Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2180/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 24 tháng 8 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế dự toán, xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Xét đề nghị của Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, thành phố Cần Thơ và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
| CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2180/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Điều 1. Vị trí pháp lý của Ban quản lý dự án
1. Tên gọi
a) Tên giao dịch: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, thành phố Cần Thơ (viết tắt là Ban ODA).
b) Tên giao dịch quốc tế: The Project Management Unit for Construction Investment Projects using Official Development Assistance Fund, Can Tho City (viết tắt là ODA Project Management Unit).
c) Trụ sở giao dịch chính: số 120 đường Trần Phú, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
d) Ban ODA được thành lập theo Quyết định số 3966/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
đ) Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc Ban ODA.
e) Nơi đăng ký hoạt động của Ban ODA: thành phố Cần Thơ.
2. Vị trí pháp lý
a) Ban ODA là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Nghị định số 16/2015-NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, trên cơ sở sử dụng kinh phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt và các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
b) Ban ODA có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại để giao dịch theo quy định của pháp luật hiện hành.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Ban ODA thực hiện các chức năng quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Xây dựng, khoản 7 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ Quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và khoản 2 Điều 7 Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể như sau:
1. Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức quản lý các dự án do chủ đầu tư giao theo quy định của pháp luật.
3. Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình.
4. Thực hiện các chức năng khác khi được Ủy ban nhân dân thành phố giao.
Ban ODA có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý dự án theo quy định của pháp luật gồm:
1. Được giao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm:
a) Lập kế hoạch dự án: lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện.
b) Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ và các vấn đề có liên quan đến xây dựng công trình; quyết định phương pháp xác định tổng mức đầu tư; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác.
c) Các nhiệm vụ thực hiện dự án:
- Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng; thẩm tra và trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; điều chỉnh cơ cấu các hạng mục chi phí tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
- Chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án.
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu; thực hiện nhiệm vụ bên mời thầu; phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách xếp hạng nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu sau khi được Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định; quyết định xử lý tình huống và giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo thẩm quyền của chủ đầu tư; chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan thương thảo hợp đồng và ký kết hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật.
- Tổ chức xác định, cập nhật lại dự toán gói thầu xây dựng; thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng để thay thế gói thầu xây dựng được ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt làm cơ sở lập hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu để lựa chọn nhà thầu; điều chỉnh và phê duyệt dự toán xây dựng điều chỉnh không làm vượt dự toán xây dựng đã phê duyệt và báo cáo người quyết định đầu tư theo quy định.
- Quyết định việc áp dụng, sử dụng định mức xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho công trình, gói thầu xây dựng.
- Chấp thuận các biện pháp thay đổi biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật do nhà thầu đề xuất phải đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và không làm thay đổi giá trị hợp đồng đã ký kết.
- Chấp thuận các đề xuất về thay đổi vật tư, vật liệu xây dựng theo đề xuất của tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu thi công xây dựng nhưng phải đảm bảo về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng tiến độ xây dựng trên cơ sở giá trị hợp đồng đã ký kết.
- Giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác.
d) Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng:
- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình.
- Chuẩn bị và tổ chức nghiệm thu và bàn giao kết quả đầu ra của chương trình, dự án sau khi hoàn thành; lập báo cáo kết thúc và báo cáo quyết toán chương trình, dự án; thực hiện quy định về đóng dự án tại điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án.
đ) Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban ODA theo quy định.
e) Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: tổ chức văn phòng và quản lý nhân sự Ban ODA; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban ODA theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
g) Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Ủy ban nhân dân thành phố giao theo quy định.
2. Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án gồm:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, Nghị định số 42/2017/NĐ-CP, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Thông tư số 16/2016/TT-BXD và các quy định liên quan.
b) Tiếp tục thực hiện dự án Nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Tiểu dự án thành phố Cần Thơ theo Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2012 và Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cho đến khi hoàn thành dự án.
CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Điều 4. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Ban Giám đốc Ban ODA gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc.
a) Giám đốc là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý dự án ODA và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
b) Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc thực hiện một số nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Ban ODA, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Căn cứ nhu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế của Ban ODA, giao Giám đốc Ban ODA phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu, trình cấp có thẩm quyền quyết định số lượng Phó Giám đốc Ban ODA theo quy định.
c) Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và theo quy định về phân cấp quản lý viên chức của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Cơ cấu tổ chức
a) Văn phòng.
b) Phòng Kế toán - Tài chính.
c) Phòng Kế hoạch - Đấu thầu.
d) Phòng Kỹ thuật - Môi trường.
đ) Phòng Chính sách xã hội.
e) Ban Kiểm toán nội bộ.
Căn cứ tình hình thực tế công việc, kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án, Giám đốc Ban ODA có thể thành lập các tổ điều hành dự án để quản lý các công trình theo quy định.
3. Số lượng người làm việc:
a) Giám đốc Ban ODA có trách nhiệm xây dựng, sửa đổi, bổ sung Đề án vị trí việc làm để làm cơ sở xác định số lượng người làm việc phù hợp với nhu cầu và nhiệm vụ được giao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương được giao và quy định của pháp luật, Ban ODA xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức gửi Sở Nội vụ thẩm định trước khi tổ chức tuyển dụng.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện các chế độ, chính sách đối với các chức danh cấp trưởng, cấp phó các phòng chuyên môn nghiệp vụ do Giám đốc Ban ODA quyết định theo quy định của Đảng, Nhà nước và theo phân cấp quản lý viên chức của Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Việc sửa đổi, bổ sung đề án vị trí việc làm và xác định số lượng người làm việc của Ban ODA đảm bảo đúng nội dung về vị trí việc làm và số lượng người làm việc đã được phê duyệt tại Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
Điều 5. Quyền, trách nhiệm của các thành viên Ban ODA
1. Quyền và trách nhiệm của Giám đốc Ban ODA:
a) Giám đốc Ban ODA có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Ban ODA, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và pháp luật trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và là chủ tài khoản của đơn vị.
b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và trách nhiệm người đứng đầu của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng, ban hành Quy chế làm việc và các quy định khác của Ban ODA đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của Ban quản lý dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và các quy định khác có liên quan.
c) Phân công nhiệm vụ của các Phó Giám đốc và thành viên Ban ODA; thực hiện đúng quy định về tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật các chức danh Trưởng, Phó Trưởng phòng (ban), viên chức thuộc Ban ODA;
d) Tổ chức, chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất (nếu có) của Ban ODA; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công tác của các Phó Giám đốc, các phòng (ban) thuộc Ban ODA;
đ) Ký các văn bản, hợp đồng xây dựng với các nhà thầu được lựa chọn, hợp đồng làm việc đối với viên chức, người lao động Ban ODA.
2. Quyền và trách nhiệm của các Phó Giám đốc Ban ODA:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được Giám đốc Ban ODA phân công hoặc ủy quyền; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban ODA, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Tham gia các cuộc họp, đề xuất hoặc kiến nghị về các giải pháp, biện pháp cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của Ban ODA.
3. Quyền, nghĩa vụ của viên chức Ban ODA:
a) Được bảo đảm về điều kiện làm việc, được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
b) Có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt pháp luật, chính sách hiện hành và quy chế làm việc của đơn vị; có quyền từ chối thực hiện công việc được giao khi xét thấy công việc đó ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của đơn vị, nhưng phải được sự chấp thuận của Trưởng phòng (ban) phụ trách.
c) Có quyền đề xuất đóng góp ý kiến, biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao và xây dựng đơn vị.
d) Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng (ban), Ban Giám đốc Ban ODA và trước pháp luật về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.
đ) Có trách nhiệm bảo quản và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản của đơn vị.
Điều 6. Chế độ làm việc của Ban ODA
1. Nguyên tắc làm việc
a) Đối với Ban Giám đốc Ban ODA.
- Ban ODA làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của đơn vị và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về toàn bộ mọi hoạt động của Ban.
- Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung và trực tiếp chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể về hoạt động của đơn vị; phân công và quy định trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Giám đốc, người đứng đầu các phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Giám đốc có thể xem xét công việc thuộc lĩnh vực đã phân công cho các Phó Giám đốc và quyết định của Giám đốc là quyết định cuối cùng. Chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố khi được yêu cầu.
- Giám đốc phân công cho một Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động của đơn vị khi Giám đốc vắng mặt hoặc khi được Giám đốc ủy quyền.
- Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành hoạt động theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, Phó Giám đốc được phân công phụ trách lĩnh vực nào thì duyệt ký văn bản theo lĩnh vực được phân công. Đối với những quyết định vượt quá thẩm quyền của mình thì Phó Giám đốc phải báo cáo xin ý kiến quyết định của Giám đốc trước khi thực hiện. Nếu Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực đi vắng mà công việc cần phải giải quyết ngay thì Giám đốc giải quyết hoặc phân công cho Phó Giám đốc có mặt ở đơn vị giải quyết và thông báo lại.
- Khi giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực của Phó Giám đốc khác thì Phó Giám đốc phụ trách chủ động trao đổi, bàn bạc với Phó Giám đốc có liên quan trước khi quyết định. Trường hợp không nhất trí, Phó Giám đốc phụ trách báo cáo cho Giám đốc để ra quyết định, không để công việc chậm trễ, ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.
b) Đối với phòng (ban) chức năng, nghiệp vụ và điều hành dự án: thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Ban ODA quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị. Phòng chuyên môn nghiệp vụ và Ban điều hành dự án chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách về các lĩnh vực công tác, nhiệm vụ, công việc được phân công.
c) Đối với viên chức, người lao động: chấp hành sự phân công chỉ đạo của Trưởng phòng (ban) và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng (ban) về các nhiệm vụ được giao, ủy nhiệm; trong trường hợp Ban Giám đốc trực tiếp điều động, phân công các viên chức thực hiện các công việc đột xuất thì viên chức đó phải báo lại cho Trưởng phòng (ban) ngay sau đó để biết theo dõi, kiểm tra.
2. Chế độ hội họp, báo cáo:
a) Chế độ họp với Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Chỉ đạo dự án; các nhà thầu, giao ban nội bộ:
- Chế độ hội họp với Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Chỉ đạo dự án: được thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo định kỳ hoặc đột xuất (nếu có) để xin ý kiến giải quyết những công việc phức tạp, cấp bách, liên quan đến nhiều sở, ngành.
- Chế độ hội họp với các nhà thầu: được tổ chức thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án nhằm trao đổi các nội dung như: ký kết hợp đồng, tiến độ, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành, ... họp giải quyết các vấn đề vướng mắc, nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn kết thúc đầu tư và các cuộc họp cần thiết khác tùy theo tình hình thực tế.
- Chế độ hội họp, giao ban nội bộ Ban ODA:
+ Định kỳ hàng tuần, tháng, quý hoặc đột xuất sẽ tổ chức họp giao ban do Giám đốc chủ trì. Trường hợp Giám đốc vắng mặt thì Phó Giám đốc được ủy quyền chủ trì để triển khai và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
+ Giám đốc tổ chức và chủ trì các cuộc họp sơ kết, tổng kết của cơ quan. Nội dung, thời gian và thành phần họp do Giám đốc quyết định.
+ Phó Giám đốc triệu tập, chủ trì các cuộc họp, hội nghị thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách với các Trưởng, Phó Trưởng phòng theo kế hoạch được Giám đốc phân công và sau đó báo cáo kết quả cuộc họp, hội nghị với Giám đốc.
+ Văn phòng Ban có trách nhiệm thông báo triệu tập hội nghị, cuộc họp (trừ các cuộc họp Ban Giám đốc, họp với các phòng chuyên môn, họp đột xuất) đúng thời gian, thành phần theo yêu cầu của Giám đốc, tổ chức ghi biên bản hội nghị, cuộc họp và thông báo kết luận của Giám đốc.
b) Chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất: Ban ODA thực hiện đúng chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất (nếu có) với Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Ban Chỉ đạo dự án) về nội dung quản lý dự án tại cuộc họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân thành phố; báo cáo thường xuyên, định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Chỉ đạo dự án và các cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực có liên quan.
3. Chế độ kiểm tra, giám sát:
a) Chế độ kiểm tra, giám sát đối với dự án được giao quản lý:
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục theo kế hoạch hoặc theo đột xuất khi cần thiết; việc kiểm tra, giám sát thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc dự án.
- Nội dung kiểm tra, giám sát gồm: biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, tiến độ thực hiện, chi phí đầu tư, chất lượng, khối lượng và tổ chức giám sát quản lý chất lượng trong thi công xây dựng phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng; những đề xuất, biện pháp cần thiết để thực hiện thành công dự án. Việc kiểm tra, giám sát phải thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
b) Chế độ kiểm tra, giám sát các hoạt động trong nội bộ Ban ODA:
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; tác nghiệp thực hiện quản lý, điều hành; chế độ quản lý tài sản, hoạt động chi tiêu tài chính của cơ quan; quy trình quản lý đầu tư xây dựng; các nhiệm vụ chính được giao; việc thực hiện các quy định của pháp luật và các nội dung khác theo hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan Đảng, Nhà nước.
4. Chế độ phối hợp công tác:
a) Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ do Giám đốc Ban ODA theo quy định.
b) Giữa Ban ODA và các cơ quan, đơn vị có liên quan:
- Chủ động, phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với các sở, ban, ngành và đoàn thể, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao, sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Giữa Ban ODA với tổ chức, cá nhân có liên quan (tư vấn dự án): chế độ phối hợp thông qua hợp đồng kinh tế được ký kết giữa hai bên và mối quan hệ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Tài chính, tài sản của Ban ODA
1. Chế độ tài chính:
Ban ODA là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và Sổ tay quản lý tài chính của dự án, cụ thể như sau:
a) Các nguồn tài chính của Ban ODA gồm:
- Vốn đầu tư phát triển của các dự án được giao quản lý thực hiện.
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có).
- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ trong trường hợp cần thiết (nếu có).
- Các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án và các khoản thu khác (nếu có).
b) Nội dung chi:
Ban ODA thực hiện chi thường xuyên và chi không thường xuyên theo quy định của pháp luật.
c) Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm:
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), Ban ODA sử dụng theo trình tự như sau:
- Trích lập các quỹ gồm: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ bổ sung thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ khác theo quy định của pháp luật.
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.
- Các khoản thuê, khoán.
- Sử dụng các quỹ của Ban quản lý dự án.
d) Được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng thương mại để phản ánh các khoản thu, chi từ hoạt động quản lý dự án theo quy định pháp luật.
đ) Có tổ chức bộ máy kế toán Ban Quản lý dự án theo quy định của Luật Kế toán, có trách nhiệm quản lý sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn kinh phí được cấp để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
e) Hàng năm, Ban ODA có trách nhiệm lập dự toán thu, chi và mở sổ kế toán theo dõi, quản lý sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật; báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán hàng năm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Quản lý tài sản, vật tư, trang thiết bị:
a) Ban ODA được trang bị tài sản để phục vụ công tác quản lý dự án theo quy định của pháp luật. Tài sản của Ban ODA phải sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Nghiêm cấm việc cho thuê, mượn, biếu, tặng và sử dụng tài sản của Ban ODA vào mục đích cá nhân.
b) Ban ODA định kỳ báo cáo người có thẩm quyền về các tài sản được nhà thầu, nhà cung cấp bàn giao, tặng hoặc để lại cho Ban ODA quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
c) Tài sản của Ban ODA phải được đánh giá lại sau khi kết thúc từng dự án; tài sản không cần sử dụng phải được xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 8. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố
1. Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân thành phố trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được người quyết định đầu tư ủy quyền.
2. Trình phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban ODA (kể cả trong trường hợp điều chỉnh, bổ sung).
3. Trình thẩm định, phê duyệt các nội dung thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư theo nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật.
4. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình triển khai thực hiện các dự án được giao quản lý; đề xuất biện pháp phối hợp xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình.
5. Giải trình các nội dung cần thiết theo yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 9. Đối với Ban Chỉ đạo dự án
1. Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trực tiếp của Ban Chỉ đạo dự án trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Báo cáo định kỳ (hàng tuần, tháng, quý, năm) hoặc đột xuất về tình hình triển khai thực hiện các dự án được giao quản lý; đề xuất biện pháp, giải pháp phối hợp xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình.
3. Báo cáo, giải trình các nội dung cần thiết theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo dự án.
Điều 10. Đối với chủ quản lý sử dụng công trình
1. Phối hợp với chủ quản lý sử dụng công trình khi lập, phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình, tổ chức lựa chọn nhà thầu và nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng hoàn thành vào vận hành, sử dụng (kể cả việc thực hiện bảo hành công trình theo quy định).
2. Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật; quản lý công trình xây dựng hoàn thành trong thời gian chưa xác định được đơn vị quản lý sử dụng công trình theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
Điều 11. Đối với nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (gọi tắt là nhà thầu)
1. Tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư giao quản lý theo quy định; đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu xây dựng được lựa chọn theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với nhà thầu xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tiếp nhận, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các đề xuất, vướng mắc của nhà thầu trong quá trình thực hiện.
Điều 12. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
1. Thực hiện (hoặc theo nhiệm vụ được giao) các thủ tục liên quan đến công tác chuẩn bị dự án, chuẩn bị xây dựng theo quy định của pháp luật.
2. Trình cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng, cụ thể:
a) Sở Xây dựng: thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng của dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị).
b) Sở Công Thương: thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng đối với công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
c) Sở Giao thông vận tải: thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng công trình đối với công trình giao thông (trừ công trình do Sở Xây dựng thẩm định quy định tại điểm a khoản này).
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. Đối với cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố
a) Ban ODA có mối quan hệ phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để triển khai thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động của dự án.
b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước trong quá trình hoạt động của Ban quản lý dự án theo phân công, phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Ban ODA chủ động bàn bạc, trao đổi với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có liên quan trong việc thực hiện phối hợp công tác để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phối hợp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh, trình cấp thẩm quyền quyết định vấn đề chưa thống nhất.
4. Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận có liên quan trong việc thực hiện công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi dự án có yêu cầu về thu hồi đất để xây dựng.
5. Phối hợp với chính quyền địa phương: Ủy ban nhân dân các quận và các phường trong phạm vi dự án về công tác quản lý hành chính, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn của cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án và bàn giao công trình vào khai thác, sử dụng.
6. Báo cáo, giải trình về tình hình thực hiện quản lý dự án khi được yêu cầu, về sự cố công trình, an toàn trong xây dựng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đề xuất biện pháp phối hợp xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
7. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Mọi tổ chức và hoạt động của Ban ODA thực hiện theo nội dung Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Giám đốc Ban ODA chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Ban ODA theo quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn Ban ODA các nội dung liên quan đến công tác quản lý dự án để thực hiện quy chế này.
4. Sở Xây dựng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động của các Ban ODA theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 2 Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, Giám đốc Ban ODA đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi bổ sung quy chế cho phù hợp./.
- 1Quyết định 664/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tỉnh Hòa Bình
- 2Quyết định 57/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 50/2016/QĐ-UBND Quy định về vận động, quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 4Quyết định 32/2018/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Quyết định 22/2018/QĐ-UBND quy định về thẩm quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 6Quyết định 199/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum
- 7Quyết định 200/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Kon Tum
- 8Quyết định 4138/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh
- 1Luật Xây dựng 2014
- 2Luật Đầu tư công 2014
- 3Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 4Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 5Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 6Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Thông tư 18/2016/TT-BXD hướng dẫn về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 9Luật kế toán 2015
- 10Quyết định 664/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tỉnh Hòa Bình
- 11Quyết định 57/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tỉnh Lâm Đồng
- 12Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
- 13Quyết định 04/2016/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ
- 14Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 15Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 16Thông tư 12/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 17Thông tư 72/2017/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 18Quyết định 50/2016/QĐ-UBND Quy định về vận động, quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 19Quyết định 32/2018/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh
- 20Quyết định 22/2018/QĐ-UBND quy định về thẩm quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 21Quyết định 199/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum
- 22Quyết định 200/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Kon Tum
- 23Quyết định 4138/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh
Quyết định 2180/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, thành phố Cần Thơ
- Số hiệu: 2180/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/08/2018
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Võ Thành Thống
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra