Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2217/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 23 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIẢI QUYẾT ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO VÀ HỘ NGHÈO Ở CÁC XÃ, THÔN, BUÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT/UBDT-BTC-BTNMT ngày 18/11/2013 của Liên bộ: Ủy ban Dân tộc, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 775/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh quy định hạn mức bình quân giao đất sản xuất nông nghiệp cho hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại văn bản số 385/BDT-KHNV ngày 30/9/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện Đề án; có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ TNMT;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- LĐVP;
- Lưu VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

ĐỀ ÁN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO VÀ HỘ NGHÈO Ở XÃ, THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢI QUYẾT ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT ĐẾN NĂM 2013

I. Đặc điểm tình hình vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng:

Lâm Đồng là tỉnh miền núi vùng cao thuộc Nam Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 977.354 ha, trong đó đất nông nghiệp 310.963 ha, đất lâm nghiệp 666.391 ha. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 10 huyện, 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc); có 147 xã, phường, thị trấn với 1.564 thôn, buôn, khu phố. Dân số gần 1,25 triệu người với 43 dân tộc cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có 63.110 hộ với 300.369 người, chiếm 23,91% dân số toàn tỉnh; trong đó đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên 46.160 hộ với 207.718 người, chiếm 16,67%. Toàn tỉnh có 65 xã và 468 thôn có trên 20% DTTS sinh sống, trong đó nhiều thôn, buôn, xã có DTTS chiếm trên 80%; một số dân tộc chính: Kinh, Kơ Ho, Mạ, Churu, Nùng, Tày, Hoa, M’Nông, Thái, Mường, Dao, Mông, Raglai, Thổ, Sán dìu, Khơ me.

Những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của người DTTS tại địa phương được cải thiện, cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa từng bước được đầu tư, sản xuất có bước phát triển, công tác y tế, giáo dục, văn hóa, an sinh xã hội được chú trọng, tỉ lệ hộ nghèo hàng năm giảm bình quân từ 5-7%. Hiện nay, toàn tỉnh còn 36 xã, 79 thôn đặc biệt khó khăn, 73 xã khó khăn, đến hết năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo DTTS chiếm 10,76% (6.792 hộ); hộ cận nghèo chiếm 8,55% (5.396 hộ); tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.

Tuy nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội vùng DTTS còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư song chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống, trình độ sản xuất của người DTTS còn những hạn chế nhất định; tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh song chưa thật sự bền vững.

II. Kết quả thực hiện Đề án giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS từ năm 2004 - 2013:

1. Giải quyết đất ở, đất sản xuất:

Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Đề án giải quyết đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 178/2004/QĐ-UB ngày 04/10/2004, với mục tiêu giải quyết đủ đất ở, đất sản xuất cho 8.503 hộ DTTS với diện tích 7.905 ha, kết hợp giao khoán quản lý bảo vệ rừng, sắp xếp ổn định dân di cư tự do, với kết quả như sau:

a) Giải quyết đất ở: Bố trí đất ở cho 1.850 hộ với tổng diện tích 143,27 ha.

b) Đất sản xuất: Tổng số 4.437 hộ thiếu đất sản xuất, trong đó 2.463 hộ được giải quyết bằng đất, đã thực hiện lập hồ sơ và chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp 2.750,67 ha, bố trí đất sản xuất 1909,33 ha cho 2.463 hộ, diện tích còn lại (841,34 ha) không giao được cho các hộ dân tộc thiểu số thiếu đất do đất xấu, địa hình dốc, xa địa bàn dân cư.

c) Giải quyết bằng các hình thức khác: Tổng số 1.974 hộ, trong đó:

- Hỗ trợ chăn nuôi cho 559 hộ thiếu đất sản xuất 559 con bò.

- Giao khoán quản lý bảo vệ rừng 30.276 ha cho 1.415 hộ.

2. Nước sinh hoạt:

Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Đề án giải quyết nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 179/2004/QĐ-UB ngày 04/10/2004, với mục tiêu giải quyết cho 100% hộ DTTS có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

a) Số hộ DTTS được sử dụng nước hợp vệ sinh (HVS) đến năm 2013: 23.468 hộ, trong đó:

- Số hộ được sử dụng nước HVS từ năm 2005 - 2008: 20.221 hộ;

- Số hộ sử dụng nước HVS từ năm 2009 - 2013: 3.247 hộ;

b) Kết quả thực hiện công trình cấp nước sinh hoạt như sau:

Tổng số công trình : 7.690 công trình:

Công trình nước tập trung 223 công trình, trong đó:

- Xây mới công trình nước tự chảy: 17 công trình;

- Sửa chữa nâng cấp nước tập trung : 92 công trình;

- Giếng khoan : 114 công trình.

Công trình nước phân tán: 7.467 công trình:

- Giếng đào: 6.448 cái;

- Bể chứa nước: 1.019 cái.

Kết quả vốn đầu tư: 108.880,7 triệu đồng:

- Ngân sách Trung ương: 100.127,0 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 8.753,7 triệu đồng;

III. Đánh giá chung:

1. Về thc hiện mc tiêu Đ án:

a) Đã giải quyết nhu cầu bức xúc về đất ở cho 1.850 hộ với diện tích 143,27 ha; đất sản xuất cho 4.437 hộ DTTS nghèo thiếu đất theo đúng đối tượng gồm 2.463 hộ có đất sản xuất/1.909.33 ha và 559 hộ chăn nuôi bò, 1.415 hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng (thay thế giải quyết đất), đạt 52% so với đề án.

b) Đã đầu tư 223 công trình nước tập trung đạt 56% so với đề án và 7.467 công trình nước phân tán đạt 44,51% so với đề án.

2. Về công tác triển khai thực hiện:

a) Công tác chỉ đạo, lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành tuy có nhiều cố gắng song còn thiếu tập trung, công tác phối hợp chưa tốt.

b) Công tác điều tra, khảo sát chưa chính xác về tình hình thiếu đất của đồng bào DTTS tại chỗ, về diện tích, địa hình, khả năng canh tác của các khu vực dự kiến giao đất dẫn đến tình trạng không giao được cho các hộ dân tộc thiểu số thiếu đất do đất xấu, địa hình dốc, xa địa bàn dân cư

3. Về kết quả thực hiện:

a) Việc giải quyết đất sản xuất thực hiện theo đúng đối tượng, mục tiêu của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã giải quyết cơ bản tình hình bức xúc trong ĐBDTTS do thiếu đất sản xuất, đất ở.

b) Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn chương trình, dự án liên quan để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào DTTS.

c) Việc thực hiện các giải pháp thay thế (giao khoán quản lý bảo vệ rừng và chăn nuôi) đã góp phần ổn định đời sống một bộ phận ĐBDTTS nghèo thiếu đất.

d) Các công trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư theo Đề án đã bám sát mục tiêu; phát huy công suất thiết kế, đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho ĐBDTTS.

đ) Kết quả trên đã tạo được niềm tin của ĐBDTTS vào chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

Phần II

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO NĂM 2014 -2015

I. Sự cần thiết và căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án

1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án:

Thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về chính sách hỗ trợ phát triển vùng DTTS và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lâm Đồng xây dựng Đề án giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định chỗ ở, có tư liệu sản xuất để phát triển kinh tế, từng bước tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS.

Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo và các hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn nhằm cung cấp tư liệu sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho nhân dân để ổn định cuộc sống. Qua 10 năm tổ chức thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.

2. Những căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án:

- Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;

- Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng giai đoạn 2011-2015.

- Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015.

- Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2013 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn, buôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi vào diện đầu tư Chương trình 135.

- Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT của Ủy ban Dân tộc; Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên Môi trường ngày 18/11/2013 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 04).

- Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về quy định hạn mức bình quân giao đất sản xuất nông nghiệp cho hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

II. Phạm vi, đối tượng, mục tiêu Đề án:

1. Phạm vi, đối tượng:

a) Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

b) Đối tượng: Hộ đồng bào DTTS nghèo (kể cả vợ hoặc chồng là người DTTS) và hộ nghèo ở xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 582/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc) theo tiêu chí hộ nghèo (quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất ở, đất sản xuất theo hạn mức (quy định tại Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh), có khó khăn về nước sinh hoạt; chưa được hưởng chính sách của nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong giai đoạn trước đây.

2. Mục tiêu: Phấn đấu đến hết năm 2015, giải quyết được ít nhất 70% nhu cầu đất ở, đất sản xuất; cơ bản giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi Đề án.

II. Nội dung:

1. Hỗ tr đất ở:

a) Cơ chế chính sách: UBND các huyện, thành phố rà soát, cân đối quỹ đất của địa phương để lập thủ tục, ban hành quyết định giao đất ở cho các đối tượng thụ hưởng chính sách theo định mức: 200 m2/ hộ.

b) Kết quả rà soát: Tổng số hộ không có đất ở 658 hộ. Diện tích dự kiến bố trí: 13,16 ha (đã có quỹ đất để bố trí).

(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo)

2. Định mức giao đất sản xuất nông nghiệp:

a) Đối với đất trồng lúa 02 vụ: 0,2 ha/hộ;

b) Đối với đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa 01 vụ hoặc đất trồng cây hàng năm khác): 0,4 ha/hộ.

c) Đối với đất trồng cây lâu năm: 0,6 ha/hộ.

3. Cơ chế, chính sách hỗ trợ đất sản xuất:

a) Trong trường hợp địa phương có quỹ đất có khả năng sản xuất mà không cần phải khai hoang, UBND các huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện), căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện giao đất sản xuất nông nghiệp cho đối tượng thụ hưởng chính sách chưa có đất sản xuất hoặc chưa đủ đất sản xuất theo định mức quy định tại Mục a nêu trên. Các đối tượng này không được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước và vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

b) Trong trường hợp địa phương có quỹ đất nhưng cần phải khai hoang, phục hóa để đất có khả năng sản xuất; UBND cấp huyện căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện giao đất sản xuất nông nghiệp cho đối tượng thụ hưởng chính sách chưa có đất sản xuất hoặc chưa đủ đất sản xuất theo định mức quy định tại Mục a nêu trên; đồng thời chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) hướng dẫn hộ trực tiếp khai hoang, phục hóa, cải tạo đất; các đối tượng này được hỗ trợ kinh phí thực hiện khai hoang, phục hóa, cải tạo đất không quá 50 triệu đồng/ha, (gồm 50% hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và 50% vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh trong thời gian 05 năm, với lãi suất 1,2%/năm); mức hỗ trợ kinh phí khai hoang tương ứng với diện tích giao đất sản xuất cho từng trường hợp cụ thể.

c) Trong trường hợp các hộ có nhu cầu tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, UBND cấp huyện hướng dẫn các hộ thụ hưởng chính sách thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và được hưởng mức hỗ trợ bằng số tiền chuyển nhượng thực tế nhưng không vượt quá 30 triệu đồng/hộ (gồm 50% hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và 50% vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh trong thời gian 05 năm, với lãi suất 1,2%/năm); mức hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể tương ứng với diện tích còn thiếu so với hạn mức giao đất sản xuất theo định mức quy định tại Mục a nêu trên.

d) Trong trường hợp các địa phương không có đất để bố trí cho các đối tượng thụ hưởng chính sách, giải quyết bằng một trong các hình thức sau:

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề: 05 triệu đồng/lao động (ngân sách Trung ương: 04 triệu đồng/lao động; ngân sách địa phương 01 triệu đồng/lao động).

- Hỗ trợ mua sắm nông cụ, dụng cụ sản xuất: 20 triệu đồng/hộ (ngân sách Trung ương hỗ trợ 05 triệu đồng/hộ và vay vốn tín dụng tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ, thời gian vay 5 năm với mức lãi suất 1,2%/năm).

- Giao khoán quản lý bảo vệ rừng theo định mức 20ha/hộ (riêng huyện Đạ Huoai giao theo diện tích hiện có), kinh phí từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 0,45 triệu đồng/ha/năm đối với diện tích thuộc lưu vực sông Đồng Nai; 0,35 triệu/ha/năm đối với diện tích thuộc lưu vực sông Sêrêpôk, diện tích còn lại áp dụng theo quy định tại Khoản 3, Điều 6 Thông tư số 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT.

4. Kết quả rà soát:

a) Tổng số hộ thiếu đất sản xuất: 4.201 hộ, giải quyết bằng các hình thức sau:

- Giao đất sản xuất cho 2.076 hộ/807,35ha (đã có quỹ đất để bố trí)

- Giải pháp thay thế: 2.125 hộ, gồm:

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề: 164 hộ.

+ Hỗ trợ mua sắm nông cụ, dụng cụ sản xuất: 1.336 hộ;

+ Giao khoán quản lý bảo vệ rừng: 625 hộ/10.900 ha.

(Chi tiết tại Phụ lục II, V, VI kèm theo)

b) Tổng số hộ thiếu nước sinh hoạt 9.903 hộ, nhu cầu đầu tư xây dựng như sau:

- Công trình cấp nước tập trung: 82 công trình, gồm có:

+ Sửa chữa nâng cấp công trình cấp nước tự chảy: 15 công trình.

+ Xây dựng mới công trình giếng khoan : 37 công trình.

+ Sửa chữa nâng cấp công trình giếng khoan : 30 công trình.

- Công trình cấp nước phân tán: 1.843 giếng đào.

- Duy tu, bảo dưỡng 96 công trình nước tập trung đã đầu tư trước đây.

Ưu tiên đầu tư các công trình bức xúc tại khu vực nhân dân chưa có hệ thống cung cấp nước sinh hoạt; đối với các công trình giếng khoan có quy mô sử dụng trên 30 hộ, ưu tiên bố trí vốn để đấu nối với những công trình cấp nước tập trung sẵn có.

(Chi tiết tại Phụ lục III, IV kèm theo)

5. Nhu cầu vốn và nguồn vốn: 242.769,5 triệu đồng, trong đó:

a) Giải quyết đất sản xuất: 79.261,5 triệu đồng (trong đó 9.810 triệu đồng dùng quỹ Bảo vệ và phát triển rừng để chi trả theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng)

- Năm 2014: 39.892 triệu đồng;

- Năm 2015: 39.369,5 triệu đồng.

b) Nước sinh hoạt: 162.300 triệu đồng.

- Năm 2014: 79.591 triệu đồng;

- Năm 2015: 82.709 triệu đồng.

c) Chi phí quản lý (bằng 0,5% tổng kinh phí): 1.208 triệu đồng.

- Năm 2014: 604 triệu đồng;

- Năm 2015: 604 triệu đồng.

d) Nguồn vốn:

- Ngân sách Trung ương: 138.059,75 triệu đồng (chiếm 56,68%);

- Ngân sách địa phương: 64.486 triệu đồng (chiếm 26,56%);

- Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội: 40.223,75 triệu đồng (chiếm 16,56%).

Chi tiết tại Phụ lục VII kèm theo

III. Giải pháp thực hiện:

1. Về bố trí đất sản xuất và các hình thức thay thế:

a) Rà soát xác định đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định, bình xét từ cấp thôn, buôn; đảm bảo công bằng, công khai minh bạch và dân chủ. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trực thuộc UBND tỉnh trong việc thẩm định phương án bố trí đất, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giải ngân nguồn vốn đã phân bổ để thực hiện theo quy định.

b) Khảo sát, xác định cụ thể quỹ đất, đảm bảo các điều kiện cần và đủ về pháp lý phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được cấp thẩm quyền phê duyệt, về thực tế phải đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp sau khi chuyển mục đích sử dụng đất.

c) Rà soát lại số diện tích đã chuyển đổi từ năm 2013 trở về trước để giao cho dân và ứng vốn cho dân tự khai hoang theo từng công đoạn trong 2 năm 2014-2015. Những diện tích còn trữ lượng gỗ phải khẩn trương tiến hành khai thác tận dụng lâm sản, tiêu thụ, nộp ngân sách. Đối với diện tích đất không đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp thì chính quyền cấp huyện và đơn vị chủ rừng thống nhất phương thức ứng cây giống và tổ chức cho đồng bào trồng rừng, giao diện tích rừng trồng cho đồng bào để quản lý bảo vệ và hưởng lợi theo quy định. Từng bước xử lý, giải tỏa đất rừng bị lấn chiếm trái phép.

d) Cùng với việc bố trí đất sản xuất, thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan để hỗ trợ sản xuất, thực hiện tốt công tác khuyến nông hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung ứng giống cây con, hỗ trợ phân bón trong năm đầu, tạo điều kiện cho dân sản xuất có hiệu quả, nâng cao thu nhập trên diện tích được bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

đ) Phát triển ngành nghề, thực hiện tốt công tác dạy nghề theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là cho thanh niên. Đây là giải pháp cơ bản chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, giải quyết sức ép về thiếu đất sản xuất mà vẫn đảm bảo việc làm, thu nhập cho đồng bào DTTS theo mục tiêu chính sách.

e) Xác định nhu cầu, hướng dẫn hỗ trợ các hộ có nhu cầu mua sắm nông cụ, dụng cụ sản xuất, máy móc phù hợp để làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp.

g) Khảo sát, thiết kế để tổ chức giao khoán quản lý bảo vệ rừng, góp phần làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương, nâng thu nhập cho các đối tượng thụ hưởng chính sách.

2. Về giải quyết nước sinh hoạt:

a) Công tác quản lý đầu tư và sau đầu tư: phân cấp quản lý đầu tư và nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư của cấp huyện. Thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 16/7/2008 của UBND tỉnh Lâm đồng quy định.

b) Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, chú trọng việc tạo nguồn lực từ chính người dân sinh sống ở địa phương nhất là đồng bào DTTS.

c) Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và quản lý khai thác các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong vùng DTTS.

d) Tăng cường công tác về giáo dục truyền thông để mọi tổ chức, cá nhân, đặc biệt là đồng bào DTTS hiểu đầy đủ lợi ích của việc sử dụng nước sạch, có ý thức tự giác bảo vệ nguồn nước, vệ sinh môi trường.

đ) Rà soát quy hoạch nước sinh hoạt nông thôn để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước. Phát huy các nguồn lực của dân, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật và bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện các dự án do các tổ chức quốc tế và trong nước tài trợ.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Ban Dân tộc là cơ quan đầu mối, tham mưu UBND tỉnh điều hành tổ chức thực hiện dự án, có trách nhiệm phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và các địa phương:

a) Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, tổng hợp vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

b) Hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Đề án, thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện, định kỳ (tháng, quý, năm) báo cáo UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc.

2. Các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, bố trí ngân sách địa phương trong kế hoạch hàng năm, lồng ghép và huy động các nguồn vốn để thực hiện Đề án.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai trong việc lập phương án, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất để bố trí đất ở, đất sản xuất theo Đề án.

4. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra các địa phương, các đơn vị chủ rừng tổ chức giao khoán quản lý bảo vệ rừng theo đúng quy định. Hướng dẫn quy trình khai hoang, phục hóa, cải tạo đất; quy trình quản lý, vận hành, kiểm tra, đôn đốc việc đầu tư xây dựng các hệ thống nước sinh hoạt tập trung, lồng ghép nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường để thực hiện mục tiêu Đề án.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, thực hiện đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho các đối tượng thuộc phạm vi Đề án; kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.

6. Ngân hàng Chính sách - Xã hội tỉnh hướng dẫn quy trình thủ tục vay vốn theo quy định. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay hàng năm theo nhu cầu vay vốn theo Đề án.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và đoàn thể các cấp tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thuộc đối tượng Đề án tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các chính sách của Đề án.

8. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn:

a) Chỉ đạo việc tổ chức bình xét và phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng thuộc phạm vi Đề án đảm bảo công bằng, công khai minh bạch, dân chủ và khảo sát quỹ đất ở và đất sản xuất phù hợp điều kiện thực tế, quy hoạch sử dụng đất và nhu cầu bố trí đất cho các hộ thiếu đất tại địa phương.

b) Xây dựng kế hoạch hàng năm gửi Ban Dân tộc tổng hợp kế hoạch toàn tỉnh.

c) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương thực hiện cho vay kịp thời, đúng quy định

d) Tổng hợp kết quả thực hiện hàng quý, 6 tháng, năm gửi Ban Dân tộc tổng hợp vào báo cáo chung của tỉnh./.

 

PHỤ LỤC I

NHU CẦU GIẢI QUYẾT ĐẤT Ở
(Kèm theo Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh)

SST

Huyện

Số hộ

Diện tích(m2)

 

Tổng cộng

658

131.600

1

Tp Đà lạt

4

800

2

Tp Bảo Lộc

1

200

3

Huyện Cát Tiên

53

10.600

4

Huyện Đạ tẻh

0

0

5

Huyện Đạ Huoai

0

0

6

Huyện Bảo Lâm

0

0

7

Huyện Di Linh

110

22.000

8

Huyện Đức Trọng

156

31.200

9

Huyện Lâm Hà

61

12.200

10

Huyện Đam Rông

202

40.400

11

Huyện Đơn Dương

71

14.200

12

Huyện Lạc Dương

0

0

 

PHỤ LỤC II

NHU CẦU GIẢI QUYẾT TRỰC TIẾP ĐẤT SẢN XUẤT
(Kèm theo Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Huyện

Tổng số hộ

Din tích (ha)

Cách thức hỗ trợ

Tổng nhu cầu nguồn vốn từ trung ương phân b

Tổng cộng

Vn Trung ương

Vốn tín dụng

 

Tổng số

2.076

807,35

 

40.367,50

20.183,75

20.183,75

3

Huyện Cát Tiên

41

14,05

Tự tạo

702,50

351,25

351,25

4

Huyện Đạ Tẻh

138

49,5

K/hoang

2.475,00

1.237,50

1.237,50

6

Huyện Bảo Lâm

389

148,6

K/hoang

8.180,00

4.090,00

4.090,00

7

Huyện Di Linh

504

181,8

K/hoang

8.390,00

4.195,00

4.195,00

8

Huyện Đức Trọng

175

90

K/hoang

4.450,00

2.225,00

2.225,00

9

Huyện Lâm Hà

435

168,7

K/hoang

8.435,00

4.217,50

4.217,50

10

Huyện Đam Rông

129

64,9

K/hoang

3.245,00

1.622,50

1.622,50

11

Huyện Đơn Dương

112

44,8

K/hoang

2.240,00

1.120,00

1.120,00

12

Huyện Lạc Dương

153

45

K/hoang

2.250,00

1.125,00

1.125,00

 


PHỤ LỤC III

NHU CẦU ĐẦU TƯ MỚI CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC SINH HOẠT
(Kèm theo Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Địa bàn

Tổng số hộ hưởng li

Tổng nhu cầu vốn từ NSTW

Nước sinh hoạt phân tán

Nước sinh hoạt tập trung

Vốn NS địa phương

Sh

Kinh phí

Số công trình

S hộ hưởng lợi

Kinh phí

Tổng cộng

9.903

108.996

1.843

2.396

82

8.060

106.600

21.320

1

Tp Đà lạt

257

5.417

167

217

4

90

5.200

1.040

2

Tp Bảo Lộc

330

10.400

0

0

8

330

10.400

2.080

3

Huyện Cát Tiên

200

2.600

0

0

2

200

2.600

520

4

Huyện Đạ tẻh

650

5.200

0

0

4

650

5.200

1.040

5

Huyện Đạ Huoai

333

3.966

51

66

3

282

3.900

780

6

Huyện Bảo Lâm

1.190

10.920

400

520

8

790

10.400

2.080

7

Huyện Di Linh

1.500

16.120

400

520

12

1.100

15.600

3.120

8

Huyện Đức Trọng

496

5.694

380

494

4

116

5.200

1.040

9

Huyện Lâm Hà

845

27.476

135

176

21

710

27.300

5.460

10

Huyện Đam Rông

411

3.003

310

403

2

101

2.600

520

11

Huyện Đơn Dương

2.359

11.700

0

0

9

2.359

11.700

2.340

12

Huyện Lạc Dương

1.332

6.500

0

0

5

1.332

6.500

1.300

 

PHỤ LỤC IV

NHU CẦU DUY TU BẢO DƯỠNG CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC SINH HOẠT
(Kèm theo Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

ST

Huyện

Duy tu bảo dưỡng

Số công trình

Kinh phí (địa phương)

 

Tổng cộng

96

31.984

1

Tp Đà lạt

0

0

2

Tp Bảo Lộc

7

1.600

3

Huyện Cát Tiên

6

950

4

Huyện Đạ Tẻh

6

3.200

5

Huyện Đạ Huoai

7

1.000

6

Huyện Bảo Lâm

14

5.650

7

Huyện Di Linh

6

5.400

8

Huyện Đức Trọng

9

945

9

Huyện Lâm Hà

26

8.739

10

Huyện Đam Rông

0

0

11

Huyện Đơn Dương

15

4.500

12

Huyện Lạc Dương

0

0

 

PHỤ LỤC V

NHU CẦU CHUYỂN ĐỔI NGHỀ VÀ MUA SẮM MÁY MÓC, CÔNG CỤ
(Kèm theo Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

SST

Huyện

Tng nhu cầu vốn vốn trung ương hỗ trợ

Lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề

S hộ có nhu cầu mua sắm máy móc công cụ

S lao động

Vn NSTW đầu tư hỗ trợ

Vốn Ngân sách địa phương

Số h

Vn NSTW đầu tư hỗ tr

Vốn vay từ NHCSXH

 

Tng s

26.656

164

656

164

1.336

6.680

20.040

1

Tp Đà lạt

200

0

0

0

10

50

150

2

Tp Bảo Lộc

120

0

0

0

6

30

90

3

Huyện Cát Tiên

632

3

12

3

31

155

465

4

Huyện Đạ tẻh

1.960

0

0

0

98

490

1.470

5

Huyện Đạ Huoai

0

0

0

0

0

0

0

6

Huyện Bảo Lâm

4.864

141

564

141

221

1.105

3.315

7

Huyện Di Linh

4.000

10

40

10

198

990

2.970

8

Huyện Đức Trọng

6.140

10

40

10

335

1.675

5.025

9

Huyện Lâm Hà

760

0

0

0

38

190

570

10

Huyện Đam Rông

0

0

0

0

0

0

0

11

Huyện Đơn Dương

7.980

0

0

0

399

1.995

5.985

12

Huyện Lạc Dương

0

0

0

0

0

0

0

 

PHỤ LỤC VI

NHU CẦU GIAO KHOÁN QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
(Kèm theo Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

SST

Huyện

Tổng số h

Tổng kinh phí

Kinh phí địa phương

kinh phí Trung ương

Số h

Diện tích (ha)

Đơn giá

Kinh phí (2 năm)

Số hộ

Diện tích (ha)

Kinh phí

 

Tổng cộng

625

11.354

625

10.900

 

9.810

0

7.720

1.544

1

Tp Đà lạt

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Tp Bảo Lộc

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Huyện Cát Tiên

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4

Huyện Đạ Tẻh

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Huyện Đạ Huoai

84

54

84

60

0,45

54

0

0

0

6

Huyện Bảo Lâm

0

0

0

0

0,45

0

0

0

0

7

Huyện Di Linh

66

1.170

66

1300

0,45

1.170

0

0

0

8

Huyện Đức Trọng

20

360

20

400

0,45

360

0

0

0

9

Huyện Lâm Hà

40

756

40

840

0,45

756

0

0

0

10

Huyện Đam Rông

386

8.492

386

7.720

0,45

6.948

386

7.720

1.544

11

Huyện Đơn Dương

29

522

29

580

0,45

522

0

0

0

12

Huyện Lạc Dương

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

PHỤ LỤC VII

TỔNG NHU CẦU KINH PHÍ VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 755
(Kèm theo Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Danh mục

Số hộ

Diện tích hoặc công trình

Tổng kinh phí thực hiện

Tng cộng kinh phí thực hiện

Phân kỳ đầu tư

Vốn tín dụng

NSTW

NSĐP

Năm 2014

Năm 2015

Kinh phí

Tổng kinh phí thực hiện 2014

Kinh phí

Tổng kinh phí thực hiện 2015

Vốn tín dụng

NSTW

NSĐP

Vốn tín dụng

NSTW

NSĐP

I

ĐẤT SẢN XUẤT

4.201

 

40.223,75

29.063,75

9.974

79.261,50

20.287,50

14.635,50

4.969

39.892,00

19.936,25

14.428,25

5005

39.369,50

1

Có quỹ đất đ bố trí (ha)

2.076

807,35

20.183,75

20.183,75

0

40.367,50

10.267,50

10.267,50

0

20.535,00

9.916,25

9.916,25

0

19.832,50

 

Khai hoang

2.035

793,30

19.832,50

19.832,50

0

39.665,00

9.916,25

9.916,25

0

19.832,50

9.916,25

9.916,25

0

19.832,50

 

Tự tạo, hoặc sang nhượng

41

14,05

351,25

351,25

0

702,50

351,25

351,25

0

702,50

0,00

0,00

0

0,00

2

Các hình thức khác

2.125

 

20.040

8.880

9.974

38.894

10.020

4.368

4.969

19.357

10.020

4.512

5005

19.537

a

Hỗ trợ chuyển đổi nghề

164

0

 

656

164

820

0

256

64

320

0

400

100

500

b

Mua sắm nông cụ, dụng cụ sx

1.336

0

20.040

6.680

0

26.720

10.020

3.340

0

3.340

10.020

3.340

0

13.360

c

GKQLBVR (2 năm)

625

10.900

0

1.544

9.810

11.354

0

772

4.905

5.677

0

772

4905

5.677

II

NƯỚC SINH HOT

9.903

2.021

0

108.996

53.304

162.300

0

53.199

26.392

79.591

0

55.797

26912

82.709

 

Nước phân tán

1.843

1.843

0

2.396

0

2.396

0

1.199

 

1.199

0

1.197

0

1.197

 

Nước tập trung

8.060

82

0

106.600

21.320

127.920

0

52.000

10.400

62.400

0

54.600

10920

65.520

 

Duy tu bảo dưỡng

0

96

0

0

31.984

31.984

0

 

15.992

15.992

0

 

15992

15.992

III

CHI PHÍ QUN LÝ

 

 

 

 

1.208

1.208

 

 

604

604

 

 

604

604

IV

ĐT Ở

658

13,16

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

TNG CNG (I+II+III)

14.762

 

40.223,75

138.059,75

64.486,00

242.769,50

20.287,50

67.834,50

31.965,00

120.086,00

199.36,25

70.225,25

32.521,00

122.682,50

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2217/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

  • Số hiệu: 2217/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/10/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản