BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ 214/2000/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 214/2000/QĐ-BTC NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê công bố theo Lệnh số 06-LCT/HĐNN ngày 20/5/1988 của Hội đồng Nhà nước và Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành theo Nghị định số 25/HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ);
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính Phủ;
Căn cứ Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp; Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Hệ thống Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp;
Sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công văn số 2313 BXD/TCKT ngày 14/12/2000;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán,
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư”, gồm:
1. Quy định chung;
2. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán và quy định về phương pháp lập chứng từ kế toán;
3. Hệ thống tài khoản kế toán và quy định về nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán;
4. Hệ thống biểu mẫu sổ kế toán và quy định về phương pháp ghi chép sổ kế toán;
5. Hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chính và quy định về phương pháp lập báo cáo tài chính.
| Trần Văn Tá (Đã ký) |
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
(Ban hành theo Quyết định số 214 /2000/QĐ-BTC
ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ Tài chính)
Điều 3- Kế toán đơn vị chủ đầu tư có nhiệm vụ
1- Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nguồn vốn đầu tư hình thành (bao gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn được tài trợ, viện trợ,...); tình hình chi phí, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư; tình hình quyết toán vốn đầu tư theo cơ cấu vốn đầu tư, theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
2- Tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số lượng và giá trị từng loại, từng thứ tài sản cố định và tài sản lưu động tăng lên do đầu tư xây dựng mang lại.
3- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành các tiêu chuẩn, định mức, các chế độ, chính sách quản lý tài chính về đầu tư và xây dựng của Nhà nước và của đơn vị; kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán, chấp hành dự toán.
4- Lập và nộp đúng hạn báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan thanh toán, cho vay và tài trợ vốn, cơ quan Thống kê. Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu cho hoạt động đầu tư và xây dựng. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư ở đơn vị chủ đầu tư.
Điều 4- Yêu cầu công tác kế toán ở đơn vị chủ đầu tư
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và trung thực mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình đầu tư và xây dựng tại đơn vị chủ đầu tư;
- Phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, toàn diện, liên tục mọi khoản vật tư, tài sản, tiền vốn ở đơn vị chủ đầu tư;
- Chỉ tiêu do kế toán phản ánh phải thống nhất với chỉ tiêu quy định trong dự toán về nội dung và phương pháp tính toán;
- Số liệu trong báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác những thông tin kinh tế, tài chính cần thiết cho hoạt động quản lý và thực hiện quá trình đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của đơn vị chủ đầu tư;
- Tổ chức công tác kế toán phải gọn, nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả.
Điều 5- Nội dung công việc kế toán của đơn vị chủ đầu tư
Kế toán nguồn vốn đầu tư:
Phản ánh số hiện có và tình hình biến động vốn đầu tư theo từng nguồn hình thành, bao gồm: Nguồn vốn NSNN cấp, nguồn vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư, nguồn vốn vay, nguồn vốn được tài trợ, viện trợ và các khoản hỗ trợ về đầu tư.
Kế toán sử dụng vốn đầu tư:
1- Phản ánh chi phí thực hiện đầu tư theo cơ cấu vốn đầu tư, theo dự án, công trình, hạng mục công trình.
2- Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại tài sản của đơn vị chủ đầu tư, như:
- Tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ hoặc gửi tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước;
- Số lượng, giá trị vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ;
- Phản ánh số lượng, nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có và tình hình biến động của tài sản cố định, công tác mua sắm, xây dựng và sữa chữa tài sản cố định của Ban quản lý dự án;
- Phản ánh các khoản nợ phải trả và thanh toán nợ phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu;
- Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của các đối tượng trong và ngoài đơn vị chủ đầu tư;
- Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại tài sản khác thuộc quyền kiểm soát và quản lý của đơn vị chủ đầu tư.
3 - Phản ánh các khoản nợ phải trả phát sinh trong hoạt động của đơn vị chủ đầu tư, như: các khoản trích nộp theo lương, các khoản phải trả nhân viên Ban quản lý dự án, các khoản nộp Ngân sách (nếu có) và việc thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác.
4 - Kế toán các khoản thu nhập khác, chi phí khác (theo quy định của chính sách tài chính) của Ban quản lý dự án.
Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán vốn đầu tư:
- Lập và gửi đúng hạn báo cáo tài chính đơn vị chủ đầu tư cho cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thanh toán, cho vay, tài trợ vốn, cơ quan Thống kê;
- Lập và gửi đúng hạn báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm và báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo quy định hiện hành về quyết toán vốn đầu tư;
- Định kỳ phân tích báo cáo tài chính, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của đơn vị chủ đầu tư.
Cuối niên độ kế toán, trước khi khóa sổ kế toán đơn vị chủ đầu tư phải thực hiện kiểm kê để xác định chính xác số lượng và giá trị các loại tài sản, vật tư, tiền vốn... hiện có tại thời điểm kiểm kê, đối chiếu và xác nhận các khoản công nợ hiện có để đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên sổ kế toán với thực tế.
Đơn vị chủ đầu tư còn phải kiểm kê bất thường khi giải thể, sáp nhập, đình chỉ hoạt động hoặc trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo cho các quy định pháp lý về tài chính, kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, số liệu kế toán được chính xác, trung thực, khách quan.
Đơn vị chủ đầu tư phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính ít nhất mỗi năm một lần và nhất thiết phải được tiến hành trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Thủ trưởng và người phụ trách kế toán đơn vị chủ đầu tư phải chấp hành lệnh kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thanh toán, cho vay và tài trợ vốn; có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực số liệu, tài liệu cần thiết cho công tác kiểm tra kế toán được tiến hành thuận lợi.
Điều 8- Lưu trữ tài liệu kế toán
Tài liệu kế toán phải lưu trữ bao gồm: chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu khác liên quan đến kế toán.
Sau khi kết thúc niên độ kế toán và đã hoàn tất toàn bộ công việc kế toán, các tài liệu kế toán không còn sử dụng để ghi sổ kế toán trong niên độ kế toán tiếp theo phải được sắp xếp, phân loại, liệt kê, gói buộc và lập danh mục để đưa vào lưu trữ theo quy định.
Trường hợp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính bằng máy vi tính thì cuối kỳ kế toán (tháng, quý), sau khi hoàn thành việc khóa sổ phải in toàn bộ hệ thống sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và báo cáo tài chính, làm đủ các thủ tục pháp lý như các sổ kế toán ghi bằng tay để phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước, sau đó được lưu trữ cùng với tài liệu kế toán khác.
Thời hạn lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ tài liệu kế toán của Nhà nước.
Đơn vị chủ đầu tư phải bố trí người làm công tác kế toán có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo từ bậc trung học tài chính, kế toán trở lên. Cán bộ kế toán phải được đảm bảo quyền độc lập về nghiệp vụ chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trường hợp chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án thì phải bố trí cán bộ kế toán để thực hiện công tác kế toán phản ánh toàn bộ quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
Mọi hành vi vi phạm các quy định pháp lý về kế toán, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm được xử phạt theo đúng quy định của Pháp lệnh Kế toán và Thống kê, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán và các văn bản pháp quy khác có liên quan của Nhà nước.
Điều 17- Nội dung hệ thống chứng từ kế toán gồm các chỉ tiêu:
1. Lao động tiền lương;
2. Vật tư;
3. Tiền tệ;
4. Tài sản cố định;
5. Chứng từ kế toán ban hành ở các văn bản pháp quy khác.
Danh mục chứng từ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư được quy định ở Phần thứ hai (A).
Điều 18- Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:
1. Tên gọi của chứng từ (phiếu thu, phiếu chi...);
2. Ngày, tháng, năm lập chứng từ;
3. Số hiệu của chứng từ;
4. Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ;
5. Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ;
6. Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh;
7. Các chỉ tiêu về số lượng và giá trị;
8. Chữ ký của người lập và người chịu trách nhiệm về tính chính xác của nghiệp vụ kinh tế tài chính. Những chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế giữa đơn vị chủ đầu tư với các pháp nhân và thể nhân phải có chữ ký của người kiểm soát, người phê duyệt và đóng dấu đơn vị.
Đối với những chứng từ liên quan đến việc bán sản phẩm sản xuất thử (nếu có) phải thực hiện theo đúng quy định về hóa đơn, chứng từ của Bộ Tài chính.
Điều 21- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do người phụ trách kế toán đơn vị chủ đầu tư quy định. Chứng từ kế toán do đơn vị chủ đầu tư lập hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán đã nhận và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán gồm các bước sau:
1. Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ;
2. Kiểm tra, soát xét, phê duyệt nội dung nghiệp vụ kinh tế;
3. Căn cứ vào chứng từ để ghi sổ kế toán;
4. Bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán.
Điều 22- Nội dung việc kiểm tra chứng từ kế toán, gồm:
1. Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ;
2. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi trên chứng từ;
3. Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ;
4. Kiểm tra việc chấp hành quy chế kiểm soát nội bộ của những người lập, kiểm tra, xét duyệt đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán, nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của Nhà nước thì phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,...) đồng thời báo cáo ngay cho thủ trưởng và phụ trách kế toán đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng quy định hiện hành.
Đối với chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung hoặc chữ viết, con số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc thông báo cho nơi lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh đúng sau đó mới nhận và dùng làm căn cứ ghi sổ.
Điều 23- Quản lý chứng từ kế toán
Mọi trường hợp mất chứng từ gốc đều phải báo cáo thủ trưởng và người phụ trách kế toán đơn vị biết để có biện pháp xử lý kịp thời. Riêng trường hợp mất hóa đơn bán hàng, biên lai, séc trắng phải báo cáo cơ quan Thuế, Ngân hàng, Kho bạc và cơ quan công an địa phương về số lượng mất, hoàn cảnh bị mất để có biện pháp xác minh, xử lý theo pháp luật; sớm có biện pháp thông báo và vô hiệu hóa chứng từ bị mất.
CHƯƠNG III
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Các tài khoản trong Bảng cân đối kế toán được thực hiện theo phương pháp "Ghi sổ kép".
Các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán được thực hiện theo phương pháp "Ghi sổ đơn".
Ban quản lý dự án căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý dự án, phân cấp tài chính để lựa chọn và áp dụng những tài khoản kế toán phù hợp. Ban quản lý dự án được mở thêm các tài khoản cấp 2 (đối với những tài khoản chưa quy định tài khoản cấp 2). Việc mở thêm tài khoản cấp 1 phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
- Sổ của phần kế toán tổng hợp gọi là sổ kế toán tổng hợp;
- Sổ của phần kế toán chi tiết gọi là sổ kế toán chi tiết.
Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Cái, sổ Nhật ký và sổ kế toán tổng hợp khác.
Sổ kế toán chi tiết gồm: Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, Sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Việc đăng ký sổ kế toán của đơn vị chủ đầu tư với cơ quan quản lý Nhà nước được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các yếu tố sau:
1. Ngày, tháng ghi sổ;
2. Số hiệu và ngày lập chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
3. Tóm tắt nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh;
4. Số tiền của nghiệp vụ phát sinh.
Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các yếu tố sau:
1. Ngày, tháng ghi sổ;
2. Số hiệu và ngày lập chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
3. Tóm tắt nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh;
4. Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.
Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các đơn vị chủ đầu tư phải căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của chế độ này và yêu cầu quản lý của đơn vị để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.
Khi có sự thay đổi người giữ và ghi sổ kế toán, người phụ trách kế toán phải tổ chức bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa cán bộ kế toán cũ với cán bộ kế toán mới. Cán bộ kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những điều ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ. Cán bộ kế toán mới chịu trách nhiệm từ ngày nhận bàn giao. Biên bản bàn giao phải được thủ trưởng đơn vị và người phụ trách kế toán đơn vị chủ đầu tư ký xác nhận.
Điều 33- Các hình thức sổ kế toán quy định áp dụng thống nhất đối với đơn vị chủ đầu tư, gồm:
- Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
- Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung;
Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán (quy định tại phần thứ ba). Đơn vị chủ đầu tư phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán để lựa chọn một hình thức sổ kế toán phù hợp, các đơn vị chủ đầu tư phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản của hình thức sổ kế toán đã chọn về: loại sổ, kết cấu từng loại sổ, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ, trình tự và kỹ thuật ghi chép các loại sổ kế toán.
Tuyệt đối không được để ngoài sổ kế toán một khoản tài sản, vật tư, tiền vốn của đơn vị Chủ đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào.
Đối với sổ kế toán dạng quyển:
Trang đầu sổ phải ghi rõ tên đơn vị chủ đầu tư, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán, họ tên người giữ sổ, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác.
Phải đánh số trang và giữa hai trang sổ phải đóng dấu của chủ đầu tư (gọi là dấu giáp lai).
Thủ trưởng và người phụ trách kế toán đơn vị chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án phải ký xác nhận vào trang đầu và trang cuối của sổ kế toán.
Đối với sổ tờ rời:
Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên đơn vị chủ đầu tư, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, ngày tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ.
Các tờ rời trước khi dùng phải được Thủ trưởng và người phụ trách kế toán đơn vị chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ Đăng ký sử dụng sổ tờ rời.
Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định và phải đảm bảo an toàn, dễ tìm.
Điều 37- Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính:
Đơn vị chủ đầu tư có thể ghi sổ kế toán bằng máy vi tính.
Sổ kế toán ghi bằng máy vi tính phải theo đúng biểu mẫu quy định trong chế độ này. Cuối tháng phải in ra sổ, đóng thành quyển và phải được thủ trưởng và người phụ trách kế toán đơn vị chủ đầu tư ký xác nhận.
Điều 39- Các sai sót trong sổ kế toán (nếu có) phải được sửa chữa theo một trong 3 phương pháp sau:
- Phương pháp cải chính (còn gọi là phương pháp xóa bỏ);
- Phương pháp ghi số âm (còn gọi là phương pháp ghi đỏ);
- Phương pháp ghi bổ sung.
Phương pháp cải chính áp dụng trong trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
Phương pháp ghi số âm áp dụng cho trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Khi đã lập và gửi Bảng cân đối kế toán đi rồi mới phát hiện ra sai sót;
- Sai sót, khi số tiền ở tài khoản đã ghi nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính số sai thì phải lập một "Chứng từ ghi sổ đính chính" do người phụ trách kế toán ký xác nhận.
- Nếu sai sót được phát hiện khi chưa in sổ thì được phép sửa chữa trực tiếp vào sổ trên máy;
- Nếu sai sót được phát hiện sau khi đã in sổ, đã ký tên, đóng dấu đơn vị thì trên sổ đã in được sửa chữa theo quy định của 1 trong 3 phương pháp nêu trên, đồng thời phải sửa lại chỗ sai trên máy và in lại tờ sổ mới. Phải lưu tờ sổ mới cùng với tờ sổ có sai sót để đảm bảo thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát.
Mỗi lần khóa sổ kế toán, người giữ sổ, người kiểm tra sổ và người phụ trách kế toán phải ký tên vào sổ.
Trong thời gian các loại sổ kế toán còn tạm lưu giữ tại bộ phận kế toán, người phụ trách kế toán là người chịu trách nhiệm tổ chức công việc bảo quản. Trường hợp được lưu trữ tại nơi lưu trữ, người phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm.
Điều 47- Nội dung hệ thống báo cáo tài chính:
1- Báo cáo tài chính áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư quy định tại phần thứ năm, gồm 04 biểu mẫu báo cáo và 05 phụ biểu chi tiết như sau:
| 04 biểu mẫu báo cáo |
|
1 | Bảng cân đối kế toán | Mẫu số B01 - CĐT |
2 | Nguồn vốn đầu tư | Mẫu số B02 - CĐT |
3 | Thực hiện đầu tư xây dựng | Mẫu số B03 - CĐT |
4 | Thuyết minh báo cáo tài chính | Mẫu số B04 - CĐT |
| 05 phụ biểu chi tiết |
|
1 | Chi tiết nguồn vốn đầu tư | Mẫu số F02 - CĐT |
2 | Thực hiện đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình | Mẫu số F03A - CĐT |
3 | Quyết toán vốn đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao sử dụng | Mẫu số F03B - CĐT |
4 | Chi phí khác | Mẫu số F03C - CĐT |
5 | Chi phí Ban quản lý dự án | Mẫu số F03D - CĐT |
2- Ngoài báo cáo tài chính quy định nói trên, đơn vị chủ đầu tư phải lập các báo cáo tài chính khác theo yêu cầu của cơ quan thanh toán vốn, các tổ chức cho vay hoặc tài trợ, viện trợ vốn đầu tư.
Điều 48- Phạm vi áp dụng chế độ báo cáo tài chính
1- Số lượng báo cáo, nội dung và phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính quy định trong chế độ này được áp dụng cho tất cả các đơn vị chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án và tổ chức công tác kế toán riêng.
Đối với đơn vị chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án và công tác kế toán dự án đầu tư được thực hiện trên cùng một hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp thì ngoài hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hoặc chế độ kế toán hành chính sự nghiệp đơn vị phải lập 02 biểu mẫu báo cáo và 04 phụ biểu chi tiết sau:
| 02 biểu mẫu báo cáo |
|
1 | Nguồn vốn đầu tư | Mẫu số B02 - CĐT |
2 | Thực hiện đầu tư xây dựng | Mẫu số B03 - CĐT |
| 04 phụ biểu chi tiết |
|
1 | Chi tiết nguồn vốn đầu tư | Mẫu số F02 - CĐT |
2 | Thực hiện đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình | Mẫu số F03A - CĐT |
3 | Quyết toán vốn đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao sử dụng | Mẫu số F03B - CĐT |
4 | Chi phí khác | Mẫu số F03C - CĐT |
2- Đối với các dự án có phân cấp quản lý đầu tư:
- Ban quản lý dự án cấp trên và cấp dưới phải lập báo cáo tài chính theo quy định của chế độ này phù hợp với phân cấp quản lý vốn đầu tư và phân cấp tài chính của đơn vị;
- Ban quản lý dự án cấp trên, ngoài việc lập báo cáo tài chính của bản thân, đơn vị cấp trên còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp từ báo cáo tài chính của mình và báo cáo tài chính của các đơn vị cấp dưới trực thuộc.
Điều 49- Thời hạn và nơi nhận báo cáo tài chính quy định như sau:
- Các báo cáo tài chính của đơn vị chủ đầu tư được lập và gửi cuối mỗi quý, cuối năm tài chính. Các đơn vị chủ đầu tư có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động dự án đầu tư.
- Báo cáo tài chính quý được gửi chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý; Báo cáo tài chính năm được gửi chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Nơi nhận báo cáo tài chính đơn vị chủ đầu tư được quy định như sau:
Nơi nhận báo cáo Đơn vị | BQL dự án cấp trên | Chủ đầu tư | Cấp trên của chủ đầu tư | Cơ quan thanh toán, cho vay, tài trợ vốn | Cơ quan Thống kê (*) |
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
- Chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án | x | x | x | x | x |
- Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án |
|
| x | x | x |
(*) Chỉ gửi báo cáo tài chính năm cho cơ quan Thống kê.
Trong trường hợp có văn bản pháp lý quy định về lập và nộp báo cáo tài chính của đơn vị chủ đầu tư khác với quy định trong chế độ này, đơn vị chủ đầu tư thực hiện quy định về chế độ báo cáo tài chính theo văn bản có tính pháp lý cao hơn.
HỆ THỐNG BIỂU MẪU CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀQUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
A. DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
STT | Tên chứng từ | Số hiệu |
1 | 2 | 3 |
I | Lao động tiền lương |
|
1 | Bảng chấm công | 01 - LĐTL |
2 | Bảng thanh toán tiền lương | 02 - LĐTL |
3 | Phiếu xác nhận công việc hoàn thành | 03 - LĐTL |
4 | Giấy đi đường | 04 - LĐTL |
5 | Lệnh điều xe | 05 - LĐTL |
6 | Phiếu báo làm thêm giờ | 06 - LĐTL |
7 | Hợp đồng giao khoán | 07 - LĐTL |
8 | Biên bản điều tra tai nạn lao động | 08 - LĐTL |
|
|
|
II | Vật tư |
|
9 | Phiếu nhập kho | 01 - VT |
10 | Phiếu xuất kho | 02 - VT |
11 | Biên bản kiểm nghiệm vật tư, thiết bị | 03 - VT |
12 | Phiếu báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ | 04 - VT |
13 | Biên bản kiểm kê vật tư, thiết bị, sản phẩm | 05 - VT |
14 | Phiếu kê mua hàng | 06 - VT |
|
|
|
III | Tiền tệ |
|
15 | Phiếu thu | 01-TT |
16 | Phiếu chi | 02-TT |
17 | Giấy đề nghị tạm ứng | 03-TT |
18 | Giấy thanh toán tạm ứng | 04-TT |
19 | Bảng kiểm kê quỹ | 05a-TT |
20 | Bảng kiểm kê quỹ | 05b-TT |
|
|
|
IV | Tài sản cố định |
|
21 | Biên bản giao nhận TSCĐ | 01 - TSCĐ |
22 | Biên bản thanh lý TSCĐ | 02 - TSCĐ |
23 | Biên bản đánh giá lại TSCĐ | 03 - TSCĐ |
24 | Biên bản kiểm kê TSCĐ | 04 - TSCĐ |
|
|
|
V | Chứng từ kế toán ban hành ở các văn bản pháp quy khác |
|
25 | Hoá đơn (GTGT) | 01/GTKT-3LL |
26 | Hoá đơn (GTGT) | 01/GTKT-2LN |
27 | Hoá đơn bán hàng | 02/GTTT-3LL |
28 | Hoá đơn bán hàng | 02/GTTT-2LN |
29 | Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH | C03-BH |
30 | Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn | C04-BH |
31 | Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt | C5-01/KB |
32 | Giấy rút vốn đầu tư kiêm chuyển khoản, chuyển tiền thư - điện, cấp séc bảo chi | C5-02/KB |
33 | Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư | C5-03/KB |
34 | Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành | B01/KB |
35 | Bảng kê thanh toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành | B02/KB |
36 | Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư | B03/KB |
37 | Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư | B04/KB |
38 | Giấy đề nghị tạm ứng vốn | C10-Q |
39 | Khế ước vay vốn | C11-Q |
40 | Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành | C20-Q |
41 | Thông báo hạn mức vốn đầu tư XDCB |
|
42 | Thông báo thu hồi hạn mức vốn đầu tư XDCB |
|
43 | Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành |
|
44 | Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc tư vấn hoàn thành |
|
45 | Bản xác nhận khối lượng đền bù đã thực hiện |
|
46 | Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành |
|
| ... |
|
A- HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
Số hiệu Tài khoản | Tên tài khoản | Ghi chú | |
Cấp 1 | Cấp 2 |
|
|
1 | 2 | 3 | 4 |
|
| LOẠI 1 - TÀI SẢN LƯU ĐỘNG |
|
111 |
| Tiền mặt |
|
| 1111 | Tiền Việt Nam |
|
| 1112 | Ngoại tệ |
|
112 |
| Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc |
|
| 1121 | Tiền Việt Nam |
|
| 1122 | Ngoại tệ |
|
113 |
| Tiền đang chuyển |
|
| 1131 | Tiền Việt Nam |
|
| 1132 | Ngoại tệ |
|
131 |
| Phải thu của khách hàng |
|
133 |
| Thuế GTGT được khấu trừ | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
136 |
| Phải thu nội bộ |
|
| 1361 | Phải thu nội bộ về vốn đầu tư |
|
| 1368 | Phải thu nội bộ khác |
|
138 |
| Phải thu khác | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
| 1381 | Tài sản thiếu chờ xử lý |
|
| 1388 | Phải thu khác |
|
141 |
| Tạm ứng |
|
151 |
| Hàng mua đang đi trên đường |
|
152 |
| Nguyên liệu, vật liệu |
|
| 1521 | Vật liệu trong kho |
|
| 1522 | Vật liệu giao cho bên nhận thầu |
|
| 1523 | Thiết bị trong kho |
|
| 1524 | Thiết bị đưa đi lắp |
|
| 1525 | Thiết bị tạm sử dụng |
|
| 1526 | Vật liệu, thiết bị đưa gia công |
|
| 1528 | Vật liệu khác |
|
153 |
| Công cụ, dụng cụ
|
|
154 |
| Chi phí sản xuất thử dở dang | áp dụng cho dự án có chạy thử có tải, có sản xuất thử |
155 |
| Thành phẩm | áp dụng cho dự án có chạy thử có tải, có sản xuất thử |
|
|
|
|
|
| LOẠI 2 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH |
|
|
|
|
|
211 |
| Tài sản cố định hữu hình |
|
213 |
| Tài sản cố định vô hình |
|
214 |
| Hao mòn tài sản cố định |
|
| 2141 | Hao mòn tài sản cố định hữu hình |
|
| 2143 | Hao mòn tài sản cố định vô hình |
|
241 |
| Chi phí đầu tư xây dựng |
|
| 2411 | Chi phí đầu tư xây dựng dở dang |
|
| 2412 | Dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chờ duyệt quyết toán |
|
|
|
|
|
|
| LOẠI 3 - NỢ PHẢI TRẢ |
|
|
|
|
|
311 |
| Vay ngắn hạn |
|
331 |
| Phải trả cho người bán |
|
333 |
| Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước |
|
| 3331 | Thuế GTGT phải nộp |
|
|
| 33311 - Thuế GTGT đầu ra |
|
|
| 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu |
|
| 3332 | Thuế tiêu thụ đặc biệt |
|
| 3333 | Thuế nhập khẩu |
|
| 3338 | Các loại thuế khác |
|
| 3339 | Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác |
|
334 |
| Phải trả công nhân viên |
|
336 |
| Phải trả nội bộ |
|
338 |
| Phải trả, phải nộp khác |
|
| 3381 | Tài sản thừa chờ giải quyết |
|
| 3382 | Kinh phí công đoàn |
|
| 3383 | Bảo hiểm xã hội |
|
| 3384 | Bảo hiểm y tế |
|
| 3388 | Phải trả, phải nộp khác |
|
341 |
| Vay dài hạn | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
|
|
|
|
|
| LOẠI 4 - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU |
|
|
|
|
|
412 |
| Chênh lệch đánh giá lại tài sản |
|
413 |
| Chênh lệch tỷ giá |
|
421 |
| Chênh lệch thu, chi chưa xử lý |
|
441 |
| Nguồn vốn đầu tư |
|
| 4411 | Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước |
|
| 4412 | Nguồn vốn chủ sở hữu |
|
| 4418 | Nguồn vốn khác |
|
466 |
| Nguồn vốn đã hình thành tài sản cố định |
|
|
|
|
|
|
| LOẠI 5 - DOANH THU |
|
|
|
|
|
511 |
| Doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử | áp dụng cho dự án có chạy thử có tải, có sản xuất thử |
|
|
|
|
|
| LOẠI 6 - CHI PHÍ |
|
|
|
|
|
642 |
| Chi phí Ban quản lý dự án |
|
|
|
|
|
|
| LOẠI 7 - THU NHẬP HOẠT ĐỘNG KHÁC |
|
|
|
|
|
721 |
| Thu nhập hoạt động khác | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
|
|
|
|
|
| LOẠI 8 - CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KHÁC |
|
|
|
|
|
821 |
| Chi phí hoạt động khác | Chi tiết theo yêu cầu quản lý |
|
|
|
|
|
| LOẠI 0 - TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG |
|
|
|
|
|
001 |
| Tài sản thuê ngoài |
|
002 |
| Tài sản nhận giữ hộ |
|
007 |
| Ngoại tệ các loại |
|
008 |
| Hạn mức vốn đầu tư |
|
HỆ THỐNG BIỂU MẪU SỔ KẾ TOÁN VÀ QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP SỔ KẾ TOÁN
A- DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
STT | Tên sổ | Mẫu số | Dùng cho | Hình thức sổ kế toán | ||
|
|
| các tài khoản | Nhật ký sổ cái | Chứng từ ghi sổ | Nhật ký chung |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
1 | Nhật ký - Sổ cái | S01-CĐT | Tất cả các tài khoản | x |
|
|
2 | Chứng từ ghi sổ | S02-CĐT |
|
| x |
|
3 | Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ | S03-CĐT |
|
| x |
|
4 | Sổ Cái (hình thức chứng từ ghi sổ) | S04-CĐT | Tất cả các tài khoản |
| x |
|
5 | Sổ Nhật ký chung | S05-CĐT | Tất cả các tài khoản |
|
| x |
6 | Sổ cái (hình thức Nhật ký chung) | S06-CĐT | Tất cả các tài khoản |
|
| x |
7 | Sổ quỹ tiền mặt | S07-CĐT | Dùng cho thủ quỹ | x | x | x |
8 | Sổ chi tiết tiền mặt | S08-CĐT | TK111 | x | x | x |
9 | Sổ Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc | S09-CĐT | TK112 | x | x | x |
10 | Sổ kho (hoặc thẻ kho) | S10-CĐT | Dùng cho thủ quỹ | x | x | x |
11 | Sổ chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm | S11-CĐT | TK152,153,155 | x | x | x |
12 | Sổ Tài sản cố định | S12-CĐT | TK 211,213 | x | x | x |
13 | Sổ Tài sản theo đơn vị sử dụng | S13-CĐT |
| x | x | x |
14 | Sổ chi phí sản xuất thử | S14-CĐT | TK154 | x | x | x |
15 | Sổ chi phí đầu tư xây dựng. | S15-CĐT | TK241 | x | x | x |
16 | Sổ chi phí ban quản lý dự án | S16-CĐT | TK642 | x | x | x |
17 | Sổ chi khí khác | S17-CĐT |
| x | x | x |
18 | Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán. | S18-CĐT | TK131,331 | x | x | x |
19 | Sổ chi tiết thanh toán bằng ngoại tệ | S19-CĐT | TK131,136,331,336,341 ... | x | x | x |
20 | Sổ chi tiết tiền vay | S20-CĐT | TK311,341 | x | x | x |
21 | Sổ chi tiết nguồn vốn đầu. | S21-CĐT | TK133,136,138,141,333334,336,338431,466... | x | x | x |
22 | Sổ chi tiết nguồn vốn đầu tư. | S22-CĐT | TK441 | x | x | x |
23 | Sổ doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử. | S23-CĐT | TK511 | x | x | x |
HỆ THỐNG BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
A- DANH MỤC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
STT | Tên báo cáo | Ký hiệu |
1 | 2 | 3 |
1 | Bảng cân đối kế toán | B01-CĐT |
2 | Nguồn vốn đầu tư | B02-CĐT |
3 | Thực hiện đầu tư | B03-CĐT |
4 | Thuyết minh báo cáo tài chính | B04-CĐT |
5 | Chi tiết nguồn vốn đầu tư | F02-CĐT |
6 | Thực hiện đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình | F03A-CĐT |
7 | Quyết toán vốn đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao sử dụng | F03B-CĐT |
8 | Chi phí khác | F03C-CĐT |
9 | Chi phí Ban quản lý dự án | F03D-CĐT |
Cơ quan cấp trên:........ Đơn vị chủ đầu tư:....... Ban quản lý dự án:...... | (Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày 28/12 /2000 của Bộ Tài chính) |
Tại ngày... tháng... năm ...
Đơn vị tính: . . .
Tài sản | Mã số | Số đầu năm | Số cuối kỳ |
A | 1 | 2 | 3 |
A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG | 100 |
|
|
I - Tiền | 110 |
|
|
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) | 111 |
|
|
2. Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc | 112 |
|
|
3. Tiền đang chuyển | 113 |
|
|
II- Các khoản phải thu | 120 |
|
|
1. Phải thu của khách hàng | 121 |
|
|
2. Trả trước cho người bán | 122 |
|
|
3. Thuế GTGT được khấu trừ | 123 |
|
|
4. Phải thu nội bộ | 124 |
|
|
Trong đó: Vốn đầu tư ở đơn vị cấp dưới | 125 |
|
|
5. Phải thu khác | 126 |
|
|
III- Hàng tồn kho | 130 |
|
|
1. Hàng mua đang đi trên đường | 131 |
|
|
2. Nguyên liệu, vật liệu | 132 |
|
|
3. Công cụ, dụng cụ | 133 |
|
|
4. Chi phí sản xuất thử dở dang | 134 |
|
|
5. Thành phẩm | 135 |
|
|
IV- Tài sản lưu động khác | 140 |
|
|
1. Tạm ứng | 141 |
|
|
B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG | 200 |
|
|
I- Tài sản cố định | 210 |
|
|
1. Tài sản cố định hữu hình | 211 |
|
|
- Nguyên giá | 212 |
|
|
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 213 | (...) | (...) |
2. Tài sản cố định vô hình | 214 |
|
|
- Nguyên giá | 215 |
|
|
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 216 | (...) | (...) |
II- Chi phí đầu tư xây dựng | 220 |
|
|
1. Chi phí đầu tư xây dựng dở dang | 221 |
|
|
2. Dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chờ duyệt quyết toán | 222 |
|
|
Tổng cộng tài sản (230=100+200) | 230 |
|
|
NGUỒN VỐN |
|
|
|
A- NỢ PHẢI TRẢ | 300 |
|
|
I- Nợ ngắn hạn | 310 |
|
|
1. Vay ngắn hạn | 311 |
|
|
2. Phải trả người bán | 312 |
|
|
3. Người mua trả tiền trước | 313 |
|
|
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước | 314 |
|
|
5. Phải trả công nhân viên | 315 |
|
|
6. Phải trả nội bộ | 316 |
|
|
7. Phải trả, phải nộp khác | 317 |
|
|
II. Vay dài hạn | 320 |
|
|
|
|
|
|
B- NGUỒN VỐN | 400 |
|
|
1. Chênh lệch đánh giá lại tài sản | 411 |
|
|
2. Chênh lệch tỷ giá | 412 |
|
|
3. Chênh lệch thu, chi chưa xử lý | 413 |
|
|
4. Nguồn vốn đầu tư | 414 |
|
|
5. Nguồn vốn đã hình thành TSCĐ | 415 |
|
|
Tổng cộng nguồn vốn (430=300+400) | 430 |
|
|
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Chỉ tiêu | Số đầu năm | Số cuối kỳ |
1. Tài sản thuê ngoài |
|
|
2. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ |
|
|
3. Ngoại tệ các loại |
|
|
4. Hạn mức vốn đầu tư còn lại |
|
|
Người lập (Chữ ký, họ tên) |
Phụ trách kế toán (Chữ ký, họ tên) | Lập, ngày ... tháng ... năm... Thủ trưởng đơn vị (Chữ ký, họ tên, đóng dấu) | |
Cơ quan cấp trên:........ Đơn vị chủ đầu tư:....... Ban quản lý dự án:...... | (Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày 28/12 /2000 của Bộ Tài chính) | ||
Quý....năm ....
Đơn vị tính:............
Nguồn vốn | Số dư | Phát sinh tăng | Phát sinh giảm | Số dư | ||||
| đầu quý | Quý báo cáo | Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo | Luỹ kế từ khởi công đến cuối quý báo cáo | Quý báo cáo | Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo | Luỹ kế từ khởi công đến cuối quý báo cáo | cuối quý |
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
1. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
- . . . . . . . . . . . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
- . . . . . . . . . . . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
- . . . . . . . . . . . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Nguồn vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
|
|
|
|
- . . . . . . . . . . . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
- . . . . . . . . . . . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
- . . . . . . . . . . . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Nguồn vốn vay |
|
|
|
|
|
|
|
|
- . . . . . . . . . . . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
- . . . . . . . . . . . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
- . . . . . . . . . . . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Nguồn vốn khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
- . . . . . . . . . . . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
- . . . . . . . . . . . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
- . . . . . . . . . . . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập (Chữ ký, họ tên) |
Phụ trách kế toán (Chữ ký, họ tên) | Lập, ngày ... tháng ... năm... Thủ trưởng đơn vị (Chữ ký, họ tên, đóng dấu) |
Cơ quan cấp trên: ... Đơn vị chủ đầu tư: ... Ban quản lý dự án:... | (Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày 28/12 /2000 của Bộ Tài chính) |
Quý ... năm ...
Đơn vị tính: . . .
S TT | Cơ cấu vốn đầu tư | Kế hoạch năm | Thực hiện đầu tư đầu quý | Thực hiện đầu tư | Đầu tư hoàn thành bàn giao sử dụng được duyệt quyết toán |
Thực hiện | ||||
|
|
|
| Quý báo cáo | Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo | Luỹ kế từ khởi công đến cuối quý báo cáo | Quý báo cáo | Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo | Luỹ kế từ khởi công đến cuối quý báo cáo | đầu tư còn lại cuối quý |
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
1 | Chi phí xây lắp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Giá trị thiết bị đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Giá trị thiết bị cần lắp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Giá trị thiết bị không cần lắp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Công cụ, dụng cụ, ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Chi phí khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Trong đó: Chi phí Ban quản lý dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng (1+2+3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập (Chữ ký, họ tên) | Phụ trách kế toán (Chữ ký, họ tên) | Lập, ngày ... tháng ... năm... Thủ trưởng đơn vị (Chữ ký, họ tên, đóng dấu) |
Cơ quan cấp trên:........ Đơn vị chủ đầu tư:....... Ban quản lý dự án:...... | (Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày 28/12 /2000 của Bộ Tài chính) |
Quý..... Năm......
1. Đặc điểm hoạt động của Ban quản lý dự án
1.1- Đặc điểm của Ban quản lý dự án
1.2- Đặc điểm của các dự án thực hiện đầu tư
2. Chế độ kế toán áp dụng tại Ban quản lý dự án
2.1- Niên độ kế toán
2.2- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp quy đổi các đồng tiền khác.
2.3- Hình thức sổ kế toán áp dụng
2.4- Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định
2.5- Phương pháp kế toán hàng tồn kho
2.6- Nguyên tắc đánh giá
3. Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính
3.1 - Thu nhập, chi phí hoạt động khác
Đơn vị tính:...
STT | Nội dung | Thực hiện quý báo cáo | Luỹ kế từ đầu năm |
1 | A | 2 | 3 |
I | Thu nhập hoạt động khác Trong đó: - - - |
|
|
II | Chi phí hoạt động khác Trong đó: - - - |
|
|
III | Chênh lệch thu, chi |
|
|
IV | Sử dụng chênh lệch thu, chi - - |
|
|
3.2 - Tình hình tăng, giảm tài sản cố định
Đơn vị tính:........
Nhóm TSCĐ
Chỉ tiêu | Nhà cửa, | Máy móc, thiết bị | ... | Tổng cộng |
A | 1 | 2 | 3 | 4 |
1. Nguyên giá TSCĐ |
|
|
|
|
- Số dư đầu kỳ |
|
|
|
|
- Số tăng trong kỳ |
|
|
|
|
- Số giảm trong kỳ |
|
|
|
|
- Số dư cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Giá trị đã hao mòn |
|
|
|
|
- Số dư đầu kỳ |
|
|
|
|
- Số tăng trong kỳ |
|
|
|
|
- Số giảm trong kỳ |
|
|
|
|
- Số dư cuối kỳ |
|
|
|
|
4. Giải thích, đánh giá một số tình hình và kết quả đầu tư xây dựng (Phần tự trình bày của đơn vị)
---------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------
5 - Kiến nghị của đơn vị chủ đầu tư
---------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------
Người lập (Chữ ký, họ tên) |
Phụ trách kế toán (Chữ ký, họ tên) | Lập, ngày ... tháng ... năm... Thủ trưởng đơn vị (Chữ ký, họ tên, đóng dấu) |
Cơ quan cấp trên:........ Đơn vị chủ đầu tư:....... Ban quản lý dự án:...... | (Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày 28/12 /2000 của Bộ Tài chính) |
Tên nguồn vốn đầu tư:.......
Quý... năm...
Đơn vị tính:.......
Tên dự án, công trình, | Số | Phát sinh tăng | Phát sinh giảm | Số | ||||
hạng mục công trình | dư đầu quý | Quý báo cáo | Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo | Luỹ kế | Quý báo cáo | Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo | Luỹ kế từ khởi công đến cuối quý báo cáo | dư cuối quý |
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
1. Dự án A |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Công trình + HMCT + HMCT + ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Công trình + HMCT + HMCT + ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Dự án B |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Công trình + HMCT + HMCT + ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Công trình + HMCT + HMCT + ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
3. ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
- ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập (Chữ ký, họ tên) |
Phụ trách kế toán (Chữ ký, họ tên) | Lập, ngày ... tháng ... năm... Thủ trưởng đơn vị (Chữ ký, họ tên, đóng dấu) |
Cơ quan cấp trên: ... Đơn vị chủ đầu tư: ... Ban quản lý dự án: ...
| (Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày 28/12 /2000 của Bộ Tài chính) |
THỰC HIỆN ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
Quý ... năm ...
Đơn vị tính.....
Tên dự án công trình, hạng mục công trình | Dự toán | Kế hoạch năm | Thực hiện đầu tư trong quý báo cáo | Luỹ kế thực hiện đầu tư từ đầu năm đến cuối quý báo cáo | Luỹ kế thực hiện đầu tư từ khởi công đến cuối quý báo cáo | ||||||||||
|
|
| Xây lắp | Thiết bị | Chi phí khác | Cộng | Xây lắp | Thiết bị | Chi phí khác | Cộng | Xây lắp | Thiết bị | Chi phí khác | Cộng | |
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | |
1. Dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
- Công trình + HMCT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
- Công trình + HMCT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
- Chi phí khác chưa tính cho từng đối tượng đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2. Dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
- Công trình + HMCT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
- Công trình + HMCT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
- Chi phí khác chưa tính cho từng đối tượng đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
3. Dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
- ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Tổng cộng (1+2+3+...) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Người lập (Chữ ký, họ tên) | Phụ trách kế toán (Chữ ký, họ tên) | Thủ trưởng đơn vị (Chữ ký, họ tên, đóng dấu) |
Cơ quan cấp trên: ... Đơn vị chủ đầu tư: ... Ban quản lý dự án:... | (Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày 28/12 /2000 của Bộ Tài chính) |
QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
HOÀN THÀNH BÀN GIAO SỬ DỤNG
Quý......năm........
Đơn vị tính: . . .
Tên dự án, công trình, hạng mục công trình | Dự toán | Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư trong quý báo cáo | Luỹ kế phê duyệt quyết toán vốn đầu tư từ đầu năm đến cuối quý báo cáo | Luỹ kế phê duyệt quyết toán vốn đầu tư từ khởi công đến cuối quý báo cáo | |||||||||
|
| Xây lắp | Thiết bị | Chi phí khác | Cộng | Xây lắp | Thiết bị | Chi phí khác | Cộng | Xây lắp | Thiết bị | Chi phí khác | Cộng |
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
1. Dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Công trình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ HMCT + ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Công trình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ HMCT + ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Dự án - ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng (1+2+3+....) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập (Chữ ký, họ tên) | Phụ trách kế toán (Chữ ký, họ tên) | Lập, ngày ... tháng ... năm... Thủ trưởng đơn vị (Chữ ký, họ tên, đóng dấu) |
Cơ quan cấp trên:........ Đơn vị chủ đầu tư:....... Ban quản lý dự án:...... | (Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày 28/12 /2000 của Bộ Tài chính) |
Quý... năm ...
Đơn vị tính:......
STT | Nội dung chi phí | Mã số | Kế hoạch năm | Thực hiện quý báo cáo | Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo | Luỹ kế từ khởi công đến cuối quý báo cáo |
1 | A | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | Giai đoạn chuẩn bị đầu tư |
|
|
|
|
|
| - Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi |
|
|
|
|
|
| - Chi phí và lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi |
|
|
|
|
|
| - ... |
|
|
|
|
|
2 | Giai đoạn thực hiện đầu tư |
|
|
|
|
|
| - Chi phí đền bù và tổ chức thực hiện đền bù |
|
|
|
|
|
| - Chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi |
|
|
|
|
|
| - Chi phí khảo sát xây dựng |
|
|
|
|
|
| - Chi phí cho công việc đấu thầu |
|
|
|
|
|
| - Chi phí tư vấn |
|
|
|
|
|
| - ... |
|
|
|
|
|
3 | Giai đoạn kết thúc đưa dự án vào khai thác sử dụng |
|
|
|
|
|
| - Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, nghiệm thu, khánh thành |
|
|
|
|
|
| - Chi phí thực hiện quy đổi vốn |
|
|
|
|
|
| - ... |
|
|
|
|
|
4 | Chi phí Ban quản lý dự án |
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
Người lập (Chữ ký, họ tên) |
Phụ trách kế toán (Chữ ký, họ tên) | Lập, ngày ... tháng ... năm... Thủ trưởng đơn vị (Chữ ký, họ tên, đóng dấu) |
Cơ quan cấp trên:........ Đơn vị chủ đầu tư:....... Ban quản lý dự án:...... | (Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày 28/12 /2000 của Bộ Tài chính) |
Quý... năm...
Đơn vị tính:.......
S T T | Nội dung chi phí | Mã số | Kế hoạch năm | Thực hiện quý báo cáo | Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo | Luỹ kế từ khởi công đến cuối quý báo cáo |
1 | A | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | Tiền lương và các khoản phụ cấp lương |
|
|
|
|
|
2 | Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn |
|
|
|
|
|
3 | Công tác phí |
|
|
|
|
|
4 | Thông tin, liên lạc |
|
|
|
|
|
5 | Văn phòng phẩm |
|
|
|
|
|
6 | Công cụ, dụng cụ |
|
|
|
|
|
7 | Tài sản cố định |
|
|
|
|
|
8 | Điện, nước |
|
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
|
| Chi phí khác |
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
Người lập (Chữ ký, họ tên) |
Phụ trách kế toán (Chữ ký, họ tên) | Lập, ngày ... tháng ... năm... Thủ trưởng đơn vị (Chữ ký, họ tên, đóng dấu) |
NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI.
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái:
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái là: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Căn cứ để ghi sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán.
Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký - Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán ghi vào Nhật ký - Sổ Cái, sau đó ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Cuối tháng, phải khóa sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ Nhật ký - Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết).
- Về nguyên tắc, số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ Nhật ký - Sổ Cái phải khớp đúng với số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tương ứng.
Danh mục, mẫu sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái được trình bày ở phần thứ tư của chế độ này.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI
NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN HÌNH THỨC
SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại và có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục cho cả năm (theo số thứ tự trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được phụ trách kế toán duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ có các loại sổ kế toán sau:
- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối tài khoản.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối tài khoản phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối tài khoản phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối tài khoản phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Danh mục, mẫu sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ xem phần thứ tư của Chế độ này.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Nhật ký chung
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của từng nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức sổ kế toán nhật ký chung bao gồm các loại sổ kế toán sau:
- Sổ Nhật ký chung;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chung
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng Cân đối tài khoản.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối tài khoản phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
Danh mục, mẫu sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chung xem phần thứ tư của Chế độ này.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
- 1Nghị định 25-HĐBT năm 1989 Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 999-TC/QĐ/CĐKT năm 1996 ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT năm 1995 về chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 4Thông tư liên tịch 72/TTLT năm 1991 hướng dẫn chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư do Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng ban hành
- 5Thông tư 195/2012/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị định 25-HĐBT năm 1989 Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3Nghị định 178-CP năm 1994 về nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính
- 4Quyết định 999-TC/QĐ/CĐKT năm 1996 ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT năm 1995 về chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 6Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 7Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
Quyết định 214/2000/QĐ-BTC về chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- Số hiệu: 214/2000/QĐ-BTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/12/2000
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Tá
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: 01/01/2001
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực