Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2015/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 20 tháng 7 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
Căn cứ Thông tư 52/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi hành Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 205/TTr-SNN&PTNT ngày 29 tháng 6 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển; Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tàu cá và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO TÀU CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 20/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam )
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc quản lý các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan tham gia quản lý, khai thác và hoạt động tại cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Quy chế này áp dụng đối với Ban Quản lý các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá, các tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia quản lý, khai thác và hoạt động tại cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Khuyến khích áp dụng Quy chế này đối với các bến cá.
1. Cảng cá là cảng chuyên dùng cho các tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu:
Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, khu dịch vụ hậu cần, đường và sân cảng.
Vùng nước đậu tàu là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu tàu, khu chuyển tải, khu tránh trú bão, luồng ra vào cảng.
2. Cơ sở hạ tầng cảng cá là các công trình, hạng mục công trình trong khu vực cảng cá bao gồm: hệ thống luồng lạch, vùng nước quay trở, neo đậu tàu, cầu cảng, đê, kè bờ, cọc buộc tàu, công trình neo buộc tàu, kè chắn cát, giảm sóng, đường bãi nội bộ, trụ sở làm việc, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, thiết bị báo hiệu, thiết bị đèn chiếu sáng, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và các tài sản khác.
3. Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá là khu vực cho tàu thuyền neo đậu tránh trú bão và thực hiện một số hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá; bao gồm vùng nước đậu tàu, luồng vào, các công trình phục vụ cho tàu neo đậu tránh trú bão và vùng đất khu neo đậu tránh trú bão.
4. Cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá sau đây gọi tắt là cảng cá, khu neo đậu tàu cá
5. Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá là đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động tại cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá được tổ chức và hoạt động dưới hình thức sau:
1. Các cảng cá do Nhà nước đầu tư hoặc nguồn vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước do đơn vị có chức năng theo quy định của pháp luật quản lý, gồm:Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBNDcác huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam hoặc doanh nghiệp.
2. Các cảng cá khác do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, Ban quản lý cảng cá là doanh nghiệp, được thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Các khu neo đậu tránh trú bão nằm trong vùng nước quản lý của cảng cá giao Ban quản lý cảng cá quản lý, sử dụng.
4. Các khu neo đậu tránh trú bão khác, UBND tỉnh giao cho một đơn vị hoặc một tổ chức phù hợp quản lý, khai thác theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN QUẢN LÝ CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
Điều 4. Về quản lý, khai thác công trình cảng cá, khu neo đậu tàu cá
1. Quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tàu cá được giao quản lý, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm chất lượng công trình và các lĩnh vực khác có liên quan.
2. Ban hành nội quy của cảng cá, khu neo đậu tàu cá, tổ chức thực hiện nội quy và thông báo công khai tại cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
3. Thông báo tình hình luồng vào cảng, khu neo đậu tàu cá, phao tiêu báo hiệu, tình hình an toàn cầu, bến, vũng neo đậu, cho các tàu ra, vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh, khai thác, sử dụng cảng cá, khu neo đậu tàu cá theo đúng pháp luật.
4. Hướng dẫn và làm các thủ tục nhanh chóng cho người, tàu cá và các phương tiện khác ra, vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá theo đúng quy trình vận hành cảng cá, khu neo đậu tàu cá đã được xây dựng. Trường hợp tàu cá nước ngoài vào cảng, khu neo đậu tàu cá; Ban quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng của địa phương để phối hợp quản lý theo các quy định pháp luật Việt Nam về xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch và các quy định pháp luật khác có liên quan.
5. Tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ hậu cần nghề cá và ký kết hợp đồng cho thuê cơ sở hạ tầng như: cầu cảng, bãi, nhà xưởng, mặt bằng, khu hành chính, nhà phân loại, nhà kho, kho lạnh và chợ mua bán hải sản, khu dịch vụ đóng sửa tàu cá (nếu được đầu tư xây dựng) để sản xuất kinh doanh, dịch vụ nghề cá tại vùng đất cảng theo phương án khai thác cảng cá đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quản lý chất lượng công trình cảng cá và khu neo đậu tàu cá
1. Lập sổ theo dõi tình hình khai thác, sử dụng và tình trạng kỹ thuật các công trình, hạng mục công trình, trang thiết bị thuộc cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
2. Hằng năm, trên cơ sở quy trình bảo dưỡng, bảo trì và hiện trạng công trình, lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình cảng cá, khu neo đậu tàu cá trình cơ quan có thẩm quyền bố trí kinh phí để triển khai thực hiện.
3.Thực hiện công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng đảm bảo chất lượng công trình cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tàu cá theo quy định hiện hành, đảm bảo sử dụng lâu bền và an toàn tài sản, công trình.
Điều 6. Quản lý sử dụng đất, mặt nước trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá
1. Đất và mặt nước gắn với công trình cảng cá, khu neo đậu tàu cá: Quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả đất, mặt nước và cơ sở hạ tầng trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá được giao quản lý.
2. Đất quy hoạch trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá để đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá nhưng Nhà nước không bỏ vốn đầu tư công trình.
Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá trực tiếp hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo hình thức hợp đồng liên doanh, liên kết sử dụng đất để đầu tư các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá trong khu vực cảng, khu neo đậu tàu cá do Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá quản lý đúng quy hoạch được duyệt, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng và mỹ quan công trình cảng cá, khu neo đậu tàu cá, bảo vệ môi trường nhằm khai thác có hiệu quả vốn Nhà nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình cảng cá, khu neo đậu tàu cá và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Đối với cảng cá, khu neo đậu tàu cá do Nhà nước đầu tư hoặc nguồn vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, các Ban quản lý có trách nhiệm lập phương án thực hiện tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện theo quy định.
2. Đối với các cảng cá, khu neo đậu tàu cá khác do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, các Ban quản lý có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài chính từ nguồn thu khai thác, sử dụng cảng cá, khu neo đậu tàu cá và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá
1. Căn cứ tình hình thực tế, hằng năm Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá xây dựng và tổ chức triển khai phương án phòng, chống lụt, bão của các cảng cá, khu neo đậu tàu cá được giao quản lý; xây dựng phương án phối hợp công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương nơi có cảng cá, khu neo đậu tàu cá; xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
2. Trong trường hợp có bão, áp thấp nhiệt đới, lụt:
a) Chủ động triển khai phương án phòng chống áp thấp nhiệt đới, bão, lụt đối với cảng cá, khu neo đậu tàu cá do mình quản lý. Bằng các phương tiện thông tin đã có, thông báo thường xuyên, kịp thời cho ngư dân biết về tình hình diễn biến của cơn bão và yêu cầu các tàu thuyền (các tàu thuyền thường xuyên cập cảng, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá do đơn vị quản lý) trong vùng bị ảnh hưởng về nơi trú đậu an toàn.
b) Treo tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt theo Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ tại Quyết định số 17/2011/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
c) Tổ chức, hướng dẫn cho tàu cá vào neo đậu đúng nơi quy định, bảo đảm an toàn. Trong trường hợp tàu thuyền vào cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão vượt quá khả năng tiếp nhận về số lượng và cỡ loại tàu thuyền, các Ban quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá phải báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có cảng cá, khu neo đậu trú bão tàu cá để xử lý.
d) Tổ chức trực ban 24/24 trong thời gian có bão, áp thấp nhiệt đới, lụt để theo dõi tình hình và có trách nhiệm thông báo thường xuyên về số lượng và danh sách tàu thuyền đang trú bão tại vùng nước đậu tàu thuộc thẩm quyền quản lý cho các Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và địa phương nơi có cảng cá, khu neo đậu trú bão tàu cá hoạt động.
đ) Phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương và các Đồn, Trạm Biên phòng trên địa bàn, có biện pháp yêu cầu ngư dân không ở lại trên tàu khi đã đưa tàu vào vị trí neo đậu khi có thông báo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
e) Hướng dẫn, giúp đỡ ngư dân trong thời gian trú bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt.
f) Tổ chức khắc phục thiệt hại sau bão, lụt.
g) Không thu phí khi tàu vào neo đậu trong thời gian trú bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt.
1. Thực hiện nghiêm túc Quy chế này và nội quy của cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
2. Giữ gìn, bảo vệ và sử dụng an toàn cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tàu cá. Phối hợp với Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá và các cơ quan liên quan trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong vùng nước, vùng đất thuộc cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
3. Chấp hành các quy định phòng, chống cháy, nổ, sự cố tràn dầu, phòng chống lụt bão và giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
4. Khi phát hiện thấy sự cố, tai nạn về người và tàu cá trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá, phải thông báo kịp thời, chính xác cho Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá biết và tham gia cứu nạn. Tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn phải báo cáo và phối hợp với Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá để giải quyết, khắc phục hậu quả tai nạn.
5. Chấp hành sự kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về an ninh, trật tự; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và bảo vệ môi trường trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
6. Cung cấp số liệu đầy đủ, trung thực, kịp thời cho Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá về số lượng, chủng loại hàng hóa thủy sản thông qua cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
7. Được khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ của cảng cá, khu neo đậu tàu cá theo hợp đồng và theo quy định của Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá và yêu cầu giúp đỡ trong quá trình khai thác, sử dụng cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
8. Được cung cấp thông tin về thời tiết, giá cả sản phẩm, nội quy và các quy định của Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
9. Nộp đầy đủ và kịp thời các khoản phí theo quy định.
1. Thực hiện các quy định tại Điều 9 của Quy chế này.
2. Tuân thủ sự điều động, sắp xếp của Ban Quản lý khi cập cầu cảng, bốc dỡ thủy sản, hàng hóa, neo đậu trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tàu cá theo hướng dẫn của nhân viên quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
3. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi ra, vào cảng, khu neo đậu tàu cá, kiểm tra thiết bị hàng hải, trang thiết bị an toàn tàu cá, các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước khi tàu cập và rời cảng, khu neo đậu tàu cá.
4. Khi tàu vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá phải xuất trình với Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu các giấy tờ sau:
a) Sổ danh bạ thuyền viên, đối với những tàu không có sổ danh bạ thuyền viên phải khai báo danh sách thuyền viên trên tàu.
b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (đối với những tàu thuộc diện phải đăng kiểm).
5. Thực hiện lệnh điều động phương tiện theo yêu cầu của Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá trong trường hợp khẩn cấp.
6. Khi tàu vào cảng cá, khu neo đậu tàu cá phải sắp xếp, chằng buộc dụng cụ trên tàu, đảm bảo gọn gàng và cố định chắc chắn; khi tàu neo đậu tại vùng nước cảng, cần bố trí thuyền viên trực tàu để theo dõi và bảo quản các trang thiết bị trên tàu trong quá trình neo đậu tại khu vực cảng cá.
7. Tàu thuyền vận hành trong vùng nước cảng cá, khu neo đậu tàu cá phải chủ động di chuyển với một tốc độ an toàn hợp lý và chuẩn bị sẵn sàng đệm va, thực hiện quy tắc phòng ngừa va chạm gây tổn hại đến tính mạng, tài sản đối với tàu thuyền khác cũng như gây hư hỏng các công trình của cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
8. Khi tàu thuyền bị sự cố (trôi dạt, chìm đắm, mắc cạn, tai nạn…) thuyền trưởng phải tiến hành ngay các biện pháp khắc phục thích hợp và thông báo ngay cho Ban Quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá, chính quyền địa phương hoặc Đồn, Trạm Biên phòng trên địa bàn nơi gần nhất.
9. Chấp hành sự kiểm tra, giám sát, xử lý của cơ quan chức năng về các lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn giao thông, các quy định về quản lý cảng biển, luồng hàng hải, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải.
Điều 11. Thực hiện chế độ, nội dung báo cáo theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền
Ban quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động của cảng cá, khu neo đậu tàu cá về UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thủy sản. Nội dung báo cáo theo mẫu quy định tại Thông tư 52/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thi hành Nghị định 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về cảng cá, khu neo đậu tàu cá trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển cảng cá, khu neo đậu tàu cá trên địa bàn tỉnh.
3. Các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão do Nhà nước đầu tư hoặc có nguồn gốc đầu tư từ ngân sách Nhà nước thì chủ đầu tư có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh công tác tổ chức quản lý công trình sau khi nghiệm thu, bàn giao. Các cảng cá, khu neo đậu tàu cá do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý theo các quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Nam quản lý Nhà nước đối với các cảng cá, khu neo đậu tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Hướng dẫn thực hiện công tác chuyên môn về quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ban Quản lý các cảng cá, khu neo đậu tàu cá tổ chức thực hiện Quy chế này, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân liên quan biết để thực hiện.
3. Kiểm tra, thanh tra cảng cá, khu neo đậu tàu cá trong việc thực hiện Quy chế này và các quy định pháp luật đảm bảo an toàn của các công trình, các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo, tập huấn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá và ngư dân các địa phương trong toàn tỉnh.
5. Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết địnhtheo thẩm quyền về mức thu cụ thể cho từng đối tượng khai thác, sử dụng cảng cá, khu neo đậu tàu cá.
6. Tham mưu UBND tỉnh công bố đóng, mở cảng cá loại II; chỉ đạo Ban quản lý cảng cá loại I lập hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mở, đóng cảng cá theo quy định.
7. Trước ngày 01 tháng 02 hằng năm gửi báo cáo danh sách các khu neo đậu tránh trú bão tàu cá của địa phương về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản) theo quy định.
Điều 14. Trách nhiệm các Sở, ngành có liên quan
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ quy định,các Sở, ngành có liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBNDcác huyện, thị xã, thành phố ven biển hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo an toàn hàng hải, an toàn giao thông đường thủy, an ninh, trật tự, quản lý chất lượng công trình; quản lý sử dụng đất, mặt nước; bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa công trình cảng cá, khu neo đậu tàu cá; phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có cảng cá, khu neo đậu tàu cá
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh về công tác quản lý Nhà nước đối với các cảng cá, khu neo đậu tàu cá trên địa bàn.
2. Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá và ngư dân các địa phương trên địa bàn.
3. Hướng dẫn Ban quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá do UBNDcác huyện, thị xã, thành phố quản lý thực hiện tốt Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Kiểm tra, thanh tra cảng cá, khu neo đậu tàu cá trong việc thực hiện Quy chế này và các quy định pháp luật đảm bảo an toàn của các công trình, các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 16. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng cảng cá, khu neo đậu tàu cá và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan vi phạm Quy chế này, tùy theo mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có gì vướng mắc, các địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 2Quyết định 67/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu nộp và quản lý sử dụng nguồn thu phí cảng cá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 27/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình kèm theo Quyết định 11/2014/QĐ-UBND
- 4Quyết định 14/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 5Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cảng cá trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 2322/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 10/2015/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Quy chế quản lý cảng cá, bến cá kèm theo Quyết định 11/2014/QĐ-UBND do tỉnh Thái Bình ban hành
- 8Quyết định 38/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 1Luật Thủy sản 2003
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 17/2011/QĐ-TTg về Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 80/2012/NĐ-CP về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- 5Thông tư 52/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 80/2012/NĐ-CP về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 7Quyết định 67/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu nộp và quản lý sử dụng nguồn thu phí cảng cá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 8Quyết định 27/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình kèm theo Quyết định 11/2014/QĐ-UBND
- 9Quyết định 14/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 10Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cảng cá trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 11Quyết định 2322/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tỉnh Thanh Hóa
- 12Quyết định 10/2015/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Quy chế quản lý cảng cá, bến cá kèm theo Quyết định 11/2014/QĐ-UBND do tỉnh Thái Bình ban hành
- 13Quyết định 38/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 21/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/07/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Đinh Văn Thu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra