Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2195/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 15 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI “THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19";

Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19";

Căn cứ tình hình thực tế và khả năng phòng, chống dịch bệnh của tỉnh Cà Mau;

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Cà Mau;

Theo đề nghị của Sở Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cụ thể như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Khuyến cáo người dân không ra đường nếu không thật sự cần thiết.

2. Khuyến cáo người dân thực hiện việc xét nghiệm định kỳ nhằm phát hiện và chữa trị kịp thời nếu dương tính với COVID-19.

3. Các giao dịch thanh toán: Khuyến cáo người dân thực hiện qua môi trường mạng, nếu không đủ điều kiện thì thực hiện giao dịch trực tiếp nhưng phải đảm bảo quy định 5K.

4. Tất cả người về/đến tỉnh Cà Mau phải được kiểm soát, phân luồng riêng cho từng nhóm đối tượng để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định sau:

4.1. Đối với người đã tiêm đủ 02 mũi vắc xin phòng COVID-19 (có giấy chứng nhận hoặc có xác nhận trên phần mềm PC-COVID) hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 (có giấy xác nhận khỏi bệnh hoặc giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương) sau khi khai báo y tế đầy đủ, cụ thể thông tin cá nhân tại chốt, trạm kiểm soát, được phép tự di chuyển đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc để theo dõi sức khỏe 07 ngày nếu đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau:

- Có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 còn hạn trong 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu.

- Có kết quả test nhanh mẫu đơn âm tính tại chốt, trạm kiểm soát (cửa ngõ vào tỉnh Cà Mau).

Trong thời gian theo dõi sức khỏe phải tự thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh 02 lần (vào ngày thứ 3, ngày thứ 7); tự chịu trách nhiệm trước pháp luật việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Sở Thông tin và Truyền thông sử dụng phần mềm cập nhật trực tiếp thông tin của người đến/về tại chốt, trạm, cung cấp ngay đến Ủy ban nhân dân cấp xã để theo dõi, giám sát theo quy định.

4.2. Đối với người chưa tiêm hoặc tiêm 01 mũi vắc xin, có kết quả xét nghiệm mẫu đơn âm tính với SARS-CoV-2 (RT-PCR hoặc test nhanh) còn hạn trong 72 giờ, khi vào tỉnh được đưa vào các khu cách ly tạm thời để kiểm tra, sàng lọc, sắp xếp đưa về các địa phương để thực hiện cách ly y tế tập trung hoặc cách ly y tế tại nhà (nếu đủ điều kiện) trong 21 ngày. Trong thời gian này, phải test nhanh mẫu đơn định kỳ 3 ngày/lần hoặc xét nghiệm RT-PCR 7 ngày/lần.

- Nếu cách ly y tế tập trung, phải thực hiện cách ly riêng theo từng nhóm đối tượng (chưa tiêm hoặc tiêm 01 mũi vắc xin, người đến từ vùng dịch theo từng cấp độ, người cùng địa bàn, người cùng gia đình,...).

5. Đối với các trường hợp F1, F2

5.1. Trường hợp F1 phải thực hiện cách ly y tế tập trung 21 ngày, được xét nghiệm 4 lần (vào các ngày thứ 1, thứ 7, thứ 14 và thứ 21). Nếu đến ngày thứ 14, xét nghiệm có kết quả âm tính, đủ điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo yêu cầu cách ly tại nhà, thì thực hiện bàn giao về địa phương cách ly y tế tại nhà thêm 07 ngày.

5.2. Trường hợp F2 thực hiện cách ly y tế tại nhà, nếu không đủ điều kiện cách tại nhà thì cách ly y tế cả hộ 14 ngày; trường hợp nâng lên F1 thì tiếp tục cách ly tại nhà thêm 07 ngày; trong thời gian cách ly, phải xét nghiệm 04 lần bằng phương pháp RT-PCR.

6. Đối với người không thể tự chăm sóc, người cao tuổi (từ đủ 60 tuổi trở lên), phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em), người có bệnh nền[1] thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.

7. Những trường hợp đang còn trong thời gian cách ly theo quy định trước đây thì được áp dụng theo Quy định này, thời gian cách ly bao gồm cả thời gian đã thực hiện cách ly trước đó.

II. BIỆN PHÁP ÁP DỤNG THEO TỪNG CẤP ĐỘ DỊCH

Biện pháp

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

1. Tổ chức các hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch

Không hạn chế số người

Không tập trung quá 10 người ở nơi công cộng ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp; giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét giữa người với người.

Không tổ chức

Không tổ chức

2. Vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 (đối với hoạt động liên tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải; đường hàng không áp dụng theo văn bản quy định riêng)

Hoạt động bình thường

Hoạt động theo hướng dẫn tại Phụ lục 1

Không hoạt động

Không hoạt động

3. Lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh

 

3.1. Đường bộ, đường thủy nội địa

Được phép hoạt động theo hướng dẫn tại Phụ lục 1

Được phép hoạt động theo hướng dẫn tại Phụ lục 1

Được phép hoạt động theo hướng dẫn tại Phụ lục 1

Được phép hoạt động theo hướng dẫn tại Phụ lục 1

3.2. Quản lý người, phương tiện hoạt động trên biển

Hoạt động theo Phụ lục 2

Hoạt động theo Phụ lục 2

Hoạt động theo Phụ lục 2

Hoạt động theo Phụ lục 2

4. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, công trình xây dựng

 

4.1. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, chợ truyền thống... (trừ các cơ sở quy định tại Điểm 4.3, 4.4)

Được phép hoạt động nhưng phải có Kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn tại Phụ lục 3

Được phép hoạt động nhưng phải có Kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn tại Phụ lục 3.

Lần đầu khi hoạt động trở lại phải xét nghiệm 100% số người làm việc. Sau đó, khi vào hoạt động, định kỳ xét nghiệm ngẫu nhiên 03 ngày/lần cho ít nhất 30% tổng số người làm việc tại 01 cơ sở hoặc 01 điểm.

Được phép hoạt động nhưng phải có Kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn tại Phụ lục 3.

Lần đầu khi hoạt động trở lại phải xét nghiệm 100% số người làm việc. Sau đó, khi vào hoạt động, định kỳ xét nghiệm ngẫu nhiên 03 ngày/lần cho ít nhất 30% tổng số người làm việc tại 01 cơ sở hoặc 01 điểm.

Được phép hoạt động nhưng phải có Kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn tại Phụ lục 3.

Lần đầu khi hoạt động trở lại phải xét nghiệm 100% số người làm việc. Sau đó, khi vào hoạt động, định kỳ xét nghiệm ngẫu nhiên 03 ngày/lần cho ít nhất 30% tổng số người làm việc tại 01 cơ sở hoặc 01 điểm.

4.2. Công trình xây dựng (kể cả công trình giao thông)

Được phép hoạt động nhưng phải có Kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch hướng dẫn tại Phụ lục 4.

Được phép hoạt động nhưng phải có Kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch hướng dẫn tại Phụ lục 4.

Lần đầu khi hoạt động trở lại phải xét nghiệm 100% số người làm việc. Sau đó, khi vào hoạt động, định kỳ xét nghiệm ngẫu nhiên 03 ngày/lần cho ít nhất 30% tổng số người làm việc tại 01 cơ sở hoặc 01 điểm.

Được phép hoạt động nhưng phải có Kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch hướng dẫn tại Phụ lục 4.

Lần đầu khi hoạt động trở lại phải xét nghiệm 100% số người làm việc. Sau đó, khi vào hoạt động, định kỳ xét nghiệm ngẫu nhiên 03 ngày/lần cho ít nhất 30% tổng số người làm việc tại 01 cơ sở hoặc 01 điểm.

Được phép hoạt động nhưng phải có Kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch hướng dẫn tại Phụ lục 4.

Lần đầu khi hoạt động trở lại phải xét nghiệm 100% số người làm việc. Sau đó, khi vào hoạt động, định kỳ xét nghiệm ngẫu nhiên 03 ngày/lần cho ít nhất 30% tổng số người làm việc tại 01 cơ sở hoặc 01 điểm.

4.3. Nhà hàng/quán ăn, uống

Hoạt động bình thường

- Dừng kinh doanh loại hình có sử dụng rượu, bia.

- Các loại hình còn lại: được phép hoạt động nhưng mỗi bàn không quá 04 người; khoảng cách tối thiểu giữa người bàn này với người bàn khác là 02 mét.

- Người quản lý và tất cả nhân viên phải tự thực hiện test nhanh 03 ngày/lần.

Chỉ được bán mang về

Chỉ được bán mang về

4.4. Cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp, spa; phòng tập gym, yoga, phòng tập thể hình, thể dục dụng cụ, bì da.

- Các hoạt động dừng: vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar.

- Các loại hình còn lại được hoạt động nhưng không tập trung quá 05 người khách cùng 01 thời điểm; chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm ít nhất 01 mũi vắc xin

- Các hoạt động dừng: vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, phòng tập gym, yoga, phòng tập thể hình, thể dục dụng cụ, bi da.

- Các loại hình còn lại được hoạt động nhưng tập trung không quá 03 người khách cùng 01 thời điểm; chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm ít nhất 01 mũi vắc xin.

- Người quản lý và tất cá nhân viên phải tự thực hiện test nhanh 03 ngày/lần.

Ngừng hoạt động

Ngừng hoạt động

4.5. Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo,...

Được phép hoạt động nhưng nhân viên, người lao động phải được tiêm ít nhất 01 mũi vắc xin

Được phép hoạt động nhưng nhân viên, người lao động phải được tiêm ít nhất 01 mũi vắc xin và được nhà nước hỗ trợ test nhanh từng người 03 ngày/lần.

Ngừng hoạt động

Ngừng hoạt động

5. Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp

Hoạt động theo hướng dẫn của ngành giáo dục

Hoạt động theo hướng dẫn của ngành giáo dục

Hoạt động theo hướng dẫn của ngành giáo dục

Hoạt động theo hướng dẫn của ngành giáo dục

6. Hoạt động cơ quan, công sở

 

6.1. Hoạt động cơ quan, công sở trong hệ thống chính trị

Được phép hoạt động nhưng phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền cân nhắc, quyết định số lượng người làm việc trực tiếp. Đồng thời, phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch.

Hoạt động không quá 50% người làm việc tại cơ quan, còn lại làm việc trực tuyến. Đồng thời, phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch.

Hoạt động không quá 30% người làm việc tại cơ quan, còn lại làm việc trực tuyến. Đồng thời, phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch.

6.2. Riêng hoạt động của Bộ phận Một cửa các cấp

Được phép hoạt động nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống dịch theo quy định. Khuyến khích người dân nộp hồ sơ trực tuyến và qua dịch vụ bưu chính công ích.

Chỉ tiếp nhận thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân qua dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính công ích. Những thủ tục hành chính chưa đủ điều kiện để thực hiện theo 02 hình thức trên thì nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa nhưng phải đặt lịch, hẹn giờ thông qua Tổng đài Hành chính công và phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch theo quy định.

Chỉ tiếp nhận thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân qua dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời chỉ tiếp nhận qua dịch vụ Bưu chính Công ích đối với những thủ tục: Liên quan đến việc đăng ký khai tử; Thủ tục về điện, nước; Thủ tục cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước (theo yêu cầu); Thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (theo yêu cầu).

Chỉ tiếp nhận thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân qua dịch vụ công trực tuyến.

7. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự

Được phép hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ

Hoạt động không quá 10 người tại một thời điểm và có thông báo trước cho UBND cấp xã. Đồng thời, phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch.

Người trong các cơ sở tôn giáo, thờ tự đã được tiêm ít nhất 01 mũi vắc xin và định kỳ tự test nhanh 03 ngày/lần.

Hoạt động không quá 05 người tại một thời điểm và có thông báo trước cho UBND cấp xã. Đồng thời, phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch.

Người trong các cơ sở tôn giáo, thờ tự đã được tiêm ít nhất 01 mũi vắc xin và định kỳ tự test nhanh 03 ngày/lần.

Dừng hoạt động

8. Hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao

 

8.1. Cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch

Được phép hoạt động nhưng phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Khách sạn, nhà nghỉ được phép hoạt động 50% công xuất. Mỗi tour/nhóm du lịch không quá 10 người. Quản lý, người lao động phải được tiêm ít nhất 01 mũi vắc xin và tự test nhanh từng người 03 ngày/lần.

Khách sạn, nhà nghỉ được phép hoạt động 30% công xuất. Mỗi tour/nhóm du lịch không quá 05 người. Quản lý, người lao động phải được tiêm ít nhất 01 mũi vắc xin và tự test nhanh từng người 03 ngày/lần.

Ngừng hoạt động

8.2. Bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao,...

Được phép hoạt động nhưng phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Được phép hoạt động nhưng không được tập trung quá 10 người tại một thời điểm. Quản lý, người lao động phải được tiêm ít nhất 01 mũi vắc xin và tự test nhanh từng người 03 ngày/lần.

Được phép hoạt động nhưng không được tập trung quá 05 người tại một thời điểm. Quản lý, người lao động phải được tiêm ít nhất 01 mũi vắc xin và tự test nhanh từng người 03 ngày/lần.

Ngừng hoạt động

9. Việc đi lại của người dân nội tỉnh từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau

Được di chuyển trong nội tỉnh

Được di chuyển trong nội tỉnh

- Chỉ những người đã tiêm 01 mũi vắc xin ngừa COVID trở lên và test nhanh âm tính mới được ra khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn.

- Được UBND xã cấp giấy đi chợ 02 ngày/01 lần.

- Chỉ những người đã tiêm 02 mũi vắc xin ngừa COVID và test nhanh âm tính mới được ra khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn.

- Được UBND xã cấp giấy đi chợ 05 ngày/01 lần.

 

 

 

 

 

 

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế

- Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Y tế, tình hình thực tế, khả năng phòng, chống dịch bệnh của tỉnh Cà Mau và ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh để ban hành Quyết định công bố cấp độ dịch quy mô cấp xã, phường, thị trấn (trừ khu vực phong tỏa) trên địa bàn tỉnh Cà Mau để thực hiện; hàng tuần cập nhật cấp độ dịch bệnh của từng xã, phường, thị trấn để công bố chuyển đổi cấp độ dịch bệnh, thông báo trước tối thiểu 48 giờ (trừ trường hợp khẩn cấp) cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.

- Triển khai thực hiện tốt các biện pháp xét nghiệm sàng lọc, phân loại F0 điều trị đảm bảo kịp thời, hiệu quả, trên nguyên tắc sức khỏe, tính mạng của người dân là quan trọng nhất.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kịp thời cập nhật thông tin về tiêm vắc xin, kết quả xét nghiệm, kết quả điều trị... lên nền tảng dữ liệu quốc gia.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương cập nhật các dữ liệu thông tin về tiêm vắc xin, kết quả xét nghiệm, kết quả điều trị... lên nền tảng dữ liệu quốc gia.

- Chủ trì việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch; tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu cá nhân công dân. Triển khai thống nhất việc ứng dụng mã QR trên phần mềm thống nhất để quản lý, theo dõi.

- Định hướng, hướng dẫn các cơ quan thông tin truyền thông tăng cường tuyên truyền tạo đồng thuận, niềm tin xã hội; thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; hướng dẫn các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 nâng cao nhận thức của người dân trong tình hình mới.

3. Các sở, ban, ngành tỉnh ban hành mới hoặc cập nhật, sửa đổi hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19; chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau

- Tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với lộ trình cụ thể, khả thi. Căn cứ vào Quyết định công bố cấp độ dịch của Sở Y tế, chỉ đạo các các xã, phường, thị trấn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với cấp độ đã được công bố.

- Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn cấp cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi.

5. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi việc triển khai thực hiện Quyết định này, kịp thời hướng dẫn tháo gỡ theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu có phát sinh, vướng mắc.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ nội dung Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (báo cáo);
- Phó Chủ nước Nguyễn Thị Ánh Xuân;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND, UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Báo, đài, CTTĐT (tuyên truyền);
- KGVX (Th/80);
- Lưu VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Văn Bi

 

PHỤ LỤC 1

QUẢN LÝ NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN
(Kèm theo Quyết định số: 2195/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)

1. Kiểm soát, quản lý người về/đến tỉnh Cà Mau

Bố trí lực lượng kiểm soát, quản lý người từ ngoài tỉnh vào đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả:

- Bố trí 101 chốt giáp ranh tỉnh bạn và cửa biển, 45 Tổ tuần tra kiểm soát, 38 Tổ phong trào, với 1.560 lực lượng; toàn tỉnh có 108 chốt kiểm soát người từ ngoài tỉnh vào (07 chốt tỉnh và 101 chốt huyện), trong đó có 56 chốt đường bộ, 14 chốt đường thủy và 38 chốt cửa biển. Phân luồng ngay tại 04 Chốt kiểm soát đường bộ của tỉnh đối với những người đã tiêm đủ 02 mũi vắc xin, người đã khỏi bệnh COVID-19 còn trong thời hạn 06 tháng và những người còn lại.

- Công an tỉnh (lực lượng Tổ 21, Tổ 56, Tổ truy bắt, Tổ trinh sát), Tổ tuần tra Công an cấp huyện, cấp xã cùng với 45 Tổ tuần tra kiểm soát thực hiện việc tuần tra xuyên suốt trong nội địa; đặc biệt vào ban đêm và tại các khu vực có nhiều hộ cách ly y tế, cách ly tập trung; khu vực có nhiều phương tiện ngoài tỉnh vào, khu vực giáp ranh với các tỉnh bạn, nơi có nhiều tuyến đường giao thông, đường mòn, lối tắt.

- Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cấp xã, công an xã cùng với 38 Tổ phát động phong trào phòng, chống COVID-19 thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” và phát động phong trào quần chúng chủ động, kịp thời phát hiện những người vi phạm việc cách ly y tế tại hộ gia đình hoặc những người sinh sống, làm việc ngoài tỉnh quay trở về địa phương chưa được kiểm soát; phản ánh đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.

II. Hoạt động vận chuyển người

1. Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng đường bộ, đường thủy liên tỉnh: Tiếp tục dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.

2. Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng đường bộ, đường thủy nội tỉnh được phép hoạt động, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chỉ được phép chở tối đa 50% sức chứa của phương tiện so với giấy chứng nhận đăng ký; hành khách phải thực hiện quét mã QR hoặc khai báo y tế trước khi lên phương tiện.

- Phương tiện đưa vào hoạt động phải đảm bảo đủ các điều kiện khi tham gia giao thông và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19; trên phương tiện phải có dán mã QR, bố trí dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế; thùng rác có nắp đậy và thực hiện vệ sinh sau mỗi chuyến vận chuyển.

- Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện phải thực hiện nghiêm túc quy định 5K và được xét nghiệm theo quy định.

- Đơn vị vận tải phải cập nhật danh sách hành khách trên mỗi chuyến vận chuyển, lưu trữ tại đơn vị trong thời hạn 30 ngày và cung cấp ngay khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

- Bến xe, bến tàu khách: Xây dựng phương án đón, trả hành khách ra, vào bến theo đúng các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 trước khi đưa vào hoạt động; bố trí khu vực bán vé, phòng chờ và nơi dừng, đỗ phương tiện để hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19; bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR; yêu cầu hành khách thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

3. Hoạt động vận chuyển công nhân, chuyên gia trong nội tỉnh

- Được vận chuyển không quá 50% sức chứa của phương tiện theo Giấy chứng nhận đăng ký; trang bị đầy đủ dung dịch sát khuẩn; bố trí ngồi giãn cách, xen kẽ giữa các hàng ghế và thực hiện nghiêm túc quy định 5K trong phòng, chống COVID-19.

- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm xe, lái xe hoạt động theo đúng mục đích, chở đúng người, tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và được xét nghiệm theo quy định.

4. Đối với bến phà, bến khách ngang sông

- Bến phà, bến khách ngang sông hoạt động liên tỉnh tiếp tục dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới. Trừ một số trường hợp đặc biệt như: Phục vụ công vụ, đưa bệnh nhân đi cấp cứu, nhưng phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

- Bến phà, bến khách ngang sông hoạt động trong nội tỉnh được phép hoạt động, nhưng chỉ được chở tối đa 50% sức chứa của phương tiện so với giấy chứng nhận đăng ký; bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR; người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện phải được xét nghiệm theo quy định. Hành khách phải thực hiện quét mã QR hoặc khai báo y tế trước khi lên phương tiện.

III. Hoạt động vận chuyển hàng hóa

1. Hoạt động vận chuyển hàng hóa nội tỉnh

- Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô và phương tiện thủy nội địa trong nội tỉnh được phép hoạt động bình thường.

- Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện phải thực hiện nghiêm túc quy định 5K và được xét nghiệm theo quy định; khi hoạt động vận chuyển hàng hóa (ngoài các giấy tờ bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông) phải mang theo “Sổ nhật ký phương tiện hoạt động nội tỉnh” được điền đầy đủ thông tin theo Mu số 1.

Doanh nghiệp vận tải, đơn vị sản xuất kinh doanh, chủ phương tiện không được bố trí người điều khiển phương tiện và người đi cùng đã hoạt động vận chuyển hàng hóa ngoài tỉnh (trong thời gian cách ly y tế tạm thời) để điều khiển phương tiện hoạt động vận chuyển hàng hóa nội tỉnh.

2. Hoạt động vận chuyển hàng hóa vào/ra tỉnh

2.1. Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô

Xe vận chuyển hàng hóa phải có Giấy nhận diện (logo) mã QR do cơ quan có thẩm quyền cấp; lái xe, người đi cùng khi qua chốt kiểm soát để vào tỉnh Cà Mau phải được test nhanh SARS-CoV-2; thực hiện khai báo y tế và phải có các loại giấy tờ sau:

(1) Hóa đơn (hoặc phiếu xuất kho);

(2) Giấy vận chuyển do đơn vị tự lập có các nội dung chính như: Biển số xe; tên lái xe và người đi cùng; ngày giờ xuất phát tại điểm đi; dự kiến ngày giờ xuống hàng tại điểm đến, ngày rời khỏi tỉnh Cà Mau, hành trình vận chuyển, loại hàng hóa, khối lượng...;

(3) Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn thời hạn theo quy định của Bộ Y tế;

(4) Bản cam kết và Nhật ký hành trình theo Mu số 2a (nộp lại khi ra chốt);

(5) Giấy kiểm soát phương tiện theo Mu số 3 (nộp lại khi ra chốt);

Chỉ thực hiện giao/nhận hàng hóa tại điểm lên/xuống hàng hóa tập trung do chính quyền địa phương bố trí hoặc điểm lên/xuống hàng hóa do doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh bố trí đã được UBND các huyện, thành phố cho phép.

Trong quá trình hoạt động, lái xe phải thực hiện việc ghi chép lại hành trình vận chuyển, các điểm dừng nghỉ dọc đường, hạn chế tiếp xúc với người khác; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.

Trong thời gian chờ xếp/dỡ hàng hóa, lái xe, người đi cùng phải thực hiện các biện pháp cách ly y tế tạm thời; thực hiện nghiêm túc quy định 5K, không được tiếp xúc trực tiếp với người khác.

Người điều khiển phương tiện và người đi cùng phải thực hiện cách ly y tế tạm thời theo đúng quy định đến khi tiếp nhận phương tiện hoạt động vận chuyển chuyến tiếp theo; đối với trường hợp không tiếp tục tham gia vận chuyển, phải thông báo đến chính quyền địa phương để thực hiện cách ly y tế tập trung theo quy định.

2.2. Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện đường thủy nội địa

Người điều khiển phương tiện, người đi cùng khi qua chốt kiểm soát để vào tỉnh Cà Mau phải được test nhanh SARS-CoV-2; thực hiện khai báo y tế và phải có các loại giấy tờ sau:

(1) Hóa đơn (hoặc phiếu xuất kho);

(2) Giấy vận chuyển hoặc Phương án vận chuyển do đơn vị tự lập có các nội dung chính như: Biển số phương tiện; tên thuyền trưởng và người đi cùng; ngày giờ xuất phát tại điểm đi, địa chỉ điểm đi; dự kiến ngày giờ xuống hàng tại điểm đến, địa chỉ điểm đến, ngày rời khỏi tỉnh Cà Mau, hành trình vận chuyển, loại hàng hóa, khối lượng...;

(3) Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn thời hạn theo quy định của Bộ Y tế; trong trường hợp thời gian hành trình di chuyển từ điểm đi đến điểm đến dài hơn thời hạn hiệu lực của Giấy xét nghiệm thì được kéo dài thời gian hiệu lực của Giấy xét nghiệm cho đến khi phương tiện đến chốt kiểm soát dịch (có tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2) gần nhất để thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 theo đúng quy định trước khi tiếp tục hành trình.

(4) Bản cam kết và Nhật ký hành trình theo Mu số 2b (nộp lại khi ra chốt).

Phải thực hiện việc giao/nhận hàng hóa tại các cảng, bến thủy nội địa và điểm tập kết hàng hóa, vật liệu phục vụ xây dựng công trình đã được cơ quan chức năng cấp phép.

Thông qua người tại địa phương để ủy quyền thực hiện thủ tục vào/ra cảng, bến. Trường hợp không có người ủy quyền làm thủ tục cảng vụ, chỉ cử 01 người đại diện lên bờ làm thủ tục phải thực hiện nghiêm túc quy định 5K; người điều khiển phương tiện và người đi cùng phải thực hiện cách ly y tế tạm thời trên phương tiện, trường hợp không tiếp tục tham gia vận chuyển, phải thông báo đến chính quyền địa phương để thực hiện cách ly y tế tập trung theo quy định.

Trường hợp phương tiện vào tỉnh Cà Mau để thu mua các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản tại các khu vực không có điểm lên/xuống hàng hóa được các cơ quan chức năng cấp phép phải thực hiện đăng ký trước với chính quyền địa phương cấp xã (bằng điện thoại hoặc Zalo) nơi đến để giám sát công tác phòng, chống dịch theo quy định.

3. Kiểm soát phương tiện vận chuyển hàng hóa vào/ra địa bàn tỉnh

3.1. Kiểm soát phương tiện tại Chốt kiểm soát ra/vào tỉnh

- Lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại các Chốt kiểm soát: phối hợp kiểm soát đúng, đủ các giấy tờ cần thiết (Hóa đơn hoặc phiếu xuất kho; Giấy vận chuyển hoặc Phương án vận chuyển do đơn vị tự lập, Lệnh điều động phương tiện, ...), số lượng người trên phương tiện, xác định rõ lịch trình của phương tiện khi vào tỉnh, ngày rời khỏi tỉnh; dán Giấy kiểm soát phương tiện (Mẫu số 3) lên phía trong bên phải của kính chắn gió và phía sau xe.

- Khi đến Chốt kiểm soát để ra khỏi tỉnh, người điều khiển phương tiện nộp lại Bản cam kết, Nhật ký hành trình và Giấy kiểm soát phương tiện (đối với xe vận chuyển hàng hóa), phải đảm bảo đúng biển kiểm soát, đúng, đủ số lượng người đi theo phương tiện; đúng ngày đã khai báo khi vào (trường hợp có lý do chính đáng không ra đúng ngày thì phải báo chính quyền địa nơi phương tiện đậu, đỗ xác nhận).

- Không giải quyết cho phương tiện ra khỏi tỉnh nếu không đúng thông tin đã khai báo khi vào tỉnh (trừ trường hợp đã được làm rõ lý do). Lực lượng tại Chốt kiểm soát phối hợp với cơ quan chức năng xử lý người điều khiển phương tiện, doanh nghiệp nếu để phương tiện hoạt động, người đi theo phương tiện vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

3.2. Kiểm soát lịch trình di chuyển

- Chủ doanh nghiệp, người điều khiển phương tiện, người đi theo phương tiện chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện theo đúng lịch trình đã khai báo, cam kết (không dừng, đỗ, cho người lên/xuống ngoài mục đích hoạt động vận chuyển hàng hóa và nội dung khai báo; hạn chế tiếp xúc với người khác...).

- Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau giám sát chặt chẽ lịch trình di chuyển của các phương tiện vận tải đến các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa trên địa bàn thành phố; hoặc đến địa bàn giáp ranh khi các phương tiện vận chuyển hàng hóa về các huyện. Ủy ban nhân dân các huyện giám sát lịch trình di chuyển của các phương tiện vận tải khi vào địa bàn phụ trách; đảm bảo sau khi vào địa bàn, phương tiện vận tải đi đúng lịch trình, đảm bảo đúng, đủ số người trên phương tiện, đến đúng địa điểm tập kết, bốc xếp hàng hóa do địa phương bố trí. Tổ chức kết nối, thông tin kịp thời (24/24 giờ) đến các lực lượng và Tổ COVID cộng đồng tại các địa bàn, để quản lý chặt người và phương tiện khi vào địa bàn do địa phương quản lý.

- Khi phương tiện bắt đầu rời khỏi địa bàn quản lý thì lực lượng giám sát, Tổ COVID cộng đồng (tại điểm bốc xếp hàng hóa) thông tin đầy đủ, kịp thời về người trên phương tiện, biển kiểm soát đến Chốt của huyện, thành phố để giám sát, quản lý lịch trình tương tự như khi vào địa bàn.

- Phát tờ rơi (có số điện thoại tiếp nhận thông tin đường dây nóng) tuyên truyền mạnh mẽ hơn cho người dân, các hộ sinh sống trên các tuyến giao thông (thủy, bộ) có nhiều phương tiện vào tỉnh; phát động để người dân cùng chính quyền cơ sở giám sát, phản ánh kịp thời các trường hợp vi phạm phòng, chống dịch (ghi lại hình ảnh xe/người vi phạm gửi về phần mềm “giám sát phương tiện giao thông”, để các cơ quan chức năng kịp thời xử lý).

3.3. Kiểm soát tại các điểm xếp, dỡ hàng hóa

- Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau phối hợp với các lực lượng chức năng phân luồng các loại xe vận chuyển hàng hóa rau, củ, quả, hàng nông sản... xuống hàng hóa tập trung tại Chợ đầu mối Phường 7; vận chuyển hàng tiêu dùng xuống hàng hóa tập trung tại Bến xếp dỡ Phường 1; các hàng hóa còn lại xuống hàng hóa tại các bến bãi của các doanh nghiệp, của Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau đã bố trí.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau thẩm định thật kỹ các điều kiện và chịu trách nhiệm về việc công nhận bến bãi lên/xuống hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn; duy trì ít nhất 01 địa điểm lên/xuống hàng hóa tập trung trên địa bàn huyện, thành phố đảm bảo đủ diện tích, đáp ứng điều kiện xếp/dỡ hàng hóa của phương tiện và đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch.

Bố trí lực lượng kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điểm lên/xuống hàng hóa trên địa bàn; trang bị camera an ninh, đảm bảo quản lý, giám sát chặt chẽ người điều khiển, người đi trên phương tiện; tuyệt đối không để người điều khiển, người đi trên phương tiện tiếp xúc với người khác. Đảm bảo nơi nghỉ ngơi tạm thời, sinh hoạt cá nhân trong thời gian chờ lên/xuống hàng hóa.

Phải bố trí điểm cách ly y tế tạm thời đối với người điều khiển và người đi trên phương tiện có nhu cầu lưu trú lại địa phương; bố trí đủ lực lượng, phối hợp với Tổ COVID cộng đồng giám sát chặt chẽ như đối với nơi cách ly tập trung.

- Hạn chế tối đa các trường hợp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa vào tỉnh bốc xếp hàng hóa tại bến bãi, điểm cố định riêng; chỉ cho phép những phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, vật liệu nặng, cung cấp cho các đại lý lớn của tỉnh và hệ thống các chuỗi cửa hàng, siêu thị của các đơn vị phân phối lớn (sử dụng phương tiện có Logo riêng của doanh nghiệp để vận chuyển, mỗi doanh nghiệp được phép sử dụng tối đa không quá 02 điểm lên/xuống hàng hóa).

- Các doanh nghiệp có điểm lên/xuống hàng hóa phải bố trí khu cách ly tạm thời đảm bảo đủ các điều kiện về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định; doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để người điều khiển phương tiện, người theo phương tiện rời khỏi khu vực quản lý, vi phạm các quy định về phòng, chống dịch (có văn bản cam kết cụ thể).

Đối với các doanh nghiệp không có nơi nghỉ, lưu trú tạm thời đảm bảo các điều kiện cách ly phòng, chống dịch thì người điều khiển phương tiện, người đi theo phương tiện phải chấp hành nghiêm túc việc cách ly tạm thời tại nơi ở tạm, tập trung do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố bố trí.

- Tổ COVID cộng đồng tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ người, phương tiện đến/về địa bàn, kịp thời phát hiện để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; phối hợp với các chốt, trạm kiểm soát để nhận thông tin và quản lý chặt chẽ lái xe, lái tàu và người theo xe, tàu vận chuyển hàng hóa được phép lưu thông vào địa bàn tỉnh khi đến địa phương và trong thời gian chờ bốc xếp hàng hóa.

IV. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát

- Sở Thông tin và Truyền thông triển khai phần mềm kiểm soát người và phương tiện đến/về tỉnh tại 04 chốt đường bộ cửa ngõ vào tỉnh Cà Mau (chốt Quản lộ Phụng hiệp, Quốc lộ 1A, đường Xuyên Á và Quốc lộ 63): Có khai báo y tế, nhận diện AI, phân loại thành nhiều nhóm, loại phương tiện, nhắn tin SMS tức thì đến cấp xã để quản lý, chỉ định quản lý khi người, phương tiện về/đến địa phương; địa phương thực hiện quản lý, kịp thời xác nhận và thông báo phản hồi việc quản lý trực tiếp trên phần mềm; đảm bảo xác nhận 100% phương tiện vào địa bàn. Mở rộng các phần mềm này đến các chốt đường thủy vào tỉnh Cà Mau.

- Sử dụng phần mềm “giám sát phương tiện giao thông” và hệ thống camera an ninh của địa phương hiện có trên địa bàn tỉnh, ứng dụng công nghệ mới AI để có thêm chức năng quản lý người/phương tiện lưu thông trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên quản lý, giám sát trên các tuyến Quốc lộ, các bến, bãi có tập trung nhiều người/phương tiện đậu, đỗ lên/xuống hàng hóa; quản lý, giám sát chặt chẽ tất cả phương tiện/người trên phương tiện vào địa bàn tỉnh, như: Cảnh báo tụ tập đông người, vượt rào khỏi khu cách ly tạm thời, truy vết thông báo tức thời vị trí xe cần tìm, xem lại hành trình xe di chuyển qua các cung đường có camera giám sát.

V. Xử lý vi phạm

- Nghiêm cấm các phương tiện chở hàng hóa lợi dụng việc chở người đi theo để chở người từ ngoài tỉnh vào tỉnh Cà Mau; di chuyển không đúng lịch trình đã cam kết; xuống hàng hóa không đúng bến bãi; dừng, đỗ không đúng nơi quy định; vi phạm quy định 5K.

- Các lực lượng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát làm rõ từng hành vi vi phạm cụ thể đối với người điều khiển phương tiện để xử lý cho phù hợp. Đối với các trường hợp dừng đỗ có lý do chính đáng như: Dừng để đổ nhiên liệu cho phương tiện, đến các cơ sở y tế đủ điều kiện để xét nghiệm SARS-CoV-2, dừng trong các trường hợp cấp thiết khác thì không xử lý vi phạm hành chính (trừ trường hợp lên/xuống hàng hóa không đúng quy định và vi phạm các quy định về phòng, chống dịch).

- Trường hợp người điều khiển phương tiện thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch mà chỉ vi phạm hành chính như lên/xuống hàng hóa sai bến bãi quy định... nhưng Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn trong thời hạn trong 72 giờ thì xử lý vi phạm hành chính và hướng dẫn, tạo điều kiện rời khỏi địa bàn tỉnh đối với xe ngoài tỉnh; trường hợp Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 hết thời hạn thì thực hiện cách ly y tế tạm thời (không bắt buộc phải đưa vào khu cách ly tập trung), thực hiện Test nhanh nếu có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 thì xử lý vi phạm hành chính và hướng dẫn, tạo điều kiện rời khỏi địa bàn tỉnh. Đồng thời, có văn bản thông báo cho chủ doanh nghiệp đăng ký phương tiện vi phạm biết. Nếu vi phạm lần thứ 2 thì xử phạt nghiêm đối với người điều khiển phương tiện và doanh nghiệp theo quy định (cấm không cho phương tiện vào địa bàn tỉnh)./.

 

PHỤ LỤC 2

QUẢN LÝ NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN
(Kèm theo Quyết định số: 2195/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)

1. Quản lý phương tiện hoạt động trên biển và ra, vào cửa biển

1.1. Phân nhóm phương tiện để quản lý

- Nhóm phương tiện có thời gian hoạt động trên biển dưới 03 ngày.

- Nhóm phương tiện có thời gian hoạt động trên biển từ 03 ngày trở lên.

- Nhóm phương tiện có tiếp xúc không phức tạp (các phương tiện hoạt động trên biển có tiếp xúc với phương tiện khác trong tỉnh) hoặc không tiếp xúc.

- Nhóm phương tiện có tiếp xúc phức tạp: Các phương tiện hoạt động trên biển có tiếp xúc với phương tiện ngoài tỉnh; có ra, vào các cửa biển tỉnh ngoài; có tiếp xúc với phương tiện nước ngoài; vi phạm vùng biển nước ngoài.

1.2. Tất cả phương tiện khi hoạt động trên biển phải kê khai lịch trình hoạt động trên biển, khi vào cửa biển trình báo tại Chốt, Trạm Kiểm soát Biên phòng (theo mẫu cam kết của Bộ đội Biên phòng).

1.3. Chủ phương tiện thông báo thời gian phương tiện của mình vào bờ, số lượng người, hoạt động tiếp xúc trên biển trước khi vào bờ, để lực lượng Biên phòng, chính quyền địa phương phân nhóm và chủ động trong xử lý.

1.4. Khuyến khích chủ phương tiện tổ chức cho phương tiện của mình hoạt động dài ngày trên biển, chỉ vào đất liền khi thật sự cần thiết. Chủ phương tiện, thuyền trưởng thông báo Đồn, Trạm Kiểm soát Biên phòng, chính quyền địa phương nắm số lượng phương tiện có nhu cầu chuyển tải sản phẩm thủy sản và cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, để bố trí lực lượng, phương tiện dịch vụ hậu cần phục vụ ngay trên biển.

2. Quản lý hoạt động bốc dỡ sản phẩm thủy sản, hàng hóa tại cảng cá, bến cá

2.1. Tổ chức hoạt động các cảng cá, bến cá

- Đối với cảng cá, bến cá do nhà nước quản lý: Ban Quản lý các Cảng cá tỉnh Cà Mau rà soát, sắp xếp, bố trí đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để phục vụ hoạt động, đáp ứng được yêu cầu. Xây dựng phương án, tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ, đảm bảo các quy định trong phòng, chống dịch bệnh.

- Đối với các bến cá của tư nhân: Chỉ cho phép hoạt động đối với các bến cá đảm bảo các điều kiện, tiêu chí về vị trí, trang thiết bị, diện tích vùng nước, vùng đất, an toàn thực phẩm, lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo các điều kiện trong phòng, chống dịch bệnh, được Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, thẩm định thống nhất; xây dựng, ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chức năng hoặc thực hiện theo phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”.

- Khuyến khích các cơ sở thu mua, dịch vụ hậu cần tổ chức thực hiện chuỗi liên kết, cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa, ngư cụ, trang thiết bị và thu mua, chuyển tải sản phẩm đảm bảo cho hoạt động sản xuất của phương tiện dài ngày.

2.2. Kiểm soát bốc dỡ sản phẩm thủy sản, hàng hóa:

- Tại cảng cá nhà nước quản lý do Nghiệp đoàn bốc xếp được Ban Quản lý các Cảng cá tỉnh Cà Mau sắp xếp, quản lý chặt chẽ và thực hiện theo phương án của cảng về phòng, chống dịch.

- Tại các bến cá tư nhân do chủ bến cá bố trí lực lượng, tổ chức hoạt động đúng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch đã ban hành.

- Khi phương tiện cập cảng cá, bến cá, người đi trên phương tiện tuyệt đối không được lên cảng cá, bến cá; chỉ tham gia bốc xếp ở dưới phương tiện và thực hiện đảm bảo quy định 5K trong quá trình bốc dỡ sản phẩm thủy sản, hàng hóa.

3. Quản lý người, phương tiện trong thời gian vào bờ

3.1. Nhóm phương tiện có thời gian hoạt động trên biển dưới 03 ngày (kể cả phương tiện ngoài tỉnh, gia đình chủ phương tiện có nơi cư trú tại Cà Mau trên 30 ngày) khi vào bờ, nếu thuộc nhóm có tiếp xúc không phức tạp hoặc không tiếp xúc, người đi trên phương tiện không thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại Chốt, Trạm Kiểm soát Biên phòng ở cửa biển; phương tiện được phép về bến nhà neo đậu; người đi trên phương tiện được về nhà, nhưng phải hạn chế tiếp xúc, giao tiếp và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh như những người ở đất liền. Trường hợp thuộc nhóm có tiếp xúc phức tạp, phải test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại Chốt, Trạm Kiểm soát Biên phòng ở cửa biển đối với 30% người đi trên phương tiện; người và phương tiện phải thực hiện biện pháp quản lý quy định tại mục 3.3.

3.2. Nhóm phương tiện có thời gian hoạt động trên biển từ 03 ngày trở lên (kể cả phương tiện ngoài tỉnh, gia đình chủ phương tiện có nơi cư trú tại Cà Mau trên 30 ngày) khi vào bờ phải test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại Chốt, Trạm Kiểm soát Biên phòng ở cửa biển đối với 30% người đi trên phương tiện và thực hiện khai báo để phân nhóm. Trường hợp thuộc nhóm có tiếp xúc không phức tạp hoặc không có tiếp xúc, phương tiện được phép về bến nhà neo đậu; người đi trên phương tiện được về nhà, nhưng phải hạn chế tiếp xúc, giao tiếp và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh như những người ở đất liền. Trường hợp thuộc nhóm có tiếp xúc phức tạp, người và phương tiện phải thực hiện biện pháp quản lý quy định tại mục 3.3.

3.3. Đối với phương tiện ngoài tỉnh vào các cửa biển tỉnh Cà Mau (trừ trường hợp gia đình chủ phương tiện có nơi cư trú tại Cà Mau trên 30 ngày) phải test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại Chốt, Trạm Kiểm soát Biên phòng ở cửa biển đối với 30% người đi trên phương tiện. Người và phương tiện được quản lý như sau: Khi vào bờ người phải ở trên phương tiện và đưa phương tiện đi cách ly tập trung trên đoạn sông được chỉ định (nơi có điều kiện thuận lợi cho việc neo đậu, đảm bảo cho việc quản lý, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị theo dõi, giám sát) hoặc tại nơi được chủ phương tiện, đối tác chủ phương tiện bố trí (có nơi cách ly riêng trên bờ); người đi trên phương tiện không được ra khỏi nơi cách ly, không tiếp xúc với người khác (kể cả người của phương tiện khác tại nơi cách ly); trong quá trình cách ly, thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 03 ngày/lần (mi lần ít nhất 30%/tổng người đi trên phương tiện) cho đến khi ra biển. Những phương tiện không có nhu cầu tiếp tục ra biển sản xuất thì đưa người đến khu cách ly tập trung trên đất liền theo quy định, phương tiện được phép đưa về bến nhà neo đậu.

Chi phí liên quan đến test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, chi phí ăn uống, ... trong thời gian cách ly, cho đến khi ra biển trở lại do chủ phương tiện, chủ cơ sở thu mua thống nhất chi trả, hỗ trợ cho người đi trên phương tiện.

4. Trách nhiệm của sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan

4.1. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các lực lượng có liên quan, chính quyền địa phương thực hiện kiểm soát, quản lý phương tiện ra, vào cửa biển; xác định phân loại, nhóm phương tiện tiếp xúc phức tạp, không phức tạp để quyết định biện pháp quản lý, xử lý theo các nội dung có liên quan nêu trên; yêu cầu chủ phương tiện, thuyền trưởng ký cam kết, chịu trách nhiệm về những nội dung đã khai báo về lịch trình, lịch sử tiếp xúc của phương tiện trong quá trình hoạt động trên biển.

4.2. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan thiết lập các chốt kiểm soát (nếu cần thiết), cử lực lượng tham gia quản lý, giám sát nơi cách ly tập trung trên đoạn sông được chỉ định, tại nơi được chủ phương tiện bố trí; kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành quy định, cố ý vi phạm công tác phòng, chống dịch bệnh.

4.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các lực lượng có liên quan thực hiện công tác quản lý, kiểm soát hoạt động bốc dỡ sản phẩm thủy sản, hàng hóa tại cảng cá, bến cá đảm bảo thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh. Trước mắt, chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn chính quyền địa phương kiểm tra, khảo sát các điều kiện, tiêu chí cơ bản của bến cá tư nhân để bốc dỡ sản phẩm thủy sản, hàng hóa; về lâu dài, phối hợp với các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn các bến cá tư nhân lập hồ sơ, thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng đúng theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2017, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Ban hành mẫu kế hoạch phòng, chống dịch tại các bến cá tư nhân.

4.4. Sở Y tế theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tăng cường lực lượng hỗ trợ chuyên môn trong việc test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm RT - PCR SARS-CoV-2, có phương án đảm bảo các trang thiết bị y tế, chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan khi có yêu cầu.

4.5. Sở Giao thông vận tải phối hợp với các lực lượng có liên quan tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành quy định, cố ý vi phạm công tác phòng, chống dịch bệnh.

4.6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo, Đài, Cổng Thông tin điện tử tỉnh tăng cường thông tin, tuyên truyền các nội dung liên quan đến quản lý người, phương tiện hoạt động trên biển phòng, chống dịch COVID-19 trong điều kiện bình thường mới để doanh nghiệp, người dân biết, thực hiện.

4.7. Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, khảo sát, chỉ định đoạn sông, các bến neo đậu, nơi cách ly được chủ phương tiện bố trí (nơi cách ly riêng trên bờ) đảm bảo yêu cầu, điều kiện thuận lợi cho việc neo đậu, quản lý, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị theo dõi, giám sát trong thời gian cách ly; xác định số lượng phương tiện neo đậu cách ly đối với từng khu vực, bến cụ thể; qua đó thống nhất với chủ phương tiện, chủ các cơ sở thu mua thực hiện cách ly phương tiện của mình hoặc của đối tác mình khi vào bờ.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng liên quan theo dõi, giám sát chặt chẽ người đi trên phương tiện khi về gia đình hoặc đang thực hiện các biện pháp cách ly, qua đó có giải pháp quản lý phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể.

4.8. Chủ phương tiện hoặc chủ cơ sở thu mua (đối tác của chủ phương tiện) chủ động có kế hoạch, phương án đề xuất với lực lượng Biên phòng, với chính quyền địa phương (trước khi phương tiện vào bờ) việc thực hiện cách ly người và phương tiện tại nơi được bố trí. Cam kết bằng văn bản việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh trong thời gian vào bờ./.

 

PHỤ LỤC 3

HƯỚNG DẪN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Kèm theo Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)

Việc xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 chỉ áp dụng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại có trên 10 lao động. Các đơn vị trước đây đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19, được cấp thẩm quyền phê duyệt, nếu còn phù hợp thì tiếp tục thực hiện (không phải phê duyệt lại), nếu kế hoạch được phê duyệt không còn phù hợp hoặc chưa xây dựng thì khẩn trương điều chỉnh lại hoặc xây dựng mới và tự phê duyệt để tổ chức thực hiện; gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi có trụ sở của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại) để theo dõi, giám sát việc thực hiện.

I. Lĩnh vực sản xuất

Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, sơ chế nông, lâm, thủy sản xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu Kế hoạch-SX đính kèm.

II. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại

1. Đối với các chợ truyền thống

Xây dựng và tự phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu Kế hoạch-TMDV đính kèm, trong đó lưu ý:

1.1. Đối với Ban quản lý/Tổ quản lý chợ

- Tổ chức sắp xếp, bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện tích; có biện pháp điều chỉnh giảm số lượng khách trong cùng thời điểm.

- Tại khu vực lối vào chợ, tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng vào chợ phải sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định.

- Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn khu vực chợ.

- Thông báo ngay cho cán bộ y tế địa phương nếu phát hiện người trong chợ có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, khó thở.

1.2. Đối với các điểm, quầy trong chợ

- Thực hiện giãn cách giữa các hộ kinh doanh, quầy bán hàng phù hợp tình hình thực tế tại chợ để bảo đảm khoảng cách an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

- Bố trí vách ngăn/kéo dây/kẻ vạch giãn cách giữa khách hàng với người bán hàng đảm bảo an toàn.

- Hàng hóa phải niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết.

- Giao/nhận hàng, thu/trả tiền: qua dụng cụ khay, rổ... phun khử khuẩn, giữ khoảng cách ít nhất 02 mét với khách hàng.

2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi

Xây dựng và tự phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 theo mẫu Kế hoạch-TMDV đính kèm, trong đó lưu ý:

- Bố trí vách ngăn/kéo dây/kẻ vạch bảo đảm khoảng cách an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong khu vực trưng bày hàng hóa.

- Bố trí nhân viên hướng dẫn người dân đến mua sắm hàng hóa, đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch theo quy định ngay từ khu vực để xe, lối ra, vào và trong khu vực trưng bày hàng hóa.

- Tổ chức đo thân nhiệt cho khách hàng, người làm việc.

- Giao/nhận hàng, thu/trả tiền: qua dụng cụ khay, rổ...phun khử khuẩn, khuyến khích các hình thức thanh toán điện tử (quẹt thẻ ngân hàng, quét mã QR hoặc chuyển khoản...), giữ khoảng cách ít nhất 02 mét với khách hàng.

- Khuyến khích các mô hình đặt hàng và giao, nhận trực tuyến, nhằm hạn chế tối đa việc di chuyển và tiếp xúc gần khi giao dịch.

- Vệ sinh, khử khuẩn bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà, khu vệ sinh... tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cần thiết.

- Phải bố trí khu vực cách ly y tế tạm thời tại siêu thị, trung tâm thương mại.

- Thông báo ngay cho cán bộ y tế địa phương nếu phát hiện người tại cơ sở có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, khó thở.

3. Đối với hộ kinh doanh (cửa hàng tạp hóa)

- Bố trí vách ngăn/kéo dây/kẻ vạch giãn cách giữa khách hàng với người bán hàng đảm bảo an toàn; sắp xếp, bày bán hàng đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Giao/nhận hàng, thu/trả tiền: qua dụng cụ khay, rổ... phun khử khuẩn, giữ khoảng cách ít nhất 02 mét với khách hàng.

- Thông báo ngay cho cán bộ y tế địa phương nếu phát hiện người tại cửa hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, khó thở.

4. Đối với các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

4.1. Đối với cửa hàng kinh doanh xăng dầu

- Người làm việc, khách hàng khi mua xăng dầu tại cửa hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; đối với người bán hàng trực tiếp phải mang kính chống giọt bắn, phun khử khuẩn các dụng cụ, vật dụng tiếp xúc trước và sau khi hoàn thành công việc.

- Thu/trả tiền: qua dụng cụ khay, rổ... phun khử khuẩn.

4.2. Quy định về giao nhận chai LPG (bình gas loại 12kg trở lên)

- Khi giao, nhận chai LPG ngoài việc tuân thủ các quy định về an toàn trong vận chuyển, lắp đặt chai LPG theo quy định, người vận chuyển, lắp đặt chai LPG phải mang kính chống giọt bắn, mang theo dụng cụ sát khuẩn, ghi lại nhật ký giao hàng, thông tin khách hàng để phục vụ truy vết (khi cần); không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng; phải phun khử khuẩn các dụng cụ, vật dụng tiếp xúc trước và sau khi hoàn thành công việc.

- Thu/trả tiền: qua dụng cụ, khay, rổ... phun khử khuẩn, khuyến khích các hình thức thanh toán trực tuyến, giữ khoảng cách ít nhất 02 mét với khách hàng.

5. Đối với hoạt động giao nhận hàng hóa tại nhà

- Người giao hàng (Shipper) phải ghi lại nhật ký giao hàng để thuận tiện trong quá trình truy vết (khi cần); phải phun khử khuẩn gói hàng trước khi giao cho người mua (đặt hàng).

- Giao/nhận hàng, thu/trả tiền: qua dụng cụ, khay, rổ... phun khử khuẩn, khuyến khích các hình thức thanh toán trực tuyến, giữ khoảng cách ít nhất 02 mét với khách hàng.

III. Theo dõi, báo cáo

Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện; Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau theo dõi, tổng hợp báo cáo việc phê duyệt và kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp, tổng hợp báo cáo kết quả hàng ngày về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Công Thương./.

 

Mẫu Kế hoạch-SX

CÔNG TY ……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/KH-………..

…………, ngày   tháng   năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ KHI CÓ CÁC TRƯỜNG HỢP MẮC/NGHI MẮC COVID-19

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động” và các văn bản chỉ đạo liên quan;

Căn cứ Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và khu công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày .../10/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và các phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp mắc COVID-19 tại đơn vị, cụ thể như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên doanh nghiệp: ……………………………………….

2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: ……………………..

3. Mã số thuế: ……………………………….

4. Tổng số lao động: ………người; tổng diện tích theo từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc: ………m2. Trong đó:

- Phân xưởng 1: ……………………..diện tích …………………….

- Phân xưởng 2:…… ………………..diện tích …………………….

(đính kèm sơ đồ mặt bằng các khu vực sản xuất).

5. Các thông tin khác:

- Thời gian làm việc (ca): …………………………………………………………………………..

- Tổng diện tích nhà ăn: ………………………….. Số người lao động/ca ăn: ………………..

6. Cán bộ đầu mối phụ trách công tác phòng, chống dịch tại đơn vị:

- Họ và tên: ………………………………………..; Số điện thoại: ………………………………

- Chức vụ và vị trí công tác: ……………………………………………………………………….

7. Bộ phận y tế/tên đơn vị dịch vụ y tế (trường hợp thuê dịch vụ):

- Tên đơn vị ký hợp đồng: ………………………….; Địa chỉ: …………………………………..

- Cán bộ phụ trách công tác y tế:

Họ và tên: ……………………………………..; Số điện thoại: ……………………………..;

Trình độ chuyên môn: …………………………………

II. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời trường hợp nghi mắc, mắc COVID-19 tại đơn vị.

- Đảm bảo sản xuất an toàn và thực hiện mục tiêu kép; hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

2. Yêu cầu

Lãnh đạo, toàn thể người lao động trong đơn vị hiểu rõ mục đích và nghiêm túc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và các phương án xử lý khi có các trường hợp mắc COVID-19 nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại đơn vị.

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

1. Xác định nguy cơ lây nhiễm COVID-19

a. Các vị trí có tập trung đông người: cổng ra vào, phòng ăn, khu vực làm việc theo dây chuyền, khu vực khép kín có sử dụng điều hòa, khu vực để xe chung;...:

- Vị trí 1: …………………………………………..

- Vị trí 2: …………………………………………..

b. Các đơn vị cung cấp dịch vụ (thức ăn, nguyên vật liệu, thu gom rác thải,...).

- Đơn vị thứ 1: ………………………………….. Số lượng người: …………………….

- Đơn vị thứ 2: ………………………………….. Số lượng người: …………………….

c. Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại khu vực lưu trú của người lao động và trên địa bàn của đơn vị.

2. Công tác tổ chức

- Đối với các cơ sở có quy mô lớn, thành lập tổ công tác/Ban Chỉ đạo, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể từng người đảm nhiệm công tác phòng, chống dịch (trong đó có các thành phần chủ cơ sở, bộ phận y tế/đại diện đơn vị dịch vụ y tế; đại diện các phòng ban, nhân sự, vật tư, công đoàn/diện người lao động,...) theo mẫu số 1-SX.

- Ban hành các nội quy, quy định đối với người lao động và khách đến làm việc đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

- Yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ (nguồn nguyên liệu, ăn uống và các dịch vụ khác) ký cam kết thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 với đơn vị theo mẫu số 2-SX.

- Phân công người kiểm tra, đánh giá chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch và đề xuất các biện pháp khắc phục theo mẫu số 3-SX.

- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu tầm soát định kỳ theo Phụ lục 1 hoặc đột xuất khi có nghi ngờ cho người lao động có yếu tố nguy cơ cao.

3. Tổ chức tuyên truyền công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị

- Tổ chức tuyên truyền các yếu tố nguy cơ, các biện pháp, nội quy quy định về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị cho người lao động của đơn vị và khách hàng (nếu có).

- Nội dung tuyên truyền bao gồm: Quy định 5K, các thời điểm cần rửa tay, hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách; nội quy phòng, chống dịch của đơn vị; ...

- Hình thức tuyên truyền bằng phát thanh, góc truyền thông, xây dựng mạng lưới thông tin nội bộ, thư điện tử... về phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực làm việc, sản xuất; nhà ăn; khu vực công cộng; tại các vị trí dễ nhìn, nhiều người qua lại.

4. Quản lý người lao động và khách đến làm việc

4.1. Khách đến làm việc

- Thực hiện khai báo y tế theo quy định.

- Kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang và yêu cầu sát khuẩn tay.

- Mở sổ hồ sơ theo dõi (người tiếp xúc, bộ phận, thời gian, vị trí tiếp xúc).

4.2. Người lao động

- Lập danh sách người lao động gồm đầy đủ thông tin về nhà trọ, nơi lưu trú.

- Yêu cầu người lao động: Tuân thủ nghiêm quy định 5K, cài đặt ứng dụng mã QR, Bluezone, khai báo y tế bắt buộc theo quy định; Ký cam kết của người lao động với người sử dụng lao động theo mẫu số 4-SX; nếu có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... không được đến nơi làm việc, thông báo ngay đến cơ quan y tế địa phương hoặc qua đường dây nóng của Ban phòng chống dịch để được hỗ trợ kịp thời.

- Rà soát, sắp xếp và tổ chức công việc tại nơi làm việc đảm bảo khoảng cách, giãn cách; sắp xếp người lao động cố định theo phân xưởng, ca làm việc theo quy định.

- Bố trí, sắp xếp người lao động phù hợp với điều kiện sản xuất khi cơ quan chức năng tổ chức tiêm vắc xin cho người lao động tránh ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh.

- Người lao động ký cam kết với chủ nhà trọ theo mẫu số 5-SX; chủ nhà trọ ký cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã về thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 theo mẫu số 6-SX.

5. Phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong khu vực làm việc, sản xuất

- Phòng cách ly y tế tạm thời theo quy định và có luồng lối đi riêng.

- Điểm kiểm soát thân nhiệt tại cổng ra vào, điểm quét mã QR, Bluezone tại cổng ra vào, khu vực nhà ăn. Lắp đặt camera giám sát thực hiện và hỗ trợ truy vết tại các vị trí làm việc, nhà ăn, khu vực công cộng (nếu có).

- Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện ở các khu vực ra/vào các xưởng và cửa ra vào của các phòng làm việc.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch khi tổ chức ăn ca

- Đảm bảo việc rửa tay trước và sau khi ăn: Bố trí đầy đủ khu vực rửa tay có xà phòng, dung dịch khử khuẩn tại nhà ăn (đảm bảo bồn rửa tay luôn có đủ nước và xà phòng); có biện pháp giám sát, nhắc nhở người lao động rửa tay trước và sau khi ăn.

- Vệ sinh khử khuẩn: Người lao động di chuyển vào/ra nhà ăn trật tự, giữ khoảng cách, hạn chế việc tiếp xúc giữa người lao động, lối vào và lối ra riêng biệt; vệ sinh khử khuẩn bàn ăn, vách ngăn bàn ăn sau mỗi ca ăn.

- Mật độ nhà ăn: Bố trí bàn ăn không quá 04 người có vách ngăn, giãn cách bàn, thoáng khí, ...

7. Yêu cầu phòng, chống dịch đối với đơn vị cung cấp dịch vụ

- Đối với bến bãi lên xuống hàng hóa: có lối đi riêng với nơi sản xuất; có khu vực dừng, đỗ xe riêng cho xe trong tỉnh và xe ngoài tỉnh; có phòng cách ly tạm thời, khu vệ sinh riêng cho tài xế, người đi cùng; khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày/khu vực.

- Kiểm tra giám sát thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ đúng theo cam kết đã ký.

- Đối với phương tiện: đăng ký lịch trình vận chuyển; khử khuẩn khi đến; đậu, đỗ đúng chỗ.

- Đối với lái xe, người đi cùng: đã xét nghiệm theo quy định; ngồi trên xe, khóa kín cửa xe trong quá trình lên xuống hàng hóa; trường hợp chờ lâu phải vào phòng cách ly tạm thời (đối với xe vận chuyển ngoài tỉnh) theo hướng dẫn của bảo vệ.

8. Đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn, tăng cường thông khí nơi làm việc tại đơn vị

- Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt 24/24 giờ và đủ nhà vệ sinh theo quy định; tăng thông gió hoặc mở cửa sổ, cửa ra vào, sử dụng quạt.

- Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định, bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện.

IV. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ KHI CÓ TRƯỜNG HỢP NGHI MẮC, MẮC COVID-19

1. Khi có trường hợp ho, sốt, khó thở

- Thông báo cho cán bộ quản lý/cán bộ đầu mối phòng, chống dịch/cán bộ y tế.

- Hướng dẫn hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.

- Đưa đến phòng cách ly y tế tạm thời đã được bố trí tại đơn vị theo lối đi riêng.

- Gọi điện đến cơ quan y tế địa phương hoặc đường dây nóng của Ban phòng chống dịch để được hỗ trợ kịp thời.

- Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình sức khỏe của người lao động đó.

2. Khi có trường hợp mắc/nghi mắc COVID-19 tại đơn vị

- Báo cáo ngay cho Giám đốc đơn vị để ra quyết định phong tỏa tạm thời toàn bộ cơ sở khi có trường hợp mắc/nghi mắc trên cơ sở tình hình thực tế để phục vụ cho việc truy vết, cách ly, lấy mẫu.

- Thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương và chính quyền cơ sở để xử lý theo quy định, trong thời gian chờ cơ quan chuyên môn đến phải hướng dẫn cho người mắc/nghi mắc di chuyển đến phòng cách ly y tế tạm thời.

- Chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện tốt các công việc theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan y tế và chính quyền cơ sở

3. Khi nhận thông tin có trường hợp mắc COVID-19 ngoài giờ làm việc của đơn vị

- Báo cáo ngay cho Giám đốc đơn vị để biết và tạm dừng hoạt động của đơn vị để thực hiện vệ sinh, khử khuẩn, truy vết F1, F2 và chờ kết quả xét nghiệm của cơ quan y tế địa phương.

- Thông báo cho đơn vị đã được phân công chịu trách nhiệm khử khuẩn toàn bộ đơn vị đặc biệt khu vực làm việc của ca mắc.

- Chờ cơ quan y tế địa phương thông báo kết quả xét nghiệm của F1, F2 trước khi quyết định cho đơn vị hoạt động trở lại.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Toàn thể người lao động, lãnh đạo đơn vị nghiêm túc thực hiện kế hoạch này. Những cá nhân, bộ phận được phân công nhiệm vụ trong phòng, chống dịch COVID-19 có trách nhiệm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị nếu không hoàn thành nhiệm vụ./.

 

 

Giám đốc đơn vị
(Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 1-SX

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(NẾU CÓ)
TÊN ĐƠN VỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:            /QĐ-

…………., ngày  tháng  năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19

GIÁM ĐỐC ĐƠN VỊ………………………

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động” và các văn bản chỉ đạo liên quan;

Căn cứ Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và khu công nghiệp;

Căn cứ Quyết định ..../QĐ-UBND ngày .../10/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Căn cứ Quy chế hoạt động của đơn vị, xét theo tình hình thực tế tại đơn vị, Ban Giám đốc đơn vị:

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 gồm các Ông (Bà) có tên sau đây:

1. Ông (Bà) …………….- Giám đốc Công ty - Trưởng ban

2. Ông (Bà) …………….- Chủ tịch Công Đoàn - Phó ban

3. Ông (Bà) …………….- Đại diện bộ phận y tế công ty/dịch vụ y tế - Thành viên

4. Ông (Bà) …………….- Cán bộ an toàn vệ sinh lao động -Thành viên

5. Ông (Bà) …………….- Đại diện bộ phận vật tư, nhân sự, hành chính - Thành viên

6. Ông (Bà) …………….- Trưởng Phòng/Ban/Xưởng/Bộ phận 1 - Thành viên

7. Ông (Bà) …………….- Trưởng Phòng/Ban/Xưởng/Bộ phận 2 - Thành viên

Điều 2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị có nhiệm vụ:

- Tổ chức triển khai các công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn tại Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020; Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 và các Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ theo tình hình dịch;

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc;

- Ban hành quy chế họp định kỳ hoặc khẩn cấp theo tình hình dịch.

- Thường xuyên được cập nhật thông tin về tình hình dịch trên trang Website của Bộ Y tế (https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/trang-chu) và trang thông tin điện tử địa phương.

- Ban hành các nội quy, quy định đối với người lao động và khách đến làm việc đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

- Ký cam kết về thực hiện các quy định về phòng, chống dịch với Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Yêu cầu người lao động và các đơn vị cung cấp dịch vụ (ăn uống, cung cấp nguyên liệu và các dịch vụ khác) ký cam kết thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 với đơn vị.

- Thực hiện tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm để đề xuất các biện pháp khắc phục.

- Tổ chức tự kiểm tra, giám sát thực hiện công tác phòng, chống dịch của đơn vị.

- Phân công người kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

Điều 3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông/Bà có tên ở Điều 1 và các phòng, ban liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Các bộ phận liên quan;
- Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC ĐƠN VỊ




Nguyễn Văn A

 

Mẫu số 2-SX

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ VỚI CHỦ DOANH NGHIỆP

BÊN A: ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ

Họ và tên người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………

Đơn vị cung cấp dịch vụ: …………………………………………………………………………

Địa chỉ ………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………. Email: ………………………………………….

Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………..

Được đại diện theo pháp luật bởi (ông/bà): ……………………………………………………

BÊN B: CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

Tên CSSXKD: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ ……………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………. Email: ……………………………………….

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………..

Được đại diện theo pháp luật bởi (ông/bà): …………………………………………………

Bên A cam kết tổ chức dịch vụ đảm bảo các quy định phòng, chống dịch COVID-19 cho Bên B như sau:

1. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

2. Yêu cầu người lao động ký cam kết, tuân thủ và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch của Bên B.

3. Quản lý chặt chẽ danh sách người lao động của đơn vị, lịch trình, thời gian làm việc của người lao động và cung cấp cho dịch vụ Bên B khi được yêu cầu.

4. Bên A định kỳ xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho người lao động theo quy định …… và cung cấp kết quả xét nghiệm cho Bên B theo thỏa thuận của hai bên.

5. Khi phát hiện có người lao động của Bên A nghi ngờ/mắc COVID-19 thì báo ngay với Bên B để cùng xử lý kịp thời.

Đơn vị chúng tôi cam kết thực hiện đúng các nội dung trên, nếu vi phạm xin chịu trách nhiệm trước bên B và pháp luật./.

 

BÊN B
CHỦ CƠ SỞ

BÊN A
ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ

 

Mẫu số 3-SX

BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ

Các mối nguy cơ trong phòng, chống dịch COVID-19

STT

Nội dung kiểm tra

Kết quả kiểm tra

Giải pháp khắc phục

Ghi chú

Đạt

Chưa đạt

Nội dung

Thời gian

I

Về công tác tổ chức, truyền thông

 

 

 

 

 

1

Có thành lập tổ công tác/Ban chỉ đạo từng thành viên

 

 

 

 

 

2

Niêm yết số điện thoại cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch tại công ty và số điện thoại đường dây nóng của y tế tại nơi làm việc

 

 

 

 

 

3

Trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch (hóa chất khử khuẩn, khẩu trang, máy/thiết bị đo thân nhiệt..); sơ đồ các vị trí nguy cơ rủi ro

 

 

 

 

 

4

Có phương án xử lý và bố trí phòng riêng để cách ly tạm thời đối với trường hợp người lao động có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở trong quá trình làm việc

 

 

 

 

 

5

Có điểm khai báo y tế, quét mã QR, Bluezone, hệ thống camera giám sát tại cổng/lối ra vào và khu vực hành lang nơi công cộng

 

 

 

 

 

6

Thực hiện tuyên truyền trên hệ thống phát thanh nội bộ; treo, dán các áp phích, phân phát các tờ rơi, chạy thông tin trên bảng điện tử, màn hình về phòng, chống dịch

 

 

 

 

 

II

Công tác quản lý người lao động

 

 

 

 

 

1

Có quản lý chặt chẽ thông tin người lao động; khai báo y tế; đo thân nhiệt; xét nghiệm sàng lọc; thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc, quá trình di chuyển, nơi ở theo cam kết

 

 

 

 

 

2

Đối với khách ra vào doanh nghiệp: Khai báo y tế, thực hiện quy định 5K; mở sổ theo dõi khách ra vào

 

 

 

 

 

3

Thực hiện giãn cách tại khu vực nhà ăn: Sắp xếp giờ nghỉ giải lao/ăn trưa lệch giờ; lắp vách ngăn giữa các vị trí ngồi ăn, đảm bảo khoảng cách khi ăn, bố trí so le

 

 

 

 

 

4

Bố trí khu vực rửa tay trước và sau khi ăn. Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn ngay sau mỗi lượt ăn

 

 

 

 

 

5

Bố trí luồng/lối đi ra vào riêng

 

 

 

 

 

III

Về quản lý người, phương tiện trong cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu

1

Đối với bến bãi lên/xuống hàng hóa

 

 

 

 

 

 

- Có lối đi riêng với nơi sản xuất

 

 

 

 

 

 

- Có khu vực dừng, đỗ xe riêng cho xe trong tỉnh và xe ngoài tỉnh

 

 

 

 

 

 

- Có phòng cách ly tạm thời, khu vệ sinh riêng cho tài xế, người đi cùng

 

 

 

 

 

 

- Khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày khu vực

 

 

 

 

 

2

Đối với phương tiện

 

 

 

 

 

 

- Đăng ký lịch trình vận chuyển

- Khử khuẩn khi đến

- Đỗ đúng chỗ theo quy định

 

 

 

 

 

3

Đối với lái xe, người đi cùng

 

 

 

 

 

 

- Đã xét nghiệm COVID-19 theo quy định

- Ngồi trên xe, khóa kín cửa xe trong quá trình lên xuống hàng hóa; trường hợp chờ lâu phải vào phòng cách ly tạm thời (đối với xe vận chuyển ngoài tỉnh) theo hướng dẫn của Bảo vệ

 

 

 

 

 

IV

Về quản lý các điều kiện khác

 

 

 

 

 

1

Có giải pháp kiểm soát, quản lý các hoạt động xung quanh hàng rào nhà máy

 

 

 

 

 

2

Có giải pháp phối hợp chủ nhà trọ, chính quyền địa phương kiểm soát tốt các mối nguy trên cơ sở các bản cam kết

 

 

 

 

 

3

Liên hệ cơ quan y tế để tổ chức xét nghiệm định kỳ người lao động theo quy định (RT - PCR hoặc test nhanh - kinh phí do đơn vị đảm nhiệm)

 

 

 

 

 

4

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện để kịp thời chấn chỉnh, không để mối nguy làm lây lan dịch bệnh

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ... tháng... năm......
GIÁM ĐỐC CÔNG TY ………..
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 4-SX

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI CÔNG TY ……

Họ và tên: …………………………………………….. Mã NV: ………………………………….

Ngày tháng năm sinh: ……/……/……… Giới tính: ……………. Quốc tịch: …………………

Hộ khẩu thường trú: Ghi rõ ấp, xã, huyện, tỉnh.

Nơi ở hiện tại: Ghi rõ số nhà, đường, khóm, xã, huyện, tỉnh (nếu ở trọ thì ghi rõ tên nhà trọ)

………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………………………………………………………………………..

Vị trí công tác: ………………………………………………………………………………………

Phòng/Ban/Phân xưởng …………………………………………………………………………..

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, tôi xin cam kết với Công ty ……….. thực hiện tốt các nội dung sau đây:

1. Tại nơi ở, đi đến nhà máy và ngược lại

- Cài đặt ứng dụng Bluezone, mã QR, Viet Nam Health, NCOVI để khai báo y tế điện tử theo quy định khi đến nơi công cộng.

- Thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch theo quy định 5K (khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế) và theo các quy định khác của địa phương nơi cư trú, doanh nghiệp.

- Tuyệt đối không được tiếp xúc với người lạ, người về từ vùng dịch/khu vực phong tỏa, người đang cách ly, người đang theo dõi y tế tại nhà...

- Cán bộ, công nhân viên phải có ý thức cùng gia đình tự cách ly y tế đối với những người xung quanh, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh vào gia đình, công ty.

- Chuẩn bị các vật dụng cá nhân như: khăn, khẩu trang, găng tay, quần áo sử dụng riêng khi làm việc, ...

- Thông báo cho người sử dụng lao động và không đi làm việc nếu có một trong các biểu hiện như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở...; và đang trong thời gian cách ly, theo dõi y tế tại nhà; hoặc có tiếp xúc với người nhiễm bệnh (F0), người tiếp xúc (F1), (F2). Đồng thời, thông báo với chính quyền địa phương, đường dây nóng của Ban phòng chống, dịch để được hỗ trợ kịp thời.

2. Tại nơi làm việc

- Khai báo y tế quét mã QR, Bluezone, Viet Nam Health và NCOVI.

- Luôn đeo khẩu trang, đảm bảo giãn cách

- Rửa tay thường xuyên tại các thời điểm: trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Sát khuẩn tay trước và sau khi tiếp xúc với các bề mặt tay nắm cửa, nút bấm thang máy, ...

- Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay.

- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh. Nghiêm cấm hành vi khạc, nhổ tại nơi làm việc.

- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay, ...

- Hạn chế dùng chung các dụng cụ, phương tiện lao động,...

- Không tụ tập đông người khi nghỉ giữa ca, nghỉ trưa,... theo quy định tại nơi làm việc.

- Báo cho người quản lý/bộ phận y tế tại nơi làm việc khi có trường hợp sốt, ho, đau rát họng, khó thở, hoặc là ca bệnh, hoặc người tiếp xúc vòng 1 (F1), vòng 2 (F2).

- Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nghi ngờ hay mắc COVID-19.

3. Sau khi kết thúc công việc

- Dọn vệ sinh và vứt bỏ túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay.

- Thay quần áo, giầy, ủng... sử dụng khi làm việc trước khi về nhà/nơi trọ.

4. Tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19: Không phát tán các thông tin không chính thức, chưa được kiểm chứng.

5. Thực hiện đầy đủ nội dung, biện pháp phòng, chống dịch COVID-19: Thực hiện các quy định phòng, chống dịch và hướng dẫn xử trí khi có trường hợp mắc COVID-19 tại nơi làm việc theo yêu cầu của Công ty...

Tôi cam kết thực hiện đúng các nội dung trên, nếu vi phạm tôi xin chịu xử phạt theo quy định của Công ty và trách nhiệm trước pháp luật.

Bản cam kết làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản./.

 

ĐẠI DIỆN CÔNG TY...
(ký, đóng dấu)

NGƯỜI CAM KẾT
(ký ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 5-SX

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA NGƯỜI Ở TRỌ VỚI CHỦ NHÀ TRỌ

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………..

Ngày tháng năm sinh: …………………… Giới tính ……………… Quốc tịch ……………….

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ nhà trọ: ……………………………………………………………………………………..

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, tôi xin cam kết với chủ nhà trọ và chính quyền địa phương thực hiện tốt các nội dung sau đây:

1. Thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế, cài đặt Bluezone, thực hiện quy định 5K và các quy định, nội quy trong công tác phòng, chống dịch.

2. Không tập trung đông người trong khu nhà trọ.

3. Thông báo tình hình sức khỏe khi có một trong các triệu chứng như: sốt, ho, đau họng, khó thở và các vấn đề sức khỏe cho trạm y tế xã, đường dây nóng của ngành y tế và đơn vị đang làm việc.

4. Phối hợp với Tổ COVID cộng đồng, chính quyền cấp xã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Tôi cam kết thực hiện đúng các nội dung trên, nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bản cam kết làm thành 02 bản, người thuê trọ giữ 01 bản, chủ nhà trọ giữ 01 bản./.

 

CHỦ NHÀ TRỌ
(ký ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI CAM KẾT
(ký ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 6-SX

BẢN CAM KẾT

THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA CHỦ NHÀ TRỌ VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Kính gửi: UBND xã/phường/thị trấn ………………………………….

Tôi tên là (ghi rõ họ và tên): …………………………………………………….

Ngày tháng năm sinh: ……………………… Giới tính ………… Quốc tịch …………………..

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………..

Điện thoại:……………………………………………………………………………………………

Hiện đang là chủ/ quản lý nhà trọ/khu nhà trọ tại địa chỉ: ………………………………....

…………………………………………………………………………………………………………

CAM KẾT THỰC HIỆN NGHIÊM CÁC QUY ĐỊNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI NHÀ TRỌ/ KHU NHÀ TRỌ, CỤ THỂ NHƯ SAU:

1. Yêu cầu về điều kiện của nhà trọ

- Đảm bảo thông thoáng, diện tích phòng trọ không nhỏ hơn 05m2/người.

- Có điểm rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí sử dụng chung trong nhà trọ/khu trọ.

- Có tờ rơi, áp phích tuyên truyền về thực hiện quy định 5K; niêm yết số điện thoại của Tổ COVID cộng đồng, đường dây nóng ngành y tế, người quản lý nhà trọ/khu nhà trọ.

- Có công trình vệ sinh khép kín ở mỗi phòng, nếu sử dụng nhà vệ sinh chung thì không quá 12 người/01 nhà vệ sinh.

- Có đủ nước sạch để sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt.

- Có dung dịch tẩy rửa thông thường, thùng/chậu đựng nước, cây lau nhà để người thuê trọ tự vệ sinh khử khuẩn nơi ở.

- Có thùng rác có nắp đậy để thu gom rác thải hàng ngày.

- Đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ.

2. Yêu cầu về trách nhiệm của người ở trọ

- Thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế, cài đặt Bluezone, thực hiện quy định 5K và các quy định trong công tác phòng, chống dịch tại nơi ở.

- Không tập trung đông người trong khu nhà trọ.

- Thông báo tình hình sức khỏe khi có một trong các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, khó thở và các vấn đề sức khỏe cho trạm y tế xã, đường dây nóng của ngành y tế và cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp.

- Phối hợp với Tổ COVID cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

3. Yêu cầu về trách nhiệm của chủ nhà trọ/khu nhà trọ

- Đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch COVID-19 đối với nhà trọ/khu nhà trọ theo quy định.

- Yêu cầu người thuê trọ ký cam kết thực hiện các quy định phòng, chống dịch COVID-19.

- Cung cấp danh sách người ở trọ cho Ủy ban nhân dân cấp xã khi có thay đổi số lượng.

- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở người thuê trọ trong khu nhà trọ thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

- Thông báo cho Ủy ban nhân dân, Trạm y tế xã khi có người ở trọ có một trong các triệu chứng như: sốt, ho, đau họng, khó thở và các vấn đề sức khỏe khác.

- Phối hợp với Tổ COVID cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

 

XÁC NHẬN CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(ký và đóng dấu)

………., ngày ... tháng ... năm 2021
NGƯỜI CAM KẾT
(ký ghi rõ họ và tên)

 

 

Mẫu Kế hoạch - TMDV

CÔNG TY/DOANH NGHIỆP/
BAN QUẢN LÝ CHỢ
CỬA HÀNG…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………..., ngày … tháng … năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI TẠI CÔNG TY/CỬA HÀNG/BAN QUẢN LÝ CHỢ....

Căn cứ Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày .../10/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Công ty/Doanh nghiệp/Cửa hàng/Ban quản lý chợ …………. xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 với các nội dung như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên doanh nghiệp/cửa hàng...: ……………………………………………………………….

2. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………..

3. Ngành nghề kinh doanh, mua bán: …………………………………………………………..

4. Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………..

5. Tổng số người lao động: …………….. người.

- Số người lao động tại địa phương: …………….. người.

- Số người lao động ngoại tỉnh: …………….. người.

6. Cán bộ đầu mối phụ trách công tác phòng, chống dịch tại đơn vị:

- Họ và tên: ………………………………………………………………………………………..

- Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………

- Chức vụ và vị trí công tác: …………………………………………………………………….

7. Phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, nhân viên phụ trách tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị...

II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

Chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời trường hợp nghi mắc, mắc COVID-19 tại đơn vị. Đảm bảo an toàn và thực hiện mục tiêu kép; hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Chủ cơ sở, quản lý, toàn thể người lao động trong đơn vị hiểu rõ mục đích và nghiêm túc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc COVID-19 nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại đơn vị.

III. NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

1. Chuẩn bị cơ sở vật chất để đảm bảo phòng, chống dịch

- Bố trí phòng cách ly (khu vực cách ly) y tế tạm thời tại vị trí riêng biệt với khu vực kinh doanh, làm việc tại cơ sở.

- Phải trang bị: nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang, hóa chất khử khuẩn, dụng cụ vệ sinh, thùng đựng chất thải có nắp đậy.

- Bố trí tăng cường quạt thông gió tại nơi làm việc.

- Có camera giám sát thực hiện và hỗ trợ truy vết tại các vị trí làm việc, khu vực toàn đơn vị (nếu có trang bị).

2. Quản lý người lao động/làm việc và khách hàng

- Thực hiện khai báo y tế theo quy định hiện hành, quét mã QR trang bị tại lối ra, vào.

- Kiểm tra việc đeo khẩu trang và yêu cầu sát khuẩn tay.

- Yêu cầu người lao động: Tuân thủ quy định 5K, cài đặt ứng dụng PC-Covid, khai báo y tế bắt buộc theo quy định.

- Báo cáo cho người sử dụng lao động/cán bộ đầu mối công tác phòng, chống dịch của Công ty khi đi/đến từ khu vực có dịch hoặc tham gia các sự kiện tập trung đông người có nguy cơ.

- Sắp xếp, tổ chức công việc tại nơi làm việc đảm bảo giãn cách theo quy định.

3. Thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm COVID-19 tại cơ s

Theo hướng dẫn cho từng trường hợp cụ thể quy định ở phần II, Phụ lục 4.

4. Phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong khu vực công cộng

- Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện.

- Vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày đối với các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, công tắc điện, bàn phím máy tính, điện thoại dùng chung...

- Thu gom rác thải hàng ngày, đổ đúng nơi quy định, đặt ở vị trí thuận tiện.

- Dán hình ảnh, áp phích truyền thông như quy định 5K, các thời điểm cần rửa sạch tay, hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách... tại các khu vực dễ nhìn.

5. Yêu cầu phòng, chống dịch đối với đơn vị cung cấp dịch vụ khác

- Kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ trong suốt quá trình giao dịch.

- Đối với phương tiện: đăng ký lịch trình vận chuyển; khử khuẩn khi đến; đỗ đúng chỗ quy định.

- Đối với lái xe, người đi cùng: đã xét nghiệm theo quy định; ngồi trên xe, khóa kín cửa xe trong quá trình lên xuống hàng hóa; trường hợp chờ lâu, vào phòng cách ly tạm thời (đối với xe vận chuyển ngoài tỉnh) theo hướng dẫn của bảo vệ.

IV. XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP CÓ CA MẮC COVID-19

- Thông báo cho cán bộ quản lý/cán bộ đầu mối phòng, chống dịch/cán bộ y tế tại địa phương. Đưa đến phòng cách ly y tế tạm thời đã được bố trí tại đơn vị.

- Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại nơi làm việc khi cơ quan y tế yêu cầu.

- Khi người lao động đến làm việc tại đơn vị nếu có các biểu hiện ho, sốt, khó thở... yêu cầu người lao động tự theo dõi sức khỏe tại nhà, thông báo cho người sử dụng lao động và cơ quan y tế địa phương.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Toàn thể người lao động, quản lý, lãnh đạo đơn vị nghiêm túc thực hiện nội dung Kế hoạch này. Những cá nhân, bộ phận được phân công nhiệm vụ trong phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật và lãnh đạo đơn vị nếu để xảy ra sai phạm./.

 

Chủ cơ sở/Doanh nghiệp/
Ban quản lý chợ...

Người lập kế hoạch

 

PHỤ LỤC 4

HƯỚNG DẪN LẬP, PHÊ DUYỆT, THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
(Kèm theo Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)

1. Một số hướng dẫn chung

- Trường hợp lập Kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 tại công trường xây dựng (sau đây gọi tắt là “Kế hoạch”) là công trình, dự án có sử dụng trên 10 người lao động. Số lượng người lao động được xác định để làm căn cứ lập Kế hoạch là tổng số lượng người lao động cao nhất được dự kiến tham gia tại cùng một thời điểm trên toàn bộ công trường của công trình (là tổng của các gói thầu của dự án).

- Chủ đầu tư (chủ công trình) tổ chức lập, phê duyệt và triển khai thực hiện Kế hoạch đối với công trình/dự án thuộc trường hợp bắt buộc phải lập Kế hoạch cho đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Công trình chỉ được triển khai thi công khi Kế hoạch đã phê duyệt.

- Đối với các Kế hoạch đã phê duyệt/chấp thuận trước đây thì Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức rà soát, nếu còn phù hợp thì có văn bản cho tiếp tục thực hiện, nếu không còn phù hợp thì điều chỉnh lại theo hướng dẫn này.

- Chủ đầu tư/chủ công trình có tránh nhiệm gửi Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 đã được duyệt đến UBND cấp xã và Sở Xây dựng để theo dõi, kiểm tra.

2. Nội dung của Kế hoạch

Chủ đầu tư thực hiện theo hướng dẫn nêu tại mẫu Kế hoạch dưới đây.

 

TÊN CHỦ ĐẦU TƯ…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../KH-………

………, ngày   tháng   năm 202…

 

KẾ HOẠCH

Phòng, chống dịch covid-19 tại công trường xây dựng thuộc dự án ……(ghi tên dự án)……

Căn cứ Quyết định số   /QĐ-UBND ngày   /10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

Căn cứ Văn bản số 3373/BXD-GĐ ngày 23/8/2021 của Bộ Xây dựng về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng;

Căn cứ các Hợp đồng thi công xây dựng: số .... ngày ……….. giữa (ghi tên bên A) và (ghi tên bên B), các phụ lục đã ký ngày ……….. (nếu có); ....

Căn cứ các bảng tiến độ thi công được (ghi tên Chủ đầu tư) duyệt ngày ... tháng ... năm …;…

(Ghi tên Chủ đầu tư) xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại công trường xây dựng như sau:

A. CÁC THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên dự án/công trình: ……………………………………………………

2. Tên các gói thầu: …………………………………………………………

a) Gói thầu ……………. Gồm các hạng mục công trình:

- Hạng mục 1: ……………

- Hạng mục 2: ………………………….

b) Gói thầu ……………. Gồm các hạng mục công trình:

- Hạng mục 1: ……………

- Hạng mục 2: ………………………….

3. Địa điểm xây dựng: ………………………………………………………

4. Thời gian thực hiện thi công: (ghi theo thời gian trong hợp đồng hoặc thời gian được cấp thẩm quyền cho phép điều chỉnh):

- Tổng cộng của toàn công trình/dự án: Từ .... đến ….

- Gói thầu ………: Bắt đầu từ .... đến ....

- Gói thầu ………: Bắt đầu từ .... đến ....

5. Chủ đầu tư: ……………, Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ……………………

6. Các nhà thầu thi công:

- Gói thầu ………: Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ……………..

- Gói thầu ………: Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ……………..

7. Các Nhà thầu giám sát thi công:

- Gói thầu ………: Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ……………..

- Gói thầu ………: Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ……………..

8. Nhà thầu thiết kế:

- Gói thầu ………: Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ……………..

- Gói thầu ………: Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ……………..

9. Nhà thầu thí nghiệm, kiểm định chất lượng (nếu có):

- Gói thầu ………: Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ……………..

- Gói thầu ………: Tên nhà thầu; Địa chỉ và số điện thoại liên lạc: ……………..

10. Số người lao động dự kiến của nhà thầu thi công: Tổng số từ (ghi số người ở thời điểm ít nhất) đến (ghi số người ở thời điểm nhiều nhất).

- Số người lao động quản lý, giám sát, phục vụ thi công: Từ (ghi số người ở thời điểm ít nhất) đến (ghi số người ở thời điểm nhiều nhất).

- Số người lao động trực tiếp (cán bộ kỹ thuật và công nhân): Từ (ghi số người ở thời điểm ít nhất) đến (ghi số người ở thời điểm nhiều nhất).

11. Không gian thi công của công trường (đính kèm sơ đồ mặt bằng thi công):

- Tổng diện tích công trường thi công: Ghi tổng diện tích mặt bằng sử dụng thi công công trình (đơn vị tính m2).

- Diện tích lán trại, nhà điều hành, nhà ở người lao động do nhà thầu/chủ đầu tư bố trí (nếu có): …………m2.

- Các lối giao thông kết nối công trường với bên ngoài công trường: …………

- Ăn, ở, làm việc xuyên suốt trên phương tiện thi công (nếu có): Ghi tên và quy mô phương tiện.

12. Ban chỉ đạo phòng chống dịch của công trình/dự án (nếu có):

- Ban chỉ đạo theo Quyết định số .... ngày … của.... đính kèm.

- Họ tên và số điện thoại: Trưởng Ban, người phụ trách y tế.

B. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH:

1. Mục đích, yêu cầu:

- Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch COVID-19, đảm bảo sức khỏe và môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên công trường xây dựng.

- Đảm bảo mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh; hạn chế tác động của dịch bệnh trong quá trình thi công xây dựng.

- Toàn thể người lao động tham gia công trường hiểu rõ mục đích, biện pháp phòng chống dịch và nghiêm túc thực hiện nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID-19 để đảm bảo mục tiêu kế hoạch thi công.

- Các mục đích và yêu cầu khác (nếu có): ………

2. Danh mục các công việc cần triển khai:

Căn cứ theo khối lượng công việc theo hợp đồng đã ký và bảng tiến độ thi công được Chủ đầu duyệt thì các công việc, thời gian và nhân sự thực hiện được xác định như sau: (có thể làm phụ lục riêng để đính kèm cùng Kế hoạch)

a) Gói thầu thi công thứ nhất:

Số thứ tự

Tên nhóm công việc

Thời gian thực hiện

Số lượng người tham gia thi công (người)

Người kiểm tra, giám sát (người)

Ghi chú

1

Nhóm công việc 1: ...

Từ … đến …

Ghi số công nhân, cán bộ kỹ thuật tham gia (có thể ghi người cụ thể)

Ghi số người quản lý, giám sát,... có mặt tại công trường (có thể ghi người cụ thể)

 

2

Nhóm công việc 2: ...

Ghi tương tự trên

Ghi tương tự trên

Ghi tương tự trên

 

3

………

………

………

………

 

 

Tổng cộng:

Ghi tổng thời gian (ngày); ghi thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc các nhóm công việc

Ghi tổng số lao động tại thời điểm ít nhất và tại thời điểm nhiều nhất

Ghi tổng số lao động tại thời điểm ít nhất và tại thời điểm nhiều nhất

 

* Ghi chú:

- Phần nhóm công việc trong bảng trên được xác định cho phần khối lượng thi công được thực hiện trong Kế hoạch phòng chống dịch được lập (các phần công việc ở thời điểm tổng công trình/dự án sử dụng trên 10 lao động).

- Nhóm công việc nên chia theo giai đoạn thi công/bộ phận công trình như móng, thân, hoàn thiện; nền đường, móng đường, mặt đường;... hoặc theo nhóm công việc của từng nhóm/tổ thợ phụ trách)

b) Gói thầu thi công thứ 2: Thực hiện tương tự như trên.

c) Danh mục các công việc khác (nếu có): Ghi các công việc chủ yếu cần phải thực hiện phòng chống dịch COVID-19 tại công trường theo điều kiện thực tế của từng công trình/dự án.

3. Xác định vị trí, khu vực có nguy cơ lây nhiễm trên công trường và biện pháp tương ứng:

- Đánh giá nguy cơ phạm vi khu vực lân cận công trường (tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã, huyện trong thời gian qua; dự báo thời gian tới).

- Đánh giá nguy cơ tại vị trí, khu vực trong công trường và kèm theo sơ đồ vị trí (phần này lưu ý trình bày phải thống nhất với danh mục công việc thi công nêu tại mục 2 ở trên).

- Các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ nói trên (trình bày giải pháp để giảm nguy cơ và giải pháp để chống lây nhiễm tương ứng trong khu vực lân cận và nội bộ công trường)

4. Biện pháp kiểm soát đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong vận chuyển, cung cấp nhiên liệu, vật tư, vật liệu xây dựng và dịch vụ khác phục vụ thi công trên công trường:

a) Các tổ chức/cá nhân cung ứng:

- Nhóm cung cấp vật tư, thiết bị xây dựng: (Số lượng người tham gia, thời gian thực hiện, thiết bị thực hiện, cách thức thực hiện...)

- Nhóm cung cấp nhiên liệu: (Số lượng người tham gia, thời gian thực hiện, thiết bị thực hiện, cách thức thực hiện...)

- Nhóm cung cấp dịch vụ: (Số lượng người tham gia, thời gian thực hiện, thiết bị thực hiện, cách thức thực hiện...)

(Lưu ý phần này trình bày phải thống nhất với danh mục công việc thi công nêu tại mục 2, 3 ở trên và tiến độ thi công của từng gói thầu).

b) Biện pháp kiểm soát từng trường hợp:

- Phần áp dụng chung cho các trường hợp:

Kiểm duyệt, sàng lọc: (đúng người, đủ số lượng...).

Thực hiện nghiêm quy định 5K (trừ các công việc đặc thù nếu có, nhưng phải ghi rõ là công việc nào).

Các biện pháp khác (nếu có): ……

- Phần áp dụng riêng cho từng trường hợp:

Giới hạn không gian, thời gian di chuyển, người tiếp xúc,... tại công trường của người làm việc (trình bày nội dung giới hạn và kèm bản vẽ sơ đồ, vị trí).

Các biện pháp khác (nếu có): ……

5. Phương án vận chuyển người, tổ chức thi công, sản xuất tại công trường:

Trong nội dung này không bắt buộc phải thực hiện tất các phương án. Nếu không có thì ghi không thực hiện theo phương án này.

a) Phương án 03 tại chỗ (thi công tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ tại chỗ):

Đối với người ăn ở tại láng trại, trên phương tiện phục vụ thi công (nếu có): Trình bày cụ thể số người, việc thực hiện theo phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn; đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung theo quy định tại Mục VII của Hướng dẫn kèm theo Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021. Đối với trường hợp ăn ở, làm việc trên phương tiện thi công, lán trại (như phương tiện thủy) cả trong đất liền và ngoài biển được sử dụng và quản lý theo như Phương án “03 tại chỗ”. Nội dung kế hoạch phải thể hiện rõ phạm vi di chuyển phương tiện; số người và thời gian tham gia; tên phương tiện thực hiện; việc kiểm soát bệnh dịch, xét nghiệm y tế; cung cấp nhu yếu phẩm, vật tư thiết bị thi công;....

b) Phương án vận chuyển người lao động từ nơi ở tập trung đến nơi làm việc với phương châm “1 cung đường, 2 điểm đến” theo Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021:

Trường hợp thực hiện phương án này thì phải trình bày cụ thể địa điểm và cung đường đi, đến; phương tiện vận chuyển; thời gian đi lại; biện pháp kiểm soát dịch bệnh, xét nghiệm y tế...

c) Các phương án còn lại (nếu không áp dụng 02 phương án trên):

Trình bày việc đi lại của người lao động; kiểm soát dịch bệnh tại công trường đối với những người lao động khi vào công trường; phương án tổ chức test sàng lọc; tiêm ngừa;...

6. Phương án xử trí và bố trí khu vực để cách ly tạm thời đối với trường hợp người lao động có biểu hiện nghi nhiễm COVID-19 hoặc là người tiếp xúc gần (F1, F2) với ca bệnh COVID-19 (F0) được phát hiện tại công trường:

Nghiên cứu, chọn lọc và trình bày theo quy định tại Mục VI, VII Hướng dẫn của Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 và các quy định khác của ngành y tế. Tuy nhiên, có một số tình huống phải trình bày trong Kế hoạch như sau:

a) Khi có trường hợp ho, sốt, khó thở:

- Bước 1. Thông báo cho cán bộ quản lý/cán bộ đầu mối phòng chống dịch/cán bộ y tế tại công trường.

- Bước 2. Cung cấp và hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách.

- Bước 3. Hướng dẫn hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc dưới 02 mét với những người khác, ngoại trừ cấp cứu người bệnh.

- Bước 4. Đưa đến khu cách ly y tế tạm thời đã được bố trí tại công trường.

- Bước 5. Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế, Sở Xây dựng hoặc của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, điện thoại ....hoặc cơ quan y tế theo quy định của địa phương để được tư vấn và nếu cần thì đến cơ sở y tế khám, xét nghiệm và điều trị.

- Bước 6. Không sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển đến cơ sở y tế.

- Bước 7. Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình sức khỏe của người lao động đó.

- Bước 8. Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại nơi làm việc khi cơ quan y tế yêu cầu.

b) Khi có trường hợp mắc COVID-19 (F0); trường hợp có ca tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19 (F1):

- Giữ toàn bộ người lao động đang có mặt tại công trường và báo cáo ngay cho Tổ trưởng tổ công tác và Trưởng ban chỉ đạo để ra phong tỏa tạm thời toàn bộ cơ sở khi có trường hợp mắc bệnh (F0), (F1) trên cơ sở tình hình thực tế để phục vụ cho việc truy vết, cách ly, lấy mẫu.

- Thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương và chính quyền cơ sở để xử lý theo quy định, trong thời gian chờ cơ quan chuyên môn đến phải hướng dẫn cho ca bệnh (F0), F1 để di chuyển đến phòng cách ly y tế tạm thời.

- Chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện tốt các công việc theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan y tế và chính quyền cơ sở.

7. Phương án tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định về phòng chống dịch:

- Trước khi thực hiện theo phương án “3 tại chỗ” hoặc phương án “1 cung đường 2 điểm đến” thì tất cả Người lao động trên công trường phải có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 (test nhanh/RT-PCR) được thực hiện theo quy định của ngành y tế.

- Trong quá trình thi công xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức xét nghiệm sàng lọc được thực hiện theo quy định.

8. Phương án đảm bảo an toàn, sức khỏe và điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người lao động trong trường hợp công trường bị cách ly dài ngày (khi phát hiện có ca nhiễm COVID-19):

Thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế tại thời điểm lập Kế hoạch.

9. Các nội dung khác:

Được xác định phù hợp với điều kiện thực tế của công trường. Gợi ý một số nội dung sau:

a) Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo phục vụ phòng, chống dịch:

- Phòng cách ly y tế tạm thời (tại vị trí nào, bao gồm những trang thiết bị gì). Rà soát, phân luồng lối đi riêng đến phòng cách ly y tế tạm thời.

- Điểm kiểm soát thân nhiệt tại cổng ra vào, điểm quét mã QR, Bluezone tại cổng ra vào, khu vực nhà ăn. Lắp đặt camera giám sát thực hiện và hỗ trợ truy vết tại các vị trí làm việc, nhà ăn, khu vực công cộng (nếu có).

- Khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay chống dịch và nhiệt kế không tiếp xúc.

- Dung dịch sát khuẩn tay, hóa chất khử khuẩn, dụng cụ vệ sinh, thùng đựng chất thải có nắp đậy.

- Tài liệu/phương tiện truyền thông, camera giám sát (nếu có).

- Bố trí tăng cường quạt thông gió tại nơi làm việc.

- Rà soát và bổ sung điểm rửa tay với xà phòng/sử dụng sát khuẩn tay nhanh tại các vị trí có nguy cơ cao.

b) Quản lý người lao động và khách đến công trường:

- Đối với khách đến làm việc:

Thực hiện khai báo y tế theo quy định hiện hành. Bộ phận tiếp nhận phiếu khai báo y tế kiểm tra địa điểm khách đến làm việc đã di chuyển trong vòng 14 ngày qua, nếu người khai đã đi qua vùng dịch (được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của đơn vị cập nhật hàng ngày từ website của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố và của Bộ Y tế) phải báo ngay cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của đơn vị.

Kiểm tra nhiệt độ thân nhiệt, việc đeo khẩu trang và yêu cầu sát khuẩn tay.

Lưu hồ sơ (người tiếp xúc, bộ phận, thời gian, vị trí tiếp xúc).

- Đối với người lao động tại công trường:

Lập danh sách người lao động, ghi đầy đủ thông tin về nơi lưu trú.

Yêu cầu người lao động: Tuân thủ quy định 5K, cài đặt ứng dụng mã QR, Bluezone, khai báo y tế bắt buộc theo quy định; Ký cam kết của người lao động với người sử dụng lao động; báo cáo cho người sử dụng lao động/cán bộ đầu mối công tác phòng, chống dịch của đơn vị khi đi/đến từ khu vực có dịch hoặc tham gia các sự kiện tập trung đông người có nguy cơ cao trong vòng 14 ngày (được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của đơn vị cập nhật hàng ngày từ website của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố và của Bộ Y tế); Nếu người lao động thuộc diện F1, F2 (tại địa phương cư trú) báo cáo với cán bộ đầu mối phòng, chống dịch tại cơ sở lao động, phối hợp khoanh vùng truy vết tại cơ sở lao động.

Người lao động nếu có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... không được đến nơi làm việc, phải khai báo với nhà quản lý và đi khám bệnh. Chỉ đi làm khi hết các triệu chứng.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Toàn thể người lao động tham gia lao động tại công trường nghiêm túc thực hiện kế hoạch này. Những cá nhân, bộ phận được phân công nhiệm vụ trong phòng, chống dịch COVID-19 có trách nhiệm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị nếu không hoàn thành nhiệm vụ.

- Các nội dung khác (nếu có): ……..

 

LẬP KẾ HOẠCH

KIỂM TRA

CHỦ ĐẦU TƯ
(CHỦ CÔNG TRÌNH)

Ghi chú:

- Chủ đầu tư (hoặc người được ủy quyền) phê duyệt Kế hoạch bằng Quyết định (đối với Chủ đầu tư không phải là tổ chức có pháp nhân riêng thì chỉ cần ký duyệt vào Kế hoạch).

- Ngoài nội dung đã hướng dẫn trình bày trên, thì Kế hoạch phải bổ sung thêm bìa, mục lục, phụ lục đóng kèm các văn bản có liên quan và các bản vẽ, hình ảnh đính kèm.



[1] Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế gồm: đái tháo đường; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác; ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác); bệnh thận mạn tính; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; béo phì, thừa cân; bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim); bệnh lý mạch máu não; hội chứng Down; HIV/AIDS; bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ); bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; hen phế quản; tăng huyết áp; thiếu hụt miễn dịch; bệnh gan; rối loạn do sử dụng chất gây nghiện; đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; các bệnh hệ thống; bệnh lý khác đối với trẻ em (tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2195/QĐ-UBND năm 2021 về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn tỉnh Cà Mau

  • Số hiệu: 2195/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/10/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Lâm Văn Bi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản