Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2213/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 09 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP .

Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Thông tư số 02/2013/TT-BKHĐT ngày 27/3/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 408/TTr-SKHĐT ngày 03/10/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương nghiên cứu Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020.

2. Phạm vi nghiên cứu, lập quy hoạch:

Trên phạm vi diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Bình.

3. Nội dung nghiên cứu:

Phần mở đầu: Sự cần thiết phải lập quy hoạch; căn cứ pháp lý; mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch; phạm vi, phương pháp nghiên cứu; kết cấu của báo cáo quy hoạch.

Phần thứ nhất: Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển theo hướng bền vững. Bao gồm các nội dung sau:

- Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố và nguồn lực tự nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình theo hướng bền vững.

+ Đánh giá điều kiện và khả năng khai thác bền vững các ưu thế về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị.

+ Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.

- Nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực con người và các giá trị văn hóa trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình.

Phần thứ hai: Đánh giá thực trạng phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình.

- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2013 (so sánh với mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình (so sánh với mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 17/5/2011; so sánh với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước).

- Đánh giá tổng hợp về lợi thế, hạn chế, cơ hội và thách thức trong phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

Phần thứ ba: Nghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động của bối cảnh quốc tế và trong năm đối với phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

- Đánh giá tác động của xu thế hội nhập, tình hình thị trường quốc tế, khả năng hợp tác đầu tư, thu hút vốn nước ngoài ... đối với sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

- Đánh giá các tác động của các yếu tố phát triển của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng, khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Phần thứ tư: Phương hướng phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

- Quan điểm, mục tiêu và các phương án phát triển bền vững kinh tế - xã hội:

+ Quan điểm phát triển bên vững phát triển kinh tế - xã hội.

+ Luận chứng các phương án quy hoạch: Đưa ra các phương án và luận chứng lựa chọn phương án tối ưu phù hợp với yêu cầu và định hướng phát triển chung và khả năng huy động nguồn lực.

+ Mục tiêu phát triển bền vững phát triển kinh tế - xã hội: Lồng ghép các nội dung phát triển bền vững với các mục tiêu phát triển đến năm 2020 (xác định mục tiêu phát triển cụ thể theo từng giai đoạn 2014-2015, 2016-2020).

- Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững kinh tế - xã hội:

+ Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững các ngành kinh tế: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; nông, lâm nghiệp và thủy sản; thương mại, dịch vụ.

+ Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững các lĩnh vực xã hội: Giáo dục đào tạo; y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; dân số, kế hoạch hóa gia đình; lao động việc làm; văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình...

+ Phương hướng và giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng bền vững.

+ Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.

+ Phương hướng củng cố quốc phòng - an ninh.

+ Tổ chức kinh tế theo lãnh thổ theo hướng bền vững.

+ Phương hướng phát triển hài hòa và bền vững các tiểu vùng.

Phần thứ năm: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách thực hiện quy hoạch phát triển bền vững.

- Giải pháp huy động nguồn lực thực hiện: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư, xây dựng các giải pháp huy động, cơ cấu nguồn vốn, phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn 2014-2015, 2016-2020.

- Giải pháp về phát triển nhân lực.

- Giải pháp về khoa học công nghệ.

- Giải pháp về cơ chế chính sách.

- Các giải pháp cơ bản khác.

- Xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên theo hướng phát triển bền vững đến năm 2020 (trong đó phân loại các chương trình, dự án theo từng giai đoạn 2014-2015, 2016-2020 gắn với nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và dân cư, vốn nước ngoài).

Phần thứ sáu: Tổ chức thực hiện và kết cấu, kiến nghị.

Điều 2. Căn cứ vào nội dung được phê duyệt tại Điều 1, Ban Chỉ đạo Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiến hành triển khai các bước tiếp theo đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra và tuân thủ đúng trình tự theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Giao Sở Tài chính chủ trì thẩm định dự toán kinh phí thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Chỉ đạo Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2020; các Giám đốc sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, TM, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Văn Sinh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2213/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề cương nghiên cứu Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020

  • Số hiệu: 2213/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/10/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Người ký: Phạm Văn Sinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản