Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2009/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 08 tháng 6 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT SƠN LA
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Thực hiện Nghị quyết số 56/NQ-BCS ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 598/TTr-SNV ngày 21 tháng 5 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Chi cục Bảo vệ thực vật là cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La, tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và triển khai các nhiệm vụ lĩnh vực bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật và khử trùng (gọi chung là bảo vệ thực vật) trong việc tổ chức thực thi pháp luật; Thực hiện công việc tác nghiệp thường xuyên, đồng thời đề xuất cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực chuyên ngành; Quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ, các dịch vụ công thuộc ngành bảo vệ thực vật trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
Chi cục Bảo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và nhiệm vụ chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Cục Bảo vệ thực vật.
Trụ sở làm việc: Thành phố Sơn La.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án về bảo vệ thực vật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành, thuộc phạm vi quản lý được giao.
3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý được giao.
4. Tổ chức công tác bảo vệ thực vật
a) Thực hiện điều tra phát hiện, dự tính dự báo thời gian phát sinh, phạm vi và mức độ gây hại của những sinh vật gây hại chính trên một số cây trồng chủ yếu; thông báo kịp thời diễn biến của sinh vật gây hại;
b) Đề xuất chủ trương và hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, chống và khắc phục hậu quả sinh vật gây hại tài nguyên thực vật;
c) Thực hiện cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin về bảo vệ thực vật phục vụ cho công tác chỉ đạo.
5. Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm bảo vệ thực vật trên địa bàn toàn tỉnh.
6. Thực hiện khảo sát thực hiện và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật công nghệ chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của tỉnh.
7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên kỹ thuật cấp xã, những người làm công tác bảo vệ thực vật trong các đơn vị kinh tế và nông dân có hoạt động trồng trọt và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các đơn vị thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật đặt trên địa bàn huyện, thành phố với Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn xã với Uỷ ban nhân dân xã.
8. Thực hiện hợp đồng và hướng dẫn, quản lý nhân viên kỹ thuật cơ sở theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật địa phương bao gồm: Công tác kiểm dịch thực vật nội địa; Công tác kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu địa phương qua các cửa khẩu biên giới địa phương và các đầu nối giao thông khác có trao đổi hàng hóa là thực vật, sản phẩm thực vật trong phạm vị giữa hai tỉnh biên giới theo phân cấp và hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật; Thực hiện một số khâu của công tác kiểm dịch thực vật của xuất nhập khẩu quốc gia theo ủy nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật Trung ương.
11. Tổ chức và quản lý công tác khử trùng sản phẩm thực vật bảo quản tại địa phương theo quy định của pháp luật.
12. Phối hợp xây dựng và chỉ đạo thực hiện công tác chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp có liên quan đến bảo vệ thực vật.
13. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật; Hoạt động của các hội, tổ chức Phi Chính phủ; Hoạt động sự nghiệp và dịch vụ bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Giúp giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Quỹ dự trữ thuốc Bảo vệ thực vật của tỉnh.
14. Giúp Giám đốc sở thực hiện và chịu trách nhiệm về cấp, thu hồi Giấy phép làm dịch vụ bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng sản phẩm thực vật theo quy định; được thu lệ phí và phí tổn về công tác bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
15. Tổ chức và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về việc chấp hành pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Pháp lệnh Giống cây trồng) của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.
16. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
17. Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo theo biểu mẫu tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ thực vật.
18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo thẩm quyền.
19. Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ thực vật cho cán bộ, công chức, viên chức bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
20. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
21. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Điều 2, Điều 3 Quyết định số 39/QĐ-TC ngày 12 tháng 02 năm 1992 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc nâng trạm Bảo vệ thực vật lên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh trực thuộc Sở Lâm Nông thuỷ Sơn La.
Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1572/2012/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng
- 2Quyết định 29/2010/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ Thực vật An Giang trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn
- 4Quyết định 413/QĐ-CTUBND năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 459/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La kỳ 2014-2018
- 1Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Thông tư liên tịch 61/2008/TTLT-BNN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành
- 4Quyết định 1572/2012/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng
- 5Quyết định 29/2010/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ Thực vật An Giang trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn
- 7Quyết định 413/QĐ-CTUBND năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định
Quyết định 21/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La
- Số hiệu: 21/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/06/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Hoàng Chí Thức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra