.

Theo Tổng Cục Thống kê:

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2013 so với tháng 02/2012 là 107,02%.

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 03/2013 so với tháng 02/2013 là 99,81%.

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 04/2013 so với tháng 03/2013 là 100,02%.

Do đó, K1 = 0,3 * 107,02% * 99,81% * 100,02% = 0,32

K2 = 0,7 x (hệ số điều chỉnh lương tối thiểu tại thời điểm 20/07/2012) = 0,7 x 1.050.000/830.000 = 0,7 * 1,265 = 0,89

Vậy GQHN = 850 x 1 x 2 x 1,43 x 0,15 x 1,21 = 441.227 (nghìn đồng)

Căn cứ vào khoản 1, Điều 8 của TT01/2012-BKHĐT, vì Quy hoạch đã được điều chỉnh trên 05 năm tính từ năm 2007 (theo QĐ 2855/QĐ-UBND, ngày 12/9/2007). Do đó, tổng mức chi phí cho dự án Điều chỉnh quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam (GĐQHN) được tính bằng 65% GQHN.

GĐQHN = 441.227 x 65% = 286.798 (nghìn đồng)

B: Kinh phí ngoài đơn giá

- Thuế giá trị gia tăng: 286.798 x 10% = 28.680 (nghìn đồng)

- Mua bản đồ nền số hóa: 40.000 (nghìn đồng)

Tổng kinh phí = chi phí trong đơn giá (A) + chi phí ngoài đơn giá (B)

= 286.798 + 28.680 + 40.000 = 355.478 (nghìn đồng)

Bảng dự toán chi phí Điều chỉnh quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Stt

Khoản mục chi phí

Tỷ lệ (%)

Thành tiền (1.000 đồng)

A

Tổng kinh phí tối đa trong đơn giá theo TT 01 (I+II+III)

100

286.798

I

Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự toán

2,5

7.170

1

Chi phí xây dựng đề cương, nhiệm vụ

1,5

4.302

2

Chi phí lập dự toán theo đề cương, nhiệm vụ

1

2.868

II

Chi phí xây dựng quy hoạch

84

240.910

1

Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu

7

20.076

2

Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch

4

11.472

3

Chi phí khảo sát thực địa

20

57.360

4

Chi phí thiết kế quy hoạch

53

152.003

4.1

Phân tích, đánh giá vai trò vị trí của ngành thủy sản của tỉnh

1

2.868

4.2

Phân tích, dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển ngành thủy sản của khu vực, của cả nước tác động tới phát triển ngành thủy sản của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.

3

8.604

4.3

Phân tích đánh giá hiện trạng ngành thủy sản của tỉnh

4

11.472

4.4

Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển ngành thủy sản của tỉnh

3

8.604

4.5

Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển

6

17.208

4.6

Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu

20

57.360

 

a) Luận chứng các phương án phát triển

5

14.340

 

b) Xây dựng phương án phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

1

2.868

 

c) Xây dựng các phương án và giải pháp phát triển khoa học công nghệ

1

2.868

 

d) Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ môi trường

1,5

4.302

 

đ) Xây dựng các phương án, tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư

4

11.472

 

e) Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm

1,5

4.302

 

g) Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ

3

8.604

 

h) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện

3

8.604

4.7

Xây dựng báo cáo tổng hợp và các báo cáo liên quan

8

22.944

 

a) Xây dựng báo cáo đề dẫn

1

2.868

 

b) Xây dựng báo cáo tổng hợp

6

17.208

 

c) Xây dựng các báo cáo tóm tắt

0,6

1.721

 

d) Xây dựng văn bản trình thẩm định

0,2

574

 

đ) Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch

0,2

574

4.8

Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch

8

22.944

III

Chi phí quản lý và điều hành

13,5

38.718

1

Chi phí quản lý dự án quy hoạch

4

11.472

2

Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán

1,5

4.302

3

Chi phí thẩm định quy hoạch (bao gồm chi phí hội thảo)

4,5

12.906

4

Chi phí công bố quy hoạch

3,5

10.038

B

Kinh phí ngoài đơn giá

 

68.680

1

Thuế VAT (A x 10%)

 

28.680

2

Mua bản đồ nền số hóa

 

40.000

Tổng kinh phí (A + B)

 

355.478

Viết bằng chữ: Ba trăm năm mươi lăm triệu bảy trăm chín mươi hai nghìn đồng.

 

 

ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ CƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2305/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 2305/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/07/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/07/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản