Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2143/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 8 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị;
Căn cứ Quyết định số 2705/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định số 2326/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt điều chỉnh (cục bộ) Quy hoạch chung đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Quyết định số 2706/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Quyết định số 63/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quản lý quy hoạch - kiến trúc xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Quyết định số 1166/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 2089/TĐ-SXD ngày 17 tháng 7 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi ranh giới: Thuộc địa bàn xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, được xác định ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp xã Lộc Bổn;
- Phía Nam giáp xã Lộc An;
- Phía Đông giáp đầm Cầu Hai;
- Phía Tây giáp xã Xuân Lộc.
2. Quy mô
- Quy mô dân số: 30.000 người.
- Quy mô đất đai: 805,86 ha (bao gồm 504,7 ha đất xây dựng đô thị thuộc phạm vi đồ án Quy hoạch chung đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc và 301,16 ha đất khu công nghiệp La Sơn).
3. Tính chất
Là trung tâm tiểu vùng phía Bắc huyện Phú Lộc; Là trung tâm công nghiệp - dịch vụ có tầm quan trọng, thu hút nguồn nhân lực phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng phụ cận; Là đô thị mới dự kiến hình thành trong tương lai, được đầu tư xây dựng từng bước đạt tiêu chí đô thị loại V.
4. Mục tiêu
- Quản lý quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên phạm vi toàn đô thị mới La Sơn; kiểm soát việc xây dựng, chỉnh trang, phát triển toàn đô thị mới; quy định cụ thể trách nhiệm quản lý kiến trúc, quy hoạch, xây dựng đối với chính quyền; các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến không gian, kiến trúc, cảnh quan trong đô thị mới La Sơn.
- Làm cơ sở để xem xét cấp phép xây dựng mới hoặc cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trong đô thị; là căn cứ để xác định việc lập nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế đô thị đối với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị.
5. Quy chế quản lý đối với quy hoạch và không gian
a) Quy định đối với khu vực đô thị hiện hữu:
- Các khu vực dân cư hiện hữu: Bao gồm các khu đất có ký hiệu từ OD05 đến OD33 và từ ON03, ON04, ON05.
- Quy định chung về trình tự đầu tư xây dựng chỉnh trang trong khu đô thị hiện hữu: Khi tiến hành đầu tư xây dựng cải tạo, chỉnh trang trong khu vực đô thị hiện hữu, chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành, bao gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Cung cấp thông tin về quy hoạch, kiến trúc: Liên hệ với cơ quan quản lý quy hoạch (phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phú Lộc) để được cung cấp các thông tin về quy hoạch và kiến trúc tại vị trí dự kiến đầu tư dự án.
+ Trình cấp thẩm quyền xem xét cho phép đầu tư: Trên cơ sở các thông tin về quy hoạch, kiến trúc được cung cấp, chủ đầu tư dự án (trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ) tiến hành lập hồ sơ, trình cấp thẩm quyền xem xét cho phép đầu tư (thông qua các thủ tục như: giới thiệu địa điểm, đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư,...) theo đúng quy định hiện hành.
+ Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch tổng mặt bằng;
+ Thiết kế cơ sở; thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ;
+ Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; phòng cháy chữa cháy; đánh giá tác động môi trường;
+ Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư;
+ Giao đất/ Cho thuê đất/ Chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Cấp giấy phép xây dựng;
+ Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng (nếu có).
Đối với trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng theo quy định.
- Quy định đối với các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết: Tổ chức lập quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) và quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) làm cơ sở để quản lý quy hoạch và triển khai các dự án đầu tư xây dựng.
- Các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc: Các công trình phải được nghiên cứu về hình thức kiến trúc đồng bộ, hợp lý và hài hoà với cảnh quan kiến trúc đô thị, mang nét đặt thù riêng của địa phương. Tất cả các công trình đều có khoảng không gian thoáng, cây xanh sân vườn phù hợp với cảnh quan xung quanh. Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.
- Các khu vực cấm xây dựng, bao gồm: Hành lang an toàn giao thông đường sắt; Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; Hành lang an toàn giao thông đê điều, các tuyến hạ tầng kỹ thuật. Thực hiện kiểm soát hiệu quả các khu vực cấm xây dựng theo đúng quy định có liên quan.
- Quy định về an toàn lao động và quản lý môi trường xây dựng: Đảm bảo an toàn lao động; Quản lý môi trường xây dựng theo đúng quy định có liên quan. Đối với các dự án thi công cần sử dụng tạm thời diện tích công cộng phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
- Bố trí, tổ chức và đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
+ Trong công tác quy hoạch: Đối với các trục đường chính, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật phải thiết kế ngầm và bố trí các đường dây, đường ống và tuy nen hoặc hào kỹ thuật. Đối với những khu vực trong đô thị hiện hữu đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật, khi thiết kế cải tạo, chỉnh trang nên ưu tiên ngầm hóa các đường dây, đường ống kỹ thuật.
+ Trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng dự án: Lập kế hoạch thi công các hạng mục một cách đồng bộ nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân. Khi tổ chức thi công phải có biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường xung quanh theo quy định hiện hành.
+ Đấu nối hạ tầng kỹ thuật: Khi đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị thì phải có ý kiến của các cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép.
b) Đối với các trục đường, tuyến phố chính:
- Lập kế hoạch lập thiết kế đô thị cho các khu vực, tuyến đường chính.
- Lập kế hoạch ưu tiên cải tạo chỉnh trang, nâng cấp các tuyến hạ tầng kỹ thuật dọc theo các trục đường, tuyến phố chính hiện hữu:
+ Giao thông đối ngoại: Ưu tiên nâng cấp tuyến Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 14B nối cao tốc Cam Lộ - Túy Loan.
+ Giao thông khu vực nội thị: Đường vành đai phía Bắc đô thị; Đường trục chính trung tâm; Đường vành đai phía Tây đô thị; Đường vành đai phía Đông đô thị; Đường chính khu vực.
- Quy định quản lý kiến trúc, quy hoạch các trục đường, tuyến phố chính:
+ Đối với các công trình kiến trúc nói chung: Kiểm soát về chỉ giới xây dựng; Kiểm soát về tầng cao; Khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà; Kiểm soát về hình thức kiến trúc công trình.
+ Đối với các công trình tại góc phố giao nhau, các công trình điểm nhấn: Công trình kiến trúc xây mới tại các lô đất có góc tạo bởi các cạnh đường phố giao nhau phải đảm bảo không cản trở tầm nhìn, đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông.
+ Quy định đối với hàng rào, cổng ngõ, sân.
+ Quy định hình thức, kích thước biển báo, biển quảng cáo trên các trục đường.
+ Quy định về việc bố trí, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên từng tuyến phố.
+ Quy định về an toàn giao thông.
c) Đối với khu vực trung tâm hành chính - chính trị: Các chỉ tiêu về quy hoạch, kiến trúc: Tuân thủ theo Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung đô thị mới La Sơn đã được phê duyệt. Ngoài ra, phải đáp ứng các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và bổ sung các tiện ích cần thiết.
d) Đối với khu vực cảnh quan trong đô thị, khu du lịch và làng nghề
- Các vùng cảnh quan chính: Bao gồm các dải cây xanh cảnh quan; Trung tâm TDTT đô thị, khu vực công viên cây xanh ven sông La Sơn xuyên suốt đô thị từ Tây sang Đông với công viên, vườn hoa, hồ nước,...; Hành lang xanh đất nông lâm nghiệp ven kênh hồ Truồi có chức năng là dải cây xanh cách ly khu công nghiệp La Sơn với các khu vực khác của đô thị.
- Quản lý hệ thống cảnh quan: Khu vực dọc sông, kênh, mương, hạn chế việc xây dựng; Khu vực các công viên, vườn hoa, khuyến khích xây dựng các công trình có chức năng phát huy giá trị cảnh quan với mật độ xây dựng thấp ≤ 5%, tầng cao 01 tầng.
- Quy định quản lý về trồng cây mới, chăm sóc cây xanh hiện có: Thực hiện theo đúng quy định về quản lý cây xanh đô thị.
- Khu dịch vụ du lịch làng nghề: Tuân thủ theo quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết sau khi được phê duyệt.
đ) Đối với khu vực tín ngưỡng, di tích, bảo tồn
Chú trọng việc cắm biển, dựng bia, để có tác dụng ghi nhận sự kiện lịch sử và tác động mạnh mẽ đến người tham quan. Tiến hành khảo sát toàn diện, lập hồ sơ khoa học, lập kế hoạch và đề án tu bổ. Việc tiến hành tu sửa, phục hồi và tôn tạo di tích phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Nghiên cứu triển khai các giải pháp phát huy giá trị di tích.
e) Đối với khu vực công nghiệp: Tuân thủ quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Đảm bảo hành lang cách ly khu công nghiệp với tuyến đường tỉnh lộ 14B và khu dân cư theo quy hoạch được duyệt.
g) Đối với khu vực dự trữ phát triển: Đất dự trữ phát triển có thể trồng cây xanh hoặc xây dựng các công trình, cho thuê ngắn hạn, dễ dàng tháo dỡ khi cần thiết và được giao cho đơn vị quản lý cụ thể, có thể là chính quyền, các tổ chức hoặc cá nhân có đủ điều kiện tiến hành khai thác và quản lý khu vực này.
h) Đối với khu vực an ninh quốc phòng: Vị trí các khu vực an ninh quốc phòng xác định theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo về an ninh theo quy định của Bộ Quốc phòng.
6. Quy chế quản lý đối với công trình kiến trúc
a) Đối với công trình công cộng, hỗn hợp:
- Quy định về tầng cao, hệ số sử dụng đất công trình công cộng: Theo quy định tại Bảng 31.1 Bộ Quy chế kèm theo.
- Quy định về tầng cao, hệ số sử dụng đất công trình hỗn hợp: Theo quy định tại Bảng 31.2 Bộ Quy chế kèm theo.
- Quy định mật độ xây dựng: Theo quy định tại Bảng 31.3 Bộ Quy chế kèm theo.
- Cao độ nền:
+ Nền công trình chênh cao so với vỉa hè ≤ 0,75m (nếu không có tầng hầm);
+ Nền công trình chênh cao so với vỉa hè ≤ 1,5m (nếu có tầng hầm);
+ Cao độ san nền sân, đường nội bộ khi hoàn thiện phải phù hợp với cao độ vỉa hè.
- Quy định về chỉ giới xây dựng: Theo quy định tại Bảng 32.1 Bộ Quy chế kèm theo. Đối với các trục đường ven mặt nước hoặc không gian mở, chỉ giới xây dựng lùi tối thiểu 10m so với chỉ giới đường đỏ.
- Quy định bổ sung đối với công trình điểm nhấn, bao gồm khu công viên, quảng trường là các không gian mở, tỷ lệ phủ xanh từ 70% trở lên; Khu trung tâm công cộng phải có đủ diện tích sân, bãi theo quy định, tổ chức không gian phía trước công trình thông thoáng kết hợp với tiểu cảnh và khuôn viên thảm cỏ, thiết kế chiếu sáng cho công trình vào ban đêm.
- Quy định về hình thức kiến trúc, màu sắc, vật liệu công trình: Khuyến khích sử dụng hình thức kiến trúc hiện đại, văn minh có tính thẩm mỹ cao, đồng thời phải phù hợp với tính chất của công trình. Khuyến khích sử dụng các loại vật liệu có tại địa phương, hạn chế sử dụng những gam màu quá sáng hoặc quá tối, ưu tiên sử dụng những gam màu mang sắc thái nhẹ nhàng, tương đồng với cảnh quan khu vực. Các yêu cầu cụ thể theo từng loại công trình như sau:
+ Công trình hành chính, y tế, giáo dục: Có kiến trúc trang nghiêm, hài hoà với cảnh quan kiến trúc đô thị và tính chất từng loại công trình. Cổng, hàng rào, nơi treo cờ Tổ quốc, biểu tượng, bảng ghi tên, địa chỉ đối với các công trình trụ sở hành chính phải được thiết kế vị trí, kích cỡ hợp lý; tạo sự uy nghiêm, trang trọng, không ảnh hưởng đến tầm nhìn; khi hư hỏng phải thay thế kịp thời. Đối với các công trình tập trung đông người (trường học, bệnh viện) trước lối vào công trình phải bố trí vịnh đậu xe theo quy định, tránh tình trạng dừng đỗ xe lấn chiếm lòng lề đường.
+ Công trình khách sạn, thương mại dịch vụ: Kiến trúc công trình sinh động, hiện đại.
+ Công trình văn hoá, thể dục thể thao, khu quảng trường, công viên cây xanh: Khuyến khích thiết kế các công trình kiến trúc kết hợp hài hòa không gian mặt nước, cây xanh, sân vườn xung quanh.
b) Đối với công trình nhà ở:
- Đối với các khu chung cư, nhà ở công nhân: Tuân thủ theo Quyết định số 2705/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc. Quy định về mật độ xây dựng thực hiện theo quy định tại Bảng 36.1 Bộ Quy chế kèm theo. Riêng đối với các Nhà chung cư thuộc dự án Nhà ở xã hội được phép điều chỉnh các thông số (mật độ xây dựng, tầng cao ...) theo quy định của pháp luật.
- Đối với nhà ở riêng lẻ dân tự xây:
+ Chiều cao công trình: Khu dân cư ổn định chỉnh trang tối đa 3 tầng; Khu dân cư xây mới tối đa 05 tầng; Nhà ở trên các tuyến đường dọc sông kênh rạch có giá trị cảnh quan tối đa 02 tầng.
+ Chỉ giới xây dựng: Theo quy định tại Bảng 37.1 Bộ Quy chế kèm theo.
+ Mật độ xây dựng: Đối với tuyến đường có chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ và diện tích lô đất ≤ 100 m2, thì mật độ xây dựng tối đa cho phép 100%. Đối với các tuyến đường còn lại, việc xác định mật độ xây dựng tùy thuộc vào diện tích từng lô đất. Cụ thể theo bảng sau:
Diện tích lô đất (m2) | 75 | 100 | 200 | 300 | 500 | ≥1.000 |
Mật độ xây dựng tối đa (%) | 90 | 80 | 70 | 60 | 50 | 40 |
+ Quy định về các chi tiết kiến trúc của công trình tiếp giáp với tuyến đường: Thực hiện đúng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
+ Cốt khống chế xây dựng các tuyến phố, đường phố, ngõ phố: Tính từ mặt vỉa hè là +0,45m đối với những tuyến đường đã có vỉa hè, +0,75m đối với những tuyến đường chưa có vỉa hè. Cao độ san nền sân, đường nội bộ khi hoàn thiện phải phù hợp với cao độ vỉa hè. Đối với các khu vực dân cư mới, nền công trình theo đồ án quy hoạch chi tiết hoặc trong các dự án đã được phê duyệt.
+ Quy định về kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà ở: Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng và các quy định cụ thể của UBND tỉnh.
+ Quy định về hình thức kiến trúc, vật liệu xây dựng, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường: Được quy định theo Bộ Quy chế đính kèm.
- Quy định đối với nhà dân đã xây dựng (như nhà tạm, nhà bán kiên cố), các công trình xây dựng xen cấy vào các công trình cũ:
+ Đối với nhà hiện trạng với dạng nhà bán kiên cố nằm trong khu vực đã có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt và đã có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền: Không được xây dựng mới, sửa chữa làm thay đổi quy mô, kết cấu công trình và diện tích sử dụng; Chỉ được sửa chữa nhỏ (như chống dột, thay nền, vách ngăn).
+ Đối với công trình nhà ở riêng lẻ xây mới xen cấy vào nhà cũ (không nằm trong các khu vực có Quy hoạch chi tiết): Thực hiện theo quy định đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng.
c) Đối với công trình đặc thù:
- Quy định đối với công trình tôn giáo, tín ngưỡng: Việc xây mới, sửa chữa, cải tạo các công trình tôn giáo, tín ngưỡng phải lập hồ sơ xin phép xây dựng gửi đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét có ý kiến thống nhất bằng văn bản, đồng thời phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Quy định đối với công trình tượng đài, công trình kỷ niệm: Việc thiết kế, xây dựng mới các công trình tượng đài, công trình kỷ niệm phải tuân thủ đúng theo quy định hiện hành; Có quy mô, hình dáng, chất liệu phù hợp với cảnh quan, đảm bảo tính thẩm mỹ công trình và thể hiện được đặc trưng văn hoá địa phương.
d) Quản lý đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
- Quy định đối với đường phố, hè phố, cây xanh đường phố, bến bãi, đường bộ.
- Quy định đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu, cột đèn, quảng cáo.
- Quy định đối với công trình nhà tang lễ, nghĩa trang, hệ thống các trạm xăng dầu đô thị.
- Quy định đối với công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối, vệ sinh môi trường.
Điều 2. Trên cơ sở Quy chế được phê duyệt, giao trách nhiệm các cơ quan liên quan thực hiện các công việc sau:
1. Sở Xây dựng, UBND huyện Phú Lộc và các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng công trình theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh và các quy định pháp luật hiện hành.
2. UBND huyện Phú Lộc có trách nhiệm:
- Xác định các khu vực cần ưu tiên chỉnh trang, cải tạo; xác định các khu vực ưu tiên lập quy hoạch, thiết kế đô thị; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, thiết kế đô thị.
- Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thuộc huyện Phú Lộc thực hiện trách nhiệm theo sự phân công của Quy chế và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế. Hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố Quy chế để các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết, thực hiện.
3. Nghiêm cấm việc thay đổi Quy chế quản lý đã được phê duyệt. Các nội dung điều chỉnh, thay đổi so với Quy chế quản lý đã được phê duyệt phải được UBND huyện Phú Lộc tổng hợp, trình Sở Xây dựng thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Văn hóa và Thể thao, Du lịch; Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc; Chủ tịch UBND xã Lộc Sơn và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch kiến trúc, cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, xử lý trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng kết hợp với chỉnh trang đô thị hai bên tuyến đường mới mở trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
- 3Quyết định 1983/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu đô thị mới Ngã 5-Sân bay Cát Bi do thành phố Hải Phòng ban hành
- 4Quyết định 2145/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình tổ chức lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2019-2020 và 2021-2025
- 6Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2022 Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 5678/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
- 8Quyết định 2596/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị An Nhơn do tỉnh Bình Định ban hành
- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
- 3Thông tư 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
- 5Quyết định 2705/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt quy hoạch chung đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 2706/QĐ-UBND năm 2013 về quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 63/2016/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quản lý quy hoạch - kiến trúc xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch kiến trúc, cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, xử lý trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng kết hợp với chỉnh trang đô thị hai bên tuyến đường mới mở trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 10Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
- 11Quyết định 1983/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu đô thị mới Ngã 5-Sân bay Cát Bi do thành phố Hải Phòng ban hành
- 12Quyết định 2145/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 13Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình tổ chức lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2019-2020 và 2021-2025
- 14Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2022 Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
- 15Quyết định 5678/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
- 16Quyết định 2596/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị An Nhơn do tỉnh Bình Định ban hành
Quyết định 2143/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị mới La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 2143/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/08/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra