Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/CT-UB | Đồng Hới, ngày 30 tháng 4 năm 1993 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CỦNG CỐ CÁC BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH XDCB
Trong mấy năm qua trên địa bàn tình nhà công tác XDCB được triển khai với quy mô lớn và hết sức khẩn trương. Nhiều Ban QL công trình được các chủ đầu tư thành lập để quản lý vốn đầu tư của ngành. Trong số đó một số chưa kinh qua quản lý XDCB, chưa đủ năng lực về quản lý và chuyên môn kỹ thuật. Vì vậy đã nẩy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, gây tình trạng lãng phí và thất thoát vốn đầu tư XDCB, dẫn đến hiệu quả đầu tư XDCB chưa cao.
Để thực hiện chỉ thị 171/TTg ngày 16/12/1992 của Thủ tướng Chính Phủ về việc chống tham nhũng, lãng phí và thất thoát trong XDCB và Thông tư 11/BXD-VKT ngày 05/4/1993 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban quản lý công trình.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu thực hiện tốt các nội dung sau đây:
1. Đối với các sở Xây dựng chuyên ngành phải củng cố và tăng cường các Ban QL công trình theo chuyên ngành. Nơi nào chưa có được thành lập để đảm bảo việc quản lý công trình của ngành trên địa bàn tỉnh. Nội dung hoạt động và tiêu chuẩn Ban QL công trình thực hiện theo thông tư số 11/BXD-VKT của Bộ Xây dựng.
Ban QLCT chuyên ngành được xác định như sau:
a) Ban QLCT thuỷ lợi quản lý các công trình thuỷ lợi.
b) Ban QLCT giao thông quản lý các công trình giao thông.
c) Ban QLCT xây dựng quản lý các công trình công nghiệp và dân dụng.
d) Ban QLCT lâm nghiệp quản lý các công trình lâm nghiệp và trồng rừng.
đ) Ban QLCT nông nghiệp quản lý các công trình khai hoang xây dựng đồng ruộng.
2. Đối với các sở không có chức năng quản lý xây dựng chuyên ngành nhưng do có nhiều công trình xây dựng mà trước mắt chưa chuyển giao cho Ban QLCT của ngành xây dựng, nay được củng cố và tăng cường đủ điều kiện để đảm nhiệm quản lý công trình toàn ngành gồm:
- Sở Y tế.
- Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao.
- Sở Thương mại - Du lịch.
- Sở Lao động - Thương binh - Xã hội.
- Sở Công nghiệp – TTCN.
- Công an tỉnh.
- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
3. Đối với các huyện, thị xã:
Thành lập một Ban QLCT tổng hợp quản lý chung các công trình trên địa bàn huyện, ngoài ra có thể nhận uỷ thác một số công trình của các ngành nằm trên địa bàn huyện.
Đối với các công trình thuộc vốn tài trợ cho các xã và của nhân dân đóng góp để làm công trình, UBND huyện xem xét quyết định thành lập Ban QLCT của các xã.
4. Đối với các ngành còn lại:
Đối với những công trình xây dựng dở dang từ năm 1992 chuyển qua, nếu hoàn thành trước ngày 30/6/1993 thì tiếp tục duy trì Ban QLCT hiện có, nếu còn tiếp tục thi công phải làm việc với Giám đốc Sở Xây dựng để thống nhất cách quản lý đảm bảo chặt chẽ đúng quy định của Nhà nước.
5. Đối với các công trình sản xuất kinh doanh: Theo nghị định 385/HĐBT (nay là Thủ tướng Chính Phủ) thì giám đốc cơ sở kinh doanh phải trực tiếp làm giám đốc Ban QLCT. Ban QLCT phải được thành lập đầy đủ năng lực như quy định trong thông tư 11/BXD-VKT của Bộ Xây dựng. Công trình cải tạo mở rộng vốn dưới 100 triệu đồng thì được tổ chức tự làm, ban giám đốc kiêm luôn Ban QLCT.
6. Các Ban QLCT của các chuyên ngành xây dựng và các ngành nêu trên phải được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng trên cơ sở đề xuất của các chủ đầu tư và có sự tham gia của Ban Tổ chức chính quyền.
7. Giao cho giám đốc Sở Xây dựng phối hợp với các ngành liên quan Chủ tịch UBND các huyện, thị xã tăng cường kiểm tra đôn đốc chấp hành nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH |
- 1Quyết định 42/QĐ-UB năm 1983 về chế độ quản lý công trình xây dựng cơ bản trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 104/2009/NQ-HĐND phê chuẩn phân cấp quản lý đầu tư các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Quyết định 219/QĐ.UB năm 1993 quy định tạm thời việc thống nhất quản lý nguồn vốn sự nghiệp đầu tư cho công trình mang tính chất xây dựng cơ bản của xã, phường và sự nghiệp kinh tế - văn xã trong phạm vi toàn tỉnh Lào Cai
- 4Quyết định 1342/QĐ-UBND năm 2007 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành từ ngày 01/7/1989 đến ngày 30/6/2006 đã hết hiệu lực
- 1Nghị định 385-HĐBT năm 1990 sửa đổi thay thế Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản kèm theo Nghị định 232-CP năm 1981
- 2Chỉ thị 171-TTg về chống tham nhũng, lãng phí và thất thoát trong xây dựng cơ bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 11-BXD/VKT năm 1993 về việc tổ chức và hoạt động của Ban quản lý công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Quyết định 42/QĐ-UB năm 1983 về chế độ quản lý công trình xây dựng cơ bản trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 104/2009/NQ-HĐND phê chuẩn phân cấp quản lý đầu tư các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Quyết định 219/QĐ.UB năm 1993 quy định tạm thời việc thống nhất quản lý nguồn vốn sự nghiệp đầu tư cho công trình mang tính chất xây dựng cơ bản của xã, phường và sự nghiệp kinh tế - văn xã trong phạm vi toàn tỉnh Lào Cai
Chỉ thị 19/CT-UB năm 1993 củng cố các ban quản lý công trình xây dựng cơ bản do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 19/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 30/04/1993
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Sự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/04/1993
- Ngày hết hiệu lực: 12/06/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra