ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2221/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 11 tháng 9 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2631/TTr-SLĐTBXH ngày 09 tháng 9 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Thủ tục: Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Kiến nghị rút ngắn thời gian giải quyết từ 20 ngày xuống còn 16 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Người lao động đang bị thất nghiệp có nhu cầu sớm được hưởng trợ cấp thất nghiệp, giúp giảm được phần nào khó khăn về kinh tế. TTHC quy định thời hạn giải quyết là 20 ngày làm việc. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện có thể rút ngắn thời hạn giải quyết xuống còn 16 ngày vẫn đảm bảo thời gian để cơ quan giải quyết (Sở LĐTBXH) có thể đi kiểm tra, xác minh thực tế trước khi ra quyết định, vừa giúp người lao động sớm được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài ra, việc cắt giảm thời hạn giải quyết này không những giải quyết nhanh cho cá nhân, tổ chức mà còn góp phần nâng cao chỉ số cải cách thủ tục hành chính ở địa phương. Giúp người lao động sớm được hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm được phần nào khó khăn về kinh tế khi bị mất việc làm.
2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi khoản 1 điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về Bảo hiểm thất nghiệp: “Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 16 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện”.
3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Tiết kiệm thời gian cho đối tượng thực hiện TTHC;
- Tỷ lệ (%) thời gian cắt giảm so với quy định hiện hành: 20%.
- 1Quyết định 2560/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công và Việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 2Quyết định 3705/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực việc làm, an toàn lao động thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 3579/QĐ-UBND năm 2020 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định
- 4Quyết định 3033/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 2851/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 6Quyết định 3303/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực An toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định
- 7Quyết định 1138/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng, quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu
- 8Quyết định 2007/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa 03 thủ tục hành chính trong lĩnh vực việc làm và người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre
- 9Quyết định 956/QĐ-UBND năm 2022 thông qua Phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Việc làm thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 10Quyết định 2482/QĐ-UBND năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định
- 11Quyết định 2710/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Quyết định 2560/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công và Việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 5Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 3705/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực việc làm, an toàn lao động thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7Quyết định 3579/QĐ-UBND năm 2020 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 3033/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do thành phố Hà Nội ban hành
- 9Quyết định 2851/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 10Quyết định 3303/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực An toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định
- 11Quyết định 1138/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng, quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu
- 12Quyết định 2007/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa 03 thủ tục hành chính trong lĩnh vực việc làm và người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre
- 13Quyết định 956/QĐ-UBND năm 2022 thông qua Phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Việc làm thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 14Quyết định 2482/QĐ-UBND năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định
- 15Quyết định 2710/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Quyết định 2221/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 2221/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/09/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Cao Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực