- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Quyết định 1061/QĐ-TTg năm 2014 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật khí tượng thủy văn 2015
- 5Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Luật Thủy lợi 2017
- 7Luật Đầu tư công 2019
- 8Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 9Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
- 11Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 12Nghị định 83/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 94/2014/NĐ-CP quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 13Chỉ thị 42-CT/TW năm 2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 14Kế hoạch 6103/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 15Quyết định 379/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 553/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 3156/QĐ-UBND năm 2020 về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021 - tỉnh Vĩnh Phúc
- 19Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2284/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 19 tháng 8 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung của Luật tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều số 60/2020/QH14 ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế-xã hội;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp ở địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 228/TTr-SNN&PTNT ngày 13/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
2. Đơn vị thực hiện: Chi cục Thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc
3. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Mục tiêu: Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở sự phối hợp đa ngành và tiếp cận từ dưới lên, từ đó đưa ra các giải pháp phòng, chống thiên tai, các phương án ứng phó với các loại hình thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Lồng ghép nội dung Kế hoạch phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Ngăn ngừa, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
5. Nội dung:
Nhiệm vụ Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 gồm các nội dung chủ yếu sau:
5.1. Thu thập thông tin phục vụ Xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025:
- Thu thập thông tin về đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng chủ yếu;
- Thu thập thông tin về thực trạng công tác phòng, chống thiên tai;
- Phân tích, đánh giá rủi ro thiên tai của tỉnh;
- Phân tích nguyên nhân, đưa ra giải pháp phòng, chống thiên tai cấp tỉnh;
- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch ngành, kinh tế - xã hội của tỉnh.
5.2. Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025:
- Đánh giá đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng;
- Đánh giá hiện trạng công tác phòng chống thiên tai;
- Đánh giá rủi ro thiên tai;
- Xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai;
- Đề xuất các biện pháp phòng chống thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai;
- Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai;
- Xác định nguồn lực, tiến độ thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị;
- Xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc.
5.3. Lấy ý kiến của các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan bằng văn bản.
(Chi tiết có Đề cương kèm theo)
6. Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước 30/11/2021.
7. Sản phẩm của nhiệm vụ
- Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
- Bản đồ rủi ro thiên tai tỉnh (bản giấy và bản file).
- Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.
- Các báo cáo chuyên đề.
Giao Sở Nông nghiệp & PTNT trên cơ sở Đề cương nhiệm vụ được phê duyệt chỉ đạo xây dựng dự toán chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; Hướng dẫn, đôn đốc Chi cục Thủy lợi triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Nông nghiệp & PTNT, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 2284/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Địa chỉ: 98 Nguyễn Viết Xuân, Đống Đa, Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
- Điện thoại: 0211.3862516
- Chi cục Thủy lợi
- Địa chỉ: 98 Nguyễn Viết Xuân, Đống Đa, Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
- Điện thoại: 0211.3721267
4. PHẠM VI, THỜI GIAN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Phạm vi thực hiện:Trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2.Thời gian thực hiện:Năm 2021- Quý III, IV/2021.
5.1. Các căn cứ pháp lý
- Luật Phòng chống thiên tai ngày 19/6/2013;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
- Luật Đầu tư công năm ngày 13/6/2019;
- Luật Khí tượng Thủy văn ngày 23/11/2015;
- Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;
- Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
- Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai;
- Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
- Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;
- Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế-xã hội;
- Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp ở địa phương;
- Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”;
- Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg, ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;
- Văn bản số 113/TWPCTT ngày 06/9/2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT về việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống thiên tai;
- Kế hoạch số 6103/KH-UBND ngày 15/8/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Văn bản số 5411/UBND-NN3 ngày 06/7/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025;
- Căn cứ Quyết định 3156/QĐ-UBND ngày 15/12/2020 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021 tỉnh Vĩnh Phúc.
5.2. Sự cần thiết phải thực hiện
Theo Quyết định số 998/QĐ-TTg ngày 10/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quan điểm phát triển là: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hóa, tinh thần của người dân; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; quan tâm đầu tư phát triển vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của người Vĩnh Phúc; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng, ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện các mục tiêu này của Tỉnh Vĩnh Phúc chính là ảnh hưởng của thiên tai với diễn biến ngày càng phức tạp.
Điều 15, Luật Phòng chống thiên tai quy định: “Kế hoạch phòng, chống thiên tai được xây dựng tại các cấp địa phương, cấp bộ và cấp quốc gia theo chu kỳ kế hoạch 05 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hàng năm”. So với các kế hoạch có liên quan trước đây đã được triển khai thực hiện thì kế hoạch phòng chống thiên tai là một bản kế hoạch toàn diện nhất, mang tính liên ngành, liên vùng, trong đó có đề xuất các giải pháp cho 03 giai đoạn phòng chống thiên tai và huy động nguồn lực thực hiện trong giai đoạn 05 năm và hàng năm; đây cũng là nội dung quan trọng được tỉnh ủy, UBND tỉnh đưa vào kế hoạch thực hiện các Chỉ thị của Ban Bí thư và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đây là bước đầu quan trọng, để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh đặc biệt trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại rất lớn về người và cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
Với các lý do nêu trên nên nhiệm vụ “Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc 5 năm giai đoạn 2021-2025” là cần thiết. Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc 5 năm giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt là cơ sở để các địa phương, cơ quan đơn vị huy động nguồn lực một cách chủ động nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như đã đề ra.
6.1. Mục tiêu chung
Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 của Tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở sự phối hợp đa ngành và tiếp cận từ dưới lên, từ đó góp phần để Tỉnh huy động nguồn lực một cách chủ động nhằm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Chuẩn hóa, tạo lập bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ trong công tác phòng chống thiên tai trên toàn tỉnh (từ cấp xã) nhằm hỗ trợ ra quyết định trong giai đoạn ứng phó; lập, rà soát các kế hoạch, quy hoạch có liên quan khác t rong giai đoạn phòng ngừa, giảm thiểu và đánh giá thiệt hại, nhu cầu trong giai đoạn phục hồi, tái thiết nhằm nâng cao năng lực, chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước, nhân dân, tạo điều kiện phát triển bền vững, bảo đảm an ninh, quốc phòng, từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.
6.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá, cập nhật về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng;
- Xác định tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh, tình trạng dễ bị tổn thương và các rủi ro thiên tai mà tỉnh đang gặp phải;
- Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi quản lý;
- Đưa ra các giải pháp phòng, chống thiên tai, các phương án ứng phó ứng với các loại hình thiên tai phổ biến của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025;
- Xác định phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025;
- Xác định nguồn lực và tiến độ hàng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch;
- Xác định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch.
- Tình hình thiên tai diễn ra trên địa bàn tỉnh;
- Công tác phòng chống thiên tai các cấp, các ngành của tỉnh;
- Nguồn lực phòng chống thiên tai các cấp, các ngành của tỉnh;
- Tình trạng dễ bị tổn thương của tỉnh;
- Rủi ro thiên tai của tỉnh;
- Bản đồ rủi ro thiên tai tỉnh;
- Kế hoạch phòng chống thiên tai của tỉnh giai đoạn 2021-2025.
8.1. Thu thập thông tin phục vụ Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
8.1.1. Thu thập thông tin về đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng chủ yếu
- Xây dựng bảng khảo sát, thu thập thông tin về: đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội của tỉnh, bao gồm:
Xây dựng bảng khảo sát, thu thập thông tin về tình hình dân sinh;
Xây dựng bảng khảo sát, thu thập thông tin về tình hình nhà ở;
Xây dựng bảng khảo sát, thu thập thông tin về các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính trên địa bàn tỉnh;
Xây dựng bảng khảo sát, thu thập thông tin về cơ sở hạ tầng;
Xây dựng bảng khảo sát, thu thập thông tin thống kê thiệt hại 5 năm do thiên tai gây ra.
- Thực hiện thu thập thông tin về đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội của tỉnh:
Thu thập thông tin về đặc điểm tự nhiên: vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, tình hình thiên tai trên địa bàn;
Thu thập thông tin về tình hình dân sinh;
Thu thập thông tin về tình hình kinh tế - xã hội;
Thu thập thông tin về cơ sở hạ tầng;
Thu thập, tổng hợp thông tin về tình hình thiệt hại do thiên tai 5 năm của tỉnh (từ năm 2015 đến 2020).
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá về đặc điểm tự nhiên, tình hình thiên tai, tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng của tỉnh phục vụ xây dựng KHPCTT tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, đặc điểm thời tiết, khí hậu;
Phân bố dân cư, dân số;
Đặc điểm và cơ cấu kinh tế;
Thông tin về thiên tai: lịch sử thiên tai, lịch sử thiên tai - biến đổi khí hậu;
Hiện trạng hạ tầng: hệ thống điện, đường, cầu, cống; trường học; cơ sở y tế; Ủy ban nhân dân- nhà văn hóa; công trình thủy lợi; nhà ở; nguồn nước; vệ sinh- môi trường;
Hoạt động sản xuất kinh doanh: lĩnh vực- ngành nghề đặc thù.
8.1.2. Thu thập thông tin về thực trạng công tác phòng chống thiên tai
- Xây dựng các mẫu bảng khảo sát, thu thập thông tin về hiện trạng công tác phòng chống thiên tai, bao gồm:
Bảng khảo sát, thu thập thông tin về hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phòng chống thiên tai; thực trạng hệ thống chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh; cấp huyện; cấp xã và quy chế phối hợp giữa các cấp;
Bảng khảo sát, thu thập thông tin về công tác Phòng chống thiên tai của tỉnh;
Bảng khảo sát, thu thập thông tin về phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai của tỉnh;
Bảng khảo sát, thu thập thông tin về năng lực và nhận thức của cộng đồng trong Phòng chống thiên tai;
Bảng khảo sát, thu thập thông tin về Đánh giá năng lực các cơ sở hạ tầng trong Phòng chống thiên tai;
- Tổ chức triển khai thu thập thông tin về hiện trạng công tác phòng chống thiên tai:
Thực hiện thu thập thông tin về hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến Phòng chống thiên tai; hệ thống, cơ chế chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh tại các cơ quan làm công tác Phòng chống thiên tai các cấp (tỉnh, huyện, xã);
Thực hiện thu thập thông tin về công tác Phòng chống thiên tai của tỉnh, bao gồm: công tác dự báo, cảnh báo sớm tại các cấp của tỉnh; công tác cứu hộ, cứu nạn; Công tác thông tin, truyền thông trong Phòng chống thiên tai; về thực hiện lồng ghép nội dung Phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; về công tác phục hồi, tái thiết và nguồn lực tài chính;
Thu thập thông tin về các khu vực trọng điểm về thiên tai trên địa bàn tỉnh;
Thu thập thông tin về phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai;
Khảo sát, thu thập thông tin về năng lực và nhận thức của cộng đồng trong phòng chống thiên tai (dự kiến một số đơn vị cấp tỉnh; cấp huyện, cấp xã);
Khảo sát, thu thập thông tin về năng lực các cơ sở hạ tầng trong phòng chống thiên tai;
- Dữ liệu được thu thập tại các cơ quan làm công tác phòng chống thiên tai và các cơ quan liên quan, tổ chức liên quan, bao gồm:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (Chi cục Thủy lợi Vĩnh Phúc);
Các Sở, ban, ngành liên quan trong công tác phòng chống thiên tai của tỉnh;
Các cơ quan làm công tác phòng chống thiên tai cấp huyện thuộc tỉnh.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá về hiện trạng công tác phòng chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025.
8.1.3. Phân tích, đánh giá rủi ro thiên tai của tỉnh
Từ các số liệu thu thập được, phân tích đánh giá các nội dung:
- Đánh giá tình hình thiên tai của tỉnh trong vòng 5 năm trở lại đây, các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn, các trận thiên tai điển hình, các thiệt hại đã xảy ra, cũng như các biện pháp ứng phó đã triển khai;
- Xác định các đối tượng dễ bị tổn thương và các tình trạng dễ bị tổn thương của tỉnh;
- Phân tích, đánh giá năng lực phòng chống thiên tai của tỉnh.
Từ đó xác định các rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh theo khu vực hành chính. Xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro thiên tai của tỉnh.
8.1.4. Phân tích nguyên nhân, đưa ra giải pháp phòng chống thiên tai cấp tỉnh
Từ các rủi ro thiên tai của tỉnh đã xác định được, phân tích, xác định nguyên nhân gây ra các thiệt hại trong quá khứ, và các rủi ro thiên tai có thể xảy ra.
Xác định nội dung và biện pháp tổng thể công tác phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025. Đề xuất các biện pháp phòng chống thiên tai phù hợp với loại thiên tai nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai của tỉnh, bao gồm:
- Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu;
- Các biện pháp ứng phó;
- Các biện pháp khắc phục hậu quả, tái thiết.
8.1.5. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên taivào quy hoạch, kế hoạch ngành, kinh tế - xã hội của tỉnh
- Xác định nội dung phòng, chống thiên tai cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch ngành, kinh tế - xã hội của của tỉnh.
- Xác định cách thức lồng ghép.
8.2.Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025
Tổng hợp các nội dung đã thu thập, phân tích, đánh giá và các giải pháp đã đề xuất; Dự thảo Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 bao gồm:
8.2.1. Đánh giá đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng
Trên cơ sở tổng hợp các số liệu thu thập được, phần nội dung này sẽ đánh giá chung cho toàn tỉnh, tuy nhiên tùy từng đặc điểm có thể đánh giá chi tiết đến cấp huyện, cấp xã bao gồm:
- Vị trí địa lý;
- Đặc điểm địa hình, địa chất;
- Đặc điểm khí tượng, thủy văn;
- Đặc điểm dân sinh;
- Đặc điểm kinh tế - xã hội;
- Đặc điểm cơ sở hạ tầng.
8.2.2. Đánh giá hiện trạng công tác phòng chống thiên tai
Trên cơ sở tổng hợp các số liệu thu thập được từ đó đưa ra các phân tích và đánh giá hiện trạng công tác phòng chống thiên tai, bao gồm:
- Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phòng chống thiên tai;
- Hệ thống chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và quy chế phối hợp;
- Công tác dự báo, cảnh báo sớm;
- Phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai;
- Công tác cứu hộ, cứu nạn;
- Thông tin, truyền thông trong phòng chống thiên tai;
- Năng lực và nhận thức của cộng đồng trong phòng chống thiên tai;
- Đánh giá năng lực các cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai;
- Đánh giá thực hiện lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai trong các chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch của các ngành, phát triển KT-XH;
- Đánh giá về công tác phục hồi, tái thiết;
- Nguồn lực tài chính.
8.2.3. Đánh giá rủi ro thiên tai
Thông qua biểu mẫu đánh giá thu thập dựa vào các trận thiên tai xảy ra trong quá khứ, tác động đến con người, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, năng lực ứng phó, tình trạng dễ bị tổn thương từ cấp xã đến cấp tỉnh, bao gồm các nội dung đánh giá sau:
- Đánh giá độ lớn của thiên tai;
- Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương;
- Đánh giá năng lực phòng chống thiên tai;
- Đánh giá mức độ rủi ro thiên tai.
8.2.4. Đề xuất các biện pháp phòng chống thiên tai
Trên cơ sở đánh giá phân tích, đánh giá rủi ro của từng loại hình thiên tai trên địa bàn tỉnh tác động đến các đối tượng, nhóm đối tượng tiến hành phân tích, đánh giá đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro, trong đó chú ý đến khu vực nguy hiểm và đối tượng dễ bị tổn thương.
8.2.5. Xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai
Trên cơ sở các thông tin đã thu thập về đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng; hiện trạng công tác phòng chống thiên tai và đánh giá rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh để xây dựng nên phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai ứng với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh.
8.2.6. Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai
Dựa vào nội dung đánh giá rủi ro thiên tai đã xác định được mức độ rủi ro tại địa phương nào (xã, huyện), ngành/lĩnh vực nào chịu tác động tương ứng với cấp độ rủi ro của từng loại hình thiên tai và các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu, từ đó xác định được nội dung lồng ghép. Hay nói cách khác chỉ ra ngành nào, lĩnh vực nào chịu tác động của thiên tai sẽ tiến hành các biện pháp lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai trong các kế hoạch, quy hoạch của tỉnh, của ngành, lĩnh vực đó;
8.2.7. Xác định nguồn lực, tiến độ thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.
Trên cơ sở nội dung công tác phòng chống thiên tai, xác định rõ nguồn lực và tiến độ thực hiện để đảm bảo công tác được triển khai thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó cần phải gắn trách nhiệm thực hiện với các đơn vị, cơ quan trên địa bàn tỉnh để công tác phòng chống thiên tai đạt hiệu quả cao.
8.3. Lấy ý kiến của các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan bằng văn bản.
- Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025;
- Bản đồ rủi ro thiên tai tỉnh bản giấy và bản file;
- Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai;
- Các báo cáo chuyên đề có liên quan.
- 1Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Nam Định
- 3Kế hoạch 491/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4Quyết định 1568/QĐ-UBND năm 2021 về điều chỉnh thời gian hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 162/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2025
- 6Quyết định 2888/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7Quyết định 2654/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2026
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Quyết định 1061/QĐ-TTg năm 2014 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật khí tượng thủy văn 2015
- 5Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Luật Thủy lợi 2017
- 7Luật Đầu tư công 2019
- 8Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 9Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
- 11Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 12Nghị định 83/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 94/2014/NĐ-CP quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 13Chỉ thị 42-CT/TW năm 2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 14Quyết định 998/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Kế hoạch 6103/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 16Quyết định 379/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 553/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 3156/QĐ-UBND năm 2020 về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021 - tỉnh Vĩnh Phúc
- 20Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 21Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 22Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Nam Định
- 23Kế hoạch 491/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 24Quyết định 1568/QĐ-UBND năm 2021 về điều chỉnh thời gian hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2025
- 25Quyết định 162/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2025
- 26Quyết định 2888/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 27Quyết định 2654/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2026
Quyết định 2284/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 2284/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Văn Khước
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết