Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 229/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 22 tháng 01 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy chế thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;
Căn cứ Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND ngày 08/10/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc ban hành quy định về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1236/TTr-STT ngày 25/10/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.
Điều 2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo đảm bảo chất lượng, thời gian, tiến độ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Kèm theo Quyết định số 229/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh Hưng Yên)
Ngày 04 tháng 4 năm 2016, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 01-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW khóa IX về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Kết luận là: “Kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh; quan tâm công tác giải thích pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật; phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật”.
Để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trên, Bộ Chính trị yêu cầu: “tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong cán bộ, đảng viên, sự đồng thuận trong nhân dân đối với các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và thi hành pháp luật; lãnh đạo, chỉ đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan tư pháp địa phương, tăng cường trách nhiệm trong tổ chức thi hành pháp luật, gắn công tác này với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội”.
Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL quy định trách nhiệm của UBND các cấp trong việc bảo đảm nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL tại địa phương. Trong đó, nội dung tổ chức thực hiện văn bản QPPL tập trung vào những vấn đề cụ thể như: Xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện chính sách, biện pháp trong văn bản quy phạm pháp luật; ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; tập huấn công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực để triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Sau khi Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 có hiệu lực thi hành, ngày 11/9/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015. Trong đó, giao UBND cấp tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL tại địa phương đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg về việc triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL. Theo quy định tại khoản 7 của Chỉ thị, Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm:
1. Tổ chức thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL trên phạm vi địa phương mình; tổ chức tốt việc quán triệt nội dung và tinh thần của Luật bằng các hình thức, biện pháp phù hợp cho cán bộ, công chức ở địa phương.
2. Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng văn bản QPPL, đặc biệt là công tác xây dựng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND và chịu trách nhiệm về chất lượng, thời gian trình đề nghị, dự thảo văn bản thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh.
3. Chỉ đạo việc lập chuyên mục lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình để tiếp nhận ý kiến đóng góp của cơ quan, tổ chức, cá nhân về chính sách, trong đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND và dự thảo văn bản thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh. Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học và các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND và dự thảo văn bản QPPL dưới các hình thức phù hợp, nhất là đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và dự thảo văn bản QPPL liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân, doanh nghiệp.
4. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, theo hướng chuyên nghiệp; điều động, luân chuyển cán bộ, công chức có năng lực, trình độ để làm công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật có đủ về biên chế và năng lực, trình độ theo yêu cầu. Ít nhất mỗi năm một lần tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế.
5. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động xây dựng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND do UBND trình, soạn thảo, thẩm định; thẩm tra dự thảo văn bản QPPL, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL ở địa phương.
Thực hiện Luật Ban hành văn bản QPPL, hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tư pháp, UBND tỉnh ban hành Quy chế thẩm định đề nghị xây dựng văn bản QPPL và dự thảo văn bản QPPL kèm theo Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018; ban hành Quy định về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND ngày 08/10/2018 nhằm từng bước đưa công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL đi vào nề nếp, góp phần tích cực cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp ở địa phương. Trong 03 năm triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL mới, các sở, ban, ngành đã tự kiểm tra, rà soát và căn cứ vào những nhiệm vụ mà văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao đã tham mưu HĐND, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành được 193 văn bản QPPL (72 Nghị quyết và 121 Quyết định). Các văn bản trên đều được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung phù hợp với các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, qua đánh giá sơ kết 03 năm thực hiện Luật Ban hành văn bản QPPL, bên cạnh nhũng kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: có các cơ quan được giao tham mưu soạn thảo văn bản chưa phân biệt được giữa văn bản QPPL và văn bản hành chính có trường hợp văn bản hành chính thì ban hành dưới hình thức văn bản QPPL hoặc ngược lại như: Quyết định quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phải ban hành dưới hình thức văn bản QPPL tuy nhiên cơ quan soạn thảo lại tham mưu ban hành dưới hình thức văn bản hành chính; một số văn bản ban hành chưa có sự thống nhất giữa nội dung văn bản với quy định của pháp luật, một số văn bản nội dung quy định thiếu tính khả thi, thiếu tính thuyết phục, tính dự báo và tiên liệu thấp; thể thức, kỹ thuật trình bày, ngôn ngữ soạn thảo văn bản chưa đạt yêu cầu như: Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND ngày 08/02/2018 của UBND tỉnh ban hành quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 07/2018/QĐ-UBND ngày 08/02/2018 của UBND tỉnh phân cấp thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Để đảm bảo việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lợi ích nhóm, tham nhũng vặt góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND tỉnh ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo”.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TỈNH
1. Những kết quả đạt được trong công tác ban hành văn bản QPPL
Ngay sau khi Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 có hiệu lực thi hành (thay thế Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004 và Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008), UBND tỉnh ban hành ban hành 3 văn bản (02 quyết định QPPL và 01 quyết định hành chính) để triển khai thi hành Luật và cụ thể hóa những quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Đồng thời, chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành danh mục văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành quy định chi tiết, biện pháp thi hành những nội dung được luật giao.
Kết quả, từ 01/7/2016 (ngày Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 có hiệu lực) đến 30/6/2019 HĐND và UBND các cấp trong tỉnh đã ban hành 1817 văn bản (trong đó HĐND, UBND tỉnh ban hành 193 văn bản; HĐND, UBND cấp huyện ban hành 198 văn bản; HĐND và UBND cấp xã ban hành 1.426 văn bản). Các văn bản do địa phương ban hành đa số đều tuân thủ trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL, đảm bảo về thẩm quyền, hình thức, nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Thông qua hoạt động ban hành văn bản QPPL đã giúp cho các cấp chính quyền có sự nhận thức đúng, đầy đủ đối với công tác này, văn bản ban hành thực sự góp phần quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực thi nhiệm vụ được giao trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước tại địa phương tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.
2. Công tác kiểm tra văn bản
Từ ngày 01/7/2016 đến 30/6/2019, Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban ngành tham mưu UBND tỉnh tự kiểm tra 121 Quyết định do UBND tỉnh ban hành. Qua hoạt động tự kiểm tra phát hiện các sai sót chủ yếu về thể thức, kỹ thuật trình bày. Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND ngày 01/02/2019 về Danh mục đính chính một số sai sót về căn cứ thể thức, kỹ thuật trình bày trong các Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh trong thời điểm từ ngày 01/7/2017 đến ngày 31/12/2018, Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 01/8/2017 về Danh mục đính chính một số sai sót về căn cứ, thể thức, kỹ thuật trình bày trong các Quyết định là văn bản QPPL của UBND tỉnh.
Thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 1896 văn bản do HĐND, UBND huyện, thành phố, thị xã ban hành. Qua kiểm tra phát hiện 210 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, chủ yếu là những vi phạm về căn cứ pháp lý, thể thức kỹ thuật trình bày văn bản. Các văn bản có dấu hiệu trái pháp luật đều được thông báo đến cơ quan ban hành văn bản xử lý theo quy định. (Thông báo số 662/TB-STP ngày 08/08/2017 về kết quả kiểm tra theo thẩm quyền đối với văn bản do HĐND, UBND huyện, thành phố ban hành; Thông báo số 1032/TB-STP ngày 07/12/2017 về kết quả kiểm tra theo thẩm quyền đối với văn bản do HĐND, UBND huyện, thành phố ban hành; Thông báo số 554/TB-STP ngày 08/06/2018 về kết quả kiểm tra theo thẩm quyền đối với văn bản do HĐND, UBND huyện, thành phố ban hành). Thông qua hoạt động kiểm tra văn bản đã góp phần giúp cho hoạt động ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh được đồng bộ, thống nhất, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi của văn bản trong thực tiễn, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật ở địa phương.
3. Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh
Công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL, trong thời gian qua, công tác kiểm tra, rà soát văn bản luôn được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng thực hiện. Để đảm bảo thực hiện tốt công tác này, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh trong đó xác định rõ trách nhiệm của Sở Tư pháp, trách nhiệm của các sở ban ngành UBND huyện, thành phố, thị xã trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản (Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 18/12/2018 của UBND tỉnh về xây dựng, kiểm tra rà soát hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 936/QĐ-UBND ngày 24/3/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh Hưng Yên năm 2017..,)
Thực hiện Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL, hàng năm Sở Tư pháp đều tham mưu UBND tỉnh ban hành các Quyết định về việc công bố danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của HĐND, UBND tỉnh: Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 23/01/2019 Quyết định số 122/QĐ-UBND ngày 19/01/2018; Quyết định số 506/QĐ-CTUBND ngày 09/02/2017.
Thực hiện Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trong cả nước kỳ 2014 - 2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 548/QĐ-UBND ngày 12/02/2018 về Kế hoạch thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên kỳ 2014 - 2018 đến nay UBND tỉnh đã hoàn thành việc rà soát đối với 673 văn bản, kết quả: đã công bố 119 văn bản hết hiệu lực ngưng hiệu lực toàn bộ, 19 văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần, 535 văn bản còn hiệu lực (có 79 văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới).
II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
1. Đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã
Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là người phải trực tiếp đảm đương hàng chục đầu việc chuyên môn, nghiệp vụ của HĐND, UBND cấp xã theo quy định của pháp luật và những công tác khác của lãnh đạo đơn vị khi được giao. Trong đó công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL chỉ là một trong những nhiệm vụ cụ thể theo quy định mà mỗi cán bộ tư pháp hộ tịch phải thực hiện.
Toàn tỉnh có 375 công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã:
a) Về trình độ văn hóa: Số công chức đạt trình độ trung học phổ thông là 375, chiếm tỷ lệ 100%.
b) Về trình độ chuyên môn: Số công chức đạt trình độ đại học và cao đẳng Luật có 141, chiếm tỷ lệ 37,6%; trình độ trung cấp Luật 174, chiếm tỷ lệ 46,4%; chuyên ngành khác 58, chiếm tỷ lệ 15,5%; chưa qua đào tạo 2, chiếm tỷ lệ 0 5%.
c) Về trình độ ngoại ngữ, tin học: số công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có trình độ cao đẳng ngoại ngữ trở lên là 0 người; số công chức có chứng chỉ ngoại ngữ là 247 người chiếm 65,3%; số công chức có trình độ cao đẳng tin học trở lên là 0; công chức có chứng chỉ tin học là 243 người chiếm 64,8% tổng số công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
Nhìn chung đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch đã được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong đó số công chức có chuyên môn đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch theo Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ. Hơn nữa đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch thường xuyên có sự luân chuyển, thay đổi sau mỗi kỳ đại hội hoặc bầu cử đại biểu HĐND đã ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu, số lượng, chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải bổ sung kịp thời để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đối với các địa phương.
2. Đội ngũ cán bộ Phòng Tư pháp cấp huyện
Phòng Tư pháp được giao nhiều nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến xây dựng hệ thống văn bản QPPL ở địa phương như: phối hợp xây dựng nghị quyết quyết định; thẩm định dự thảo các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND và UBND cấp huyện; tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh giúp HĐND và UBND cấp huyện tự kiểm tra văn bản và thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với văn bản QPPL do cấp xã ban hành; triển khai thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp huyện.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 10 phòng Tư pháp với tổng số 33 công chức. Trong đó:
a) Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ 4/33 người, chiếm 12%; đại học Luật 29/33 người, chiếm 87,8 %.
b) Trình độ Lý luận chính trị: Cao cấp lý luận 9/33 người, chiếm 27,3% trung cấp lý luận 9/33 người, chiếm 27,3%; sơ cấp lý luận 15/33 người, chiếm 45,4% trên tổng số cán bộ.
c) Thời gian làm công tác pháp luật: Dưới 05 năm là 10 người; từ 05 đến 10 năm là 10 người; trên 10 năm là 13 người.
Tuy nhiên, với khối lượng công việc nhiều, khả năng tự cập nhật hoặc tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế; trước yêu cầu thực tế công việc ngày càng cao đã đặt ra nhiều thách thức và bộc lộ những hạn chế bất cập của đội ngũ cán bộ tư pháp cấp huyện.
3. Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng văn bản QPPL cấp tỉnh
a) Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL thuộc Sở Tư pháp.
Công tác xây dựng văn bản QPPL, Sở Tư pháp được giao nhiều nhiệm vụ liên quan đến việc lập đề nghị xây dựng pháp luật, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; cập nhật văn bản vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật đối với văn bản do HĐND và UBND tỉnh ban hành; tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản QPPL của Trung ương và địa phương. Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ này là Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản QPPL với 04 biên chế (về thời gian làm công tác này có 02 biên chế có thời gian từ 05 đến 10 năm; 02 biên chế dưới 05 năm). Để đáp ứng yêu cầu của Hiến pháp 2013 và hệ thống pháp luật thường xuyên thay đổi, cũng như đáp ứng yêu cầu đối với công tác xây dựng văn bản QPPL ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng văn bản. Với số biên chế được giao chưa tương xứng với khối lượng công việc. Do đó, có thể thấy ngành Tư pháp đang phải nỗ lực rất lớn trước yêu cầu nhiệm vụ đặt ra để giúp HĐND, UBND tỉnh xây dựng hệ thống thể chế đầy đủ và hợp hiến, hợp pháp; đặc biệt trong bối cảnh tổ chức thực hiện Luật Ban hành văn bản QPPL với những yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi trách nhiệm cao.
b) Đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Về đội ngũ cán bộ pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế thì công chức pháp chế có nhiệm vụ quan trọng trong công tác tham mưu cho lãnh đạo sở, ban ngành giúp UBND, HĐND cùng cấp ban hành văn bản QPPL thuộc phạm vi quản lý của ngành, trực tiếp giúp thủ trưởng sở, ban, ngành thực hiện các nhiệm vụ xây dựng pháp luật; tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản QPPL.
Trong tổng số 14 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh không có cơ quan nào thành lập được Phòng pháp chế riêng biệt và không bố trí người làm công tác pháp chế chuyên trách. Một số cơ quan chuyên môn chưa thực sự quan tâm đến công tác pháp chế, bố trí cán bộ thực hiện công tác pháp chế còn mang tính hình thức, hiệu quả hoạt động chưa cao.
Theo báo cáo của sở, ngành thì tổng số người làm công tác pháp chế tại 14 cơ quan chuyên môn là 31 người và 100% cán bộ thực hiện nhiệm vụ dưới hình thức kiêm nhiệm, không có cán bộ pháp chế chuyên trách. Trong đó, hiện nay mới chỉ có 03/31 người có trình độ Cử nhân Luật, còn lại 28/31 người có trình độ Đại học chuyên ngành khác, 09/31 người có trình độ từ Thạc sỹ trở lên. Có 18/31 người có trình độ Sơ cấp lý luận chính trị, 01/31 người có trình độ Trung cấp lý luận chính trị, 08/31 người có trình độ Cao cấp lý luận chính trị.
Đa số cán bộ pháp chế chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ công tác pháp chế; mặt khác, cán bộ làm công tác này lại thường xuyên thay đổi vị trí công tác. Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế tại cơ quan chuyên môn chưa đồng đều. Hàng năm, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp có tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác pháp chế nhưng chưa có sự hỗ trợ về kinh phí số lượng cán bộ tham gia còn hạn chế, thời gian tập huấn rất ngắn so với yêu cầu. Về cơ bản đội ngũ cán bộ pháp chế hiện nay hoạt động hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết vai trò, nhiệm vụ trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật.
1. Ưu điểm
Trong những năm qua được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo tích cực của UBND tỉnh, công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của tỉnh ngày càng được quan tâm và có những bước phát triển mới, tiến bộ hơn rất nhiều, số lượng văn bản quy phạm do HĐND và UBND ban hành trong thời gian qua tăng cả về số lượng và chất lượng. Những văn bản này đã góp phần tạo nên một hệ thống văn bản QPPL khá ổn định của tỉnh, điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những văn bản này, cùng với các quy định của pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở Trung ương ban hành đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương, bảo vệ và phát huy các quyền tự do, dân chủ của công dân.
Những kết quả đạt được trong công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của tỉnh cùng với hệ thống các văn bản QPPL của Trung ương đã trở thành công cụ đắc lực, hữu hiệu góp phần cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung.
2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, thể hiện rõ nhất ở chất lượng một số văn bản chưa đảm bảo. Vẫn còn một số văn bản chưa phù hợp với quy định của pháp luật (văn bản quy định những nội dung không được văn bản cơ quan nhà nước cấp trên giao, quy định những nội dung trái với nội dung trong văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên...); Một số văn bản có nội dung không sát, thiếu tính thuyết phục, tính dự báo và tiên liệu thấp, không đáp ứng yêu cầu phát triển của tình hình thực tế địa phương (chủ yếu là các văn bản liên quan đến các cơ chế, chính sách hỗ trợ), có những văn bản mới thông qua đã phải sửa, gây khó khăn trong việc hiểu, giải thích, áp dụng một cách thống nhất và đầy đủ văn bản pháp luật; một số văn bản còn sai về thể thức, kỹ thuật trình bày (sử dụng và trình bày không đúng về căn cứ pháp lý ban hành văn bản; quy định sai về hiệu lực thi hành của văn bản, trình bày các điều khoản trong văn bản chưa phù hợp....), ngôn ngữ sử dụng trong văn bản đôi khi chưa chính xác và đúng với quy định của pháp luật hiện hành; văn bản chứa QPPL nhưng lại được ban hành bằng hình thức văn bản hành chính và ngược lại văn bản không chứa QPPL nhưng lại được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL.
Ngoài ra, việc ban hành văn bản để cụ thể hóa những nội dung được văn bản cấp trên giao đôi khi còn chậm (có những văn bản của Trung ương ban hành đã có hiệu lực thi hành đến một năm, thậm chí là hơn một năm sau địa phương mới ban hành văn bản để cụ thể hóa), cụ thể như sau:
Việc xây dựng, tham mưu soạn thảo văn bản không đảm bảo về chất lượng chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật. Chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (Luật 2015), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 34/2016/NĐ-CP) và Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của UBND tỉnh ban hành quy chế thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND).
a) Về thành phần hồ sơ gửi thẩm định: 70% hồ sơ gửi thẩm định chưa đảm bảo đủ thành phần theo quy định. Trong đó, chủ yếu thiếu dự thảo Tờ trình ban hành văn bản QPPL, bản tổng hợp ý kiến góp ý và thiếu bản sao ý kiến tham gia góp ý cho dự thảo văn bản. Đa số nội dung dự thảo Tờ trình xây dựng không đúng theo mẫu; Công văn đề nghị thẩm định chưa đảm bảo theo Mẫu; kết quả tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản QPPL chưa cao, đối tượng lấy ý kiến chưa rộng rãi, cách thức lấy ý kiến hiệu quả còn hình thức.
b) Về nội dung của dự thảo văn bản QPPL: Nhiều nội dung trong dự thảo văn bản QPPL không phù hợp với các quy định trong các văn bản của Trung ương và tình hình thực tiễn địa phương. Có những dự thảo văn bản được xây dựng không đảm bảo về mặt nội dung và thể thức. Tình trạng sao chép lại các quy định tại các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên thường xuyên xảy ra. Đa số các dự thảo văn bản được xây dựng có điều, khoản, điểm mâu thuẫn, chồng chéo, không có sự thống nhất với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
c) Việc tổ chức khảo sát, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật, đặc điểm tình hình và định hướng phát triển của lĩnh vực, địa phương mình phụ trách làm cơ sở cho việc xây dựng dự thảo văn bản QPPL chưa thực sự được coi trọng.
d) Về thời gian gửi thẩm định: Đa số các dự thảo văn bản gửi thẩm định không đảm bảo về thời gian, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, kết quả thẩm định. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 121 Luật 2015 chậm nhất là 20 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ thẩm định đến Sở Tư pháp để thẩm định. Tuy nhiên, có những hồ sơ chỉ gửi đến Sở Tư pháp 01 ngày trước ngày UBND họp.
đ) Về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản: 100% dự thảo văn bản QPPL gửi thẩm định còn có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, chưa phù hợp với quy định Chương V Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và các Mẫu số 16, số 17, số 18, số 19, Mẫu số 36, 37 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
e) Về hoạt động phối hợp trong công tác xây dựng văn bản QPPL: Cơ quan chủ trì soạn thảo thiếu chủ động trong công tác phối hợp với Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính trong việc xây dựng dự thảo văn bản. Công tác tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản chưa diễn ra thường xuyên, chưa được đẩy mạnh nên việc đề xuất, kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định trong các văn bản QPPL của tỉnh chưa kịp thời, dẫn đến việc không loại bỏ hết được những quy định lạc hậu, mâu thuẫn, chồng chéo, không đúng thẩm quyền, không phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và tình hình thực tế tại địa phương.
5. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân về nhận thức và thể chế:
- Lãnh đạo các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan chưa nhận thức đầy đủ và quán triệt sâu sắc việc xây dựng ban hành văn bản QPPL là nhiệm vụ quan trọng, là chức năng cơ bản trong quản lý nhà nước tại địa phương, là xây dựng thể chế.
- Trong quá trình soạn thảo, các sở, ngành và địa phương chưa thành lập ban soạn thảo hoặc tổ soạn thảo, chưa chú trọng tổng kết đánh giá thực tiễn thi hành văn bản QPPL, đánh giá tác động của chính sách đối với dự thảo văn bản được phân công.
- Thiếu cơ chế phối hợp trong quá trình soạn thảo văn bản QPPL giữa cơ quan chủ trì soạn thảo với các cơ quan đơn vị như cơ quan tư pháp, cán bộ pháp chế và các cơ quan khác có liên quan trực tiếp đối với dự thảo văn bản.
b) Nguyên nhân trong tổ chức xây dựng dự thảo văn bản QPPL:
- Việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL chưa tuân thủ trình tự, thủ tục theo Luật ban hành văn bản QPPL.
- Cơ quan chủ trì chưa xin ý kiến đầy đủ của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản QPPL hoặc chưa nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp dẫn đến nội dung dự thảo văn bản QPPL chưa phản ánh hết tính toàn diện, đồng bộ.
- Công tác thẩm định chưa thật sự được chú trọng, nhiều trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo không gửi thẩm định văn bản QPPL trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ký, thông qua.
c) Nguyên nhân về đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng văn bản QPPL:
Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng văn bản QPPL còn mỏng; đội ngũ cán bộ pháp chế các sở, ngành chủ yếu là kiêm nhiệm. Thậm chí có cán bộ chưa được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về kiến thức pháp luật, phân tính, đánh giá chính sách và kỹ thuật xây dựng văn bản QPPL.
d) Nguyên nhân về thời gian, kinh phí:
- Thời gian xây dựng, lấy ý kiến công khai các dự thảo văn bản QPPL, kể cả thời gian gửi hồ sơ thẩm định chưa đảm bảo theo quy định của Luật.
- Kinh phí cho công tác xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản QPPL còn rất hạn chế, chưa có quy định thù lao xứng đáng đối với những tổ chức, cá nhân có ý kiến giá trị vào các dự thảo văn bản QPPL. Một số văn bản có quy định nhưng chưa thực hiện như kinh phí xây dựng văn bản, thẩm định.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2020-2025
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL của tỉnh Hưng Yên đảm bảo đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp cận, thực hiện nghiêm túc và đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật phù hợp với thẩm quyền và tình hình cụ thể tại địa phương; phát huy vai trò và hiệu lực của hệ thống văn bản QPPL được ban hành theo thẩm quyền để góp phần “huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, xây dựng Hưng Yên sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại về phát triển công nghiệp, dịch vụ, y tế và giáo dục - đào tạo”.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến hết năm 2025, công tác ban hành văn bản QPPL phấn đấu đạt và duy trì các mục tiêu sau đây:
a) Hoàn thiện thể chế về công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL của tỉnh.
b) 100% các văn bản QPPL do địa phương ban hành đảm bảo trình tự, thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương.
c) Các văn bản sau khi ban hành được kiểm tra theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ để kịp thời tham mưu UBND, HĐND các cấp sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các quy định lạc hậu, mâu thuẫn, chồng chéo không phù hợp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
d) Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có cán bộ pháp chế chuyên trách; 100% cơ quan Tư pháp, pháp chế cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã kiện toàn được đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, xây dựng văn bản QPPL.
đ) 100% đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ tham mưu xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
e) Phấn đấu thực hiện đạt 100% văn bản QPPL còn hiệu lực thi hành được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
g) Hoàn thành việc biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu về nghiệp vụ xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
h) Nâng cao cơ sở vật chất, cơ chế chính sách đối với người làm công tác xây dựng văn bản QPPL được đảm bảo; thực thi trong thực tế các chế độ chi cho công tác này đã được quy định.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án, các nội dung, giải pháp và tiến độ thực hiện có thể lồng ghép các hoạt động sau:
1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL
a) Nội dung:
- Căn cứ kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW, Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và Luật ban hành văn bản QPPL, tham mưu ban hành 01 Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoặc của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL nhằm định hướng tiếp tục thực hiện các mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2025.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát các văn bản QPPL hiện hành; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản QPPL bảo đảm thi hành hiệu quả Luật Ban hành văn bản QPPL.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành 03 Quy chế.
+ Quy chế phối hợp trong lập đề nghị và soạn thảo văn bản QPPL.
+ Quy chế phối hợp kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh.
+ Quy chế phối hợp trong việc cung cấp văn bản QPPL để cập nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
b) Trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố.
c) Tiến độ thực hiện: Trong thời gian thực hiện Đề án.
2. Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL
a) Nội dung:
- Rà soát, củng cố đội ngũ cán bộ công chức thuộc Sở Tư pháp trực tiếp giúp HĐND, UBND tỉnh thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL theo quy định.
- Rà soát, củng cố tổ chức pháp chế, đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phù hợp điều kiện địa phương.
- Củng cố đội ngũ cán bộ tư pháp cấp huyện, cấp xã; bố trí đủ nhân lực theo số biên chế được giao đảm bảo thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản QPPL tại địa phương.
- Rà soát, kiện toàn đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản tại địa phương.
b) Trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành, HĐND và UBND huyện, thành phố, thị xã.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan.
- Tiến độ thực hiện: Trong giai đoạn thực hiện Đề án.
3. Đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL
a) Nội dung:
- Kiểm soát việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản QPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo việc xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL kịp thời, thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp trong lập đề nghị và soạn thảo văn bản QPPL.
b) Trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; HĐND và UBND cấp huyện, cấp xã.
c) Tiến độ thực hiện: Thường xuyên.
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL
a) Nội dung:
- Tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ tham mưu xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng dự thảo, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
- Tổ chức tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản QPPL.
b) Trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã.
c) Tiến độ thực hiện: Hàng năm trong giai đoạn thực hiện Đề án.
5. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL
a) Nội dung:
- Tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng hệ thống văn bản QPPL của tỉnh.
- Tổ chức các hội nghị chuyên đề về Luật Ban hành văn bản QPPL nhằm đánh giá, trao đổi, rút kinh nghiệm thực tiễn công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản. Đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì, phối hợp xây dựng văn bản QPPL; tăng cường kiểm soát chất lượng văn bản QPPL.
- Rà soát, hệ thống hóa các văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh ban hành từ ngày 01/01/1997; ban hành tập hệ thống hóa văn bản QPPL của tỉnh.
- Đôn đốc tổ chức thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh.
- Biên soạn tài liệu chuyên đề về nghiệp vụ xây dựng văn bản QPPL và các tình huống kiểm tra, xử lý văn bản QPPL từ thực tiễn công tác tại địa phương.
b) Trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; HĐND và UBND cấp huyện, cấp xã.
c) Tiến độ thực hiện: Năm 2019 và các năm tiếp theo.
6. Rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu pháp luật của tỉnh vào cơ sở dữ liệu pháp luật Quốc gia
a) Nội dung:
- Tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp trong việc cung cấp văn bản QPPL để cập nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Kịp thời kiểm tra, rà soát, thu thập, cập nhật hệ thống văn bản QPPL cấp tỉnh trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật đảm bảo phục vụ tra cứu, áp dụng, thi hành.
b) Trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
c) Tiến độ thực hiện: Hoàn thiện việc cập nhật văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành trong năm 2019. Các năm tiếp theo thực hiện cập nhật thường xuyên.
7. Xây dựng cơ chế đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL
a) Nội dung:
- Đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL các cấp.
- Thể chế hóa mức chi cho công tác xây dựng, thẩm định, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Đảm bảo kinh phí phục vụ công tác này do ngân sách nhà nước cấp vào dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị địa phương theo phân cấp hiện hành.
b) Trách nhiệm thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Tiến độ thực hiện: Thường xuyên.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ ÁN NHỮNG NĂM TIẾP THEO
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO
1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở các kết quả đạt được giai đoạn 2020 -2025, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL của tỉnh Hưng Yên trong những năm tiếp theo đảm bảo đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, nhằm đảm bảo phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện nghiêm túc và đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật phù hợp với thẩm quyền và tình hình cụ thể tại địa phương; phát huy vai trò và hiệu lực của hệ thống văn bản QPPL được ban hành theo thẩm quyền để góp phần “huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, xây dựng Hưng Yên sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại về phát triển công nghiệp, dịch vụ, y tế và giáo dục - đào tạo”.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến hết năm 2030, công tác ban hành văn bản QPPL phấn đấu đạt và duy trì các mục tiêu sau:
a) Hoàn thiện thể chế về công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL của tỉnh.
b) 100% các văn bản QPPL do địa phương ban hành đảm bảo đúng trình tự, thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương.
c) Đối với công tác pháp chế, đảm bảo thực hiện có hiệu quả một cơ quan, tổ chức làm nhiều việc nhưng một việc chỉ giao cho một cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; có cơ sở để xác định vị trí việc làm của cán bộ làm công tác pháp chế; 100% cơ quan Tư pháp, pháp chế cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã kiện toàn được đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, xây dựng văn bản QPPL.
d) 100% đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ tham mưu xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
đ) Phấn đấu thực hiện đạt 100% văn bản QPPL còn hiệu lực thi hành được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
e) Nâng cao cơ sở vật chất, cơ chế chính sách đối với người làm công tác xây dựng văn bản QPPL được đảm bảo; thực thi trong thực tế các chế độ chi cho công tác này đã được quy định.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án trong giai đoạn này, các nội dung, giải pháp và tiến độ thực hiện Đề án thông qua các hoạt động sau:
1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
2. Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
3. Đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
5. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL,
6. Rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu pháp luật của tỉnh vào cơ sở dữ liệu pháp luật Quốc gia.
7. Xây dựng cơ chế đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
Đề án được thông qua sẽ góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL của tỉnh Hưng Yên đảm bảo đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tiếp cận, thực hiện nghiêm túc và đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật phù hợp với thẩm quyền và tình hình cụ thể tại địa phương; phát huy vai trò và hiệu lực của hệ thống văn bản QPPL được ban hành theo thẩm quyền để góp phần “huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, xây dựng Hưng Yên sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại về phát triển công nghiệp, dịch vụ, y tế và giáo dục - đào tạo”. Cụ thể như sau:
1. Đề án được thông qua góp phần hoàn thiện thể chế về công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL của tỉnh; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành trong việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
2. Đảm bảo các văn bản được ban hành không có sai sót về nội dung. Các quy định của tỉnh phù hợp với các văn bản của Trung ương và tình hình thực tiễn địa phương. Không mâu thuẫn, chồng chéo, có sự thống nhất, không trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, có tính thực tế và tính khả thi cao.
3. Hạn chế thấp nhất việc ban hành văn bản trái Luật, hoặc có điều, khoản, điểm trái Hiến pháp, trái Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra từ việc ban hành văn bản trái Luật, làm giảm sút niềm tin của nhân dân và doanh nghiệp vào sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.
4. Đảm bảo các văn bản sau khi ban hành được kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ để kịp thời tham mưu UBND, HĐND các cấp sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các quy định lạc hậu, mâu thuẫn, chồng chéo không phù hợp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Không ban hành văn bản hành chính có chứa quy phạm, vi phạm điều cấm của Luật.
5. Đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ tham mưu xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Chất lượng đội ngũ cán bộ pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được nâng cao; các cơ quan Tư pháp, pháp chế cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã kiện toàn được đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, xây dựng văn bản QPPL.
7. Góp phần nâng cao cơ sở vật chất, cơ chế chính sách đối với người làm công tác xây dựng văn bản QPPL được đảm bảo; thực thi trong thực tế các chế độ chi cho công tác này đã được quy định.
1. Sở Tư pháp
a) Trực tiếp hoặc phối hợp tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện Đề án theo từng giai đoạn.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện kế hoạch khảo sát, đánh giá thực trạng về tình hình tổ chức, hoạt động pháp chế tại các sở, ngành; rà soát, củng cố kiện toàn nguồn nhân lực trong công tác xây dựng chính sách, pháp luật; khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ xây dựng văn bản dài hạn, hàng năm; xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
c) Chủ trì biên soạn tài liệu, cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ về công tác soạn thảo, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; hoàn thiện và ban hành Tập hệ thống hóa văn bản QPPL tỉnh Hưng Yên để cung cấp cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng văn bản, chính sách.
c) Chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài chính dự toán, sử dụng và quản lý kinh phí thực hiện Đề án hàng năm theo đúng quy định của pháp luật.
đ) Giúp UBND tỉnh triển khai, đôn đốc thực hiện các nội dung của Đề án; tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh kết quả việc thực hiện Đề án theo tiến độ các nội dung cụ thể. Tập hợp những khó khăn, vướng mắc và kịp thời đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
2. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Tư pháp, các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, khảo sát để có biện pháp, hướng dẫn củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực trong công tác xây dựng, ban hành chính sách, văn bản QPPL.
3. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng dự toán kinh phí hàng năm đảm bảo triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn UBND cấp huyện bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước đảm bảo các điều kiện cho công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL ở cấp huyện, cấp xã; bố trí nguồn kinh phí cho công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực xây dựng chính sách, văn bản QPPL toàn tỉnh.
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật.
c) Nghiên cứu xây dựng cơ chế độc lập về kinh phí thẩm định văn bản QPPL; cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; tăng cường cơ sở vật chất cho bộ phận trực tiếp làm công tác thẩm định văn bản QPPL.
4. Văn phòng UBND tỉnh
a) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc giao các sở, ban, ngành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
b) Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan chuyên môn khảo sát thông tin làm căn cứ cho việc củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của công tác pháp chế; xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
c) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc hướng dẫn các sở, ngành, địa phương thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng văn bản QPPL; chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lập danh mục chương trình xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh; theo dõi và đôn đốc các sở, ngành, UBND cấp huyện đảm bảo tiến độ, thời gian trong việc tham mưu xây dựng văn bản QPPL theo chương trình, danh mục đã đăng ký.
d) Cung cấp văn bản QPPL ngay sau khi ban hành cho Sở Tư pháp để thực hiện việc cập nhật văn bản đó vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.
5. Các sở, ban, ngành có liên quan
a) Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế theo quy định; bồi dưỡng, nâng cao năng lực soạn thảo, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo lĩnh vực, chuyên ngành đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu, nhiệm vụ.
b) Thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL; kiểm tra, rà soát văn bản theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.
c) Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong việc tham mưu xử lý văn bản theo quy định về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL.
d) Chủ động xây dựng dự toán kinh phí xây dựng văn bản QPPL hàng năm; đảm bảo sử dụng kinh phí theo đúng quy định.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án.
b) Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Đề án ở các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
c) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện Đề án.
1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm. Hàng năm, Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án này trong suốt giai đoạn thực hiện Đề án.
2. Căn cứ nhiệm vụ tại Đề án này, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ được giao, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm, trình UBND cùng cấp phê duyệt./.
- 1Quyết định 2652/QĐ-UBND năm 2019 về Danh mục đính chính sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày trong Quyết định văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành trong thời điểm từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến 15 tháng 10 năm 2019
- 2Kế hoạch 10638/KH-UBND năm 2019 về công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2020
- 3Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2019 về công tác xây dựng, ban hành, tự kiểm tra, kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 4Quyết định 33/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 5Quyết định 62/2021/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định kèm theo Quyết định 31/2017/QĐ-UBND do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 6Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2022 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7Quyết định 1029/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030
- 8Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2023 về tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 2Nghị quyết số 48-NQ/TW về việc chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 4Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 5Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Hiến pháp 2013
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 9Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2015 về triển khai thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 11Quyết định 506/QĐ-CTUBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên năm 2016
- 12Quyết định 126/QĐ-TTg năm 2018 về Kế hoạch thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trong cả nước kỳ 2014-2018 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 122/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên năm 2017
- 14Quyết định 02/2018/QĐ-UBND về Quy chế thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 15Quyết định 07/2018/QĐ-UBND về phân cấp thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 16Quyết định 08/2018/QĐ-UBND quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 17Quyết định 548/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên kỳ 2014-2018
- 18Quyết định 34/2018/QĐ-UBND quy định về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 19Quyết định 339/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên năm 2018
- 20Quyết định 428/QĐ-UBND năm 2019 về Danh mục đính chính sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày trong các Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành từ ngày 01/7/2017 đến 31/12/2018
- 21Quyết định 2652/QĐ-UBND năm 2019 về Danh mục đính chính sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày trong Quyết định văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành trong thời điểm từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến 15 tháng 10 năm 2019
- 22Kế hoạch 10638/KH-UBND năm 2019 về công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2020
- 23Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2019 về công tác xây dựng, ban hành, tự kiểm tra, kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 24Quyết định 33/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 25Quyết định 62/2021/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định kèm theo Quyết định 31/2017/QĐ-UBND do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 26Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2022 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 27Quyết định 1029/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030
- 28Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2023 về tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định 229/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo
- Số hiệu: 229/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/01/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Văn Phóng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra