Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2137/GD-ÐT | Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 1997 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Ðào tạo;
Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Công tác Chính trị.
QUYẾT ÐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này " Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường Ðại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ", thay thế Quy định tạm thời về tổ chức và quản lý công tác Ðời sống vật chất (ăn, ở), trong các trường đại học và THCN đã ban hành kèm theo Quyết định số 1145/TDÐS ngày 30-8-1977 của Bộ Ðại học và THCN.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác Chính trị, Vụ trưởng các Vụ có liên quan của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Giám đốc các Sở Giáo dục và Ðào tạo, Giám đốc các Ðại học, Hiệu trưởng các trường Ðại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG |
CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN NỘI TRÚ TRONG CÁC TRƯỜNG ÐẠI HỌC, CAO ÐẲNG, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ
( Ban hành kèm theo Quyết định số 2137 /GDÐT ngày 28 tháng 6 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo )
Tất cả HSSV nội trú đều phải đăng ký hợp đồng nội trú với Trưởng ban quản lý KNT. Hợp đồng nội trú chỉ có giá trị trong từng năm học hoặc theo học kỳ. Trước khi về nghỉ hè, nghỉ Tết hoặc đi vắng dài ngày HSSV phải giao lại phòng ở cho Trưởng ban quản lý KNT để có điều kiện tu bổ, bảo quản.
Điều 4. Khu nội trú HSSV cần có các điều kiện tối thiểu sau đây:
1. Tất cả phòng ở, nhà ở đều phải có địa chỉ cụ thể: số phòng, số nhà, đường phố.
2. Nhà ở, nhà ăn phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về cấu trúc và xây dựng, phải có phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy.
3. Phòng ở phải có các điều kiện, tiện nghi và trang thiết bị tối thiểu bảo đảm yêu cầu ở, học tập, sinh hoạt bình thường của HSSV nội trú.
4. Nhà ăn phải được sử dụng đúng mục đích là phục vụ bữa ăn cho HSSV. Nhà bếp, phòng ăn và trang thiết bị phục vụ nấu và ăn phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ Y tế quy định.
5. Cảnh quan môi trường phải sạch sẽ, có đường xá, cây xanh và tường rào bảo vệ.
1. Bổ nhiệm và miễn nhiệm Trưởng và Phó Trưởng ban quản lý KNT của trường.
2. Ban hành Nội qui KNT phù hợp với Qui chế công tác HSSV nội trú và đặc điểm, điều kiện của trường.
3. Xét duyệt kế hoạch phân phối và sử dụng các nguồn thu của KNT; kế hoạch xây dựng, tu bổ, nâng cấp, sửa chữa nhà ở, nhà ăn, các công trình hạ tầng của KNT.
4. Quy định mức phí nội trú thích hợp với chất lượng phòng ở và điều kiện phục vụ (diện tích bình quân theo đầu người, khả năng cung cấp điện nước, chất lượng công trình phụ, trang bị bàn ghế.). Phí nội trú được sử dụng để tu bổ, sửa chữa nhỏ, cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt, trả tiền điện nước và bảo đảm các khâu phục vụ, trên nguyên tắc không nhằm mục đích kinh doanh.
5. Xét duyệt danh sách HSSV thuộc diện chính sách xã hội được miễn hoặc giảm phí nội trú.
6. Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức ăn, ở, tự học, sinh hoạt cho HSSV nội trú. Phối hợp với các đoàn thể trong trường tổ chức các hoạt động phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần cho HSSV nội trú.
7. Phối hợp với chính quyền địa phương sở tại tổ chức các hoạt động bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn trong KNT và các biện pháp xử lý cácvụ việc liên quan.
8. Hàng năm công bố công khai số chỗ có thể tiếp nhận HSSV vào ở nội trú đối với từng khóa tuyển sinh.
Điều 6. HSSV có nguyện vọng ở nội trú phải nộp hồ sơ đăng ký với Trưởng ban quản lý KNT của trường.
1. Ðối với người mới xin ở nội trú lần đầu, hồ sơ bao gồm:
- Ðơn xin vào nội trú ( theo mẫu tại Phụ lục số 2 )
- Các giấy tờ chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có)
- Giấy báo trúng tuyển (nếu là HSSV năm thứ 1 ) hoặc thẻ HSSV (nếu là HSSV năm thứ 2 trở lên ).
2. Ðối với người đã được bố trí ở nội trú khi hợp đồng nội trú hết thời hạn phải ký lại hợp đồng ở nội trú cho năm học hoặc học kỳ sau.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đăng ký ở nội trú của HSSV, trong thời hạn tối đa là 15 ngày, Trưởng ban quản lý KNT của trường phải trả lời cho HSSV về việc chấp thuận hay không chấp thuận cho ở nội trú. Trường hợp không chấp nhận cần giải thích rõ lý do.
Một tháng trước khi hợp đồng hết hạn, Trưởng ban quản lý KNT của trường cần báo cho người ở nội trú biết.
Khi hợp đồng hết hiệu lực, người ở nội trú phải ra khỏi khu nội trú.
Việc gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới đều phải tuân thủ qui chế này.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HSSV NỘI TRÚ
Điều 9. HSSV nội trú phải thực hiện đúng hợp đồng nội trú đã ký và có trách nhiệm:
1. Nộp đủ và đúng hạn phí nội trú theo quy định trong hợp đồng. Những HSSV nội trú thuộc diện chính sách xã hội muốn được miễn giảm phí nội trú phải làm đơn trình Hiệu trưởng xem xét quyết định.
2. Không tự ý sửa chữa, cải tạo phòng ở, không di chuyển trang vật tư của KNT khỏi vị trí đã bố trí.
3. Chịu trách nhiệm đền bù về những hư hỏng, mất mát do mình gây ra đối với các trang thiết bị của KNT; tự bảo quản tư trang và đồ đạc của mình.
4. Thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú.
5. Không được chuyển nhượng hoặc cho thuê lại hợp đồng nội trú.
6. Thực hiện yêu cầu của Trưởng ban quản lý KNT về việc điều chuyển chỗ ở trong trường hợp cần thiết và có lý do xác đáng.
Điều 10. HSSV nội trú phải chấp hành đúng các quy định về trật tự và vệ sinh KNT:
1. Hoàn thành nhiệm vụ trực phòng, trực tầng (dẫy) theo lịch phân công. Tham gia đầy đủ kế hoạch làm vệ sinh môi trường của KNT.
2. Quần áo tư trang, chăn, màn, đồ dùng cá nhân, sách vở phải để gọn gàng ngăn nắp đúng nơi quy định tong phòng ở.
3. Chỉ được tắm giặt, phơi quần áo, chăn, chiếu, màn đúng nơi quy định.
4. Xe đạp, xe máy và các vật dụng cồng kềnh phải để đúng nơi quy định trong KNT.
5. Trong trường hợp KNT chưa có phòng tiếp khách thì được tiếp khách trong phòng ở trước 22 giờ, nếu được sự đồng ý của Trưởng ban quản lý KNT và các thành viên cùng ở trong phòng.
6. Chỉ được tổ chức hội họp, ca hát, nhảy múa đúng nơi quy định khi được phép của Trưởng ban quản lý KNT.
7. Tích cực tham gia giải quyết các trường hợp bất thường như hỏa hoạn, rủi ro. xảy ra trong KNT.
Điều 11. Nghiêm cấm HSSV nội trú:
1. Tạo ra hoặc tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, pháo nổ, chất nổ, chất gây cháy, hóa chất độc hại.
2. Tạo ra hoặc tàng trữ, sử dụng dưới mọi hình thức các chất kích thích như thuốc phiện và các chế phẩm của nó, các loại nước uống có độ cồn từ 12o (12 độ) trở lên.
3. Tàng trữ, lưu hành hoặc truyền bá phim ảnh, băng đĩa hình và các văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích thích bạo lực hoặc các tài liệu chiến tranh tâm lý của địch.
4. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động đánh bạc, số đề, mại dâm dưới bất cứ hình thức nào hoặc có quan hệ nam nữ bất chính.
5. Gây gổ, đánh nhau hoặc kích động đánh nhau, tổ chức băng nhóm, phe phái, tụ tập gây rối trật tự trị an dưới bất cứ hình thức nào.
6. Có hành vi phá hoại hoặc ăn cắp tài sản công, sử dụng tài sản công không đúng mục đích; ăn cắp tài sản công dân, trấn lột.
7. Chứa chấp, che dấu hàng lậu và tội phạm.
8. Ðưa người lạ vào ở trong phòng ở của mình; tiếp khách trong phòng ở quá giờ quy định.
9. Có hành động, tác phong thiếu văn hóa, gây mất trật tự, gây ô nhiểm vệ sinh môi trường:
- Nói tục, chửi thề.
- Xả rác, khạc nhổ, ăn ở luộm thuộm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường trong phòng ở và khuh vực nội trú.
- Nấu ăn trong phòng ở (trừ các lọai phòng ở có thiết kế bếp và được Trưởng ban quản lý KNT cho phép nấu ăn tại phòng ở).
- Che chắn phòng ở, giường ngủ làm mất vẻ mỹ quan hoặc nhằm mục đích không lành mạnh.
- Viết vẽ bậy và tùy tiện dán quảng cáo, áp phích.
- Ðặt bát hương, thờ cúng trong phòng ở KNT.
10. Gây tiếng ồn, sử dụng các phương tiện gây tiếng ồn vượt quá quy định của nhà trường.
11. Xâm phạm kho tàng và các khu vực cấm ở KNT.
QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ CỦA BAN QUẢN LÝ KHU NỘI TRÚ
Quyền hạn và nhiệm vụ của Trưởng ban quản lý KNT:
1. Nghiên cứu, đề xuất, trình Hiệu trưởng xét duyệt:
- Kế hoạch thu, chi các nguồn kinh phí phục vụ công tác HSSV nội trú bao gồm: ngân sách Nhà nước và kinh phí do trường cấp, phí nội trú, nguồn thu do cho thuê nhà ở trong mùa hè và các nguồn thu khác (nếu có).
- Mức phí nội trú, danh sách sinh viên thuộc diện được miễn hoặc giảm phí nội trú.
- Kế hoạch xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, tu bổ nhà ở, nhà ăn, các công tình hạ tầng và công trình phục vụ sinh hoạt; kế hoạch và biện pháp bảo đảm điều kiện hoạt động của KNT
- Kế hoạch và biện pháp sử dụng có hiệu quả các phòng ở, nhà ăn và các côngười trình của KNT.
- Báo cáo quyết toán định kỳ về tài ch1nh liên quan đến KNT.
2. Quản lý, điều hành các mặt công tác của KNT.
3. Phổ biến và hướng dẫn thi hành Quy chế công tác HSSV nội trú và Nội quy KNT.
4. Xử lý các cán bộ, công nhân viên và HSSV vi phạm Quy chế công tác HSSV nội trú và Nội quy KNT theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 của Quy chế này.
5. Quyết định danh sách HSSV được ký hợp đồng nội trú và cấp thẻ ra vào của HSSV nội trú.
6. Ký, thực hiện hoặc đình chỉ hợp đồng nội trú, kể cả hợp đồng cho thuê nhà ở trong những tháng hè và các công trình khác của KNT. Khi cần thiết và có lý do xác đáng, có thể điều chuyển chỗ ở của HSSV nội trú.
Trường hợp số chỗ trong khu nội trú không đáp ứng nhu cầu ở của HSSV, cần tổ chức liên hệ giúp HSSV thuê nhà trọ trong vùng xung quanh trường hoặc tại KNT còn chỗ chưa dùng hết của các trường khác.
7. Tổ chức sử dụng nhà ăn tập thể đúng mục đích là phục vụ bữa ăn cho HSSV. Tuỳ tình hình cụ thể, có thể ký hợp đồng đấu thầu việc phục vụ bữa ăn cho HSSV trong nhà ăn tập thể của KNT.
8. Chủ trì phối hợp với y tế nhà trường, tổ chức phun thuốc đề phòng dịch bệnh trong các phòng ở, hành lang, cầu thang, nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà ăn tập thể và khu vực xung quanh KNT.
Khi phát hiện dấu hiệu dịch bệnh phải báo ngay cho cơ quan y tế nhà trường và cơ quan y tế địa phương áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết.
9. Ðịnh kỳ kiểm tra, sửa chữa hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện, hệ thống chống thấm dột, cửa ra vào, cửa sổ, giường, tủ, bàn, ghế, nhà ăn, nhà vệ sinh, tường rào bảo vệ, các phương tiện phòng cháy , chữa cháy và sửa sang cảnh quan, môi trường trong khu vực nội trú.
10. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, các lực lượng bảo vệ chuyên trách, thanh niên xung kích an ninh; kết hợp chặt chẽ với Công an khu vực, Công an phường, xã, quận huyện, thành phố để thực hiện có hiệu quả các biện pháp, phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn, bảo vệ khu nội trú, bảo vệ tài sản và tính mạng của HSSV nội trú.
11. Tổ chức đăng ký tạm trú cho HSSV nội trú. Tổ chức chỗ trông giữ xe hoặc nơi gửi đồ đạc của HSSV nội trú. Cử người trực nhà ở.
12. Phối hợp với Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho HSSV nội trú.
13. Tổ chức trực khu nội trú 24/24 giờ /ngày.
Điều 13. Quyền hạn và trách nhiệm của người trực khu nội trú trong ca trực:
1. Thường xuyên có mặt ở vị trí trực theo đúng lịch và thời gian đã được phân công.
2. Kiểm tra thẻ ra vào của HSSV nội trú; lưu giữ giấy tờ của khách đến thăm HSSV nội trú, khi khách ra về thì trả lại. Không cho khách vào phòng ở KNT khi không được phép của Trưởng ban quản lý KNT.
3. Không cho phép người ngoài vào ở trong KNT.
4. Bảo quản, kiểm tra thường xuyên các phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Khi phát hiện cháy phải áp dụng ngay các biện pháp chữa cháy, đồng thời khẩn cấp thông báo cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
5. Phân công, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc trực tầng (dãy).
6. Ðịnh kỳ phối hợp với Ban Tự quản HSSV nội trú, tổ chức kiểm tra HSSV nội trú thực hiện quy chế và nội quy trong phòng ở cũng như trong khu nội trú. Tổ chức làm vệ sinh môi trường trong KNT.
7. Khi phát hiện các vi phạm quy chế và nội quy một mặt phải báo cáo ngay Trưởng ban quản lý KNT, một mặt phải áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời.
8. Khi HSSV nội trú đề xuất những vấn đề liên quan đến công tác HSSV nội trú hoặc yêu cầu sửa chữa nhà ở, nhà ăn và các trang thiết bị, các hệ thống điện, nước, chống thấm dột. phải báo ngay cho Trưởng ban quản lý KNT có biện pháp giải quyết. Trường hợp có HSSV ốm đau hoặc tai nạn cần cấp cứu kịp thời phải sử dụng các biện pháp vá phương tiện cần thiết để giúp đỡ HSSV.
9. Phải có thái độ đúng mực, đối với HSSV cũng như đối với khách của họ trong KNT.
10. Ghi chép đầy đủ tình hình của ca trực và bàn giao sổ thực cho ca trực sau.
Điều 14. Công tác tự quản của HSSV nội trú.
Ðể phát huy vai trò tự quản của HSSV nội trú nhằm thực hiện tốt Quy chế HSSV nội trú và nội quy KNT, dưới sự chỉ đạo của Ðảng(ảng ủy và Hiệu trưởng, Trưởng ban quản lý KNT phối hợp với Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên tổ chức và chỉ đạo hoạt động của Ban Tự quản của HSSV nội trú.
Thành phần của Ban Tự quản bao gồm đại diện Ðoàn TNCS HỒ Chí Minh do Ban Chấp hành Ðoàn trường giới thiệu, đại diện Hội Sinh viên do Hội Sinh viên trường giới thiệu và đại diện của HSSV nội trú do Ban Chủ nhiệm khoa giới thiệu; Trưởng ban quản lý KNT quyết định thành lập, điều hành và bảo đảm các điều kiện về trụ sở, trang bị và chi phí cần thiết cho hoạt động của Ban Tự quản. Ban Tự quản phối hợp với Trưởng ban quản lý KNT chọn cử những HSSV có trách nhiệm và nhiệt tình tham gia các Ðội Thanh niên xung kích an ninh (hoặc Ðội cờ đỏ).
Quyền hạn và trách nhiệm của Ðội Thanh niên xung kích an ninh (hoặc Ðội cờ đỏ):
1. Thường xuyên đôn đốc và định kỳ kiểm tra việc thực hiện quy chế HSSV nội trú và nội quy KNT tại phòng ở và các khu vực khác của KNT.
2. Tổ chức cho HSSV nội trú tham gia làm vệ sinh môi trường hoặc htham gia giải quyết các trường hợp bất thường xẩy ra trong KNT như hỏa hoạn, rủi ro.
3. Kịp thời phát hiện các vi phạm, lập biên bản và kiến nghị các biện pháp xử lý thích hợp.
1. Do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra tình trạng không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh, tiêu chuẩn an toàn về kết cấu và xây dựng đối với nhà ở, nhà ăn và các công trình khác của KNT, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy và tiêu chuẩn an ninh trật tự gây ra sự cố thì tùy theo mức độ của sự cố và phạm vi trách nhiệm cá nhân sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Che dấu, tiếp tay, đồng lõa trong việc vi phạm các quy định của Quy chế HSSV nội trú, tùy theo mức độ sẽ bị cảnh cáo, buộc thôi việc hoặc truy tố trước Pháp luật.
3. Không làm tròn các nhiệm vụ quy định tại các điều 12 và 13 của Quy chế này, tùy mức độ tác hại và phạm vi trách nhiệm cá nhân sẽ bị phê bình, cảnh cáo, đình chỉ công tác hoặc buộc thôi việc.
Điều 18. Thẩm quyền xử lý vi phạm.
1. Cán bộ, công nhân viên thuộc quyền quản lý của trường vi phạm Quy chế HSSV nội trú thì Trưởng ban quản lý KNT lập biên bản đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định xử lý.
2. Học sinh, sinh viên của trường vi phạm Quy chế HSSV nội trú ở mức khiển trách, cảnh cáo hoặc hủy hợp đồng nội trú thì Hiệu trưởng ủy quyền Trưởng ban quản lý KNT ra quyết định xử lý; nếu vi phạm ở mức cao hơn thì lập biên bản đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định xử lý.
1. Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động.
2. Con liệt sĩ.
3. Con thương binh và bệnh binh đã xếp hạng (xét theo thứ tự xếp hạng , 2/4, , 4/4).
4. HSSV có hộ khẩu thường trú trước khi nhập học ở các địa phương thuộc khu vực 1 (vùng cao, vùng sâu, miền núi, hải đảo .), khu vực 2.
5. HSSV nữ.
6. Người có hoàn cảnh khó khăn.
7. HSSV có nhiều thành tích đóng góp trong công tác tập thể.
8. HSSV tham gia công tác lớp, Ðoàn, Hội SV, Ban Tự quản v.v..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
......., ngày tháng năm
Ảnh 4x6
|
|
| |
Kính gửi: | Ông Trưởng Ban quản lý Khu nội trú Trường: ............................................................. | ||
|
|
|
|
Họ và tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Hộ khẩu thường trú tại:
Là sinh viên (học sinh) lớp khóa ngành
Số thẻ học sinh (sinh viên):
Ðối tượng ưu tiên (nếu có):
Ðề nghị xem xét tiếp nhận tôi vào ở trong khu nội trú
Từ ngày
Tôi đã nghiên cứu bản Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú do BỘ Giáo dục và Ðào tạo ban hành kèm theo Quyết định số ........../GDÐT ngày ............. và Nội quy KNT của trường ban hành ngày .............. Tôi đề nghị được ký hợp đồng ở nội trú với Trưởng ban quản lý KNT. Tôi cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm của HSSV nội trú, đã quy định trong các văn bản nói trên.
Ý kiến của Trưởng ban quản lý | Ngày .... tháng ..... Năm Ký tên |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
......., ngày tháng năm
Chúng tôi:
Một bên là:
Họ và tên:
Là Trưởng ban quản lý KNT trường
Một bên là:
Họ và tên:
Dân tộc:
Hộ khẩu thường trú:
Là học sinh (sinh viên) lớp ............ khóa
Ngành trường .................................
Số thẻ HSSV .................cấp ngày
Ðã thỏa thuận ký hợp đồng:
Phòng ............., nhà số
Phố (phường), Quận
Thuộc khu nội trú của trường
Trang bị, tiện nghi bên HSSV được sử dụng gồm:
Với mức phí nội trú hàng tháng:
Hai bên cam kết:
Về phía Ban quản lý khu nội trú:
- Giao phòng và trang bị tiện ngh cho Anh (Chị)
đúng ngày hợp đồng có hiệu lực.
- Thực hiện đứng quyền hạn và nhiệm vụ của Trưởng ban quản lý KNT quy định tại điều 12 Quy chế công tác HSSV nội trú.
Về phía học sinh, sinh viên:
- Phải trả ngay phòng ở và rời khỏi KNT chậm nhất là vào ngày hợp đồng hết hiệu lực.
- Thực hiện yêu cầu của Trưởng ban quản lý KNT về việc điều chuyển nơi ở vì các lý do cần thiết và xác đáng.
- Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của HSSV nội trú quy định trong Quy chế HSSV nội trú và nội quy KNT.
Hiệu lực của Hợp đồng đương nhiên bị chấm dứt khi:
- Thời hạn ghi trong hợp đồng đã kết thúc.
- HSSV nội trú bị đình chỉ học tập.
- HSSV nội trú đã tốt nghiệp.
- HSSV không được phép ở trong KNT theo kết luận của cơ quan y tế cấp Quận, huyện trở lên.
- HSSV vi phạm Quy chế HSSV nội trú và Nội quy KNT đến mức không được phép ở trong KNT.
- HSSV đề nghị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Khu nội trú bị phá dỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Hợp đồng này được lập thành 2 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản. Hợp đồng có giá trị thực hiện kể từ ngày ............. đến ngày ............ .
Trưởng ban quản lý Khu nội trú | ......, ngày .. tháng ... năm ….. Học sinh, sinh viên nội trú |
VI PHẠM VÀ KHUNG XỬ LÍ KỶ LUẬT
Stt | Nội dung vi phạm | Mức độ xử lý | Ghi chú | |
Cảnh cáo | Ðưa ra khỏi KNT | |||
1. | Làm hỏng tài sản khu nội trú |
|
| Tuỳ theo mức độ vi phạm, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học và phải bồi thường thiệt hại |
2. | Di chuyển tài sản KNT trái với quy định | 1 lần | 2 lần | Chuyển trả tài sản lại nơi cũ |
3. | Trộm cắp tài sản của KNT và cá nhân. |
|
| Lập biên bản xử lý thqo Quy chế công tác HSSV |
4. | Tự động thay đổi chỗ ở | 1 lần | 2 lần | -nt- |
5. | Uống rượu | 1 lần | 2 lần | -nt- |
6. | Gây ồn ào mất trật tự | 1 lần | 2 lần | Tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ xử lý theo hình thức kỷ luật cao hơn |
7. | Ðánh nhau | 1 lần | 2 lần | |
8. | Ðánh nhau gây thương tích |
| 1 lần | Lập biên bản xử lí theo Quy chế công tác HSSV |
9. | Ðánh bài trong giờ tự học tại KNT | 1 lần | 2 lần | Xử lý theo Quy chế công tác HSSV |
10. | Ðánh bài ăn tiền dưới mọi hình thức |
| 1 lần | Lập biên bản xử lý theo quy chế công tác HSSV. |
11. | Tàng trữ, tiêm chích ma tuý dù chỉ 1 lần |
| 1 lần | Xử lý theo quy định hiện hành. Thông báo về địa phương |
12. | Dẫn dắt, chứa chấp gái mại dâm |
| 1 lần | Xử lý theo quy định hiện hành. Thông báo về địa phương. |
13. | Tàng trữ vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, sản phẩm văn hóa đồi trụy |
| 1 lần | Xử lý theo quy định hiện hành. Lập biên bản chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý. |
14. | Chứa chấp kẻ gian, tội phạm. Ðốt pháo trong KNT |
| 1 lần | Xử lý theo quy định hiện hành và thông báo về địa phương. |
15. | Ðể khách lạ vào ở không khai báo | 1 lần | 2 lần | Xử lý theo Quy chế công tác HSSV |
16. | Không tham gia các phong trào văn thể, vệ sinh môi trường và các hoạt động về giáo dục phòng chống AIDS - Ma túy và các tệ nạn xã hội khác. |
|
| |
17. | Ở quá hợp đồng nội trú |
|
| Quá 15 ngày bị phạt tiền và cưỡng chế đưa ra khỏi KNT. |
18. | Quá hạn đóng phí nội trú |
| Quá hạn 1 tháng không có lý do chính đáng | Thông báo cho gia đình. |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
- 1Thông tư 27/2011/TT-BGDĐT về Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 582/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2016 và hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
- 3Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 27/2011/TT-BGDĐT về Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 582/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2016 và hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
- 3Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
Quyết định 2137/GD-ĐT năm 1997 về Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong trường Ðại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 2137/GD-ĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/06/1997
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Trần Hồng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra