Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2178/2006/QĐ-UBND | Việt Trì, ngày 31 tháng 7 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TỈNH
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1677/QĐ-UBND ngày 09/6/2006 của UBND tỉnh về việc kiện toàn tổ chức và quy định nhiệm vụ của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh;
Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1196/QĐ-TĐKT ngày 27/5/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh và các cơ quan liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| CHỦ TỊCH |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2178/2006/QĐ-UBND ngày 31/7/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ)
Chương I
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TỈNH
Điều 1. Chức năng
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh là cơ quan tư vấn của ủy ban nhân dân tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng.
Điều 2. Nhiệm vụ
1. Tham mưu giúp UBND tỉnh về việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với thực tế địa phương.
2. Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước với ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước, đảm bảo cho phong trào phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, đúng hướng và có hiệu quả.
3. Tham gia xét chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước để đề nghị UBND tỉnh xét trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động
Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể và thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai, biểu quyết các nội dung thảo luận theo đa số. Quyết nghị của Hội đồng được thông qua khi được 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tán thành. Các thành viên của Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, được sử dụng bộ máy làm việc của cơ quan mình để phục vụ công tác của Hội đồng.
Chương II
CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
Điều 4. Chức trách, nhiệm vụ
1. Nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng:
a. Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm: Phụ trách chung, có trách nhiệm chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của Hội đồng. Chủ trì các cuộc họp và ký, ban hành các Nghị quyết của Hội đồng.
a. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng do Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đảm nhiệm: Có nhiệm vụ giúp Hội đồng chuẩn bị các nội dung công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng. Giúp Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả các phong trào thi đua và công tác khen thưởng; nghiên cứu, đề xuất với Hội đồng các chủ trương, kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh. Có trách nhiệm giải trình những đề nghị, kiến nghị của các thành viên Hội đồng cần được làm rõ về các đối tượng đề nghị khen thưởng; giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp của Hội đồng khi Chủ tịch vắng mặt, hoặc được ủy quyền, thường xuyên giữ mối quan hệ công tác với các thành viên Hội đồng và các cơ quan có liên quan.
c. Ủy viên thư ký Hội đồng do Trưởng phòng nghiệp vụ, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đảm nhiệm: Có nhiệm vụ tổng hợp ý kiến, ghi biên bản cuộc họp, dự thảo các Nghị quyết của Hội đồng; giúp Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng chuẩn bị nội dung, tài liệu và các điều kiện làm việc cho các kỳ họp của Hội đồng.
2. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch ủy ban MTTQ tỉnh kiêm nhiệm: Có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong các tổ chức thành viên của Mặt trận, hệ thống MTTQ và thực hiện các công việc khác của Hội đồng khi được Chủ tịch phân công.
3. Nhiệm vụ các ủy viên Hội đồng:
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá xếp loại phong trào thi đua và công tác khen thưởng các cơ quan, đơn vị được Chủ tịch Hội đồng phân công phụ trách.
- Nghiên cứu kỹ các tài liệu và tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, tham gia ý kiến về công tác thi đua, khen thưởng liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đảm nhiệm tại các kỳ họp và các văn bản xin ý kiến trực tiếp.
4. Nhiệm vụ của cơ quan Thường trực Hội đồng (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh):
- Xây dựng chương trình công tác của Hội đồng cụ thể cho từng quý, 6 tháng và cả năm; dự thảo và ban hành các Nghị quyết của Hội đồng.
- Cung cấp các tài liệu, ấn phẩm của Trung ương và địa phương liên quan đến công tác thi đua - khen thưởng, tổ chức tham quan, tập huấn, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực thi đua, khen thưởng cho các thành viên Hội đồng.
- Thông báo cho các thành viên Hội đồng tham gia các cuộc thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất về công tác thi đua - khen thưởng ở các cấp, các ngành mà thành viên đó được phân công phụ trách.
- Chuẩn bị cho các kỳ họp của Hội đồng và Thường trực Hội đồng.
Chương III
LỀ LỐI LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 5. Lề lối làm việc
1. Thường trực Hội đồng họp mỗi quý 01 lần vào tuần cuối của quý, nội dung: Xét chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, báo cáo UBND tỉnh xét trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và thông báo kết quả với Hội đồng tại các phiên họp thường kỳ.
2. Hội đồng họp định kỳ 6 tháng 1 lần, nội dung:
a. Xét chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, báo cáo UBND tỉnh xét trình Nhà nước tặng thưởng Huân chương và các danh hiệu vinh dự Nhà nước.
b. Thảo luận và thống nhất chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng; đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng, từng thành viên; sơ kết, tổng kết hoạt động của Hội đồng.
c. Thảo luận các chủ trương, chính sách đổi mới công tác thi đua, khen thưởng cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn.
d. Thảo luận và thống nhất nội dung chương trình Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành, các buổi lễ trao tặng phần thưởng cao quý do UBND tỉnh tổ chức và sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh.
3. Trường hợp đột xuất, Hội đồng có thể họp bất thường theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc khi có ít nhất trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng đề nghị.
4. Các phiên họp của Hội đồng hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên trở lên tham dự. Nội dung kết luận đưa vào Nghị quyết kỳ họp phải được ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng nhất trí.
5. Trước mỗi kỳ họp, Thường trực Hội đồng phải gửi tài liệu để các thành viên Hội đồng nghiên cứu ít nhất 3 ngày. Các văn bản quan trọng phải gửi đầy đủ bản gốc hoặc bản Fotocopy, các tài liệu khác có thể tóm tắt.
Trường hợp thành viên Hội đồng vắng mặt phải thông báo Thường trực Hội đồng để báo cáo Chủ tịch Hội đồng trước phiên họp 1 ngày và gửi tài liệu đã nghiên cứu cũng như ý kiến biểu quyết để thư ký tập hợp, không cử cán bộ họp thay.
6. Hội đồng biểu quyết, thông qua các nội dung thảo luận tập thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Trong trường hợp thành viên Hội đồng có ý kiến khác nhau, có tỷ lệ biểu quyết ngang nhau thì Hội đồng quyết nghị theo bên trùng ý kiến với Chủ tịch Hội đồng. Những ý kiến khác của thành viên Hội đồng được bảo lưu và báo cáo Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
7. Biên bản các kỳ họp của Hội đồng được lưu tại Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh).
8. Trong trường hợp không tổ chức họp, Chủ tịch Hội đồng giao cho Thường trực Hội đồng gửi văn bản xin ý kiến của các thành viên. Sau thời hạn quy định 05 ngày nếu không nhận được ý kiến trả lời của các thành viên thì coi như đồng ý, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh sẽ tiến hành các thủ tục trình khen theo quy định.
Điều 6. Mối quan hệ công tác của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh với các cấp, các ngành.
1. Quan hệ với cơ quan ngành dọc, cấp trên:
Với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương định hướng cho công tác nghiệp vụ của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung công tác do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương chỉ đạo, đồng thời thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
Với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh là cơ quan tư vấn, tham mưu giúp Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua; kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; đồng thời phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc báo cáo Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ và Nhà nước khen thưởng.
2. Quan hệ với cơ quan Thường trực Hội đồng:
Là mối quan hệ phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhằm thực hiện tốt chức năng tư vấn cho ủy ban nhân dân tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng. Cơ quan Thường trực có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin về lĩnh vực thi đua, khen thưởng; các thành viên Hội đồng có trách nhiệm phản ảnh lại các thông tin thuộc lĩnh vực phụ trách với cơ quan Thường trực, nhằm thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn.
3. Quan hệ với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các ngành:
Là mối quan hệ phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh; quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng.
Điều 7. Chế độ thông tin, tham quan học tập
Các thành viên của Hội đồng được trao đổi với nhau những thông tin liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng và nội dung các quyết nghị được Hội đồng thông qua. Không thông tin những ý kiến trao đổi của từng thành viên trong các phiên họp của Hội đồng. Không tiết lộ kết quả phiếu bầu của từng thành viên Hội đồng.
Các thành viên Hội đồng sẽ được cung cấp các tài liệu, ấn phẩm của TW và địa phương liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng; được tham gia các đợt tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh bạn để tăng cường về nghiệp vụ thi đua, khen thưởng.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Điều khoản thi hành
Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm lập kế hoạch chương trình công tác thực hiện nhiệm vụ được giao. Thống nhất với Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc phong trào thi đua và công tác khen thưởng thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi. Báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh kết quả thực hiện (qua cơ quan Thường trực Hội đồng) vào các kỳ họp thường kỳ của Hội đồng.
Giao Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh - cơ quan Thường trực Hội đồng tổng hợp kết quả hoạt động của Hội đồng và các kiến nghị, đề nghị của thành viên Hội đồng, báo cáo Chủ tịch Hội đồng để chỉ đạo.
- 1Quyết định 400/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh Hà Nam
- 2Quyết định 41/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 38/2011/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Nghệ An
- 3Quyết định 3033/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 1196/QĐ-TĐKT năm 1999 ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh Phú Thọ
- 5Quyết định 05/2015/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 400/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh Hà Nam
- 4Quyết định 41/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 38/2011/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 3033/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Cần Thơ
- 6Quyết định 05/2015/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Quyết định 2178/2006/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Phú Thọ
- Số hiệu: 2178/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/07/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Nguyễn Doãn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra