- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 4Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác
- 5Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 6Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 7Quyết định 1226/QĐ-UBND năm 2019 về "Đề án bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã từ nay đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 222/QĐ-UBND | Kiên Giang, ngày 22 tháng 01 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN U MINH THƯỢNG NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 25/12/2019 của Hội đồng nhân dân huyện U Minh Thượng về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 07/TTr-SKHĐT ngày 03 tháng 01 năm 2020 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện U Minh Thượng năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện U Minh Thượng năm 2020 với các nội dung sau:
I. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:
1. Tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) 5.103 tỷ đồng, tăng 7,61% so với cùng kỳ năm 2019 (SCK), cụ thể như sau:
- Ngành nông - lâm - thủy sản đạt 4.193 tỷ đồng;
- Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 120 tỷ đồng;
- Ngành xây dựng đạt 790 tỷ đồng;
2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống (giá hiện hành) 3.543 tỷ đồng, tăng 17,01% SCK.
3. Tổng sản lượng lúa 140.000 tấn.
4. Sản lượng thủy sản 5.310 tấn; trong đó, cá nước ngọt 1.110 tấn, tôm nuôi 4.200 tấn.
5. Xây dựng mới 01 hợp tác xã trở lên, củng cố và nâng cao chất lượng các hợp tác xã, tổ hợp tác hiện có.
6. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 28 tỷ đồng; chi ngân sách 283 tỷ 707 triệu đồng.
7. Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 690 tỷ đồng.
8. Xây dựng mới và nâng cấp mở rộng 31 km đường giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới.
9. Tỷ lệ hộ sử dụng điện được lắp điện kế chính 98,5% trở lên.
10. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.
11. Giữ độ che phủ rừng 38%.
12. Giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đối với xã Vĩnh Hòa, Thạnh Yên, Thạnh Yên A. Các xã còn lại đạt thêm 2 tiêu chí trở lên.
13. Huy động học sinh từ 6 -14 tuổi đến trường đạt 98%, trẻ 5 tuổi học mẫu giáo đạt 98%, trẻ 6 tuổi vào lóp 1 đạt 100%. Học sinh được xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học 99%, tốt nghiệp THCS 99%, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng (cấp tiểu học và THCS) dưới 3%. Xây dựng thêm 01 trường đạt chuẩn Quốc gia.
14. Có 90% hộ gia đình, 90% ấp, 98% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
15. Duy trì việc làm tại chỗ cho 1.700 lao động trở lên; tư vấn và giới thiệu việc làm cho 3.000 lao động; xuất khẩu 10 lao động.
16. Đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ đạt chỉ tiêu trên giao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 29%.
17. Phấn đấu giảm 1% hộ nghèo trở lên.
18. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng chiếm 9,33%. Duy trì 100% xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.
19. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90% trở lên. Tỷ lệ người lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội đạt 100%. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 100%.
20. Công tác tuyển gọi công dân nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu.
21. Giảm tai nạn giao thông so với năm 2019.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Lĩnh vực kinh tế
- Tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp và theo hướng thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Kế hoạch cụ thể hóa Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 19/02/2019 của Huyện ủy về phát triển nông nghiệp đạt chứng nhận GAP tiến tới sản xuất hữu cơ giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025, gắn với quy hoạch phân vùng sản xuất và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất gắn với phát triển kinh tế tập thể, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; chọn mỗi xã 01 sản phẩm đặc trưng, sản xuất theo hướng VietGap, GlobalGap để xây dựng nhãn hiệu. Tăng cường tuyên truyền, bảo vệ và phát triển các sản phẩm đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, trong đó chú trọng khai thác hợp lý sản vật tự nhiên (cá Lưỡi Trâu...), phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có điều kiện như: Cá Sặc rằn, Mật ong, Vọp, lúa mùa, rau, củ quả...
Tiếp tục chỉ đạo sản xuất theo các mô hình có hiệu quả và thích hợp với từng tiểu vùng sản xuất: Đối với vùng đệm, duy trì và phát triển mô hình chuối-cá, lúa- cá, màu-cá, cây ăn trái, cây lấy củ, mô hình đa canh tổng hợp... theo hướng VietGap; triển khai đề án khôi phục và nhân giống cá đồng, nhân rộng mô hình sản xuất lúa hữu cơ (lúa mùa); khuyến khích phát triển nghề nuôi ong; vận động nhân dân trồng cây phân tán để tạo độ che phủ. Đẩy nhanh tiến độ thi công cống kênh 16; chủ động đắp đập, cống ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
Đối với vùng tôm-lúa, nâng lên năng suất và duy trì bền vững mô hình 01 vụ tôm - 01 vụ lúa, kết hợp nuôi xen canh các loài thủy sản khác như: Tôm Càng xanh, cua, cá ...; phát triển và nhân rộng mô hình tôm-lúa hữu cơ; chuyển dần diện tích nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
Đối với vùng 02 lúa - kết hợp trồng màu, hình thành các vùng sản xuất theo hướng cánh đồng lớn có liên kết đầu ra sản phẩm. Khuyến khích trồng hoa, dưa lê, rau màu khác để nâng lên thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Ưu tiên đầu tư xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng khép kín phục vụ cánh đồng lớn, hợp tác xã và mô hình sản xuất thí điểm.
Đối với vùng ven sông Cái Lớn, tiếp tục chỉ đạo sản xuất mô hình tôm - lúa, khuyến cáo nhân dân gia cố bờ bao bảo vệ sản xuất, sản xuất các loại giống lúa chịu mặn, giá trị kinh tế cao, nuôi xen canh một số loài thủy sản phù hợp để nâng cao thu nhập. Phát triển và giữ vững diện tích cây dừa nước để chống sạt lở và tạo độ che phủ vùng ven sông.
- Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, quy hoạch; bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:
Thống kê, rà soát, quản lý chặt chẽ quỹ đất công; đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị đã sử dụng hợp pháp. Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể xây dựng trung tâm huyện. Xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép, không phép, xây dựng vi phạm hành lang an toàn giao thông.
Phối hợp quản lý, vận hành tốt hệ thống cống, đập ngăn mặn, điều tiết nước hợp lý, đảm bảo hài hòa giữa bảo vệ và phát triển rừng với sản xuất trong và ngoài vùng đệm. Hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt của huyện gắn thực hiện đề án thu gom rác thải trên địa bàn huyện; tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng hố rác gia đình, đổ rác đúng nơi quy định và thực hiện nghĩa vụ khi thực hiện thu gom rác thải.
- Về phát triển kinh tế tập thể:
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về tổ hợp tác và Luật Hợp tác xã năm 2012, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí của kinh tế tập thể. Đẩy mạnh đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp chú trọng hướng tới việc tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng gắn với tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện có hiệu quả thí điểm mô hình hợp tác xã kiểu mới tại hợp tác xã Cây ăn trái K21, ấp Kênh 5 xã An Minh Bắc.
- Huy động nguồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới:
Thực hiện kế hoạch nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, nhất là các xã đã được công nhận đạt chuẩn. Kịp thời, rà soát, đánh giá phân loại tiêu chí, chú trọng tiêu chí về hình thức sản xuất, thu nhập, giảm nghèo bền vững, xây dựng đời sống văn hóa, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường nhằm xây dựng xóm làng xanh - sạch - đẹp và an toàn. Triển khai thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, đồng thời, tiếp tục tăng cường vận động thực hiện các nguồn xã hội hóa để góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch:
Tăng cường phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng; các thủ tục hành chính có liên quan để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tiến độ thi công và quyết toán, tất toán hoàn thành các công trình, dự án đã nghiệm thu đưa vào sử dụng. Tăng cường vai trò của chủ đầu tư trong việc quản lý, điều hành xây dựng cơ bản; thực hiện chặt chẽ công tác đấu thầu nhất là công tác đấu thầu qua mạng, chỉ định thầu theo quy định; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và cộng đồng, bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình.
Giao đất cho nhà đầu tư triển khai xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư và nhà ở cho người thu nhập thấp. Đẩy nhanh tiến độ thi công cầu U Minh Thượng, đường Thứ 2 - Công sự, đường ven sông Cái Lớn, Đường 965, Quốc lộ 63, Trung tâm Y tế huyện... Kêu gọi đầu tư xây dựng, chỉnh trang chợ Nhà Ngang, chợ xã An Minh Bắc, chợ Vĩnh Hòa. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, kêu gọi đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ người dân phát triển mô hình du lịch vườn.
- Thực hiện tốt công tác tài chính, tín dụng ngân hàng:
Thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước; tăng cường công tác quản lý và khai thác hiệu quả các nguồn thu, chống thất thu, nợ đọng thuế. Thực hiện chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả. Tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển; rà soát các khoản chi thường xuyên không thật sự cần thiết, đảm bảo an sinh xã hội.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, ưu tiên cho vay phát triển sản xuất, mô hình mới, chính sách giảm nghèo và xuất khẩu lao động. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, quản lý sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, hạn chế thấp nhất tỷ lệ nợ xấu. Thực hiện tốt thu hồi nợ trong vùng đệm.
2. Về Văn hóa - Xã hội
- Rà soát, tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học gắn với sắp xếp lại biên chế giáo viên phù hợp với tình hình thực tế. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu chất lượng giáo dục. Đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn, ưu tiên các trường trọng điểm, trường chuẩn bị công nhận đạt chuẩn quốc gia. Huy động học sinh các cấp học đến trường đạt chỉ tiêu đề ra, kịp thời hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế thấp nhất tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng; nâng tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học - cao đẳng. Tăng cường công tác xây dựng xã hội học tập; củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng các xã.
- Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Phát huy hiệu quả hoạt động của Trạm y tế xã. Thực hiện tốt chính sách dân số gia đình và trẻ em, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; quản lý hành nghề y dược tư nhân; an toàn vệ sinh thực phẩm; tích cực vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
Thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ, các chính sách đối với người có công với cách mạng; chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; thực hiện các chính sách, dự án trợ giúp, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, hạn chế tái nghèo. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề và giới thiệu giải quyết việc làm cho người lao động; tăng cường tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động.
- Chủ động tuyên truyền, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của huyện, Đại hội Đảng bộ huyện; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quy ước ấp và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào “Xây dựng gia đình văn hoá, ấp văn hoá, xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về quảng cáo và kinh doanh các dịch vụ văn hóa.
- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo. Tạo sự đồng thuận, động viên đồng bào có đạo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, chấp hành đúng pháp luật, nâng cao cảnh giác với các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch; đấu tranh, phản bác, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hoạt động trái pháp luật.
3. Về Quốc phòng - An ninh
Lực lượng vũ trang duy trì nghiêm trực sẵn sàng chiến đấu, kịp thời ứng phó với mọi tình huống, tham mưu củng cố, tăng cường quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang trong sạch, vững mạnh toàn diện. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng. Công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đạt chỉ tiêu được giao.
Chủ động ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động chống phá của các thế lực phản động. Thường xuyên triển khai mở các cao điểm tấn công, truy quét, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, kiềm chế giảm dần tai nạn giao thông. Tiếp tục thực hiện Đề án số 04-ĐA/HU ngày 04-4-2017 của Huyện ủy, tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản và nạn trộm cắp vặt trên địa bàn.
Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm, bảo vệ an ninh tổ quốc; kịp thời củng cố, nâng cao hiệu quả các mô hình, tổ, đội phòng, chống tội phạm. Tiếp tục thực hiện Đề án bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã theo Quyết định số 1226/QĐ-UBND ngày 31/5/2019 của UBND tỉnh.
4. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Quan tâm củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân theo định kỳ, kịp thời giải quyết các kiến nghị, phản ánh của công dân. Tăng cường công tác tổ chức đối thoại, phối hợp giải quyết các trường hợp khiếu nại kéo dài. Tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra về thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
5. Công tác xây dựng chính quyền
Tiếp tục kiện toàn tổ chức sắp xếp bộ máy chính quyền theo Đề án vị trí việc làm; giải quyết chính sách phù hợp đối với cán bộ, công chức theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Thành lập trung tâm văn hóa - thể thao và truyền thanh huyện và trung tâm dịch vụ - kỹ thuật nông nghiệp huyện. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, duy trì nâng cao chất lượng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong các cơ quan hành chính; bố trí nhân lực đảm bảo thực hiện có hiệu quả Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; thường xuyên rà soát, bổ sung quy trình thực hiện thủ tục hành chính và niêm yết công khai đảm bảo kịp thời.
Điều 2. Giao Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 trên địa bàn huyện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng, lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 304/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang năm 2020
- 2Quyết định 324/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang năm 2020
- 3Quyết định 325/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2020
- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác
- 6Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 7Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 8Quyết định 1226/QĐ-UBND năm 2019 về "Đề án bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã từ nay đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 9Quyết định 304/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang năm 2020
- 10Quyết định 324/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang năm 2020
- 11Quyết định 325/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang năm 2020
Quyết định 222/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang năm 2020
- Số hiệu: 222/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/01/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Phạm Vũ Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực