Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 22/2010/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 04 tháng 5 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ VÀ DANH MỤC HỖ TRỢ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, MÁY MÓC THIẾT BỊ, CÔNG CỤ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN SẢN PHẨM SAU THU HOẠCH CỦA DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006-2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008 của liên Bộ: Ủy ban Dân tộc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II;
Căn cứ Thông tư số 12/2009/TT-BNN ngày 06/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2009/NQ-HĐND ngày 09/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về việc thông qua định mức hỗ trợ thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND ngày 05/04/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về việc sửa đổi khoản 5, Điều 1, Nghị quyết số 15/2009/NQ-HĐND ngày 09/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về việc thông qua định mức hỗ trợ thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 471/SNN-KH ngày 27/04/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này định mức hỗ trợ và danh mục hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 (Chi tiết tại các phụ lục kèm theo).

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn cụ thể để các huyện, thành phố thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 08/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành định mức hỗ trợ và quy định tạm thời danh mục hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Xuân Quí

 

PHỤ LỤC 1:

ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22 /2010/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 5 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

1. Các hoạt động khuyến nông-khuyến lâm-khuyến ngư: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí.

1.1. Chi cho các nội dung mở các lớp tập huấn:

- Biên soạn tài liệu tập huấn (ngoài tài liệu của trung ương đã biên soạn) tối đa 35.000 đồng/trang;

- Chi trả thù lao cho giảng viên không quá 200.000 đồng/buổi;

- Hỗ trợ cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật 40.000 đồng/ người/ngày;

- Hỗ trợ tiền nước uống và văn phòng phẩm, tài liệu cho người dân trong thời gian tập huấn không quá 20.000 đồng/người/ngày;

- Hỗ trợ tiền ăn cho người dân trong thời gian tập huấn không quá 20.000 đồng/người/ngày;

- Chi phí quản lý lớp học: Tối đa không quá 5% giá trị dự toán nhưng không quá 500.000 đồng/lớp;

1.2. Chi hỗ trợ người dân tham quan, khảo sát mô hình sản xuất khuyến nông, khuyến ngư đang áp dụng thành công ở các địa phương:

- Hỗ trợ tiền tàu, xe đi và về theo mức giá vé tàu, vé xe thông thường của tuyến đường đi tham quan, khảo sát;

- Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tham quan, khảo sát tối đa 50.000 đồng/người/ ngày;

- Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ (nếu phải nghỉ qua đêm) tối đa không quá 100.000 đồng/người/ngày;

2. Xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến: Hỗ trợ tối đa 90% giá trị vật tư chính cho nhóm hộ thực hiện các mô hình, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng cho một mô hình. Kinh phí triển khai mô hình: Hỗ trợ không quá 07 triệu đồng cho một mô hình.

- Mô hình áp dụng công cụ, cải tiến kỹ thuật: Hỗ trợ tối đa 30% giá trị công cụ nhưng không quá 10 triệu đồng cho một mô hình;

- Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề khác hỗ trợ tối đa 75% trang thiết bị chính nhưng không quá 125 triệu đồng cho một mô hình;

Các nội dung chi: Giống, vật tư chính: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% cho các hộ tham gia mô hình (thức ăn chăn nuôi, phân bón hóa học, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị cần thiết cho xây dựng mô hình); chi phí mua bản quyền, quy trình công nghệ mới (nếu có); chi phí thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình, bồi dưỡng cho hướng dẫn viên hướng dẫn thực hành thao tác kỹ thuật.

3. Giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất:

Định mức kinh tế kỹ thuật cây trồng, vật nuôi: Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành.

3.1. Giống cây trồng (cây lương thực, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu): Hỗ trợ tối đa 100% giống, vật tư chính nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá:

- 0,5 triệu đồng/hộ/năm đối với cây lương thực;

- 03 triệu đồng/hộ/năm đối với cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và cây dược liệu;

3.2. Giống vật nuôi (gia súc, gia cầm và thuỷ sản): Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí, nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá:

- 05 triệu đồng/hộ/năm đối với gia súc. Riêng đối với trâu, bò chỉ hỗ trợ 1 lần theo dự án;

- 01 triệu đồng/hộ/năm đối với gia cầm và thủy sản;

3.3. Phân hoá học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí, nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 0,5 triệu đồng/hộ/năm.

4. Mua sắm thiết bị máy móc, công cụ sản xuất và chế biến, bảo quản sản phẩm:

- Hỗ trợ cho hộ tối đa 100% kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị nhưng không quá 05 triệu đồng/hộ/năm.

- Hỗ trợ cho nhóm hộ tối đa 100% kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị nhưng không quá 75 triệu đồng/mô hình. Trong đó, kinh phí triển khai mô hình không quá 07 triệu đồng/mô hình.

PHỤ LỤC 2:

DANH MỤC HỖ TRỢ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, MÁY MÓC THIẾT BỊ, CÔNG CỤ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN SẢN PHẨM SAU THU HOẠCH CỦA DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 5 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

1. Danh mục hỗ trợ cây trồng, vật nuôi.

TT

Danh mục

Ghi chú

A

Giống cây trồng

 

I

Nhóm cây lương thực

 

1

Cây lúa (lúa thuần, lúa lai, lúa cạn, lúa chất lượng cao)

 

2

Cây ngô

 

3

Cây sắn cao sản

 

4

Khoai lang Nhật

 

II

Nhóm cây công nghiệp

 

1

Cây cao su

 

2

Cây cà phê

 

3

Cây ca cao

 

4

Cây chè

 

5

Cây tre lấy măng

 

6

Cây mía

 

7

Cây lạc

 

8

Cây đậu xanh

 

9

Cây đậu tương

 

III

Nhóm cây lâm nghiệp

 

1

Cây bời lời

 

2

Cây hông (pôlôvia)

 

3

Cây xoan ta

 

4

Cây keo

 

5

Cây bạch đàn

 

6

Cây xà cừ

 

7

Cây huỳnh đàn đỏ

 

8

Cây song mây

 

9

Cây sao xanh

 

10

Cây hương

 

11

Cây trắc

 

IV

Nhóm cây ăn quả

 

1

Cây sầu riêng

 

2

Cây chôm chôm Thái

 

3

Cây xoài cát

 

4

Cây cam sành

 

5

Cây bưởi

 

6

Cây quýt

 

7

Cây chanh

 

8

Cây ổi xá lỵ

 

9

Cây mít Mã lai

 

10

Cây vú sữa

 

11

Cây dứa

Trồng xen canh

12

Cây nhãn lồng

 

13

Cây vãi thiều

 

14

Cây hồng

 

V

Nhóm cây dược liệu

 

1

Cây sa nhân

 

2

Cây vối thuốc

 

3

Cây thảo quả

 

4

Cây gió bầu

 

5

Cây hồng đẳng sâm

 

6

Cây đinh lăng

 

7

Cây sâm ngọc linh

 

B

Giống vật nuôi

 

I

Giống gia súc

 

1

Con trâu

 

2

Con bò

 

3

Con heo

 

4

Con dê

 

5

Con nhím

 

6

Con nai

 

II

Giống gia cầm

 

1

Con ngan pháp

 

2

Con gà

 

3

Con vịt

 

4

Con đà điểu

 

III

Giống thủy sản

 

1

Cá nước ngọt

 

2

Con ba ba

 

2. Danh mục hỗ trợ máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

STT

DANH MỤC

GHI CHÚ

1

Máy cày tay

 

2

Máy cắt cỏ

 

3

Máy xay xát gạo

 

4

Máy sấy nông sản các loại

 

5

Máy phun thuốc trừ sâu đeo vai có động cơ

 

6

Máy tuốt lúa (động cơ và thủ công)

 

7

Công cụ xạ lúa theo hàng

 

8

Máy gặt lúa

 

9

Máy bơm nước

 

10

Máy làm đất đa năng

 

11

Máy tẻ bắp (động cơ và thủ công)

 

12

Máy gieo lúa theo khóm

 

13

Máy gieo lúa theo hàng

 

14

Máy gieo đậu tương

 

15

Máy gieo ngô

 

16

Máy cấy lúa

 

17

Máy xới tích cực

 

18

Bình bơm thuốc thủ công đeo vai

 

19

Máy bóc bẹ tẽ hạt ngô

 

20

Máy thái lát sắn

 

21

Máy thái cỏ

 

22

Máy thu hoạch mía

 

23

Máy bóc lá mía

 

24

Máy thu hoạch lạc

 

25

Máy đập lúa liên hoàn

 

26

Máy gặt đập liên hợp

 

27

Máy giê lúa

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành định mức hỗ trợ và danh mục hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành

  • Số hiệu: 22/2010/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/05/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Đào Xuân Quí
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản