Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2226/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 29 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO ĐỘ CHE PHỦ RỪNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Căn cứ Luật Cư trú năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/04/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050;

Căn cứ Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/04/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 19/8/2021 của Tỉnh ủy Đắk Nông về quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 211/TTr-SNN ngày 06 tháng 12 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án nâng cao độ che phủ rừng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, gồm các nội dung chính như sau:

1. Thông tin chung

- Tên gọi: Đề án nâng cao độ che phủ rừng giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

- Chủ đầu tư: Chi cục Kiểm lâm.

- Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

- Thời gian thực hiện Đề án: Giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 19/8/2021 của Tỉnh ủy về quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025 tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt trên 40%. Tổng diện tích rừng tăng so với năm 2021 tối thiểu là 13.000 ha.

- Định hướng đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt trên 42%. Tổng diện tích rừng tăng so với năm 2021 tối thiểu là 26.000 ha.

- Xây dựng các dự án, chương trình, nhiệm vụ ưu tiên; các giải pháp, kế hoạch,... để nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.

3. Nhiệm vụ cụ thể

3.1. Giai đoạn 2023-2025

a) Về bảo vệ rừng:

- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có là 248.343,79 ha (rừng tự nhiên là 196.358,32 ha và rừng trồng đã thành rừng là 51.985,47 ha).

- Cập nhật diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng trong quy hoạch ba loại rừng đã thành rừng sau rà soát trong năm 2022 vào hệ thống theo dõi diễn biến rừng là 952,95 ha (277,75 ha rừng tự nhiên và 675,20 ha rừng trồng)

- Bảo vệ tốt tổng diện tích trồng rừng bằng phương thức nông lâm kết hợp năm 2021 và năm 2022 với 1.165 ha nhằm tăng khả năng phát triển thành rừng.

- Cập nhật, duy trì bảo vệ tốt được diện tích rừng trồng cây đặc sản, đa mục đích ngoài quy hoạch lâm nghiệp trong giai đoạn 2022 - 2025 với 8.000 ha nhằm đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh.

b) Về phát triển rừng:

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: 4.027 ha, bình quân khoảng 1.342 ha/năm.

- Thực hiện chăm sóc tốt diện tích rừng trồng tập trung, rừng nông lâm kết hợp trồng đến năm 2022 là 4.182 ha, trong đó: Rừng trồng tập trung các năm 2020, 2021 và 2022 là 3.017 ha; rừng nông lâm kết hợp trồng các năm 2021, 2022 là 1.165 ha.

- Trồng rừng tập trung: 3.345 ha, bình quân khoảng 1.115 ha/năm.

- Trồng rừng nông lâm kết hợp từ năm 2023 đến 2025: 5.465 ha và trồng cây phân tán 241 ha theo Quyết định số 2250/QĐ-UBND ngày 17/12/2021 của UBND tỉnh.

- Trồng cây phân tán 900 ha, bình quân 300 ha/năm.

- Trồng cây đặc sản, cây đa mục đích ngoài quy hoạch lâm nghiệp với diện tích 3.700 ha từ năm 2023 đến năm 2025.

3.2. Giai đoạn 2026-2030

a) Về bảo vệ rừng

- Bảo vệ tốt diện tích có rừng trên toàn tỉnh đến năm 2025 là 260.875,34 ha (196.636,07 ha rừng tự nhiên; 56.239,27 ha rừng trồng; 8.000 ha rừng trồng cây đa mục đích ngoài quy hoạch 3 loại rừng).

- Bảo vệ tốt diện tích phát triển rừng trong giai đoạn 2023-2025: 3.345 ha rừng trồng tập trung; 4.027 ha rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh; 5.465 ha rừng nông lâm kết hợp và 241 ha cây trồng phân tán.

b) Về phát triển rừng

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 7.200 ha, bình quân 1.440 ha/năm.

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung 270 ha, bình quân 135 ha/năm. Thực hiện trong năm 2026 và năm 2027.

- Trồng rừng tập trung 2.000 ha, bình quân 400 ha/năm.

- Trồng rừng bằng phương thức nông lâm kết hợp: 7.480 ha, bình quân 1.496 ha/năm.

- Trồng cây phân tán 1.600 ha, bình quân 320 ha/năm.

- Trồng cây đặc sản, cây đa mục đích ngoài quy hoạch lâm nghiệp với diện tích 1.000 ha trong năm 2026.

4. Kế hoạch và nội dung thực hiện

4.1. Kế hoạch thực hiện

Kế hoạch tổng thể để nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030, cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2023-2025: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 4.027 ha; Trồng, chăm sóc rừng tập trung 3.345 ha; Trồng, chăm sóc rừng nông lâm kết hợp 5.465 ha; Trồng, chăm sóc cây phân tán 900 ha; Trồng, chăm sóc cây đặc sản ngoài quy hoạch 3.700 ha.

- Giai đoạn 2026-2030: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 7.200 ha; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung 270 ha; Trồng chăm sóc rừng tập trung 2.000 ha; Trồng, chăm sóc rừng nông lâm kết hợp 7.480 ha; Trồng, chăm sóc cây phân tán 1.600 ha; Trồng chăm sóc cây đặc sản ngoài quy hoạch 1.000 ha.

4.2. Nội dung thực hiện

4.2.1. Quản lý, bảo vệ rừng

- Kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng:

Đối tượng: Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng trên địa bàn toàn tỉnh.

Khối lượng thực hiện: Tổng diện tích rừng trên toàn tỉnh đưa vào kế hoạch bảo vệ trong giai đoạn 2023-2030 là 2.068.790 lượt ha. Trong đó, kế hoạch bảo vệ 1.585.359 lượt ha rừng tự nhiên và 483.430 lượt ha rừng trồng.

- Kế hoạch cập nhật diện tích thành rừng trong năm 2022:

Cập nhật diện tích (rừng tự nhiên, rừng trồng trong quy hoạch) thành rừng vào bản đồ theo dõi diễn biến rừng trong năm 2022 với tổng diện tích 952,75 ha, trong đó: 277,75 ha diện tích đã thành rừng tự nhiên; 675,20 ha diện tích đã phát triển thành rừng trồng.

Cập nhật diện tích rừng trồng cây lâm nghiệp cây đa mục đích ngoài quy hoạch lâm nghiệp đã phát triển thành rừng năm 2022 với tổng diện tích 2.500 ha.

4.2.2. Phát triển rừng và nâng cao chất lượng rừng trong quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Kế hoạch thực hiện các hạng mục phát triển rừng theo giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 2023-2025, tổng diện tích phát triển rừng là 13.737 ha, trong đó: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là 4.027 ha, bình quân 1.342 ha/năm; trồng rừng tập trung 3.345 ha, bình quân 1.115 ha/năm; trồng rừng nông lâm kết hợp với diện tích 5.465 ha;

- Giai đoạn 2026-2030, tổng diện tích phát triển rừng là 18.550 ha, trong đó: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là 7.200 ha, bình quân 1440 ha/năm; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung 270 ha, bình quân 135 ha/năm; trồng rừng tập trung 2.000 ha, bình quân 400 ha/năm; trồng rừng nông lâm kết hợp với diện tích 7.480 ha.

4.2.3. Phát triển rừng trồng cây đa mục đích ngoài quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

- Đối tượng: Diện tích ngoài quy hoạch lâm nghiệp thích hợp phát triển các loài cây đặc sản, cây lâm nghiệp đa mục đích.

- Khối lượng thực hiện: Tổng diện tích phát triển rừng trồng cây đa mục đích giai đoạn 2023-2030 là 4.700 ha, trong đó: Giai đoạn 2023-2025 là 3.700 ha; Giai đoạn 2026-2030 là 1.000 ha.

5. Giải pháp thực hiện

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, Đề án đưa ra 08 nhóm giải pháp, cụ thể gồm: (1) Nhóm giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; (2) Nhóm giải pháp về đất đai và sử dụng đất lâm nghiệp bền vững; (3) Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý, bảo vệ rừng; (4) Nhóm giải pháp về phát triển rừng, nâng cao chất lượng và tỷ lệ che phủ rừng; (5) Nhóm giải pháp xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phát triển kinh tế hợp tác xã lâm nghiệp; xây dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến; (6) Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách và pháp luật; (7) Nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ; (8) Nhóm giải pháp về nguồn lực.

6. Các chương trình, dự án ưu tiên thực hiện giai đoạn 2022 - 2030

Để nâng cao độ che phủ rừng tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2030, Đề án đưa ra 08 chương trình, dự án ưu tiên cần thực hiện, bao gồm: (1) Thực hiện các Dự án thuộc Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển bền vững rừng vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030 được phê duyệt tại Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ; (2) Rà soát điều chỉnh cơ cấu ba loại rừng đảm bảo phù hợp chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030; (3) Rà soát, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ pháp lý của đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông phục vụ quản lý đất đai và quản lý rừng bền vững; (4) Xây dựng và thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến 2030 (5) Thí điểm và triển khai thực hiện loại hình dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon đối với hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; (6) Thực hiện các đề án, dự án trong Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, 2026- 2030; (7) Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021-2030; (8) Đề án phát triển giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

7. Kinh phí thực hiện

- Tổng dự toán kinh phí thực hiện đề án là 1.326.449 triệu đồng, trong đó:

Phân theo nguồn vốn: Ngân sách trung ương 118.784 triệu đồng, chiếm 9,0%; Ngân sách địa phương 146.230 triệu đồng, chiếm 11,0%; Tiền trồng rừng thay thế, tiền dịch vụ môi trường rừng không xác định được đối tượng chi 55.500 triệu đồng, chiếm 4,2%; Tiền dịch vụ môi trường rừng 710.907 triệu đồng, chiếm 53,6%; Nguồn vốn xã hội hóa 295.027 triệu đồng, chiếm 22,2%.

Phân theo hạng mục thực hiện nhiệm vụ: Bảo vệ rừng tự nhiên 605.991 triệu đồng; Bảo vệ rừng trồng 145.029 triệu đồng; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 73.978 triệu đồng; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung 8.100 triệu đồng; Trồng, chăm sóc rừng tập trung 167.250 triệu đồng; Trồng rừng theo phương thức nông lâm kết hợp 258.900 triệu đồng; Trồng cây phân tán 10.800 triệu đồng; Trồng cây đa mục đích ngoài lâm nghiệp 56.400 triệu đồng.

8. Tổ chức thực hiện

Phân công trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện, cụ thể gồm: (1) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (2) Sở Kế hoạch và Đầu tư; (3) Sở Tài chính; (4) Sở Tài nguyên và Môi trường; (5) Sở Công Thương; (6) Sở Khoa học và Công nghệ; (7) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; (8) Sở Nội vụ (9) Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh; (10) UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; (11) Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh; (12) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; (13) Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông, Báo Đắk Nông; (14) Chủ rừng và các đơn vị liên quan khác; (15) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.

(Chi tiết theo Đề án đính kèm)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTNMT(Thi).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trọng Yên

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2226/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án nâng cao độ che phủ rừng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Đắk Nông ban hành

  • Số hiệu: 2226/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/12/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
  • Người ký: Lê Trọng Yên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/12/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản