ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 219/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 15 tháng 10 năm 1993 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI THỐNG NHẤT QUẢN LÝ NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP ĐẦU TƯ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MANG TÍNH CHẤT XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA XÃ, PHƯỜNG VÀ CÁC SỰ NGHIỆP KINH TẾ - VĂN XÃ TRONG TOÀN TỈNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ vào yêu cầu đầu tư và khả năng ngân sách hàng năm của địa phương;
Để quản lý tốt nguồn vốn sự nghiệp của địa phương;
Xét đề nghị của Sở tài chính vật giá,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Nay quyết định kèm theo bản quy định tạm thời việc thống nhất quản lý nguồn vốn sự nghiệp đầu tư cho các công trình mang tính chất xây dựng cơ bản của xã, phường và các sự nghiệp kinh tế - văn xã trong phạm vi toàn tỉnh.
Điều 2. Bản quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, giao cho các ngành: Sở tài chính, Chi cục kho bạc tỉnh hướng dẫn cụ thể việc thi hành quyết định này.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, giám đốc các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện thị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI CỦA UBND TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 219 ngày 15 tháng 10 năm 1993 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thống nhất quản lý nguồn vốn sự nghiệp đầu tư cho các công trình mang tính chất xây dựng cơ bản của xã, phường và các sự nghiệp kinh tế, văn xã trong phạm vi toàn tỉnh)
Hàng năm khi xây dựng kế hoạch chi ngân sách địa phương, tỉnh dành ra một phần kinh phí để đầu tư cho các công trình thuộc các sự nghiệp kinh tế - văn xã như: Giao thông, thủy lợi, kiến thiết thị chính, các ông trình văn hóa, phúc lợi nhà trẻ... và trợ cấp một phần cho ngân sách xã, phường trong việc xây dựng trụ sở trường học, bệnh xá, chợ, bến xe, bến đò ... về tính chất đây là nguồn vốn sự nghiệp được đầu tư dưới hình thức cấp phát, cho vay, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Để việc sử dụng nguồn vốn trên đúng mục đích mang lại hiệu quả - yêu cầu việc quản lý cấp phải đảm bảo theo các yêu cầu sau:
I – VỀ NGUYÊN TẮC:
- Các công trình đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp phải được ghi trong kế hoạch chi NS hàng năm của ngành và huyện, thị và được UBND tỉnh phê duyệt.
- Công trình có giá trị lớn phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế dự toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được ghi kế hoạch đầu tư và cấp phát.
- Công trình hỗ trợ có tính chất Nhà nước và nhân dân cùng làm phải thể hiện đầy đủ tổng dự toán công trình trong đó phần nhân dân đóng góp và phần Nhà nước hỗ trợ.
- Công trình đã được ghi trong KH các cấp, các ngành không đượ phép tự ý thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư. Trong trường hợp cần thiết thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư, UBND tỉnh ủy quyền cho Sở tài chính thống nhất với ngành và huyện, đồng thời thông báo bằng văn bản về việc điều chỉnh kế hoạch cho đơn vị.
II – PHẠM VI ĐẦU TƯ:
- Đầu tư cho sự nghiệp kinh tế bao gồm xây dựng và sửa chữa các công trình giao thông, thủy lợi, kiến thiết thị chính và các sự nghiệp kinh tế khác.
- Đầu tư cho sự nghiệp văn xã bao gồm xây dựng, sửa chữa các công trình văn hóa, phúc lợi, trạm xá, nhà trẻ, trường học, trụ sở, nhà ở và làm việc ....
III – HÌNH THỨC ĐẦU TƯ:
- Cấp phát đối với các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng trụ sở nhà văn hóa, công trình phúc lợi, trạm xá, nhà trẻ, trường học...
- Cho vay đối với các công trình có thu như chợ, bến đò, vườn cây ao cá, căn cứ vào tính chất của từng công trình có thể xác định mức lãi xuất cho vay hoặc không tính lãi.
- Tùy theo tính chất của từng công trình để xác định hình thức đầu tư.
IV – TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN CẤP PHÁT VỐN:
1. Lập kế hoạch: Hàng năm căn cứ vào yêu cầu kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương UBND các xã, các phòng quản lý chức năng của huyện thị xác định nhu cần xây dựng, sửa chữa các công trình thuộc đơn vị mình quản lý. Trong đó xác định rõ quy mô đầu tư, khai toán vốn đầu tư, hình thức đầu tư gửi phòng tài chính các huyện thị. Phòng tài chính là cơ quan đầu mối có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu trong phạm vi toàn huyện báo cáo UBND huyện đồng thời làm việc trực tiếp với Sở tài chính. Sở tài chính có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu chi trong toang tỉnh (trong đó xác định rõ nhu cầu chi cho các sự nghiệp kinh tế văn xã, các khoản chi hỗ trợ XDCB xã, phường.....) trình HĐND tỉnh phê duyệt. Khi HĐND tỉnh chính thức thông báo KH chi NSĐP – UBND tỉnh ủy quyền cho Sở tài chính thông báo KH cho cho các huyện thị trong đó ghi chi tiết kế hoạch đầu tư cho từng công trình của từng huyện thị.
2. Lập xét duyệt luận chứng KTKT và thẩm định dự toán: Để việc quản lý và sử dụng nguồn vốn nêu trên được thuận lợi, kịp thời mang lại hiệu quả, phòng tài chính các huyện, thị sau khi nhận được kế hoạch phải thông báo kịp thời kế hoạch đầu tư cho các đơn vị được ghi trong kế hoạch biết.
Sau khi nhận được thông báo về chỉ tiêu kế hoạch đầu tư hàng năm được duyệt các cơ quan quản lý chuyên ngành và UBND các xã (đối với những công trình do mình trực tiếp quản lý), ban kiến thiết của huyện (đối với công trình được huyện giao cho ban kiến thiết quản lý), phải chủ động làm các thủ tục theo quy định của tỉnh.
Do yêu cầu tính chất công việc, mục đích sử dụng và yêu cầu về kỹ thuật của từng công trình tính chất khác nhau. UBND tỉnh quy định thẩm quyền lập và xét duyệt dự toán đối với từng loại công trình như sau:
- Công trình có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên phải thông qua Hội đồng luận chứng kinh tế kỹ thuật tỉnh phê duyệt và phải được cơ quan thiết kế dự toán có đủ tư cách pháp nhân lập.
- Công trình có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên phải được cơ quan quản lý của chuyên ngành kinh tế kỹ thuật của tỉnh thẩm định và phê duyệt dự toán.
- Công trình có giá trị nhỏ hơn 100 triệu đồng giao cho ngành quản lý chuyên ngành của huyện lập thiết kế dự toán, có xác nhận của UBND huyện. Sở tài chính có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt dự toán.
Yêu cầu các ngành, các cấp thực hiện nghiêm chỉnh văn bản này.
3. Cấp phát vốn: Do tính chất của nguồn vốn nêu trên, việc cấp phát và quản lý vốn được thực hiện qua hệ thống kho bạc Nhà nước và phải được thực hiện theo nguyên tắc cấp phát vốn XDCB có xét đến điều kiện cụ thể của từng địa phương giao cho ngành Tài chính, Kho bạc căn cứ quy định hướng dẫn thực hiện. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc gì yêu cầu các cấp, các ngành – Sở tài chính và Chi cục Kho bạc báo cáo với UBND tỉnh để có hướng xử lý thống nhất.
- 1Quyết định 1048/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009
- 2Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
- 3Chỉ thị 19/CT-UB năm 1993 củng cố các ban quản lý công trình xây dựng cơ bản do tỉnh Quảng Bình ban hành
Quyết định 219/QĐ.UB năm 1993 quy định tạm thời việc thống nhất quản lý nguồn vốn sự nghiệp đầu tư cho công trình mang tính chất xây dựng cơ bản của xã, phường và sự nghiệp kinh tế - văn xã trong phạm vi toàn tỉnh Lào Cai
- Số hiệu: 219/QĐ.UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/10/1993
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Hoàng Ngọc Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/1993
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực