Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2022/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 30 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;

Căn cứ Khoản 6, Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

Căn cứ Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 9 năm 2022.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và truyền thông; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Đài phát thanh truyền hình tỉnh; Tổng biên tập Báo Sơn La; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; người đứng đầu các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh Sơn La (b/c);
- Ủy ban mặt trận TQVN tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Cục kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Như Điều 3;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, Biên. 50b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh

 

QUY ĐỊNH

THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định một số nội dung về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2. Những nội dung chưa được quy định tại Quy định này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này được áp dụng đối với các cơ sở y tế bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược và có phát sinh chất thải rắn y tế; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất thải rắn y tế bao gồm chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn y tế thông thường.

2. Chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm (quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021), trừ chất thải lây nhiễm dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh); Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất và chất thải là dung dịch rửa phim X Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích và các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.

3. Chất thải rắn y tế thông thường bao gồm

- Hóa chất thải bỏ không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;

- Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

- Vỏ lọ vắc xin thải bỏ không thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực;

- Chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;

- Chất thải lây nhiễm sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; tro, xỉ từ lò đốt chất thải rắn y tế không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;

- Danh mục chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế.

Điều 4. Nguyên tắc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế

1. Chất thải rắn y tế nguy hại phải được thu gom, phân loại riêng với chất thải rắn thông thường trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế.

2. Phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định, không làm thất thoát chất thải ra bên ngoài.

3. Chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế trên địa bàn được xử lý tại cơ sở có chức năng xử lý hoặc được tập trung xử lý tại các cụm, hạn chế việc xử lý phân tán tại các cơ sở y tế.

4. Chất thải rắn y tế thông thường phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn y tế nguy hại và được quản lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

Điều 5. Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế thông thường

1. Thu gom chất thải rắn y tế thông thường: Chất thải rắn y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải rắn thông thường không phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng.

2. Vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế thông thường

Chất thải rắn thông thường được chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để vận chuyển, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 6. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại

1. Thu gom chất thải rắn y tế nguy hại

a) Chất thải lây nhiễm

- Cơ sở y tế quy định luồng đi và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;

- Dụng cụ thu gom chất thải phải bảo đảm kín, không rò rỉ dịch thải trong quá trình thu gom;

- Chất thải phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở y tế. Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín;

- Chất thải phải xử lý sơ bộ ở gần nơi phát sinh chất thải để loại bỏ mầm bệnh bằng thiết bị khử khuẩn. Đối với cơ sở y tế không có thiết bị khử khuẩn chất thải, trước khi thu gom túi đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi và bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO”, được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải lây nhiễm để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định;

- Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu một lần một ngày. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg trong một ngày, chất thải lây nhiễm được thu gom với tần suất tối thiểu một lần một ngày, chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom tối thiểu là một lần một tháng.

b) Chất thải nguy hại không lây nhiễm

- Chất thải không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế.

- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp, bảo đảm không bị rò rỉ, phân tán hơi thủy ngân ra môi trường.

2. Phương thức vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại

a) Đối với các cơ sở xử lý tại chỗ: Thực hiện vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại từ các khu vực phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải rắn y tế của đơn vị để xử lý đảm bảo đúng pháp luật quy định về quản lý chất thải y tế.

b) Đối với cơ sở không đủ điều kiện xử lý tại chỗ

- Thuê đơn vị có giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển để thực hiện vận chuyển đến nơi xử lý.

- Trường hợp cơ sở y tế tự vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại cơ sở bằng các phương tiện, thiết bị vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Điều 36, Điều 37, khoản 3 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

c) Đối với các cơ sở xử lý theo cụm:

- Thuê đơn vị có giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển để thực hiện vận chuyển đến nơi xử lý.

- Trường hợp cơ sở y tế trong cụm tự vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở được chỉ định phải có phương tiện, thiết bị vận chuyển đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Điều 36, Điều 37, khoản 3 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

3. Phương thức xử lý chất thải rắn y tế nguy hại

a) Xử lý theo mô hình Cụm cơ sở y tế (Phụ lục I)

- Cụm xử lý số 1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Phong và Da liễu;

- Cụm xử lý số 2: Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn;

- Cụm xử lý số 3: Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Châu;

- Cụm xử lý số 4: Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu;

- Cụm xử lý số 5: Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Yên;

- Cụm xử lý số 6: Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên;

- Cụm xử lý số 7: Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã;

- Cụm xử lý số 8: Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp;

- Cụm xử lý số 9: Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận Châu;

- Cụm xử lý số 10: Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Nhai;

- Cụm xử lý số 11: Bệnh viện Đa khoa huyện Mường La.

b) Xử lý tại chỗ (Phụ lục II)

Các cơ sở y tế không thuộc danh mục các cơ sở y tế theo mô hình cụm và đã được đầu tư công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đảm bảo theo quy định thì tự xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trong khuôn viên cơ sở phải đáp ứng yêu cầu tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 08/2022/NĐ-CP; trường hợp công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại của các cơ sở không đảm bảo hoặc có sự cố phát sinh chất thải tạm thời gây quá tải thì hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại để xử lý theo quy định.

c) Xử lý tại các cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại

Các cơ sở y tế không thuộc danh mục các cơ sở y tế theo mô hình cụm và không được đầu tư công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đảm bảo theo quy định thì phải ký hợp đồng để chuyển giao chất thải rắn y tế nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có hạng mục xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Kinh phí thực hiện

Kinh phí hỗ trợ công tác quản lý chất thải rắn y tế được lấy từ các nguồn: Nguồn kinh phí thu từ các cơ sở y tế xử lý theo mô hình cụm; Kinh phí thường xuyên của các đơn vị (đối với các cơ sở xử lý tại chỗ); Kinh phí từ nguồn xã hội hóa hoặc các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.

Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung nội dung Quyết định khi có sự thay đổi các quy định của pháp luật hoặc thực tế công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh có những phát sinh cần phải điều chỉnh công tác quản lý.

2. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan, chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế theo đúng quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

- Kịp thời thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường về các thay đổi trong thực tế công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung nội dung Quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để cải tạo, nâng cấp, thay thế các công trình xử lý chất thải rắn y tế theo quy định.

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

3. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, dự toán của Sở Y tế lập, trình Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí cho Sở Y tế hỗ trợ các cơ sở y tế trong công tác xử lý chất thải rắn y tế.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phương án cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án xử lý chất thải rắn y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu chủ động xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh.

5. Công an tỉnh

Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm trong việc thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền nội dung của Quy định rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

7. Báo Sơn La, Đài Phát thanh và Truyền hình Sơn La

Tổ chức thông tin, tuyên truyền các nội dung của Quyết định này trên các phương tiện thông tin đại chúng.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn và việc thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế từ các cơ sở y tế về cụm xử lý.

9. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

a) Thực hiện quản lý chất thải rắn y tế theo đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

b) Phân công lãnh đạo cơ sở y tế phụ trách về công tác quản lý chất thải rắn y tế; bố trí cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải rắn y tế; giao nhiệm vụ khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc khoa, phòng, bộ phận phụ trách về công tác quản lý chất thải rắn y tế, bố trí người của cơ sở y tế hoặc phối hợp với đơn vị bên ngoài để thực hiện vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải rắn y tế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ (đối với cơ sở y tế tự xử lý chất thải).

c) Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế hoặc tích hợp trong kế hoạch hoạt động chung hằng năm của cơ sở y tế; bố trí kinh phí để thực hiện việc quản lý chất thải rắn y tế.

d) Thực hiện việc xác định các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế để áp dụng biện pháp quản lý phù hợp theo quy định của Thông tư số 20/2021/TT-BYT.

đ) Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm cả phương án xử lý trong trường hợp lượng chất thải rắn y tế gia tăng bất thường do dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng).

e) Tổ chức đào tạo, tập huấn, truyền thông, phổ biến cho viên chức, người lao động và các đối tượng có liên quan các quy định về quản lý chất thải rắn y tế.

g) Bố trí đủ kinh phí, nhân lực hoặc ký hợp đồng với đơn vị bên ngoài để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế.

h) Thống nhất đơn giá xử lý chất thải rắn y tế trong cụm xử lý với cơ sở xử lý cho cụm theo hướng dẫn của Sở Y tế, Sở Tài chính.

k) Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 20/2021/TT-BYT.

 

PHỤ LỤC I

CÁC CỤM XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)

STT

Các cơ sở xử lý theo mô hình cụm

Địa điểm xử lý

Mô tả công nghệ xử lý

Phạm vi thực hiện

Đơn vị thu gom, vận chuyển

Loại công nghệ

Công suất thiết kế (kg/giờ)

Tình trạng hoạt động

 

 

1

Cụm số 1

 

 

 

 

 

 

1.1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Tổ 4, phường Chiềng Lề, TP Sơn La, tỉnh Sơn La

Lò hấp

50

Đang hoạt động

Bệnh viện đa khoa tỉnh; Phong và da liễu; Bệnh viện Phục hồi chức năng; Bệnh viện đa khoa Cuộc sống; Bệnh viện Nội tiết; Bệnh viện Tâm Thần; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La; Trung tâm y tế thành phố; Trung tâm kiểm nghiệm; Trung tâm Pháp Y, Trung tâm giám định Y khoa; các trạm y tế và các phòng khám tư nhân trên địa bàn Thành phố

Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển

Lò đốt

50

 

1.2

Bệnh viện Phong và Da liễu

Bản Cọ, phường Chiềng An, Tp Sơn La.

Lò đốt

30

Đang hoạt động

2

Cụm số 2: Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn

Tiểu khu 17 , Thị trấn Hát Lót, Mai Sơn, Sơn La

Lò đốt

25

Đang hoạt động

Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn; Trung tâm y tế huyện; các trạm y tế thuộc huyện và các phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện

Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển

3

Cụm số 3: Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Châu

TK5, thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu

Lò đốt

25

Đang hoạt động

Bệnh viện đa khoa huyện Yên Châu; Trung tâm y tế huyện; các trạm y tế thuộc huyện và các phòng khám 1 tư nhân trên địa bàn huyện

Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển

4

Cụm số 4: Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu

Tiểu khu 11, TT. Mộc Châu, Tỉnh Sơn La, Sơn La

Lò hấp

35-65

Đang hoạt động

Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu, Bệnh viện Đa khoa Thảo nguyên; Trung tâm y tế huyện Mộc Châu, Vân Hồ; các trạm y tế thuộc 02 huyện và các phòng khám tư nhân trên địa bàn 02 huyện.

Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển

5

Cụm số 5: Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Yên

Bản Phiêng Ban 3, Thị trấn Bắc Yên, Huyện Bắc Yên, Sơn La

Lò đốt

25

Đang hoạt động

Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Yên; Trung tâm y tế huyện; các trạm y tế thuộc huyện và các phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện

Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển

6

Cụm số 6: Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên

Khối 2, Phù Yên, Thị trấn Phù Yên, Sơn La

Lò đốt

30-50

Đang hoạt động

Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Phù Yên; Trung tâm y tế huyện; các trạm y tế thuộc huyện và các phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện

Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển

7

Cụm số 7: Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã

Tổ dân phố 5, Thị trấn Sông Mã, Huyện Sông Mã, Tỉnh Sơn La.

Lò hấp

Lò đốt

25

25

Đang hoạt động

Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã; Trung tâm y tế huyện; các trạm y tế thuộc huyện và các phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện

Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển

8

Cụm số 8: Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp

Xã sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

Lò đốt

25

Đang hoạt động

Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp; Trung tâm y tế huyện; các trạm y tế thuộc huyện và các phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện

Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển

9

Cụm số 9: Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận Châu

Tiểu Khu 21, Thị trấn, Thuận Châu, Sơn La

Lò hấp

25

Không hoạt động

Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận Châu; Trung tâm y tế huyện; các trạm y tế thuộc huyện và các phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện

Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển

Lò đốt

45

Đang hoạt động

10

Cụm số 10: Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Nhai

xã Mường giàng, thị trấn Quỳnh Nhai, huyện Quỳnh Nhai

Lò đốt

15

Đang hoạt động

Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Nhai; Trung tâm y tế huyện; các trạm y tế thuộc huyện và các phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện

Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển

11

Cụm số 11: Bệnh viện Đa khoa huyện Mường La

Tiểu khu 4, Thị trấn Mường La, huyện Mường La

Lò đốt

30-50

Đang hoạt động

Bệnh viện Đa khoa huyện Mường La; Trung tâm y tế huyện; các trạm y tế thuộc huyện và các phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện

Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển

 

PHỤ LỤC II

XỬ LÝ TẠI CHỖ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)

STT

Cơ sở y tế

Địa điểm xử lý

Mô tả công nghệ xử lý

Loại công nghệ

Công suất thiết kế (kg/giờ)

Tình trạng hoạt động

1

Bệnh viện phổi Sơn La

TK 17, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn

Lò đốt

25

Đang hoạt động

2

Bệnh viện Y Dược cổ truyền

Số 339A, Tổ 6, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Lò đốt

30-50

Đang hoạt động

3

Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Tổ 17 đường Lê Duẩn, phường Chiềng Sinh, TP Sơn La, tỉnh Sơn La

Lò hấp

20

Đang hoạt động