Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2276/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 23 tháng 5 năm 2019 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 về Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05 tháng 6 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề cương Đề án Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát;
Thực hiện Công văn số 9654/BNN-VPĐP ngày 12 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP và Công văn số 1185/BNN-VPĐP ngày 22 tháng 02 năm 2019 về việc triển khai Chương trình OCOP;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 995/TTr-SNN ngày 23 tháng 4 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên Đề án: “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, viết tắt là OCOP.
2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cụ thể lấy cấp xã, phường là đơn vị tổ chức thực hiện. “Mỗi xã một sản phẩm”, bao gồm xã, phường, một xã/phường có ít nhất một sản phẩm hoặc nhiều xã/phường có chung một sản phẩm.
3. Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung xây dựng, phát triển Chương trình OCOP trở thành Chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, bền vững gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí nông thôn cấp xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 - 2020.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2019 - 2025:
Hỗ trợ, hoàn thiện nâng cấp 26 sản phẩm có thể mạnh tham gia Chương trình OCOP trong danh mục sản phẩm hiện có (Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo).
Phát triển mới từ 3 - 5 sản phẩm theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp bền vững và có ít nhất 01 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Hình thành, phát triển ít nhất 01 làng du lịch sinh thái cộng đồng, làng văn hóa gắn với khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu kết hợp bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa phục vụ du lịch sinh thái nông nghiệp.
Tổ chức đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố: Có ít nhất từ 2 - 3 sản phẩm OCOP cấp thành phố và mỗi xã trên địa bàn huyện Hòa Vang có ít nhất 01 sản phẩm tham gia chương trình OCOP.
Lựa chọn, củng cố, hỗ trợ phát triển ít nhất 26 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác) gắn với 26 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố. Đồng thời, phát triển mới ít nhất 3 - 5 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành OCOP từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; khuyến khích hỗ trợ, phát triển ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo chu trình OCOP.
b) Giai đoạn 2026 - 2030:
Hỗ trợ, hoàn thiện nâng cấp ít nhất 54 sản phẩm có thế mạnh tham gia chương trình OCOP trên địa bàn thành phố (Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).
Phát triển mới từ 8 - 10 sản phẩm theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp bền vững; Hình thành, phát triển từ 3 - 5 làng du lịch sinh thái cộng đồng, làng văn hóa gắn với khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu kết hợp bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa phục vụ du lịch sinh thái nông nghiệp.
Tổ chức đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố: Có ít nhất từ 3 - 5 sản phẩm OCOP cấp thành phố và có ít nhất từ 2 - 3 sản phẩm của thành phố đạt từ 3 sao trở lên tham gia chương trình OCOP cấp quốc gia.
Lựa chọn, củng cố, hỗ trợ phát triển ít nhất 40 - 50 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác) tham gia chương trình OCOP trên địa bàn thành phố.
Phấn đấu đến năm 2030, có trên 90% sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của thành phố được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và bao bì, nhãn mác sản phẩm.
1. Khởi động và triển khai chương trình OCOP trên địa bàn thành phố
a) Phê duyệt Đề án OCOP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030.
b) Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách triển khai thực hiện Đề án; thu thập, hệ thống các chính sách hỗ trợ của Trung ương và thành phố liên quan đến sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ sản phẩm OCOP, trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố cho sản phẩm OCOP hoặc lồng ghép trong chính sách hỗ trợ nông nghiệp của thành phố.
c) Tổ chức hội thảo triển khai Chương trình OCOP, hướng dẫn, tập huấn cho các đối tượng đăng ký sản phẩm về xây dựng kế hoạch kinh doanh, hỗ trợ phát triển sản phẩm mới, hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm đã có thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, học tập kinh nghiệm, xây dựng và triển khai các đề tài, dự án phát triển công nghệ, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.
d) Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm theo Bộ Tiêu chí hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở kết quả đánh giá, xếp hạng phân theo 03 nhóm sản phẩm chủ lực gồm: Sản phẩm cấp thành phố, sản phẩm cấp huyện và sản phẩm cấp xã, phường.
đ) Lồng ghép công tác tuyên truyền, giới thiệu chương trình, sản phẩm OCOP trong các mô hình, đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo và triển lãm,... để đa dạng hóa các hoạt động.
2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức Chương trình
Củng cố, kiện toàn tổ chức triển khai Chương trình OCOP theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 và phù hợp với điều kiện của thành phố, cụ thể như sau:
a) Hoàn thiện tổ chức bộ máy OCOP cấp thành phố:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia thành phố.
- Cơ quan thường trực: Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong Ban chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ sẽ phân công phụ trách sản phẩm hoặc địa phương.
- Cơ quan tham mưu giúp việc chuyên trách: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thành lập Tổ công tác tham mưu triển khai nghiệp vụ trong Chương trình OCOP gồm các nội dung: Nghiệp vụ phát triển sản phẩm và phát triển doanh nghiệp/hợp tác xã/tổ hợp tác; Nghiệp vụ xúc tiến thương mại, truyền thông; Nghiệp vụ tổng hợp.
b) Hoàn thiện tổ chức bộ máy OCOP cấp quận, huyện:
- Cơ quan chỉ đạo: UBND các quận, huyện.
- Cơ quan thường trực: Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Hòa Vang hoặc Phòng Kinh tế các quận.
- Bộ phận tham mưu OCOP cấp quận, huyện: Cán bộ thuộc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Vang hoặc Phòng Kinh tế các quận. Đối với huyện Hòa Vang phải có ít nhất 01 cán bộ phụ trách Chương trình OCOP.
c) Đối với cấp xã, phường: Lồng ghép trong nhiệm vụ phát triển thủy sản nông lâm của xã/phường, cử cán bộ lãnh đạo phụ trách lĩnh vực nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ tham mưu, triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn.
d) Triển khai các hoạt động tập huấn và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống OCOP từ cấp cấp thành phố đến cấp quận, huyện, cán bộ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và chủ hộ sản xuất.
3. Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP
a) Trên cơ sở Bộ Tiêu chí đánh giá xếp hạng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm phù hợp với điều kiện của thành phố.
b) Tổ chức cá nhân đăng ký ý tưởng sản phẩm và được chấp thuận tham gia OCOP làm hồ sơ đăng ký sản phẩm nộp về bộ phận tham mưu OCOP cấp quận, huyện.
c) Tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quận, huyện và cấp thành phố.
d) Trên cơ sở kết quả đánh giá, xếp hạng, trình UBND thành phố phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm; lựa chọn sản phẩm được xếp hạng cấp thành phố (từ 4 sao trở lên) tham dự đánh giá, xếp hạng cấp Trung ương.
4. Củng cố, phát triển sản phẩm và các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP
a) Hỗ trợ các đối tượng, tổ chức tham gia Chương trình OCOP phát triển thành lập các hợp tác xã, doanh nghiệp theo hướng có sự tham gia của cộng đồng; hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện cơ sở sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm đảm bảo tiêu chuẩn, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Hỗ trợ các hoạt động, dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với sản phẩm, dịch vụ OCOP. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ban hành kèm theo Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
c) Hỗ trợ các đối tượng, tổ chức đã tham gia OCOP phát triển thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp vừa và nhỏ với các nhóm, hộ gia đình nâng cấp hoàn thiện cơ sở sản xuất (nhà xưởng, thiết bị, nhân sự,...), mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quy định; kết nối các tổ chức OCOP với các nhà tư vấn phù hợp với ngành hàng và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác này theo nguyên tắc cùng có lợi.
d) Giám sát việc sản xuất kinh doanh sản phẩm của các tổ chức OCOP; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành chương trình OCOP, đảm bảo công tác truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cũng như bảo mật chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
5. Thực hiện công tác xúc tiến thương mại đối với sản phẩm, dịch vụ OCOP
a) Hỗ trợ các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm, thương mại điện tử, hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm.
b) Hỗ trợ tham gia giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, gồm: Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm cấp thành phố, cấp quận, huyện, hỗ trợ gắn kết gian hàng, điểm giới thiệu sản phẩm OCOP tại các siêu thị, chợ, cửa hàng, quầy giới thiệu sản phẩm tại vị trí thuận lợi. Dự kiến quy hoạch Trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các địa phương (Chi tiết tại Phụ lục III kèm theo).
c) Hỗ trợ các hoạt động xây dựng mẫu mã, nhãn hiệu, thương hiệu, cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm cho các sản phẩm OCOP.
d) Thông tin thu thập được tổng hợp, phân tích dựa trên cả 3 yếu tố cung - cầu - cạnh tranh làm cơ sở dự báo nhu cầu tiêu dùng, xu hướng thị trường, kết nối thị trường mới,... góp phần định hướng sản xuất kinh doanh cho các sản phẩm OCOP.
6. Xây dựng và triển khai các dự án nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sản xuất nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố
a) Hỗ trợ, triển khai các dự án nâng cấp, phát triển sản phẩm thực hiện theo Chương trình OCOP thường niên. Các dự án nâng cấp, phát triển sản phẩm được cộng đồng đề xuất và làm chủ đầu tư. Các cơ quan OCOP cấp quận, huyện và cấp thành phố hỗ trợ cộng đồng trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo cơ chế, chính sách hiện hành.
b) Hỗ trợ xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố.
c) Xây dựng các dự án nâng cấp, mở rộng chuỗi sản phẩm chủ lực cấp thành phố và cấp quận, huyện. Đông thời, phối hợp với các đoàn thể triển khai các dự án khởi nghiệp để hình thành các chủ thể OCOP và các sản phẩm OCOP. Phấn đấu mỗi quận, huyện xây dựng từ 1 - 2 dự án theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của địa phương nhằm hình thành và phát triển sản phẩm mới tham gia Chương trình OCOP.
d) Dự án xây dựng mô hình sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế vườn, kinh tế du lịch nông nghiệp gắn với phát triển các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn.
7. Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP
a) Nguồn vốn chủ yếu để thực hiện Chương trình OCOP là vốn xã hội hóa của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, bao gồm: vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nguồn vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ Chương trình OCOP.
b) Nguồn vốn ngân sách: Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư thực hiện Chương trình OCOP chỉ mang tính chất hỗ trợ từ các nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế trong dự toán chi ngân sách hàng năm, vốn ngân sách cấp quận, huyện và các nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình, dự án để thực hiện.
Đối với nguồn vốn ngân sách, các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan, căn cứ vào nội dung công việc được phân công tại Đề án chủ động lồng ghép vào các nguồn kinh phí được bố trí hàng năm để triển khai thực hiện. Ngoài ra, UBND các quận, huyện ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí được cân đối trong dự án ngân sách cấp mình để triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn quận, huyện.
8. Giải pháp thực hiện
a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức:
Triển khai các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của hệ thống quản lý Chương trình OCOP các cấp và sự hiểu biết của cộng đồng về Chương trình OCOP; lồng ghép trong các khóa đào tạo, tập huấn chương trình xây dựng nông thôn mới và các hội nghị, hội thảo chuyên ngành nông nghiệp
Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, lồng ghép các hoạt động truyền thông tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông bằng hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể thường xuyên và liên tục về “Chương trình OCOP”.
Các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện truyền thông, vận động đoàn viên, hội viên khởi nghiệp, đăng ký ý tưởng phát triển sản phẩm, dịch vụ tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố.
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách và huy động nguồn lực:
Các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP thực hiện các chính sách hiện hành của Trung ương và thành phố về phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nông thôn, ngành nghề nông thôn, khoa học công nghệ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại, chương trình nông thôn mới,... Đối với sản phẩm tham gia Chương trình OCOP được hỗ trợ theo Thông tư 08/2019/TT-BCT.
Nguồn lực lớn nhất của Chương trình là từ cộng đồng: Huy động nguồn lực cộng đồng (tiền vốn, đất đai, lao động, nguyên liệu, công nghệ,...) của các tổ chức kinh tế trong quá trình triển khai thực hiện theo chu trình OCOP.
c) Giải pháp về khoa học công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:
Trên cơ sở Bộ tiêu chí đánh giá của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, xây dựng bộ tiêu chí, khung hướng dẫn đánh giá sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Xây dựng và triển khai thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP trên cơ sở nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế, ưu tiên các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp và kinh tế hộ có địa chỉ cụ thể, đăng ký tham gia chương trình.
Ưu tiên hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ đăng ký, xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm OCOP.
Vốn sự nghiệp thủy sản nông lâm cấp thành phố và cấp quận, huyện ưu tiên bố trí kinh phí để xây dựng các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và thực hiện nâng cấp, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp bền vững.
d) Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện OCOP
Hệ thống tư vấn hỗ trợ: Các cơ quan, bộ máy chuyên trách OCOP cấp thành phố, cấp quận, huyện. Trong đó trọng tâm là cấp quận, huyện.
Hệ thống các đối tác của OCOP: Các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, kinh doanh, các viện, trường, nhà khoa học trong lĩnh vực ngành hàng của sản phẩm OCOP, các tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm, ngân hàng, tổ chức tín dụng, hiệp, hội,...
đ) Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại
Triển khai các chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, chương trình kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố; tổ chức các hội chợ, triển lãm giới thiệu, xúc tiến, quảng bá các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP.
Đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường về sản phẩm nông nghiệp để các tổ chức kinh tế chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh. Ưu tiên hỗ trợ các tổ chức kinh tế đảm bảo các tiêu chuẩn quy định để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên bố trí vốn sự nghiệp hàng năm để thực hiện công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối Nông thôn mới
a) Chủ trì tham mưu tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố; hướng dẫn các quận, huyện triển khai thực hiện Đề án ở địa phương; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo quy định.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan khác bố trí, phân bổ, hướng dẫn sử dụng vốn ngân sách, huy động nguồn lực tài chính từ các quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP ngoài nguồn vốn.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức thường niên các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm gắn với tổ chức hội chợ, thực hiện tốt khâu xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành Chương trình OCOP từ thành phố đến cơ sở; lãnh đạo quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.
2. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện có hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình OCOP.
b) Hỗ trợ và thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thương mại đối với hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
c) Phối hợp tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm; tổng hợp đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP; bố trí, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp thành phố để ưu tiên thực hiện các nội dung liên quan đến Chương trình OCOP.
b) Hỗ trợ các địa phương đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP.
c) Phối hợp tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
4. Sở Y Tế
Phối hợp triển khai thực hiện chương trình đối với sản phẩm dược liệu; tham gia tổ chức đánh giá, xếp hạng đối với nhóm sản phẩm dược liệu; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đánh giá tác dụng của các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu,...nhằm phục vụ Chương trình OCOP.
5. Sở Du lịch
Chủ trì nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa trên địa bàn thành phố.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lồng ghép các nội dung của Chương trình OCOP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố; tham mưu UBND thành phố phân bổ ngân sách cho Chương trình OCOP.
7. Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố
Tập trung thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm, chứng nhận sản phẩm an toàn.
8. UBND các quận, huyện
a) Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm cấp quận, huyện.
b) Bố trí nguồn ngân sách cấp quận, huyện để lồng ghép thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn quận, huyện.
c) Lựa chọn sản phẩm để chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn quận, huyện; tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm cấp quận, huyện để tham gia vào sản phẩm cấp thành phố, cấp quốc gia.
d) Tổ chức huy động nguồn lực từ các tổ chức kinh tế và các nguồn vốn khác trên địa bàn để thực hiện Chương trình trên địa bàn quận, huyện.
9. Các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội trên địa bàn thành phố
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, tập trung công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP và phối hợp tham gia thực hiện chương trình OCOP.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC SẢN PHẨM HIỆN CÓ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP, GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo Quyết định số 2276/QĐ-UBND ngày 23/5/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng)
TT | Tên sản phẩm | Dự kiến chủ thể tham gia |
I | Thực phẩm |
|
1 | Rau, củ, quả an toàn | HTX rau Túy Loan; HTX rau, củ quả Hòa Vang; HTX rau La Hường, Hòa Thọ Đông |
2 | Gạo hữu cơ Hòa Vang | Tổ nông dân sản xuất lúa VietGAP, thôn An Trạch, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, đại diện ông Nguyễn Đính; Nhóm hộ nông dân sản xuất gạo tại Hòa Vang |
3 | Gạo hữu cơ Hòa Quý | HTX Nông nghiệp Hòa Quý |
4 | Bưởi da xanh Hòa Ninh | Hộ Đặng Văn Nhân; Đặng Văn Hòa; Võ Thị Lạc; Đặng Thị Kim Giang (thôn Đông Sơn); Nguyễn Nhường (thôn An Sơn); Đặng Văn Tịnh; Nguyễn Sành (thôn Trung Nghĩa) |
5 | Bánh tráng Túy Loan | Cơ sở sản xuất Đặng Thị Tùng; Đặng Thị Tuy Phong; Đặng Thọ Ngọc; Nguyễn Thị Anh; Trần Thị Luyện |
6 | Bánh khô mè | Bánh khô mè Quang Châu: Hộ Nguyễn Thị Nghĩ; Nguyễn Thị Hủy; Trần Thị Thích; Nguyễn Thị Lan; Huỳnh Thị Đây |
Cơ sở Bánh Khô Mè Bà Liễu, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ | ||
7 | Trứng cút sạch Trà Kiểm | Nguyễn Đức Xu - Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi trứng cút thôn Trà Kiểm, xã Hòa Phước |
8 | Chả bò, chả heo | Hộ sản xuất chả Hùng Hồng, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu; Chả bò Phước Hà, phường Hòa Khê, quận Thanh Khê |
9 | Chả cá, chả mực | Công ty TNHH Bắc Đẩu; Công ty TNHH Thanh Hồng Phúc, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà; Chả cá Cây Sang, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê |
10 | Tré, nem, chả | Cơ sở sản xuất Bà Đệ, phường Thạch Thang, quận Hải Châu |
11 | Nước mắm Nam Ô | HTX SX & CB Hải sản Đông Hải; Công ty CP Thủy sản Nam Ô, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu |
12 | Kiệu hương Hòa Nhơn | THT Kiệu Hương thôn Thạch Nham Tây |
13 | Tôm thẻ, cua Trường Định | THT nuôi tôm Trường Định, xã Hòa Liên |
14 | Chuối thanh tiêu | Hòa Phú, huyện Hòa Vang; |
15 | Đậu phụng hữu cơ Hòa Nhơn | Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa vang |
16 | Nuôi cá nước ngọt Hòa Khương | THT sản xuất và dịch vụ nghề cá Hòa Khương |
II | Đồ uống |
|
17 | Rượu cần Phú Túc | Hộ sản xuất Lê Văn Nghĩa |
18 | Chè dây Hòa Bắc | Hộ sản xuất |
19 | Chè Hòa Ninh | Hộ sản xuất |
20 | Dứa Hòa Ninh | Hộ sản xuất |
21 | Mía Hòa Bắc | Hộ trồng mía Trần Đình Tuấn |
III | Thảo dược |
|
22 | Nấm linh chi | HTX SX giống và DV nuôi trồng nấm An Hải Đông |
HTX SX KD DV TM Kim Thanh | ||
HTX nấm Nhơn Phước | ||
HTX nấm Linh Chi Khuê Mỹ | ||
23 | Dầu giá Linh Ứng, dầu tràm Ông Tiên, dầu nóng Tiên Sa | Cty TNHH MTV Tinh dầu Hoàng Lịch, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà |
IV | Vải và may mặc | |
V | Lưu niệm - nội thất - trang trí | |
24 | Hoa, cây cành Hòa Vang | THT hoa, cây cảnh Dương Sơn; HTX hoa Vân Dương; HTX hoa Nhơn Thọ |
25 | Đá trang trí Hòa Sơn | HTX đá trang trí thôn Xuân Phú, xã Hòa Sơn |
VI | Dịch vụ du lịch nông thôn | |
26 | Du lịch sinh thái đồng bào dân tộc | THT du lịch sinh thái cộng đồng và homestay thôn Tà Lang, Giàn Bí xã Hòa Bắc |
DANH MỤC SẢN PHẨM DỰ KIẾN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Quyết định số 2276/QĐ-UBND ngày 23/5/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng)
TT | Tên sản phẩm | Chủ thể sản xuất | Địa chỉ chủ thể sản xuất |
I | Thực phẩm |
|
|
1 | Lúa giống Hòa Tiến | HTX Nông nghiệp Hòa Tiến 1 | Xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang |
2 | Gạo hữu cơ | HTX Nông nghiệp Hòa Tiến 1 | Xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang |
HTX Nông nghiệp Hòa Phước | Xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang | ||
HTX Nông nghiệp Hòa Phong | Xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang | ||
HTX Nông nghiệp Hòa Quý | Thôn Tây An, phường Hòa Quý | ||
HTX Hoa Vân Dương | Thôn Vân Dương, Xã Hòa Liên | ||
3 | Rau an toàn, rau hữu cơ | HTX Rau an toàn La Hường | Thôn La Hường, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ |
HTX Rau an toàn Túy Loan | Thôn Túy Loan Tây, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang | ||
THT trồng rau Thạch Nham, Ninh An | Thôn Thạch Nham, Ninh An, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang | ||
Công ty CP rau sạch Làng Phú Sơn Công ty TNHH MTV Khoa Hưng Thịnh. | Thôn Phú Sơn Nam, Phú Sơn 2,3, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang | ||
HTX Rau, củ, quả Hòa Vang | Thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang | ||
HTX trồng rau Cầm Nê, Yến Nê | Thôn Cẩm Nê, Yến Nê, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang | ||
4 | Nấm thương phẩm và các sản phẩm sơ chế, chế biến (nấm rơm, sò,...) | HTX nấm Nhơn Phước | Thôn Thạch Nham, xà Hòa Nhơn |
THT nấm La Châu | Thôn La Châu, xã Hòa Khương | ||
Hộ sản xuất và THT nấm Tây An | Thôn Khái Tây, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn | ||
5 | Nếp đắng Hòa Liên | Hộ nông dân sản xuất | Thôn Trường Định, xã Hòa Liên |
6 | Nếp hương Hòa Phong | Hộ Nông dân sản xuất | Vùng trồng nếp Xã Hòa Phòng |
7 | Giá đỗ Nghi An | HTX giá đỗ Nghi An | Nghi An, phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ |
8 | Giá cát Hòa Nhơn | Cơ sở sản xuất Đặng Thị Tươi | Thôn Phú Hòa 2, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang |
9 | Đậu tây Hòa Thọ Tây | Nhóm hộ sản xuất | Phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ |
10 | Ớt xanh Bồ Bản | HTX Rau, củ, quả Hòa Vang | Thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang |
11 | Ớt xanh La Hường | HTX Rau an toàn La Hường | Thôn La Hường, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ |
12 | Dưa hấu, dưa lưới | Hộ sản xuất và THT | Thôn Trường Định, xã Hòa Liên |
Hộ sản xuất và THT | Thôn Phú Sơn Nam, Phú Sơn 2,3, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang 1 | ||
13 | Vú sữa Hòa Liên | Hộ sản xuất | Thôn Tân Ninh, Hiền Phước và Quang Nam 4, xã Hòa Liên |
14 | Bưởi da xanh | Công ty CP Công nghệ cao Bách Phương Hộ Đặng Văn Nhân | Thôn Đông Sơn, Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang |
15 | Dứa Hòa Ninh | Nhóm hộ sản xuất | Xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang |
16 | Thanh Long ruột đỏ | Hộ sản xuất | Thôn An Châu, xã Hòa Phú. huyện Hòa Vang |
17 | Chuối | Hộ sản xuất | Hòa Bắc, Hòa Phú, huyện Hòa Vang |
18 | Chuối thanh tiêu Hòa Phú | Hộ sản xuất | Nhóm hộ sản xuất Hòa Phú |
19 | Bánh tráng Túy Loan | Cơ sở sản xuất Đặng Thị Tùng | Thôn Túy Loan Đông, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang |
20 | Bánh khô mè | Cơ sở sản xuất Huỳnh Thị Đây | Thôn Quang Châu, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang |
Cơ sở Bánh Khô Mè Bà Liễu | Tổ 33, Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ | ||
21 | Bánh ít lá sai; Bánh gói Phong Nam | Hộ sản xuất | Thôn Phong Nam, xã Hòa Châu |
22 | Chăn nuôi bò thịt thâm canh | THT chăn nuôi bò Hòa Bắc | Xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang |
Cty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Khương | Thôn 5, xã Hòa Khương, Hòa Vang | ||
THT chăn nuôi bò Hòa Phú | Xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang | ||
23 | Gà đồi, gà thả vườn | Cty TNHH MTV Nhất Trung Sơn; | Thôn Hòa Trung, xã Hòa Ninh |
THT chăn nuôi gà Hòa Nhơn | Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang | ||
24 | Trứng cút Trà Kiểm | Nguyễn Đức Xu - Tổ hội nghề nghiệp | Thôn Trà Kiểm, xã Hòa Phước, Hòa Vang |
25 | Cá ngừ đại dương sấy khô | Cty TNHH SX&TM Hải Vy | Thôn Thạch Nham, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang |
26 | Chả cá, chả mực | Cơ sở SX tại Thọ Quang | Phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Sơn |
Cơ sở chế biến chả cá Nguyễn Thị Phượng | 36 Trần Độc, TP. Quy Nhơn | ||
Cơ sở chế biến chả cá Nguyễn Ngọc Dũng | 379 Nguyễn Huệ, TP. Quy Nhơn | ||
27 | Chế biến thủy sản xuất khẩu | Cty CP Thủy sản & TM Thuận Phước | Khu CN Thủy sản Thọ Quang |
Cty TNHH Đồ hộp Hạ Long | Khu CN Thủy sản Thọ Quang | ||
Cty CP Procimex ĐN | Khu CN Thủy sản Thọ Quang | ||
Cty TNHH CB TP D & N | 62 Yết Kiêu, phường Thọ Quang | ||
28 | Nước mắm Nam Ô | Cty CP Thủy sản Nam Ô | Quốc lộ 1A phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu |
HTX SX & CB Hải sản Đông Hải | Tổ 110 phương Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu | ||
29 | Dầu phụng | Hộ sản xuất | Hộ sản xuất Hòa Phong, Hòa Nhơn |
30 | Nước Mắm Phước Thái | Cty TNHH Phước Thái | 63 Trương Định, phường Mân Thái, quận Sơn Trà |
31 | Tré, nem, chả Hải Châu | Cơ sở sản xuất Bà Đệ | 77 Hải Phòng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu |
Cơ sở sản xuất chả bò bà Hường | 04 Hoàng Diệu, phường Phước Ninh, quận Hải Châu | ||
Cơ sở sản xuất chả Hùng Hồng | 106/9 Ngô Gia Tự, phường Hải Châu I, quận Hải Châu | ||
32 | Tré, nem, chả Sơn Trà | Hộ Nguyễn Thị Huỳnh | Phường Mân Thái, quận Sơn Trà |
Hộ Hưng Thị Phát | Phường An Hải Đông, quận Sơn Trà | ||
33 | Nem, tré, chả, bò, thủy hải sản khô Thanh Khê | Cơ sở sản xuất nem, tré Phan Thị Trinh | K196/H32/12 Trần Cao Vân, quận Thanh Khê |
Cơ sở sản xuất chả bò Nguyễn Thị Nguyệt | K379/27 Trần Cao Vân, quận Thanh Khê | ||
Cơ sở sản xuất chả cá Hồ Thị Chi | K222/25 Trần Cao Vân | ||
Cơ sở sản xuất bò khô Vũ Anh | K285/16 Lê Duẩn | ||
Cơ sở chế biến nước chấm Phạm Hùng | 239B Dũng Sĩ Thanh Khê | ||
Cơ sở sản xuất nước mắm Y Hà - Phụng Hiền | 40 Trần Can, Thanh Khê | ||
34 | Hải sản khô, tẩm gia vị | Cty TNHH TM&TH Phước Tiến | Khu CN Thủy sản Thọ Quang |
Cty TNHH Thiên Long Nhật | Khu CN Thủy sản Thọ Quang | ||
35 | Tôm thẻ, của Trường Định | THT nuôi tôm Trường Định | Thôn Trường Định, Hòa Liên |
36 | Nuôi cá nước ngọt (điêu hồng, rô phi đơn tính, leo,...) | CLB Nuôi cá Hốc Khế | Thôn Hốc Khế, Hòa Phong, Hòa Vang |
THT nuôi cá Phú Sơn I | Thôn Phú Sơn, xã Hòa Khương | ||
II | Đồ uống |
|
|
37 | Rượu cần Phú Túc | Hộ sản xuất Lê Văn Nghĩa | Thôn Phú Túc, xã Hòa Phú |
38 | Chè dây Hòa Bắc | THT khai thác chè | Thôn Tà Lang, Giàn Bí, Hòa Bắc |
39 | Chè tươi | Nhóm hộ trồng chè | Hòa Ninh, Hòa Sơn |
40 | Mía Hòa Bắc | Hộ trồng mía | Xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang |
41 | Rượu nấm Linh Chi | HTX SX giống và DV nuôi trồng nấm An Hải Đông | Tổ 48 An Hải Đông, quận Sơn Trà |
HTX SX KD DV TM Kim Thanh | K123/39 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê | ||
42 | Nước cốt đài quả Hibiscus Delly - Rượu vang Hibvalley - Trà Delly | Cty TNHH Chăm Chăm | Phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu |
III | Thảo dược |
|
|
43 | Nấm linh chi | HTX SX giống và DV nuôi trồng nấm An Hải Đông | Tổ 48 An Hải Đông, quận Sơn Trà |
HTX SX KD DV Kim Thanh | K123/39 Cù Chính Lan, quận Thanh Khê | ||
HTX nấm Nhơn Phước | Thôn Thạch Nham, xã Hòa Nhơn | ||
HTX nấm Linh Chi Khuê Mỹ | Phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn | ||
HTX sản xuất và chế biến nấm Hòa Thành | K249/87 Hà Huy Tập | ||
44 | Mật ong Hòa Bắc | THT DL ST cộng đồng và homestay thôn Tà Lang, Giàn Bí xã Hòa Bắc | Xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang |
45 | Dầu Linh ứng, dầu tràm Ông Tiên, dầu Tiên Sa | Cty TNHH MTV Tinh dầu Hoàng Lịch | Phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà |
46 | Bộ sản phẩm từ quế (dép quế, lót giày quế, tấm đệm quế) | TNHH SX KD XNK Hương Quế | Tổ 11 khối Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu |
IV | Vải và may mặc |
|
|
47 | Dệt thổ cẩm Hòa Bắc | THT du lịch sinh thái cộng đồng và homestay thôn Tà Lang, Giàn Bí xã Hòa Bắc | Thôn Tà Lang, Giàn Bí xã Hòa Bắc |
48 | Gia công may mặc | Cty TNHH May mặc Tiến Thắng | Thôn La Bông, xã Hòa Tiến |
V | Lưu niệm - nội thất - trang trí |
| |
49 | Hoa, cây cảnh Hòa Vang | THT hoa, cây cảnh Dương Sơn; Vân Dương; Nhơn Thọ |
|
50 | Đá mỹ nghệ Non Nước | Cơ sở đá Nguyễn Long Bửu | 55 Huyền Trân Công Chúa, phường Hòa Hải, Q.NHS |
Cơ sở đá Nguyễn Việt Minh | 53 Huyền Trân Công Chúa phường Hòa Hải, Q.NHS | ||
Cơ sở đá Nguyễn Hùng | 85 Huyền Trân Công Chúa phường Hòa Hải, Q.NHS | ||
Cơ sở đá mỹ nghệ Diệp Phương | Tổ 38, Nguyễn Bá Lân, P. Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn | ||
51 | Đá trang trí Hòa Sơn | Nhóm hộ sản xuất | Thôn Xuân Phú, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang |
52 | Sản phẩm lưu niệm đặc trưng Sơn Trà - Đà Nẵng (móc khóa hình vooc vá, hình cầu rồng, chùa Linh Ứng, tranh sơn mài, đông hồ,...) | Cty TNHH MTV Quà Tặng Sơn Trà | 175 Hoàng Đức Lương, quận Sơn Trà |
Cty TNHH Dịch vụ Thương mại Phú Thiên Phúc | 31 Dương Minh Tự, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà | ||
VI | Dịch vụ du lịch nông thôn |
| |
53 | Dịch vụ du lịch sinh thái nông nghiệp, làng nghề | CLB Du lịch sinh thái làng quê: Bồ Bản, Phong Nam; Làng nghề chiếu Cẩm Nê, đan đát Yến Nê | Thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong Thôn Phong Nam, xã Hòa Châu Tôn Cẩm Nê, Yến Nê, xã Hòa Tiến |
54 | Du lịch sinh thái đồng bào dân tộc | CLB du lịch thôn Phú Túc | Thôn Phú Túc, xã Hòa Phú |
CLB DL thôn Tà Lang, Giàn Bí | Thôn Tà Lang, Giàn Bí, Hòa Bắc |
DANH MỤC QUY HOẠCH TRUNG TÂM/ĐIỂM GIỚI THIỆU SẢN PHẨM OCOP VÀ DANH MỤC SẢN PHẨM XÂY DỰNG NHÃN HIỆU
(Kèm theo Quyết định số 2276/QĐ-UBND ngày 23/5/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng)
TT | Tên sản phẩm | Giai đoạn 2018-2020 | Giai đoạn 2021 - 2030 | Ghi chú |
I | Trung tâm/ điểm giới thiệu sản phẩm OCOP | 4 | 6 |
|
1 | Trung tâm OCOP cấp thành phố | 1 |
|
|
2 | Trung tâm OCOP cấp huyện | 1 | 2 |
|
3 | Điểm giới thiệu sản phẩm OCOP | 2 | 4 |
|
II | Danh mục sản phẩm xây dựng nhãn hiệu |
|
|
|
1 | Sản phẩm OCOP Đà Nẵng | x |
|
|
2 | Nấm Linh chi Đà Nẵng | x |
| Đã cấp nhãn hiệu |
3 | Giá đỗ Nghi An | x |
| Đã cấp nhãn hiệu |
4 | Rau an toàn Túy Loan | x |
| Đã cấp nhãn hiệu |
5 | Nấm La Châu | x |
| Đã cấp nhãn hiệu |
6 | Nấm Nhơn Phước | x |
| Đã cấp nhãn hiệu |
7 | Lúa gạo hữu cơ Hòa Phước | x |
| Đang thẩm định |
8 | Lúa gạo hữu cơ Hòa Tiến | x |
| Đang thẩm định |
9 | Gạo hữu cơ Hòa Vang | x |
| Đang thẩm định |
10 | Gà đồi Hòa Vang | x |
| Đang thẩm định |
11 | Thủy sản Hòa Liên | x |
| Đang thẩm định |
12 | Hoa Vân Dương | x |
| Đang thẩm định |
13 | Rau củ, quả Hòa Vang | x |
| Đang thẩm định |
14 | Gà Hòa Nhơn | x |
| Đang thẩm định |
15 | Trứng cút Hòa Phước | x |
| Đang thẩm định |
16 | Thủy sản Hòa Liên | x |
| Đang thẩm định |
17 | Mía Hòa Bắc | x |
| Đang thẩm định |
18 | Rượu cần Phú Túc | x |
| Đang thẩm định |
19 | Ớt Bồ Bản | x |
| Đang thẩm định |
20 | Bưởi da xanh Hòa Nhơn | x |
|
|
21 | Kiệu hương Hòa Nhơn | x |
|
|
22 | Bánh tráng Túy Loan | x |
|
|
23 | Gạo hữu cơ Hòa Quý | x |
|
|
24 | Bánh khô mè Quang Châu | x |
|
|
25 | Cá nước ngọt Hòa Khương | x |
|
|
26 | Mật ong Hòa Bắc |
| x |
|
27 | Chả Hùng Hồng | x |
|
|
28 | Bò thịt Hòa Bắc |
| x |
|
29 | Vú sữa Hòa Liên |
| x |
|
30 | Bánh Phong Nam |
| x |
|
31 | Chè Hòa Ninh |
| x |
|
32 | Dứa Hòa Ninh |
| x |
|
33 | Cây ăn quả Hòa Phú |
| x |
|
34 | Rau, ớt La Hường | x |
|
|
35 | Dầu phụng Hòa Nhơn |
| x |
|
36 | Chả cá Cây Sang | x |
|
|
37 | Hòa Nhơn Thọ | x |
|
|
38 | Hòa Dương Sơn | x |
|
|
39 | Chả Phước Hà | x |
|
|
40 | Thủy sản Bắc Đẩu | x |
|
|
41 | Ếch Hòa Phong |
| x |
|
42 | Nếp đắng Hòa Liên |
| x |
|
43 | Đậu tây Hòa Thọ Tây |
| x |
|
- 1Quyết định 878/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình
- 2Kế hoạch 134/KH-UBND thực hiện đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2019, tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 900/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh năm 2019
- 4Quyết định 1626/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam năm 2019
- 5Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2030
- 6Quyết định 1040/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7Quyết định 3629/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 2277/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 về phê duyệt Đề cương Đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 4781/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 về Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 490/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 01/QĐ-BCĐTW năm 2018 về Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 ban hành
- 6Thông tư 08/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 43/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 878/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình
- 8Kế hoạch 134/KH-UBND thực hiện đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2019, tỉnh Thanh Hóa
- 9Quyết định 900/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh năm 2019
- 10Quyết định 1626/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam năm 2019
- 11Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2030
- 12Quyết định 1040/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 13Quyết định 3629/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020
Quyết định 2276/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Đà Nẵng đến năm 2030
- Số hiệu: 2276/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/05/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Hồ Kỳ Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/05/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra