Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2218/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 11 tháng 09 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2018 - 2021, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
Căn cứ Thông tư số 18/2008/TT-BCT ngày 19/12/2008 của Bộ Công thương về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ Quyết định số 573/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc lĩnh vực Quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 17/7/2018 của UBND tỉnh về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 23/8/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án sắp xếp, kiện toàn đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 603/TTr-SNV ngày 04 tháng 9 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đền năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM
1. Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực công thương bảo đảm thống nhất, đồng bộ, có quy mô và cơ cấu hợp lý về tổ chức và nhân lực, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và khả năng đầu tư của ngân sách nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển các lĩnh công nghiệp, thương mại của tỉnh.
2. Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực công thương gắn với quá trình tái cơ cấu ngành công thương, từng bước sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực công thương có thể được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ và quy định của pháp luật.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
a) Bố trí hợp lý nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, đồng bộ, tạo đột phá trong quản lý, từng bước xóa bỏ sự can thiệp và bao cấp của nhà nước đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.
b) Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng, nhu cầu thị trường và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công phát triển lành mạnh, bền vững.
c) Nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức cá nhân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2018 - 2019:
- Mạng lưới: Rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Công thương phù hợp với danh mục dịch vụ sự nghiệp công của ngành, bảo đảm tinh gọn, đồng bộ, thống nhất; phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước với cung cấp dịch vụ công.
- Cơ chế tài chính: Tăng dần mức tự chủ phù hợp với lộ trình tính giá phí dịch vụ công đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên.
b) Giai đoạn 2020 - 2025:
- Mạng lưới: Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp đảm bảo phù hợp tình hình phát triển ngành Công thương.
- Cơ chế tài chính: 01 đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên sang đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên.
c) Giai đoạn 2026 - 2030:
- Mạng lưới: Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp đảm bảo phù hợp tình hình phát triển ngành Công thương.
- Cơ chế tài chính: Tăng dần mức tự chủ phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ công đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH
1. Giai đoạn 2018 - 2019:
a) Số lượng: Hiện có 01 đơn vị, đến năm 2019 có 01 đơn vị: Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp, Sở Công thương.
b) Cơ chế tài chính: Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, mức độ tự chủ 50%.
2. Giai đoạn 2020 - 2025
a) Số lượng: Duy trì 01 đơn vị: Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp, Sở Công thương.
b) Cơ chế tài chính: Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, mức độ tự chủ 100%.
3. Giai đoạn 2026 - 2030:
a) Số lượng: Duy trì 01 đơn vị: Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp, Sở Công thương.
a) Cơ chế tài chính: Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, mức độ tự chủ 100%.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Nhóm giải pháp về quản lý
a) Ban hành các cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển đơn vị sự nghiệp công lập, tạo động lực cho các đơn vị và đội ngũ viên chức.
b) Gắn quyền hạn với trách nhiệm của các cấp quản lý, tập thể và cá nhân người đứng đầu đơn vị; gắn phân cấp nhiệm vụ với phân cấp quản lý về tổ chức, nhân sự, tài chính và bảo đảm các điều kiện vật chất khác.
c) Tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đảm bảo đồng bộ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị cùng phát triển ổn định, bền vững; bảo đảm lợi ích của từng cá nhân, tập thể và của nhà nước.
d) Quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành đơn vị; quy định và thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị theo thẩm quyền.
đ) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; đồng thời, phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công tác quản lý; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng trong giám sát hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
e) Đẩy mạnh tuyên truyền, tạo chuyển biến sâu sắc về tư tưởng, nâng cao nhận thức của xã hội về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công.
2. Nhóm giải pháp về tài chính
a) Đầu tư ngân sách nhà nước để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công thương. Tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công lập khai thác tối đa các nguồn lực đầu tư, cơ sở vật chất để đổi mới kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động và từ đó giảm chi ngân sách nhà nước.
b) Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước cấp đảm bảo hoạt động chi thường xuyên; triển khai tốt các chương trình, dự án, đề án được giao; chủ động đa dạng hóa các hoạt động, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nhằm tạo nguồn thu ổn định để phát triển đơn vị.
c) Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư từ xã hội, nhất là từ doanh nghiệp cho hoạt động công thương theo cơ chế hợp tác công tư. Thực hiện liên kết với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp khác trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, thực hiện dịch vụ công.
3. Nhóm giải pháp về nhân lực
a) Tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi được phê duyệt.
b) Phát triển đội ngũ viên chức được đào tạo đúng ngành, đúng vị trí việc làm, có đủ năng lực trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ.
c) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức và người lao động.
4. Nhóm giải pháp tổ chức
a) Nghiên cứu, rà soát, sắp xếp mạng lưới các đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
b) Thực hiện hiệu quả mô hình hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch.
b) Hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Quy hoạch; thường xuyên rà soát, kịp thời đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp với quy định của Trung ương và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Xây dựng phương án giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính đối với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) phê duyệt theo quy định.
d) Xây dựng đề xuất các cơ chế, chính sách huy động, khuyến khích mọi nguồn lực xã hội tham gia đầu tư cho khuyến công trình UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành.
2. Các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Công Thương thực hiện các nội dung liên quan trong quy hoạch này.
3. Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp: Có trách nhiệm thực hiện theo đề án đã được phê duyệt và nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nội vụ, Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 756/QĐ-UBND năm 2018 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 08/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Chương trình 26-Ctr/TU thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2Quyết định 1568/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 2480/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 4Quyết định 1690/QĐ-UBND năm 2018 về Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 211/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 1Thông tư 18/2008/TT-BCT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Công thương ban hành
- 2Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác
- 5Quyết dịnh 573/QĐ-TTg năm 2017 Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 23/2018/QĐ-UBND về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 7Quyết định 756/QĐ-UBND năm 2018 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 08/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Chương trình 26-Ctr/TU thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 8Quyết định 1568/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Quyết định 2480/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 10Quyết định 1690/QĐ-UBND năm 2018 về Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 211/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 2218/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đền năm 2030
- Số hiệu: 2218/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/09/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Cầm Ngọc Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra