Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2107/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2010 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 44/2001/QH10 của Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 9 ngày 29 tháng 6 năm 2001 về chủ trương đầu tư Dự án nhà máy thủy điện Sơn La và Nghị quyết số 13/2002/QH11 của Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 2 ngày 16 tháng 12 năm 2002 về phương án xây dựng công trình thủy điện Sơn La;
Căn cứ các Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La;
Căn cứ các Quyết định số 09/2004/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La và số 677/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La;
Căn cứ Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư Dự án thủy điện Sơn La;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 207/2004/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2004 về việc ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La; số 11/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La; số 136/2008/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2008 về việc sửa đổi Điều 15 của Quyết định số 207/2004/QĐ-TTg.
Điều 3. Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Sông Đà chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2107/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Quy định các cơ chế đặc thù áp dụng riêng cho quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La nhằm đảm bảo triển khai thực hiện Dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
2. Quy định trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư và các bên tham gia thực hiện Dự án.
3. Quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương và các bên tham gia thực hiện trong quá trình quản lý và thực hiện Dự án.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng áp dụng:
a) Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La, các Bộ, ngành và địa phương có liên quan tới quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La;
b) Chủ đầu tư các dự án thành phần của Dự án thủy điện Sơn La;
c) Tổng thầu và các bên tham gia thực hiện các dự án thành phần.
2. Phạm vi áp dụng:
Cơ chế này áp dụng cho Dự án thủy điện Sơn La bao gồm các dự án thành phần sau:
a) Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (trước đây là Tổng công ty Điện lực Việt Nam) là chủ đầu tư;
b) Dự án di dân tái định cư theo địa bàn quản lý, do Ủy ban nhân dân các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu là chủ đầu tư;
c) Dự án các công trình giao thông tránh ngập, do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư.
3. Những nội dung về quản lý và thực hiện dự án không thuộc đối tượng, phạm vi tại quy định này được thực hiện theo các quy định hiện hành.
CÁC CƠ CHẾ ĐẶC THÙ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SƠN LA
Điều 3. Công tác thiết kế và tư vấn
1. Thiết kế kỹ thuật được lập theo 2 giai đoạn. Nội dung cụ thể của thiết kế kỹ thuật từng giai đoạn do Bộ Công thương (trước đây là Bộ Công nghiệp) quy định.
2. Các nội dung thiết kế được phép phê duyệt riêng, trước khi thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1 được duyệt bao gồm:
a) Quy hoạch tổng mặt bằng thi công công trình;
b) Thiết kế kỹ thuật các công trình dẫn dòng thi công;
c) Các hạng mục công trình thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng và phục vụ thi công: các công trình phụ trợ, nhà ở và nhà làm việc; các mỏ vật liệu xây dựng; các công trình công cộng; các công trình phục vụ thi công: hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc và nhà điều hành của Ban Quản lý Dự án.
3. Các tổ chức thực hiện công tác tư vấn và phương thức lựa chọn:
a) Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán là liên danh gồm: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện I (trước đây là Công ty Tư vấn xây dựng Điện I) chủ trì, phối hợp với Viện Thiết kế thủy công Moskva (Cộng hòa Liên bang Nga). Những công việc đặc thù được phép thuê thêm tư vấn phụ nước ngoài;
b) Tư vấn thiết kế bản vẽ thi công là liên danh gồm: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện I chủ trì, phối hợp với Viện Thiết kế thủy công Moskva (Cộng hòa Liên bang Nga). Những công việc đặc thù được phép thuê thêm tư vấn phụ nước ngoài;
Cho phép Hội đồng thành viên (trước đây là Hội đồng quản trị) Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ định tư vấn phụ nước ngoài trợ giúp tư vấn chính lập bản vẽ thi công.
c) Tư vấn thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán: gồm tổ chức tư vấn trong nước do Bộ Công thương chỉ định và tổ chức tư vấn nước ngoài được lựa chọn thông qua đấu thầu quốc tế hạn chế.
Bộ Công thương chịu trách nhiệm quy định cụ thể về phạm vi công việc của tư vấn thẩm định;
d) Tư vấn thiết kế tổ chức thi công: do Tổng thầu thi công thực hiện. Những công việc đặc thù được phép thuê thêm tư vấn phụ nước ngoài;
đ) Chủ đầu tư thông qua đấu thầu quốc tế hạn chế để lựa chọn tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm và năng lực làm tư vấn giám sát thi công tuyến năng lượng, phần đập bê tông đầm lăn (RCC) và các hạng mục công trình có kỹ thuật phức tạp; chủ đầu tư tổ chức thực hiện hoặc thuê Tư vấn giám sát thi công các hạng mục, công việc còn lại theo quy định hiện hành;
Bộ Công thương quy định phạm vi công việc, phân công trách nhiệm thực hiện của các tổ chức tư vấn; phê duyệt kết quả đấu thầu và hợp đồng tư vấn nước ngoài.
Điều 4. Đơn giá, tổng dự toán và dự toán các hạng mục
1. Bộ Công thương thành lập Ban Đơn giá công trình. Ban Đơn giá công trình xây dựng định mức - đơn giá, trình chủ đầu tư xem xét, trình Bộ Công thương thẩm định và ban hành sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng.
Bộ Công thương xem xét ủy quyền cho Ban Đơn giá công trình quyết định bù trừ trượt giá hàng năm phù hợp với các quy định về điều chỉnh giá tại từng thời điểm.
2. Tổng dự toán xây dựng công trình được lập và phê duyệt sau khi thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2 và đơn giá công trình được ban hành và phải phê duyệt chậm nhất đến khi thực hiện 30% giá trị xây dựng trong tổng mức đầu tư.
3. Tổ chức nghiệm thu, thanh toán khối lượng hạng mục hoàn thành theo dự toán, thiết kế bản vẽ thi công và thiết kế tổ chức thi công được duyệt phù hợp với thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt.
4. Trong thời gian thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2 và tổng dự toán chưa được phê duyệt, cho phép lập thiết kế và dự toán các hạng mục công trình được phép triển khai trước để trình duyệt làm cơ sở ký hợp đồng thực hiện hạng mục đó.
Điều 5. Phạm vi công việc thi công xây dựng công trình và cơ chế thực hiện
1. Tổng thầu thi công và phạm vi hợp đồng tổng thầu thi công:
a) Tập đoàn Sông Đà (trước đây là Tổng công ty Sông Đà) là Tổng thầu thi công. Các nhà thầu thành viên gồm: Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI); Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA); Tổng công ty Trường Sơn (Binh đoàn 12);
Tập đoàn Sông Đà và các nhà thầu thành viên căn cứ vào năng lực và kinh nghiệm để phân chia khối lượng, đảm bảo mục tiêu, tiến độ, chất lượng công trình.
b) Phạm vi công việc của hợp đồng Tổng thầu thi công do chủ đầu tư và tổng thầu thỏa thuận trong hợp đồng Tổng thầu xây dựng.
2. Các nhà thầu khác gồm: Tổng công ty công trình giao thông 1, Tổng công ty xây dựng đường thủy, Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng (Vinaconex) ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư công trình thủy điện Sơn La để thực hiện các công việc liên quan về đường giao thông, cầu, bến cảng, nhà ở, nhà làm việc, nhà điều độ công trường.
3. Cơ chế thực hiện hợp đồng Tổng thầu thi công:
a) Hình thức, giá trị hợp đồng Tổng thầu thi công:
- Hợp đồng Tổng thầu thi công là hợp đồng có điều chỉnh giá được ký giữa chủ đầu tư và tổng thầu thi công. Việc điều chỉnh giá trị hợp đồng Tổng thầu thi công được thực hiện theo quy định hiện hành;
- Giá trị hợp đồng tổng thầu thi công được xác định trên cơ sở giá trị dự toán xây lắp trước thuế (kể cả dự phòng) trong tổng dự toán được duyệt cho các hạng mục tương ứng với phạm vi của hợp đồng Tổng thầu thi công, giảm giá 2%; trừ các hạng mục công trình đã được nghiệm thu, quyết toán và các hợp đồng đã được nghiệm thu, thanh lý.
b) Tạm ứng:
- Chủ đầu tư tạm ứng vốn cho Tổng thầu hoặc nhà thầu theo quy định tại các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Chủ đầu tư tạm ứng cho tổng thầu một khoản kinh phí để thực hiện việc dự trữ vật liệu bị ảnh hưởng bởi mùa vận chuyển trên Sông Đà, cường độ thi công cao (cát, đá, clinker…). Khối lượng dự trữ vật liệu và mức tạm ứng do chủ đầu tư và Tổng thầu thỏa thuận;
- Các công việc hạng mục khoán gọn, chủ đầu tư tạm ứng 30% giá trị hạng mục.
c) Thanh toán:
- Cho phép chủ đầu tư thanh toán 97% giá trị khối lượng công việc hoàn thành (của phần còn lại sau khi đã giảm giá trị tiết kiệm do chỉ định thầu) khi nhà thầu đã hoàn thành thủ tục thanh toán. Phần còn lại sẽ được thanh toán như sau: 2% khi kết thúc thời gian bảo hành 12 tháng và 1% khi kết thúc thời gian bảo hành 24 tháng;
- Cho phép chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu thành viên khi được đại diện có thẩm quyền của Tổng thầu thi công và Ban Quản lý Dự án ký nghiệm thu chất lượng và xác nhận khối lượng;
- Cho phép chủ đầu tư thanh toán đến 85% dự toán thiết kế khi chưa có tổng dự toán được duyệt.
4. Cơ chế khoán và thanh toán các hạng mục phụ trợ:
- Các hạng mục phục vụ thi công như: hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện thi công trong mặt bằng công trường, cấp nước, đường vào các mỏ vật liệu, nhà làm việc của nhà thầu được khoán gọn theo giá trị dự toán được duyệt. Các hạng mục phụ trợ nghiệm thu theo quy mô và công năng. Quy mô và giá trị của các hạng mục này được xác định trên cơ sở tổng mặt bằng thi công được duyệt;
Bộ Công thương xem xét, quyết định điều chỉnh tiêu chuẩn nhà ở cho công nhân theo đề nghị của chủ đầu tư và tổng thầu (gồm nơi ở, khu phụ và sân); phê duyệt tỷ lệ phần trăm khoán gọn chi phí lán trại theo tổng dự toán.
Không giảm giá 2% đối với các hạng mục phục vụ thi công như: hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, xây dựng cơ bản các mỏ vật liệu, san nền và xây dựng khu phụ trợ, lán trại, nhà làm việc, các vật liệu phục vụ thi công công trình được cung cấp thông qua chào hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu.
- Kế hoạch chuyển vốn thanh toán thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và Tổng thầu thi công. Cho phép chủ đầu tư thanh toán tối đa 95% giá trị khoán gọn các hạng mục chuẩn bị thi công tùy theo mức độ hoàn thành các hạng mục, 5% còn lại sẽ được thanh toán khi hạng mục khoán gọn đã được hoàn thành và được Ban Quản lý dự án xác nhận.
5. Cho phép Chủ đầu tư đầu tư xây dựng hạng mục sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay Phả Lại (hạng mục này thuộc khu phụ trợ của Dự án thủy điện Sơn La).
6. Cho phép ngân hàng thương mại cho các nhà thầu vay vượt 15% vốn tự có của ngân hàng để mua các thiết bị thi công công trình thủy điện Sơn La.
7. Cho phép chủ đầu tư vay vốn các ngân hàng không phải thực hiện thẩm định phương án vay, trả nợ.
8. Các hạng mục không thuộc phạm vi hợp đồng tổng thầu thi công. Chủ đầu tư thực hiện theo văn bản số 1470/CP-CN ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La.
9. Cho phép tách hệ thống đấu nối nhà máy thủy điện Sơn La với hệ thống điện quốc gia ra khỏi Dự án thủy điện Sơn La và giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện. Tập đoàn có trách nhiệm hoàn thành hệ thống đấu nối đồng bộ với tiến độ thực hiện Dự án công trình thủy điện Sơn La.
10. Bộ Công thương, Bộ Xây dựng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà và các nhà thầu thành viên ký hợp đồng tổng thầu xây dựng, khẩn trương thi công, đáp ứng tiến độ Dự án công trình thủy điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị cơ điện của công trình chính, thực hiện theo kế hoạch đấu thầu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị cơ khí thủy công thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
3. Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt kết quả đấu thầu các gói thầu thiết bị cơ điện và giá trị gói thầu cung cấp thiết bị cơ khí thủy công do các nhà thầu trong nước thực hiện của Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La.
4. Bộ Tài chính thực hiện việc bảo lãnh cho chủ đầu tư vay vốn nước ngoài; tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế để mua thiết bị, vật tư, công nghệ trong nước chưa sản xuất được.
Tổng tiến độ thi công công trình theo phương án lựa chọn trong thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1 được duyệt là phương hướng chỉ đạo thực hiện tiến độ ban đầu. Chủ đầu tư lập tổng tiến độ xây dựng hoàn chỉnh cho toàn bộ Dự án (tổng hợp cả Dự án di dân tái định cư và Dự án các công trình giao thông tránh ngập) kèm theo thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2, báo cáo Bộ Công thương thẩm định và Ban Chỉ đạo Nhà nước thông qua để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Nghiệm thu công trình được thực hiện theo 3 cấp: Ban Nghiệm thu kỹ thuật, Hội đồng nghiệm thu cơ sở và Hội đồng nghiệm thu nhà nước. Hội đồng nghiệm thu nhà nước do Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng, tiến hành nghiệm thu các hạng mục công trình chính, các mốc hoàn thành của công trình: lấp sông, chống lũ, tích nước, khởi động tổ máy số 1 và hoàn thành toàn bộ nhà máy.
2. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Hội đồng nghiệm thu các cấp, nội dung, trình tự và thủ tục tiến hành nghiệm thu từng hạng mục do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định.
Việc lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 10. Cơ chế thưởng, phạt trong việc thực hiện tiến độ
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế thưởng, phạt trong việc thực hiện tiến độ các dự án: xây dựng công trình, di dân tái định cư và các công trình giao thông tránh ngập trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Cho phép chi khen thưởng thi đua trên công trường là 2 tỷ đồng mỗi năm, thực hiện từ năm 2007 đến năm 2012, nguồn tiền khen thưởng trích từ phần tiết kiệm do chỉ định thầu.
CÁC CƠ CHẾ ĐẶC THÙ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ
Điều 11. Phạm vi giải phóng mặt bằng và di dân
Phạm vi giải phóng mặt bằng và di dân bao gồm:
1. Mặt bằng công trường theo tổng mặt bằng thi công công trình thủy điện Sơn La được duyệt.
2. Vùng ngập hồ chứa theo đường viền giải phóng lòng hồ được xác định trong thiết kế kỹ thuật được duyệt.
3. Các điểm tái định cư theo quy định chi tiết được phê duyệt.
4. Mặt bằng thi công dự án xây dựng các công trình giao thông tránh ngập; dự án thủy lợi, dự án cấp nước sinh hoạt cho điểm tái định cư.
5. Đất, tài sản của hộ dân tái định cư ở vị trí trên cốt ngập chuyển đến điểm tái định cư xa nơi sản xuất cũ, hộ tái định cư không có điều kiện tiếp tục quản lý, sử dụng được nữa.
Điều 12. Quy hoạch di dân tái định cư
Quy hoạch di dân tái định cư được thực hiện theo 2 bước sau:
1. Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập; Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La.
2. Quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư:
a) Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư Dự án thủy điện Sơn La được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Ủy ban nhân dân các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên tiến hành lập quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư trên địa bàn các tỉnh;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục và nội dung quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư Dự án thủy điện Sơn La.
Điều 13. Công tác lập Dự án đầu tư, thiết kế và dự toán các dự án, công trình thuộc Dự án di dân tái định cư.
1. Công tác lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với các công trình hạ tầng (giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp nước…), lập dự án đầu tư và các bước thiết kế công trình được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Cho phép Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định các đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện làm tư vấn lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư, thiết kế - dự toán cho các tiểu Dự án và các hạng mục công trình thuộc Dự án di dân tái định cư.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh quy định phân cấp thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết, thiết kế các dự án và các hạng mục công trình thuộc Dự án di dân tái định cư.
1. Tùy theo năng lực quản lý và tổ chức thực hiện Dự án đầu tư của cấp huyện và Sở chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể quyết định việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân huyện làm chủ đầu tư các Dự án di dân tái định cư thuộc địa bàn huyện và phân cấp cho các Sở chuyên ngành (Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương,…) làm chủ đầu tư các Dự án chuyên ngành. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân huyện, Sở chuyên ngành đó quyết định thành lập Ban quản lý dự án làm đại diện chủ đầu tư quản lý dự án. Các Ban Quản lý dự án cấp huyện và Sở chuyên ngành chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Ban Quản lý dự án cấp tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về trách nhiệm và quyền hạn, Quy chế hoạt động của Ban Quản lý Dự án cấp huyện và Ban dự án các Sở chuyên ngành; cơ chế phối hợp giữa Ban Quản lý Dự án cấp tỉnh với các chủ đầu tư cấp huyện được phân cấp, các Ban Quản lý Dự án cấp huyện và các Ban Quản lý Dự án Sở chuyên ngành.
Điều 15. Phương thức lựa chọn nhà thầu thực hiện
Tùy theo quy mô và tính chất của từng hạng mục công trình hoặc gói thầu, việc thực hiện các dự án di dân tái định cư và các dự án, công trình hạ tầng được thực hiện như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được phép chỉ định các nhà thầu theo quy định có giá trị dự toán xây lắp trước thuế được duyệt đến 10 tỷ đồng.
2. Giám đốc Sở chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được phép chỉ định thầu các dự án hoặc hạng mục công trình có giá trị dự toán xây lắp trước thuế được duyệt đến 3 tỷ đồng.
3. Các tiểu dự án hoặc các hạng mục công trình có giá trị gói thầu trên 10 tỷ đồng phải được đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện; trường hợp chỉ định thầu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
4. Tỷ lệ tiết kiệm do chỉ định thầu các dự án, tiểu dự án hoặc các hạng mục công trình được thực hiện như sau:
a) Đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện: tỷ lệ chiết giảm 5%, nay giảm xuống 2%; trừ các dự án, tiểu dự án hoặc các hạng mục công trình đã được nghiệm thu, quyết toán và các hợp đồng phụ đã được nghiệm thu, thanh lý;
b) Các dự án, tiểu dự án hoặc các hạng mục công trình đang đàm phán để ký kết hợp đồng; thực hiện tỷ lệ chiết giảm là 2%.
Điều 16. Quản lý và thanh toán vốn
1. Nguồn vốn của dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La thực hiện theo Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La.
2. Kế hoạch, tiến độ hàng năm về công tác di dân tái định cư do Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Lai Châu và Điện Biên xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiến độ di dân tái định cư hàng năm phải phù hợp với tổng tiến độ xây dựng được quy định tại
3. Phân bổ vốn đầu tư cho các dự án di dân tái định cư hàng năm được xác định căn cứ trên Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư được duyệt và kế hoạch công tác di dân tái định cư hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Việc quản lý vốn, tạm ứng, thanh toán và quyết toán vốn cho công tác bồi thường, di dân tái định cư thực hiện theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La; các Quyết định số 31/2008/QĐ-TTg ngày 25 tháng 2 năm 2008 và số 72/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La, ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về bồi thường, hỗ trợ di dân tái định cư Dự án thủy điện Sơn La.
5. Chủ đầu tư tạm ứng vốn cho nhà thầu thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu chịu trách nhiệm sử dụng nguồn vốn di dân tái định cư đảm bảo hiệu quả và đúng mục đích, không sử dụng để thanh toán các hạng mục được thực hiện đầu tư từ các nguồn vốn khác.
CÁC CƠ CHẾ ĐẶC THÙ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRÁNH NGẬP
1. Bộ Giao thông vận tải thực hiện Dự án các công trình giao thông tránh ngập bao gồm: cầu Pá Uôn, cầu Hang Tôm và các đoạn đường tránh ngập trên quốc lộ 279, quốc lộ 12.
2. Các công trình giao thông tránh ngập được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn phù hợp với định hướng phát triển lâu dài trong quy hoạch tổng thể giao thông vùng Tây Bắc. Kế hoạch, tiến độ xây dựng các công trình giao thông tránh ngập phù hợp với tổng tiến độ xây dựng được quy định tại
1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm huy động đủ 1.013,24 tỷ đồng để chuyển cho Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng cầu Pá Uôn và các công trình giao thông tránh ngập thủy điện Sơn La.
2. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp để nâng quy mô công trình từ mức hiện trạng lên quy mô lâu dài được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo hàng năm.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan thực hiện việc chuyển vốn và thanh quyết toán vốn hàng năm.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN
Điều 19. Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La
Thực hiện đúng các nội dung về trách nhiệm của Ban Chỉ đạo và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan được quy định trong Quyết định số 09/2004/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La và Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La.
Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà: thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2004 về việc phê duyệt đầu tư dự án thủy điện Sơn La và Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La.
Điều 21. Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Sông Đà và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện cơ chế này.
Điều 22. Trong quá trình thực hiện cơ chế này nếu có vướng mắc, Bộ Công thương tổng hợp các ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương; đề xuất nội dung cần bổ sung, sửa đổi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 11/2007/QĐ-TTg sửa đổi về cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La kèm theo Quyết định 207/2004/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 207/2004/QĐ-TTg về cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 136/2008/QĐ-TTg sửa đổi Điều 15 Cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La kèm theo Quyết định 207/2004/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 11/2007/QĐ-TTg sửa đổi về cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La kèm theo Quyết định 207/2004/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 207/2004/QĐ-TTg về cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 136/2008/QĐ-TTg sửa đổi Điều 15 Cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La kèm theo Quyết định 207/2004/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 677/2004/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 92/2004/QĐ-TTg phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Đấu thầu 2005
- 4Quyết định 02/2007/QĐ-TTg Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết số 44/2001/NQ-QH10 về chủ trương đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Sơn la do Quốc Hội ban hành
- 6Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 7Nghị quyết số 13/2002/QH11 về phương án xây dựng công trình thủy điện Sơn La do Quốc hội ban hành
- 8Luật xây dựng 2003
- 9Quyết định 09/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 11Quyết định 31/2008/QĐ-TTg sửa đổi Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La kèm theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 13Quyết định 72/2009/QĐ-TTg sửa đổi quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La, ban hành kèm theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 15Nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 16Quyết định 801/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 2107/QĐ-TTg năm 2010 ban hành Cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 2107/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/11/2010
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 711 đến số 712
- Ngày hiệu lực: 18/11/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra