- 1Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 3Quyết định 1929/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 155/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2138/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2022 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE TÂM THẦN CHO TRẺ EM, HỌC SINH GIAI ĐOẠN 2022-2025
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2020-2025;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025.
Điều 2. Giao Vụ Giáo dục thể chất giúp Bộ trưởng đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo lãnh đạo Bộ theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Khoa học Công nghệ Bạc Liêu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
GIÁO DỤC SỨC KHỎE TÂM THẦN CHO TRẺ EM, HỌC SINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BGDĐT ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Căn cứ các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 1929); Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 1660) và Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2020-2025 (Quyết định số 155), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022 - 2025 cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Tổ chức thực hiện chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao cho ngành Giáo dục tại Quyết định số 1929, Quyết định số 1660, Quyết định số 155 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần đối với trẻ em, học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học, nhân viên phụ trách công tác xã hội, tư vấn tâm lý trong trường học và cha mẹ học sinh; tăng cường các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây rối loạn sức khỏe tâm thần (bao gồm: tâm thần phân liệt, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, động kinh, trầm cảm, chậm phát triển trí tuệ, nạn nhân của sự xâm hại, bạo lực gia đình và học đường và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác) trong trường học, góp phần hỗ trợ phòng ngừa, can thiệp, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của trẻ em, học sinh (gọi tắt là học sinh).
2. Yêu cầu
a) Xác định đầy đủ, cụ thể các nội dung nhiệm vụ được giao và lộ trình thực hiện, bảo đảm tính khả thi của các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
b) Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả giữa các đơn vị thuộc cơ quan Bộ GDĐT với các bộ, ngành, tổ chức liên quan và các Sở GDĐT trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
c) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chuyên môn, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh về sức khỏe tâm thần
a) Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên y tế trường học, giáo viên phụ trách công tác xã hội, tư vấn tâm lý về giáo dục sức khỏe tâm thần và công tác chăm sóc, giáo dục đối với học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần.
b) Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục về sức khỏe tâm thần cho học sinh; lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa, văn hóa, thể thao; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sức khỏe tâm thần, các diễn đàn, các câu lạc bộ sức khỏe trong trường học...
2. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh về giáo dục sức khỏe tâm thần
a) Xây dựng, phát triển các tài liệu và sổ tay truyền thông, hướng dẫn công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần, đánh giá sàng lọc để phát hiện học sinh có biểu hiện rối loạn sức khỏe tâm thần; tài liệu nâng cao kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn các phương pháp nhận biết và hỗ trợ sàng lọc, can thiệp đối với học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học và tư vấn, hỗ trợ chuyển tuyến khi cần thiết.
b) Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học, giáo viên phụ trách công tác xã hội, tư vấn tâm lý, cha mẹ học sinh về việc nhận biết, đánh giá sàng lọc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về sức khỏe tâm thần và quản lý, chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trong trường học.
c) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế trường học về chăm sóc sức khỏe tâm thần của học sinh.
d) Lồng ghép nội dung giáo dục về sức khỏe tâm thần vào các chương trình đào tạo giáo viên ở các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành sư phạm.
đ) Tổ chức mạng lưới các chuyên gia về tâm lý, giáo dục, bác sỹ điều trị rối loạn sức khỏe tâm thần để tư vấn, hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và cung cấp dịch vụ tham vấn, điều trị chuyên nghiệp.
e) Tổ chức các hoạt động giáo dục kiến thức, các kỹ năng cho học sinh về sức khỏe tâm thần, chú trọng rèn luyện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột và duy trì các mối quan hệ lành mạnh nhằm giảm trầm cảm, lo âu, bạo lực, bắt nạt, giận dữ đối với học sinh.
3. Hoàn thiện văn bản, chính sách và tăng cường phối hợp liên ngành
a) Rà soát, hoàn thiện và tổ chức triển khai hiệu quả các văn bản quy định về tiêu chí trường học an toàn, thân thiện, ứng xử văn hóa, khen thưởng, kỷ luật học sinh, tạo môi trường để học sinh được phát triển toàn diện, giảm áp lực học tập.
b) Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
c) Xây dựng bộ công cụ hỗ trợ đánh giá, sàng lọc sức khỏe tâm thần cho học sinh trong các cơ sở giáo dục; chính sách hỗ trợ học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập.
d) Xây dựng các cơ chế phối hợp liên ngành: Giáo dục - Y tế - Lao động, Thương binh và Xã hội và các ban, ngành liên quan trong công tác đào tạo, tập huấn, truyền thông, giáo dục, tư vấn và chăm sóc, sàng lọc, điều trị, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về sức khỏe tâm thần của học sinh trong các cơ sở giáo dục. Tăng cường phối hợp, kết nối giữa nhà trường và gia đình học sinh trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh.
4. Tăng cường chăm sóc và quản lý sức khỏe tâm thần học sinh
a) Tổ chức đánh giá sức khỏe định kỳ của học sinh, kết hợp lồng ghép các hoạt động sàng lọc phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần và dự phòng các yếu tố nguy cơ của rối loạn sức khỏe tâm thần học sinh.
b) Xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục, chăm sóc, hỗ trợ, phòng ngừa và can thiệp sớm đối với các trường hợp học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học, chú trọng đến yếu tố giới và nhạy cảm về giới phù hợp với lứa tuổi ở học sinh.
c) Thường xuyên cập nhật dữ liệu học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần vào cơ sở dữ liệu sức khỏe học sinh của ngành Giáo dục.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục sức khỏe tâm thần trong trường học
a) Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm các nước trong khu vực và thế giới về lĩnh vực trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học.
b) Thực hiện lồng ghép phù hợp Kế hoạch này với các chương trình, đề án, kế hoạch có liên quan đến chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh, công tác xã hội và tư vấn tâm lý đã được phê duyệt, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và tranh thủ tối đa các nguồn lực trong quá trình triển khai.
c) Thúc đẩy hợp tác quốc tế, huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh, phòng, ngừa các yếu tố nguy cơ của rối loạn sức khỏe tâm thần.
(Các nhiệm vụ cụ thể theo Phụ lục kèm theo).
1. Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Vụ Giáo dục thể chất
- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này tại địa phương, đơn vị.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp với các Bộ, ngành, các đơn vị có liên quan về công tác phòng, ngừa các yếu tố nguy cơ của rối loạn sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trong các cơ sở giáo dục. Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các chính sách về dự phòng, chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh.
- Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục phù hợp đối với học sinh; xây dựng các tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về các yếu tố nguy cơ và biện pháp dự phòng, can thiệp, giáo dục, chăm sóc đối với học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần.
b) Vụ Giáo dục Chính trị và công tác học sinh, sinh viên
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai hoạt động công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học.
- Chủ trì hướng dẫn việc lồng ghép các chương trình giáo dục kỹ năng sống có nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Phối hợp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch và triển khai các nhiệm vụ được phân công.
c) Vụ Giáo dục Đại học
Chủ trì tham mưu, chỉ đạo lồng ghép nội dung giáo dục về sức khỏe tâm thần vào các chương trình đào tạo giáo viên ở các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành sư phạm.
d) Cục Công nghệ thông tin
Chủ trì rà soát, cập nhật và quản lý dữ liệu về học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần trong cơ sở dữ liệu sức khỏe học sinh của ngành Giáo dục.
đ) Các Vụ: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học
- Chỉ đạo lồng ghép nội dung giáo dục sức khỏe tâm thần cho học sinh trong chương trình các môn học và hoạt động giáo dục.
- Vụ Giáo Tiểu học chủ trì tham mưu quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, trong đó có đối tượng học sinh bị rối loạn sức khỏe tâm thần.
- Phối hợp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch và triển khai các nhiệm vụ được phân công.
e) Vụ Kế hoạch - Tài chính
Hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ trong việc xây dựng dự toán kinh phí để triển khai các hoạt động theo Kế hoạch hoạt động được lãnh đạo Bộ phê duyệt.
2. Các Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Xây dựng Kế hoạch thực hiện theo giai đoạn 2022-2025 và chỉ đạo triển
khai phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn tại địa phương.
b) Chủ động xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về giáo dục sức khỏe tâm thần cho học sinh với Sở Y tế, Sở Lao động - Thương bình và Xã hội và các sở, ngành liên quan tại địa phương. Chỉ đạo tăng cường phối hợp với các tổ chức, kết nối giữa nhà trường và gia đình học sinh trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh.
c) Tổ chức sơ kết và gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục thể chất) trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập dự toán, quyết toán, quản lý sử dụng kinh phí bảo đảm triển khai thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành./.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
STT | Nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Sản phẩm |
1 | Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh về sức khỏe tâm thần | ||||
1.1 | Xây dựng các chuyên mục truyền thông về rối loạn sức khỏe tâm thần và phòng, ngừa các yếu tố nguy cơ của rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học | Vụ GDTC | - Báo GDTĐ - Các đơn vị liên quan | 2022-2025 | Các chuyên mục/Tin bài truyền thông |
1.2 | Xây dựng các tài liệu truyền thông (Infographic, video clip..) và tuyên truyền, phổ biến đến các cơ sở giáo dục, cha mẹ học sinh về công tác chăm sóc sức khỏe, các yếu tố nguy cơ của rối loạn sức khỏe tâm thần và đánh giá, sàng lọc sức khỏe tâm thần trong trường học | Vụ GDTC | - Các Sở GDĐT - Các đơn vị liên quan | 2022-2025 | Các sản phẩm truyền thông, Infographic, video clip được xây dựng |
1.3 | Xây dựng các tài liệu, sổ tay hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe tâm thần và phòng, ngừa các yếu tố nguy cơ rối loạn tâm thần trong trường học. | Vụ GDTC | Các đơn vị liên quan | 2022-2023 | Kế hoạch/Quyết định của Bộ GDĐT ban hành Tài liệu |
2 | Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh về giáo dục sức khỏe tâm thần | ||||
2.1 | Xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn cán bộ, giáo viên về công tác xã hội và tư vấn tâm lý cho học sinh nguy cơ rối loạn tâm thần trong trường học. | Vụ GDCTHSSV | - Vụ GDTC; - Các đơn vị liên quan. | 2022-2025 | Tài liệu/kế hoạch tập huấn |
2.2 | Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe tâm thần của thanh niên trong các cơ sở giáo dục | Vụ GDTC | Các đơn vị liên quan | 2022-2025 | Hội nghị/Tập huấn/Kế hoạch/Báo cáo |
2.3 | Xây dựng chương trình, tài liệu và chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng nhân viên y tế trường học về công tác giáo dục sức khỏe tâm thần, hướng dẫn đánh giá, sàng lọc phát hiện sớm những học sinh có ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần để có kế hoạch can thiệp phù hợp | Vụ GDTC | -Vụ GDCTHSSV; - Các đơn vị liên quan | 2022-2023 | Kế hoạch/Quyết định của Bộ GDĐT ban hành Chương trình, Tài liệu |
2.4 | Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên y tế trường học về các kỹ năng truyền thông, quản lý, phòng, ngừa rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học | Vụ GDTC | Các đơn vị liên quan | 2022-2025 | Hội nghị/Tập huấn/Kế hoạch/Báo cáo |
3 | Hoàn thiện văn bản, chính sách và tăng cường phối hợp liên ngành | ||||
2.1 | Xây dựng Thông tư quy định tiêu chí trường học an toàn, thân thiện trong các cơ sở giáo dục phổ thông | Vụ GDTC | Vụ GDTH, Vụ GDTrH | 2023 | Thông tư |
2.2 | Xây dựng các cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác truyền thông, giáo dục, tư vấn và chăm sóc, đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về sức khỏe tâm thần của học sinh trong các cơ sở giáo dục. | Vụ GDTC | - Các Sở GDĐT - Các đơn vị liên quan | 2022-2023 | Kế hoạch/Chương trình phối hợp |
2.3 | Nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ đánh giá về sức khỏe tâm thần của trẻ em, học sinh trong trường học. | Viện KHGDVN | - Vụ GDTC; - Bộ Y tế; - Các đơn vị liên quan. | 2023 | Bộ công cụ đánh giá |
4 | Tăng cường chăm sóc và quản lý sức khỏe tâm thần học sinh | ||||
4.1 | Chỉ đao, hướng dẫn công tác quản lý, đánh giá, theo dõi, tư vấn và chăm sóc sức khỏe khỏe tâm thần học sinh trong trường học. | Vụ GDTC | Các đơn vị liên quan | 2022-2025 | Văn bản/hướng dẫn |
4.2 | Xây dựng và triển khai thí điểm, nhân rộng các mô hình chăm sóc sức khỏe trong trường học để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ của rối loạn sức khỏe tâm thần học sinh | Vụ GDTC | Vụ GDMN Vụ GDTH Vụ GDTrH Vụ GDĐH Vụ GDCTHSSV Viện KHGDVN | 2023-2025 | Mô hình thí điểm được triển khai và nhân rộng |
5 | Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục sức khỏe tâm thần trong trường học | ||||
5.1 | Tổ chức, phối hợp tổ chức các hội thảo chuyên đề/Hội nghị với sự tham gia của các Tổ chức quốc tế, các chuyên gia nước ngoài, trao đổi kinh nghiệm để thúc đẩy công tác trợ giúp đối với học sinh rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học | Vụ GDTC | Các đơn vị liên quan | 2022-2025 | Kế hoạch/Hội nghị/Hội thảo được tổ chức |
5.2 | Hội nghị tổng kết đánh giá việc thực hiện Kế hoạch | Vụ GDTC | Các đơn vị liên quan | 2025 | Kế hoạch/Hội nghị |
- 1Quyết định 4659/QĐ-BGDĐT năm 2021 Kế hoạch thực hiện Quyết định 1660/QĐ-TTg về Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 630/BGDĐT-GDTC năm 2022 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn sức khỏe cho giáo viên, trẻ em, học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 1442/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025 của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông báo 1049/TB-BYT về kết luận của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tại cuộc họp xây dựng Đề án Tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần và Đề án Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp vào ngày 02/8/2022 do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 3560/BYT-BH năm 2023 cung cấp thông tin về chương trình sức khỏe tâm thần cộng đồng do Bộ Y tế ban hành
- 6Công văn 5909/BGDĐT-GDTC năm 2023 thực hiện báo cáo hiện trạng sức khỏe trẻ mẫu giáo, học sinh năm học 2023-2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Quyết định 3854/QĐ-BGDĐT năm 2023 phê duyệt Tài liệu truyền thông về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Kế hoạch 160/KH-UBDT năm 2024 triển khai Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2023-2030 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 1Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 3Quyết định 1929/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 4659/QĐ-BGDĐT năm 2021 Kế hoạch thực hiện Quyết định 1660/QĐ-TTg về Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Quyết định 155/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 630/BGDĐT-GDTC năm 2022 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn sức khỏe cho giáo viên, trẻ em, học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Quyết định 1442/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025 của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Thông báo 1049/TB-BYT về kết luận của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tại cuộc họp xây dựng Đề án Tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần và Đề án Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp vào ngày 02/8/2022 do Bộ Y tế ban hành
- 10Công văn 3560/BYT-BH năm 2023 cung cấp thông tin về chương trình sức khỏe tâm thần cộng đồng do Bộ Y tế ban hành
- 11Công văn 5909/BGDĐT-GDTC năm 2023 thực hiện báo cáo hiện trạng sức khỏe trẻ mẫu giáo, học sinh năm học 2023-2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12Quyết định 3854/QĐ-BGDĐT năm 2023 phê duyệt Tài liệu truyền thông về sức khỏe tâm thần của học sinh phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13Kế hoạch 160/KH-UBDT năm 2024 triển khai Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2023-2030 do Ủy ban Dân tộc ban hành
Quyết định 2138/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 2138/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/08/2022
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Ngô Thị Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực