Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 221/2008/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 27 tháng 8 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước năm 2008;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 233/TTr-STTTT ngày 18 tháng 8 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2009 - 2010.
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông:
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
2. Hàng năm, căn cứ theo nhu cầu và khả năng phát triển tỉnh, sự chỉ đạo của Chính phủ và tình hình phát triển của các tiến bộ khoa học và công nghệ về công nghệ thông tin, chủ trì phối hợp với Ban Chỉ đạo Công nghệ của tỉnh, các ngành đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung hoặc sửa đổi Kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2009 - 2010
(ban hành kèm theo Quyết định số 221/2008/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước năm 2008;
Công văn số 1594/BTTTT-ƯDCNTT ngày 22 tháng 5 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009 - 2010;
Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 tháng 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020;
Theo yêu cầu thực tế và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh cho kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước hằng năm.
II. Tóm tắt kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước đến cuối năm 2007.
1. Về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện:
a) Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Tỉnh ủy về Chương trình hành động để lãnh đạo, triển khai thực hiện Chỉ thị 58-CT của Bộ Chính trị;
b) Quyết định số 5538/QĐ ngày 01 tháng 11 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2001 - 2005;
c) Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án 112 về tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005, đầu tư xây dựng 32 mạng LAN cho 26 Sở và 6 huyện, thành phố. Chỉ thị về triển khai các ứng dụng thuộc Đề án 112, Quyết định về sử dụng thư tín điện tử @ninhthuan.gov.vn trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước;
d) Thành lập Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin, thành lập các tổ chức quản lý Nhà nước và hội nghề nghiệp về công nghệ thông tin.
2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước:
a) Khái quát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong cả nước: tỷ lệ máy tính/cán bộ - công chức là 40%, ứng dụng chủ yếu là trao đổi thông tin nội bộ, quản lý văn bản, lịch công tác, báo cáo nhanh, hệ thống thư điện tử. Có 58/64 tỉnh, thành phố có trang thông tin điện tử, trong đó có 25 trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ hành chính công ở mức 2, 5 trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ hành chính công ở mức 3. Có 20/22 Bộ có trang thông tin điện tử. Theo xếp hạng năm 2008 của Liên hiệp quốc về tính sẵn sàng cho chính phủ điện tử thì Việt Nam có vị trí thứ 91/182 và 6/10 nước ASEAN;
b) Toàn tỉnh đã xây dựng 1 mạng tin học diện rộng (mạng WAN) tại Ủy ban nhân dân tỉnh kết nối với tất cả các cơ quan của tỉnh; 37 mạng tin học nội bộ (LAN) tại 6/6 Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, 23/32 cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và 8/8 cơ quan Trung ương trên địa bàn. Bước đầu xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành địa chính, thống kê, thuế, ngân hàng, kho bạc, bảo hiểm xã hội. Số lượng thiết bị đã đầu tư tại 35 cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (Phụ lục số 1) có 81 máy chủ, 1.268 máy trạm, 75 laptop, 32 cán bộ quản trị mạng.
Theo kết quả điều tra cuối năm 2007 tại 1.412 đơn vị hành chính sự nghiệp trên toàn tỉnh có 3.863 máy vi tính các loại, 6.662 lao động biết sử dụng máy vi tính vào công vụ, bình quân 58% máy tính các loại/cán bộ - công chức - viên chức. Nếu tính riêng trong các cơ quan hành chính ở 2 cấp tỉnh - huyện thì có 2.561 cán bộ - công chức biết sử dụng 1.735 máy vi tính vào công việc hàng ngày đạt tỷ lệ 67,7% máy/cán bộ - công chức;
c) Đề án 112 đã đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị, máy móc, đường truyền Lead-lines tại Trung tâm tích hợp dữ liệu Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh với 13 máy chủ, mô hình cấu trúc 3 lớp, cài đặt phần mềm quản lý hồ sơ văn bản cho 30 đơn vị. Hệ thống đang hoạt động ổn định và liên tục 24/7/365, thực hiện thông suốt các nội dung: quản lý hệ thống hòm thư điện tử @ninhthuan.gov.vn cho 100 đơn vị và gần 1.000 cá nhân. Gởi giấy mời họp, lịch công tác, tài liệu họp và một số văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh qua mạng. Trang thông tin điện tử của tỉnh và 6 trang thành phần của các ngành hoạt động tốt; có các mục truy cập văn bản quy phạm pháp luật và Công báo địa phương, công bố các thủ tục hành chính theo cơ chế 1 cửa và một số thủ tục hành chính công ở mức 1, thông tin kịp thời các hoạt động hàng ngày của tỉnh;
d) Các doanh nghiệp viễn thông đã đầu tư hệ thống hạ tầng thông tin truyền thông phủ khắp các địa bàn với tốc độ cao, mạng cáp quang đã nối đến 100% số xã, phát triển nhanh các dịch vụ với giá cả phải chăng.
3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin: trong số 2.561 cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước ở 3 cấp biết sử dụng máy tính vào công tác soạn thảo văn bản, trao đổi thư từ, đọc báo điện tử ở mức độ khác nhau thì chỉ có khoảng gần 90 cán bộ, công chức tốt nghiệp đại học và cao đẳng về công nghệ thông tin. Toàn tỉnh có 9 cơ sở liên kết đào tạo công nghệ thông tin cấp chứng chỉ mức A, B.
4. Đánh giá tổng quát:
a) Ưu điểm: Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh rất quan tâm và đã kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cơ quan Nhà nước. Củng cố, nâng cao năng lực các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức tham mưu tư vấn, tổ chức xã hội nghề nghiệp về công nghệ thông tin;
b) Những hạn chế: nhận thức về công nghệ thông tin trong một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao. Đầu tư cho công nghệ thông tin chưa đồng bộ 4 yếu tố: phần cứng, phần mềm ứng dụng, đường truyền, người sử dụng. Sự phân công, phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin chưa nhất quán và chưa phù hợp. Nguồn nhân lực thiếu và chưa được đào tạo căn bản. Ngân sách tỉnh đầu tư cho công nghệ thông tin còn quá ít. Việc tranh thủ khai thác các nguồn vốn từ các Bộ còn yếu. Chưa có biện pháp chế tài đủ mạnh, mang tính bắt buộc trong thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước.
c) Ba bài học kinh nghiệm rút ra của quá trình triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước giai đoạn 2001 - 2007:
- Về nhận thức: cần phải tạo cho người đứng đầu đơn vị có nhận thức đúng mức về vai trò, vị trí của công nghệ thông tin trong hoạt động của đơn vị, đi đôi với biện pháp chế tài đủ mạnh về trách nhiệm và quyết tâm của người đứng đầu đơn vị trong tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ và nhất quán.
- Về đầu tư: cần phải đầu tư đồng bộ và cân đối giữa 4 yếu tố: phần cứng, phần mềm ứng dụng, đường truyền và người sử dụng. Bố trí các nguồn vốn đầu tư cho công nghệ thông tin còn nhiều bất cập.
- Về người sử dụng: cần phải đào tạo tốt kỹ năng để 100% cán bộ, công chức sử dụng thành thạo máy vi tính và internet vào làm việc và giao tiếp. Trong đó người đứng đầu đơn vị phải là người gương mẫu thực hiện.
III. Quan điểm, mục tiêu của Kế hoạch 2009 - 2010.
1. Quan điểm:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước phục vụ dân và doanh nghiệp tốt hơn, gắn với cải cách hành chính, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử hiện đại, hoạt động có hiệu quả, giảm tham nhũng, tiêu cực;
b) Bảo đảm kế thừa các kết quả đã đầu tư; đầu tư đồng bộ 4 yếu tố phần cứng, phần mềm ứng dụng, đường truyền, người sử dụng;
c) Phần mềm ứng dụng phải phù hợp với khuôn mẫu mô hình hành chính của chính quyền điện tử hiện đại; phù hợp với các chuẩn quốc gia; bảo đảm tính tương thích, an toàn, bảo mật, tương hỗ nhau cùng thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, quản lý của các cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng:
- Tạo cho cán bộ công chức chuyển dần thói quen làm việc trên giấy bút sang làm việc trên văn bản điện tử. Tăng dần các hình thức truyền thông qua mạng. Tạo điều kiện và trợ giúp cho người dân và doanh nghiệp giao tiếp với cơ quan Nhà nước qua mạng.
- Tổ chức các cuộc họp trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, gởi giấy mời họp và cung cấp tài liệu qua mạng.
- Đến năm 2010 có 60% thông tin điều hành, chỉ đạo của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh được đưa lên cổng thông tin điện tử, 60% cán bộ - công chức sử dụng thư điện tử vào công vụ (cấp huyện 30%), tỷ lệ triển khai phần mềm ứng dụng quản lý văn bản là 90% (cấp huyện 50%), 80% số lượng văn bản đi - đến của cơ quan Nhà nước cấp tỉnh và huyện được gởi - nhận trên môi trường mạng, 100% cán bộ - công chức sử dụng thành thạo máy tính để làm việc và giao tiếp, nâng tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ - công chức lên 60% - 70%;
b) Nâng cao năng lực phục vụ của cơ quan Nhà nước cho dân và doanh nghiệp:
- Xây dựng, vận hành cổng thông tin điện tử có đầy đủ thông tin theo quy định. Trong đó tích hợp các cổng thông tin con cho cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, thương mại điện tử. Xây dựng báo Ninh Thuận điện tử.
- Trên cổng thông tin điện tử cung cấp các dịch vụ hành chính công của các ngành kế hoạch và đầu tư, xây dựng, tài nguyên môi trường, công an, thương mại, y tế, thông tin và truyền thông ở các mức độ 2, 3 và 4. Xây dựng mô hình 2 điểm cung cấp các dịch vụ hành chính công ở cấp huyện;
c) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cấp tỉnh và huyện theo chuẩn quốc gia. Hướng dẫn nhân dân sử dụng máy vi tính và internet để quan hệ với cơ quan Nhà nước, làm việc, trao đổi thông tin trên môi trường mạng;
d) Chủ động tham gia tích cực các dự án sử dụng chung của các Bộ.
1. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở dữ liệu:
a) Hạ tầng truyền dẫn: chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông đầu tư hệ thống hạ tầng mạng truyền dẫn theo đúng quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 theo hướng: an toàn, hiện đại, kết nối đến tất cả các địa bàn, tốc độ truyền dẫn cao, giá dịch vụ rẻ. Tiến tới xây dựng và phát triển công nghệ truyền dẫn không dây với mức độ bảo mật cao. Hoàn thiện, mở rộng mạng truyền số liệu chuyên dùng đến Sở và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Mạng WAN: đầu tư nâng cấp và kết nối các Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh với các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể 3 cấp và doanh nghiệp. Mạng WAN phải bảo đảm truyền dẫn thông suốt 24/7/365, tốc độ cao, an toàn và bảo mật;
c) Mạng LAN: đầu tư, nâng cấp các mạng LAN cho 100% cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo công nghệ hiện đại, đồng bộ, hoàn chỉnh (tường lửa, phòng chống virút, sao lưu dữ liệu, chống sét, phòng cháy, chống ngập ướt). Hằng năm có kinh phí bảo trì;
d) Ban hành quy định về quản lý, sử dụng, bảo đảm an toàn hệ thống địa chỉ IP, hệ thống thư điện tử @ninhthuan.gov.vn;
đ) Cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu về kinh tế, xã hội, cán bộ - công chức theo chuẩn quốc gia và của các Bộ, bảo đảm tính tương thích và tính kế thừa;
e) Xây dựng hệ thống hội nghị, giao ban điện tử đa phương tiện giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với các Sở và Ủy ban nhân dân huyện, kết nối tương thích với hệ thống hội nghị, giao ban điện tử đa phương tiện của quốc gia.
2. Đầu tư các phần mềm ứng dụng phục vụ sự chỉ đạo, điều hành, giám sát của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân:
a) Đầu tư các phần mềm sử dụng chung như hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, quản lý văn bản và điều hành, quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực và các hệ thống thông tin quản lý khác phục vụ cho các hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở 3 cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định;
b) Mở rộng và nâng cấp hệ thống thư điện tử @ninhthuan.gov.vn cung cấp cho 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cán bộ, công chức. Bảo đảm cho người đứng đầu đơn vị trao đổi và chỉ đạo công việc trực tiếp với 100% cán bộ, công chức thuộc quyền bằng thư điện tử. Trước hết là lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 3 cấp, lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng, lãnh đạo doanh nghiệp phải là người gương mẫu sử dụng thành thạo và thường xuyên thư điện tử để làm việc hàng ngày;
c) Xây dựng lộ trình, bước đi phù hợp để số hoá các nguồn thông tin và lưu trữ thông tin đã số hoá. Chuẩn bị xây dựng Kho Lưu trữ dữ liệu thông tin số của tỉnh.
3. Đầu tư các phần mềm ứng dụng phục vụ nhân dân và doanh nghiệp:
a) Cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu về kinh tế, xã hội công bố rộng rãi trên cổng thông tin điện tử phục vụ nhu cầu tra cứu, khai thác của người dân và doanh nghiệp;
b) Cập nhật, công bố công khai các thủ tục hành chính công, các mẫu đơn, hướng dẫn viết đơn, thông báo kết quả cấp các loại giấy trên cổng thông tin điện tử. Bảo đảm cho dân và doanh nghiệp có thể lên mạng internet để nghiên cứu, tự in các biểu mẫu, tự làm hồ sơ về các thủ tục hành chính công ở mức độ 2 (năm 2009), mức độ 3 - 4 (năm 2010). Các thủ tục hành chính công trên mạng gồm:
- Đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện, cấp giấy phép thành lập chi nhánh.
- Cấp giấy phép xây dựng, chứng chỉ hành nghề xây dựng, chứng chỉ quy hoạch.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, thủ tục cho thuê đất.
- Cấp các loại giấy phép trên các lĩnh vực của ngành Công an.
- Cấp các giấy chứng nhận về chính sách xã hội, việc làm.
- Cấp các loại giấy phép trên các lĩnh vực của ngành thông tin và truyền thông.
- Giải quyết khiếu nại tố cáo, đối thoại trực tuyến trên mạng.
- Cấp các loại giấy phép của ngành Y tế.
- Cấy các loại giấy tờ đặc thù do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
4. Đầu tư, triển khai đồng bộ các phần mềm ứng dụng:
a) Nâng cấp trang thông tin điện tử Ninh Thuận thành cổng thông tin điện tử Ninh Thuận (Ninh Thuận Portal). Trong đó tích hợp các cổng thông tin con của tất cả các ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp; đồng thời tích hợp các cổng thông tin con về thương mại điện tử, giải quyết khiếu nại tố cáo, đối thoại trực tuyến, phòng chống tham nhũng, văn bản quy phạm pháp luật, công báo địa phương, cán bộ - công chức, … Xây dựng báo Ninh Thuận điện tử. Xây dựng mô hình điểm về cung cấp dịch vụ hành chính công tại Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và Ủy ban nhân dân huyện Bác Ái;
b) Đầu tư các phần mềm sử dụng chung về quản lý văn bản chỉ đạo điều hành, kế toán, quản lý cán bộ phục vụ cho hoạt động của cơ quan Nhà nước;
c) Đầu tư triển khai sử dụng các phần mềm sử dụng chung chuyên ngành giáo dục, y tế, dạy nghề, du lịch, văn hoá, thể thao, chính sách xã hội, quản lý hộ nghèo, …;
d) Đầu tư xây dựng bản đồ số theo công nghệ GIS cho các ngành, huyện, thành phố để quản lý theo từng lĩnh vực.
5. Cập nhật, tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu: cập nhật, tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực, tài nguyên, doanh nghiệp, … phù hợp với chuẩn quốc gia và yêu cầu của tỉnh. Bảo đảm kế thừa hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có, bảo đảm sự tương thích với hướng phát triển trong tương lai.
6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
a) Quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị mạng cho tất cả các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện. Đào tạo đội ngũ Giám đốc Công nghệ thông tin;
b) Tổ chức các khoá đào tạo, hướng dẫn về kỷ năng sử dụng máy tính, khai thác internet, sử dụng các phần mềm quản lý nghiệp vụ hành chính cho cán bộ, công chức 3 cấp. Đặc biệt là phải có 100% cán bộ lãnh đạo từ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trở lên phải được ưu tiên đào tạo, tập huấn trước;
c) Tổ chức các khoá đào tạo, đào tạo lại về các kỹ năng sử dụng, khai thác các phần mềm sử dụng chung cho các cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vị của các dự án.
7. Danh mục các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009 - 2010: (Phụ lục số 2 kèm theo).
V. Các giải pháp thực hiện kế hoạch.
1. Đề nghị Tỉnh ủy có văn bản tiếp tục lãnh đạo thực hiện Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị trong tình hình mới. Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị chi ngân sách địa phương hằng năm cho công nghệ thông tin mỗi năm khoảng 4 - 5 tỷ đồng.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009 - 2010; kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để tham gia hội nhập và phát triển; quy định việc sử dụng thư điện tử, gởi nhận văn bản qua mạng; biện pháp ưu đãi, khuyến khích, thu hút đầu tư vốn và nguồn nhân lực để phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin; chỉ thị triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.
3. Xây dựng, thẩm định, phê duyệt, thực hiện các dự án công nghệ thông tin chặt chẽ, đúng quy trình, quy phạm. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các dự án công nghệ thông tin.
4. Mỗi cơ quan, địa phương, doanh nghiệp phân công 1 lãnh đạo chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch công nghệ thông tin trong phạm vi quản lý.
1. Sở Thông tin và Truyền thông: là đầu mối quản lý Nhà nước về quy hoạch và kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, giúp đỡ các ngành, địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn để triển khai các dự án. Xây dựng bộ máy tham mưu có đủ năng lực để thực hiện tốt vai trò của mình.
2. Sở Tài chính: phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu việc phân bổ kế hoạch vốn ngân sách cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp.
3. Sở Nội vụ: chủ trì cùng các ngành chức năng tham mưu bổ sung đủ biên chế chuyên trách về quản trị mạng cho các cơ quan cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; phối hợp triển khai các kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Phối hợp triển khai chương trình xây dựng và quản lý dữ liệu về cán bộ công chức.
4. Người đứng đầu các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm tổ chức triển khai và báo cáo kết quả thực hiện các dự án, chương trình về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại đơn vị mình.
5. Hội Tin học vận động hội viên tham gia tích cực các chương trình dự án ở các ngành, các cấp. Tham gia các nhiệm vụ về tư vấn, phản biện, giám sát khi có yêu cầu.
6. Các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về kế hoạch, biện pháp, tiến độ thực hiện các dự án công nghệ thông tin.
7. Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, Hội Tin học đưa nội dung giám sát các dự án công nghệ thông tin vào kế hoạch giám sát hằng năm./.
HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ĐẾN CUỐI THÁNG 5/2008
STT | Đơn vị | Máy chủ (bộ) | Máy trạm (bộ) | Laptop (máy) | Quản trị mạng (người) | Ghi chú |
1 | Sở Khoa học và Công nghệ | 02 | 20 | 7 | 01 |
|
2 | Sở Tư pháp | 02 | 23 | 1 | 01 |
|
3 | Thanh tra | 01 | 15 | 02 | 01 |
|
4 | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | 01 | 30 | 3 | 01 |
|
5 | Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch | 01 | 38 | 02 | 01 |
|
6 | Sở Nội vụ | 01 | 20 | 01 | 01 |
|
7 | Sở Y tế | 1 | 19 | 01 | 0 |
|
8 | Sở Giao thông vận tải | 01 | 27 | 02 | 01 |
|
9 | Sở Tài nguyên và Môi trường | 04 | 103 | 02 | 02 |
|
10 | Sở Thông tin và Truyền thông | 01 | 17 | 02 | 1 |
|
11 | Đài Phát thanh và Truyền hình | 03 | 62 | 03 | 1 |
|
12 | Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh | 12 | 44 | 09 | 02 |
|
13 | Sở Kế hoạch và Đầu tư | 01 | 60 | 01 | 01 |
|
14 | Sở Công Thương | 03 | 52 | 01 | 01 |
|
15 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 04 | 39 | 01 | 01 |
|
16 | Chi cục Kiểm lâm | 02 | 12 | 01 | 01 |
|
17 | Chi cục Thống kê | 01 | 22 | 01 | 01 |
|
18 | Sở Tài chính | 03 | 35 | 03 | 01 |
|
19 | Kho Bạc Nhà nước | 22 | 128 | 02 | 02 |
|
20 | Sở Xây dựng | 01 | 40 | 02 | 01 |
|
21 | Trường Cao đẳng Sư phạm | 0 | 78 | 01 | 0 |
|
22 | Công an tỉnh | 04 | 125 | 09 | 03 |
|
23 | Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh | 0 | 18 | 0 | 0 |
|
24 | Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh | 0 | 42 | 0 | 0 |
|
25 | Hội Đông y | 0 | 02 | 0 | 0 |
|
26 | Ban quản lý các khu công nghiệp | 1 | 11 | 0 | 0 |
|
27 | Sở Giáo dục và Đào tạo | 02 | 35 | 0 | 0 |
|
28 | Trung tâm Phát triển Quỹ đất | 0 | 10 | 02 | 01 |
|
29 | Trường Chính trị | 01 | 28 | 03 | 02 |
|
30 | Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm | 01 | 13 | 02 | 01 |
|
31 | Ủy ban nhân dân huyện Ninh Phước | 01 | 13 | 0 | 01 |
|
32 | Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải | 0 | 18 | 0 | 0 |
|
33 | Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn | 01 | 20 | 0 | 0 |
|
34 | Ủy Ban nhân dân huyện Thuận Bắc | 01 | 09 | 01 | 01 |
|
35 | Ủy ban nhân dân huyện Bác Ái | 02 | 40 | 10 | 01 |
|
| Tổng cộng | 81 | 1.268 | 75 | 32 |
|
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2009 - 2010
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT | Tên dự án đầu tư | Dự toán (tỷ đồng) | Nguồn vốn Trung ương | Nguồn vốn Địa phương |
1 | Hội chẩn đoán bệnh từ xa qua mạng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh | 0,500 | 0 | 0,500 |
2 | Lập bản đồ số GIS cho 10 ngành, huyện, thành phố điểm | 1,000 | 0 | 1,000 |
3 | Cổng thông tin điện tử Ninh Thuận và các cổng thông tin con | 1,200 | 1,000 | 0,200 |
4 | Báo Ninh Thuận điện tử | 0,500 | 0 | 0,500 |
5 | Đầu tư mạng mới LAN cho 9 đơn vị cấp tỉnh chưa có mạng LAN | 1,800 | 0 | 1,800 |
6 | Mạng LAN cho UBND huyện Thuận Nam (huyện mới) | 0,400 | 0 | 0,400 |
7 | Nâng cấp mạng LAN cho 18 đơn vị cấp tỉnh | 1,800 | 0 | 1,800 |
8 | Nâng cấp mạng LAN cho Ủy ban nhân dân 6 huyện, thành phố | 0,600 | 0 | 0,600 |
9 | Nâng cấp mạng LAN cho 6 cơ quan khối Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh | 0,600 | 0 | 0,600 |
10 | Xây dựng mạng truyền dẫn, nâng cấp mạng LAN, hệ thống máy chủ, thiết bị đào tạo tại Sở Thông tin và Truyền thông | 2,000 | 1,500 | 0,500 |
11 | Phần mềm các dịch vụ hành chính công | 1,200 | 1,200 | 0 |
12 | Xây dựng, cập nhật, duy trì, sao lưu cơ sở dữ liệu | 1,000 | 1,000 | 0 |
13 | Hỗ trợ Chương trình 191 | 0,400 | 0 | 0,400 |
14 | Nâng cấp mạng LAN, mua phần mềm ứng dụng ngành Kiểm lâm | 1,000 | 1,000 | 0 |
15 | Dự án cung cấp dịch vụ hành chính công thí điểm tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm | 1,500 | 1,500 | 0 |
16 | Dự án cung cấp dịch vụ hành chính công thí điểm tại huyện Ninh Sơn | 1,500 | 1,500 | 0 |
| Tổng cộng | 17,000 | 8,700 | 8,300 |
Thuyết minh về các nguồn kinh phí cho kế hoạch 2009 - 1010:
Tổng nhu cầu vốn cho 2 năm 2009 - 2010 là 17.000 triệu đồng. Trong đó:
1. Nguồn vốn ngân sách Trung ương và vốn ODA: 8.700 triệu đồng. Bao gồm:
a) Vốn cấp từ các cơ quan Trung ương đầu tư cho Chi cục Kiểm lâm 1.000 triệu đồng (dự toán ở mức tối thiểu);
b) Nguồn vốn đầu tư từ dự án ODA vay của Ngân hàng Thế giới do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý sẽ có kế hoạch đầu tư và cấp trực tiếp cho Sở Thông tin và Truyền thông (theo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Lê Doãn Hợp tại Thông báo số 31/TB-BTTTT ngày 05 tháng 11 năm 2007): 1.700 triệu đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã lập 2 dự án trình Bộ thẩm định để đưa vô kế hoạch;
c) Nguồn vốn sự nghiệp công nghệ thông tin từ ngân sách Trung ương hỗ trợ cho 49 tỉnh chưa cân đối được ngân sách mỗi năm 1.500 triệu đồng, hai năm 3.000 triệu đồng;
d) Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương cho 2 dự án thí điểm mô hình cung cấp dịch hành chính công cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh 3.000 triệu đồng.
2. Vốn từ ngân sách địa phương: 8.300 triệu đồng. Mỗi năm 4.150 triệu đồng.
- 1Quyết định 14/2011/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng Công nghệ Thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 2Quyết định 2236/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2007- 2010
- 3Quyết định 02/2013/QĐ-UBND về Quy chế ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 2151/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Thái Bình năm 2013, giai đoạn 2013 - 2015
- 1Quyết định 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 58-CT/TW năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Luật Công nghệ thông tin 2006
- 4Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Quyết định 43/2008/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 9Công văn số 1594/BTTTT-ƯDCNTT về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Quyết định 14/2011/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng Công nghệ Thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 11Quyết định 2236/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2007- 2010
- 12Quyết định 02/2013/QĐ-UBND về Quy chế ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 13Quyết định 2151/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Thái Bình năm 2013, giai đoạn 2013 - 2015
Quyết định 221/2008/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2009 - 2010
- Số hiệu: 221/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/08/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Lưu Xuân Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra