- 1Nghị định 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 2Nghị định 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức
- 3Quyết định 107/2006/QĐ-UBND Quy định chính sách thu hút bác sĩ về công tác tại Trạm Y tế xã và Phòng khám đa khoa khu vực do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Quyết định 08/2009/QĐ-UBND sửa đổi khoản 1 và khoản 3, Điều 3, Chương I Quy định về chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực và các chính sách để thực hiện các Nghị quyết 04, 05 và 07 kèm theo Quyết định 21/2007/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 43/2008/QĐ-UBND sửa đổi đối tượng hưởng chế độ chính sách theo Quyết định 21/2007/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Quyết định 49/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực và chính sách luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Bình Thuận
- 2Quyết định 2782/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2007/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 09 tháng 5 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 44/2002/QĐ-UBBT ngày 04/7/2002 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và công chức, viên chức thuộc khu vực Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 87/2004/QĐ-UBBT ngày 02/12/2004 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2004 - 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chính sách đào tạo sau đại học cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
2. Chính sách thu hút học sinh, sinh viên ngành sư phạm và ngành y tế ra trường về nhận công tác tại vùng cao và huyện Phú Quý.
3. Chính sách trợ cấp khi đi học đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học tại các trường Đảng, Đoàn thể ở Trung ương.
4. Chính sách đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và học viên các lớp thanh vận, phụ vận ở tỉnh.
5. Chính sách trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức và cán bộ xã của huyện Phú Quý khi đi học theo Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 27/5/2002 của Tỉnh ủy.
6. Chính sách đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ huyện phú Quý (diện tạo nguồn) theo nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 27/5/2002 của tỉnh ủy.
7. Chính sách trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức miền xuôi lên công tác tại vùng cao, vùng thuần đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 27/5/2002 của Tỉnh ủy.
8. Chính sách luân chuyển, điều động cán bộ.
9. Chính sách trợ cấp đối với cán bộ, công chức ngành y tế được điều động về công tác tại các thôn, xã miền núi, vùng cao.
10. Chính sách đối với cán bộ, giảng viên, giáo viên, công chức, viên chức khi đi đào tạo sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa I và chuyên khoa II ngành y tế) trong chương trình nâng cấp các Trường Đại học Bình Thuận, Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và bãi bỏ Quyết định số 77/2002/QĐ-UBBT ngày 31/12/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc Quy định tạm thời chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực và các chính sách để thực hiện các nghị quyết số 04, 05 và 07 của Tỉnh ủy và các chính sách khác có liên quan.
Giao trách nhiệm cho Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐỂ THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT SỐ 04, 05 VÀ 07 CỦA TỈNH ỦY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC
Điều 1. Đối tượng được trợ cấp
1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế nhà nước ở khu vực hành chính, sự nghiệp; Đảng, mặt trận, đoàn thể, xã, phường, thị trấn.
2. Cán bộ, viên chức làm công tác quản lý và nghiệp vụ ở các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
Điều 2. Mức trợ cấp khi đi học
1. Học ở ngoài tỉnh:
a) Về học phí:
Hỗ trợ 100% tiền học phí (nếu có) cho toàn khóa học (theo phiếu thu của nhà trường);
b) Về trợ cấp sinh hoạt:
- Mức trợ cấp khi có bằng tiến sỹ (chuyên khoa cấp II ngành y tế): 45 triệu đồng;
- Mức trợ cấp khi có bằng thạc sỹ (chuyên khoa cấp I ngành y tế): 25 triệu đồng.
c) Đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức huyện Phú Quý; cán bộ, công chức, viên chức là nữ, ngoài các khoản hỗ trợ nói trên, được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/người.
2. Học ở trong tỉnh:
Thực hiện theo quy định riêng cụ thể cho từng lớp.
Điều 3. Điều kiện được hưởng trợ cấp
Các đối tượng nêu tại Điều 1 Quy định này được cử đi học phải đảm bảo các điều kiện sau:
2. Được Ban Tổ chức Tỉnh ủy (đối với các cơ quan Đảng, mặt trận, đoàn thể) hoặc Sở Nội vụ (đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của nhà nước thuộc tỉnh) quyết định cử đi học.
1. Kinh phí chi trả cho chính sách đào tạo sau đại học cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ quan Đảng, mặt trận, đoàn thể do ngân sách nhà nước cấp.
2. Đơn vị có người được cử đi học, lập dự trù kinh phí và thanh quyết toán với cơ quan tài chính nhà nước cùng cấp theo quy định.
Điều 5. Đối tượng được trợ cấp
Những học sinh, sinh viên tốt nghiệp ngành y tế và sư phạm từ bậc trung cấp trở lên khi ra trường được phân công công tác ở địa bàn 20 thôn xen ghép (đối với những nơi có trường học, trạm, phân trạm y tế), 11 xã vùng cao và huyện Phú Quý, cụ thể:
- 20 thôn xen ghép, gồm: thôn Rắc Lây thuộc xã Phong Phú, thôn Dân tộc xã Vĩnh Hảo (huyện Tuy Phong); thôn Lương Bắc thuộc xã Lương Sơn (huyện Bắc Bình); thôn Ku Kê thuộc xã Thuận Minh, thôn Dân Hiệp thuộc xã Thuận Hòa (huyện Hàm Thuận Bắc); thôn Hơ Rê thuộc xã Tân Lập (huyện Hàm Thuận Nam); thôn Láng Gòn thuộc xã Tân Xuân, thôn Suối Máu thuộc xã Tân Hà, thôn Tân Quang thuộc xã Sông Phan, thôn Bà Giêng thuộc xã Tân Minh (huyện Hàm Tân); thôn Dân tộc thuộc xã Suối Kiết, thôn Dân tộc thuộc xã Gia Huynh, thôn Trà Cụ thuộc thị trấn Lạc Tánh, thôn Đồng Me thuộc xã Đức Thuận, thôn Dân tộc thuộc xã Đức Bình, thôn Tà Pứa thuộc xã Đức Phú, thôn Dân tộc thuộc xã Măng Tố (huyện Tánh Linh); thôn Dân tộc thuộc xã Trà Tân, thôn Dân tộc thuộc xã Mê Pu, thôn Dân tộc thuộc xã Đức Tín (huyện Đức Linh);
- Các xã thuộc huyện Phú Quý (gồm xã Tam Thanh, xã Ngũ Phụng, xã Long Hải).
1. Trợ cấp ban đầu (một lần): 3.000.000 đồng (ba triệu đồng)/người.
2. Về thời gian tập sự và chế độ tiền lương:
Đối tượng nêu tại Điều 5 của Quy định này được ưu tiên xét tuyển; trong thời gian tập sự, ngoài hưởng chế độ tiền lương 100% ngạch, bậc theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức còn được hưởng thêm 100% lương và phụ cấp (nếu có) hàng tháng theo ngạch, bậc lương đang hưởng tại thời điểm đó.
Khi nhận được trợ cấp trên phải cam kết công tác tại đơn vị được phân công ít nhất 3 năm và trong thời gian 3 năm đầu (36 tháng) nếu vi phạm kỷ luật phải chuyển công tác ra ngoài khu vực trên thì phải bồi hoàn các khoản trợ cấp trên cho ngân sách nhà nước.
Khoản trợ cấp tiền lương này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng cho những ngày làm việc, ngày lễ, tết, hội họp, học tập, nghỉ phép năm, nghỉ bảo hiểm xã hội theo quy định. Nếu do yêu cầu cử đi học tập từ 03 tháng trở lên thì trong thời gian học tập không được hưởng khoản phụ cấp thêm này, không được cộng vào ngạch bậc lương và phụ cấp (nếu có) đang hưởng để tính các khoản phụ cấp khác, không được tính để chi trả trợ cấp thôi việc, hưu trí, mất sức, trợ cấp lần đầu khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, không được tính vào các loại bảo hiểm (BHXH, BHYT…).
Điều 7. Chế độ thanh toán, thời gian thực hiện trợ cấp
1. Kinh phí chi trả cho chính sách này do ngân sách Nhà nước cấp, đơn vị có học sinh, sinh viên ra trường về nhận công tác lập dự trù và thanh quyết toán với cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định.
2. Chính sách này chỉ áp dụng trong thời gian 5 năm đầu, dành cho những đối tượng mới ra trường về nhận công tác tại các địa bàn theo quy định tại Điều 5 nếu đối tượng quy định tại Điều 5 này là bác sỹ thì sau thời gian được hưởng chính sách quy định tại Điều 6, sẽ tiếp tục được hưởng chính sách theo quy định tại Quyết định số 107/2006/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh.
Điều 8. Đối tượng được hưởng trợ cấp
1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế nhà nước ở cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp của nhà nước; doanh nghiệp nhà nước.
2. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế thuộc khối Đảng, đoàn thể.
3. Cán bộ công chức xã.
4. Cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
5. Cán bộ, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp ở các ngành công an, quân sự và biên phòng.
Điều 9. Mức trợ cấp khi đi học
1. Trợ cấp tiền tài liệu:
a) Đào tạo trung cấp không quá 200.000đồng/người/năm học;
b) Đào tạo cử nhân không quá 300.000đồng/người/năm học.
2. Tiền tàu, xe:
Đối với các lớp học ngoài tỉnh thì được thanh toán tiền tàu, xe đi và về trong các kỳ khai giảng, bế giảng, nghỉ hè, nghỉ tết theo giá quy định của nhà nước; thanh toán tiền vé máy bay cho các đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước được cử đi học tại: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia và Học viện Quốc phòng tại Hà Nội.
3. Phụ cấp trang phục mùa đông: học ở Hà Nội từ 1 năm trở lên được cấp 500.000 đồng/1người/khóa học.
4. Chế độ khuyến khích đối với cán bộ nữ:
Đối tượng quy định tại Điều 8, nếu là nữ thì ngoài việc được hưởng các chế độ quy định tại các khoản 1, 2, 3 của Điều này, còn được hưởng chính sách khuyến khích như sau:
a) Được hỗ trợ 5.000 đồng/người/ngày, nếu học trong tỉnh;
b) Được hỗ trợ 10.000 đồng/người/ngày, nếu học ngoài tỉnh;
c) Được hỗ trợ 500.000đ để làm đề án hoặc luận văn tốt nghiệp;
d) Nếu học từ bậc đại học trở lên, cuối mỗi năm học nếu xếp loại giỏi thì được thưởng 500.000 đồng/năm; nếu tốt nghiệp cuối khóa đạt loại giỏi thì được thưởng 1.000.000 đồng.7
Điều 10. Điều kiện hưởng trợ cấp
Được cấp có thẩm quyền cử đi học: học cao cấp, cử nhân chính trị và tương đương trở lên do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định; học trung cấp chính trị và tương đương trở xuống do Ban Tổ chức Tỉnh ủy quyết định.
Kinh phí chi trả cho các đối tượng đi học các trường chính trị, Đảng, đoàn thể do ngân sách nhà nước đài thọ:
1. Đối với các lớp học mở trong kế hoạch hàng năm tại tỉnh do đơn vị được giao mở lớp phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Tài chính dự trù kinh phí, Sở Tài chính cấp kinh phí cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy để Ban Tổ chức Tỉnh ủy cấp cho đơn vị được giao mở lớp chi trả cho học viên và đơn vị ký hợp đồng giảng dạy, sau đó quyết toán với Ban Tổ chức Tỉnh ủy để quyết toán với Sở Tài chính.
2. Đối với các đối tượng được cử đi học ở các trường trung ương, thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp do đơn vị có người được cử đi học dự trù kinh phí đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp xét duyệt và quyết toán theo quy định (nếu là cán bộ, viên chức ở các doanh nghiệp nhà nước do đơn vị chi trả và được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị).
Điều 12. Đối tượng hưởng trợ cấp
- Cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã;
- Học viên các lớp thanh vận, phụ vận là cán bộ dự nguồn cho Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ cấp xã.
Điều 13. Mức trợ cấp khi đi học
1. Trợ cấp ngày học:
- Học trong tỉnh: được trợ cấp 10.000 đồng/người/ngày (kể cả thứ bảy và chủ nhật);
- Học ngoài tỉnh: được trợ cấp 15.000 đồng/người/ngày.
2. Được cấp tiền tàu, xe đi và về trong các ngày khai giảng, nghỉ lễ, tết, nghỉ hè theo giá quy định của nhà nước.
3. Tiền tài liệu:
- Học trung cấp: hỗ trợ 200.000 đồng/người/năm học;
- Học đại học: hỗ trợ 300.000 đồng/người/năm học.
4. Tiền học phí: được hỗ trợ 100% tiền học phí theo quy định của nhà trường.
5. Học sau đại học: chế độ học sau đại học đối với cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách xã được thực hiện theo chế độ đối với cán bộ, công chức Nhà nước khi đi học sau đại học theo Điều 2, Chương I của Quy định này.
Điều 14. Điều kiện hưởng trợ cấp
Cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã được cử đi học các lớp chuyên môn nghiệp vụ thì phải cam kết về nhận công tác tại địa phương ít nhất là 05 năm, được Sở Nội vụ cử đi học theo đề nghị của UBND huyện, thị xã, thành phố. Việc cử đi học các lớp thanh vận, phụ vận do Ban Tổ chức Tỉnh ủy quyết định.
Các chế độ khi đi học về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ xã được chi từ ngân sách xã (đối với các lớp học ở các trường Trung ương và địa phương). Riêng đối với các lớp học do tỉnh cho chủ trương mở tại tỉnh thì ngân sách tỉnh đài thọ.
Trên cơ sở quyết định cử cán bộ, công chức đi học của Sở Nội vụ, đơn vị được giao mở lớp dự trù kinh phí lớp học đề nghị Sở Tài chính cấp kinh phí để chi trả cho học viên và đơn vị ký hợp đồng đào tạo, sau đó quyết toán với Sở Tài chính theo quy định.
Điều 16. Đối tượng được trợ cấp
Các đối tượng được chọn cử đi học về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, công tác Đảng, đoàn thể, quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương theo mục tiêu của Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 27/5/2002 của Tỉnh ủy, gồm:
1. Cán bộ, công chức trong biên chế nhà nước; cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách ở các xã là người dân tộc thiểu số.
2. Cán bộ, công chức và cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách ở các xã thuộc huyện Phú Quý.
Điều 17. Mức trợ cấp khi đi học
1. Trợ cấp ngày học (kể cả thứ bảy và chủ nhật):
a) Học từ trung cấp đến đại học:
- Học trong tỉnh:
+ Lớp học mở tại huyện: được trợ cấp 10.000đồng/người/ngày;
+ Lớp học mở tại Phan Thiết: đối với các đối tượng ở huyện về học được trợ cấp 15.000 đồng/người/ngày.
- Học ở ngoài tỉnh: được trợ cấp 20.000 đồng/người/ngày.
b) Học thạc sỹ, tiến sỹ: thực hiện theo chế độ đối với cán bộ, công chức Nhà nước khi đi học sau đại học theo Điều 2, Chương I của Quy định này.
2. Học phí:
được thanh toán tiền học phí, lệ phí thi, lệ phí ôn thi cho các phần học cơ bản theo quy định của nhà trường.
3. Tài liệu:
được thanh toán tiền tài liệu theo chương trình chính khóa, theo phiếu thu của nhà trường (không bao gồm tài liệu tham khảo).
4. Trợ cấp tiền tàu, xe: được thanh toán tiền tàu, xe đi và về trong các dịp nghỉ Tết nguyên đán, hoặc Tết Cổ truyền của từng dân tộc, nghỉ hè theo giá cước quy định của Nhà nước (trong trường hợp địa phương tổ chức xe đưa đón thì không được thanh toán tiền tàu, xe của đợt đưa đón đó).
5. Trợ cấp trang phục mùa đông: những đối tượng trên nếu được chọn cử đi học các trường ở Hà Nội hoặc các tỉnh ở Miền Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra) có thời gian đào tạo từ 01 năm trở lên thì được trợ cấp trang phục mùa đông với mức 500.000 đồng/người/khóa học.
6. Chính sách khuyến khích đối với cán bộ nữ:
Đối tượng quy định tại Điều 16, nếu là nữ thì ngoài việc được hưởng các chế độ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 của Điều này, còn được hưởng chính sách khuyến khích như sau:
a) Được hỗ trợ 5.000 đồng/người/ngày, nếu học trong tỉnh;
b) Được hỗ trợ 10.000 đồng/người/ngày, nếu học ngoài tỉnh;
c) Được hỗ trợ 500.000 đồng để làm đề án hoặc luận văn tốt nghiệp;
d) Nếu học từ bậc đại học trở lên, cuối mỗi năm học nếu xếp loại giỏi thì được thưởng 500.000 đồng/năm; nếu tốt nghiệp cuối khóa đạt loại giỏi thì được thưởng 1.000.000 đồng.
Điều 18. Điều kiện được hưởng trợ cấp
1. Được cấp có thẩm quyền ra quyết định cử đi học: Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoặc Ban Tổ chức Tỉnh ủy ra quyết định cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, công tác Đảng, đoàn thể. UBND tỉnh hoặc Sở Nội vụ ra quyết định cử đi học các lớp về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước (theo phân cấp quản lý cán bộ).
2. Những cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ, công chức và cán bộ xã của huyện Phú Quý nêu trên khi học xong phải về cơ quan cũ nhận công tác hoặc chịu sự phân công của tổ chức.
3. Những trường hợp tự ý bỏ học không được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định cử đi học thì phải bồi thường toàn bộ kinh phí trợ cấp trong thời gian đi học cho ngân sách nhà nước.
4. Các đối tượng khi đi học được hưởng chế độ theo chính sách này thì không hưởng chế độ theo quy định tại Chương III và Chương IV của Quy định này.
Kinh phí chi trả cho chính sách này do ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho cơ quan có người đi học để thanh toán cho đối tượng nói trên là cán bộ công chức trong biên chế nhà nước; do ngân sách xã cấp đối với đối tượng là cán bộ xã (nếu thiếu thì ngân sách huyện cấp bù). Đơn vị có người được cử đi học dự trù kinh phí cấp phát và thanh toán với cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định.
Điều 20. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Học viên các lớp đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ huyện Phú Quý (diện đào tạo nguồn) theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 27/5/2002 của Tỉnh ủy đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định cử đi học, bao gồm cả việc học văn hóa phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, nghiệp vụ, công tác Đảng, đoàn thể, mặt trận.
Điều 21. Chế độ đối với học viên
Học viên thuộc đối tượng quy định tại Điều 20 được vận dụng cho hưởng các chế độ như đối với học sinh là người dân tộc thiểu số đang học tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh theo quy định của Chính phủ, cụ thể:
1. Học phí: được miễn học phí và các loại lệ phí thi, tuyển sinh.
2. Học bổng: được hưởng học bổng theo quy định hiện hành của Chính phủ (hưởng 12 tháng trong năm). Trường hợp học viên không được lên lớp thì năm học lưu ban chỉ được hưởng 1/2 suất trợ cấp, đến năm thứ 3 vẫn không đạt yêu cầu học tập thì trả về địa phương.
3. Về chế độ thưởng, hỗ trợ mua đồ dùng cá nhân, tiền tàu xe và hỗ trợ văn phòng phẩm: được hưởng theo quy định hiện hành của Chính phủ.
4. Các quy định khác:
a) Học viên nghỉ học để chữa bệnh (nếu nghỉ từ 8 ngày trở lên phải có giấy đề nghị của cơ quan y tế có thẩm quyền) vẫn được hưởng trợ cấp học bổng và trợ cấp thường xuyên nhưng tối đa không quá 03 tháng/năm học;
b) Đối với học viên không được học tiếp tại trường do không tốt nghiệp hoặc thôi học do vi phạm kỷ luật, thôi học do ốm đau dài hạn thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo quy định của tỉnh thì không được tiếp tục hưởng các khoản trợ cấp quy định trong văn bản này;
c) Các chi phí khác mang tính chất phục vụ chung như chi bảo vệ sức khỏe, chi hoạt động văn hóa, thể thao, chi tuyển sinh, chi điện nước, chi nhà ăn, chi mua sách giáo khoa dùng chung, chi cho ngày Tết Nguyên đán, Tết dân tộc... thực hiện theo định mức trong Thông tư số 126 của Liên Bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo.
Điều 22. Trợ cấp thường xuyên hàng tháng
Ngoài những chế độ trên, học viên thuộc đối tượng quy định ở Điều 20 được hưởng thêm trợ cấp với mức 100.000 đồng/người/tháng (hưởng 10 tháng trong năm).
Điều 23. Chế độ đối với cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy
1. Chế độ đối với cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy các bậc học phổ thông:
Các lớp học văn hóa phổ thông tạo nguồn được đặt tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh. Do đó Sở Giáo dục và Đào tạo và Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm bố trí đủ giáo viên giảng dạy theo quy định giờ lên lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ưu tiên bố trí những giáo viên dạy giỏi và có trách nhiệm).
Cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy các lớp tạo nguồn được hưởng các chế độ theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ. Cụ thể:
a) Phụ cấp ưu đãi: 70% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có);
b) Phụ cấp trách nhiệm: mức 0,3 so với mức lương tối thiểu;
c) Trợ cấp học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: ngân sách Nhà nước đài thọ các chi phí như mua tài liệu, học phí, tàu xe, thuê chổ ở, phụ cấp công tác phí theo chế độ hiện hành;
d) Được đơn vị tổ chức đi tham quan trong nước mỗi năm ít nhất 1 lần khi được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm học.
2. Chế độ đối với cán bộ, giảng viên Trường Chính trị và giảng viên kiêm chức:
Ngoài học văn hóa phổ thông, học viên còn được trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, công tác Đảng, kiến thức quản lý nhà nước, công tác dân vận, chuyên môn nghiệp vụ,... do Trường chính trị tỉnh đảm nhiệm giảng dạy hoặc mời giáo viên kiêm chức giảng dạy.
Những giáo viên đương chức của Trường Chính trị và giảng viên kiêm chức khi được phân công giảng dạy tại lớp tạo nguồn này, chế độ công tác được hưởng theo Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 23/01/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc quy định tiêu chuẩn chế độ công tác của cán bộ giáo viên và báo cáo viên Trường Chính trị và mức thù lao giảng dạy của Trường Chính trị. Ngoài ra còn được phụ cấp thêm 15.000 đồng/ngày trực tiếp giảng dạy.
Kinh phí chi trả cho chính sách này do ngân sách nhà nước cấp, do đơn vị được giao mở lớp lập dự trù kinh phí để chi trả cho học viên, giáo viên và quyết toán với cơ quan tài chính theo quy định.
Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế nhà nước đang công tác ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của nhà nước; các cơ quan Đảng, mặt trận, đoàn thể; các cơ quan hành chính, sự nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; công an, quân sự, biên phòng (gọi tắt là cán bộ tăng cường về công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số) được UBND tỉnh hoặc UBND huyện điều động, tăng cường về công tác tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 27/5/2002 của Tỉnh ủy.
Chỉ áp dụng cho các đối tượng trên khi có quyết định của UBND tỉnh hoặc UBND huyện điều động tăng cường về 11 xã vùng cao và 4 xã thuần đồng bào dân tộc, bao gồm: Phan Dũng, Phú Lạc (Tuy Phong); Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Điền, Phan Tiến, Phan Thanh, Phan Hiệp, Phan Hòa (Bắc Bình); La Dạ, Đông Giang, Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc); Hàm Cần, Mỹ Thạnh (Hàm Thuận Nam); La Ngâu (Tánh Linh).
1. Trợ cấp thường xuyên:
a) Trợ cấp thêm bằng 1,5 lần lương/tháng khi được điều động, tăng cường về công tác ở các xã: Phan Dũng (huyện Tuy Phong); Phan Sơn, Phan Lâm, Phan Tiến (huyện Bắc Bình); Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ (huyện Hàm Thuận Bắc); Hàm Cần, Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam); La Ngâu (huyện Tánh Linh);
b) Trợ cấp thêm bằng 1 lần lương/tháng khi được điều động, tăng cường về công tác ở xã Phan Điền (huyện Bắc Bình);
c) Trợ cấp bằng 0,5 lần lương/tháng khi được điều động, tăng cường về công tác ở các xã: Phú Lạc (huyện Tuy Phong); Phan Thanh, Phan Hiệp, Phan Hòa (huyện Bắc Bình).
Khoản trợ cấp này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng. Không được cộng vào ngạch, bậc lương, phụ cấp lương đang hưởng để tính các khoản phụ cấp khác, không được tính để chi trả trợ cấp thôi việc, hưu trí, mất sức, trợ cấp lần đầu khi nghỉ hưu, mất sức lao động, đóng BHXH, BHYT...
2. Trợ cấp ban đầu: trợ cấp một lần bằng tiền là 3.000.000 đồng. Số tiền trợ cấp ban đầu nói trên, nếu vì lý do nào đó, cá nhân bị vi phạm kỷ luật từ hình thức bị đình chỉ công tác trở lên mà thời gian công tác chưa đủ một năm, thì phải bồi hoàn lại số tiền tương ứng cho cơ quan, đơn vị để hoàn trả lại ngân sách nhà nước, dùng để cấp cho người được thay thế.
Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được hưởng theo quy định của Nhà nước, cán bộ được điều động, tăng cường về công tác ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được miễn phí các khoản chi phí điều trị bệnh, bao gồm: tiền giường bệnh nằm viện, thuốc chữa bệnh, chuyển viện (nếu có) và được trợ cấp thêm tiền ăn là 10.000 đồng/ngày nằm viện.
Kinh phí chi trả cho chính sách này do ngân sách Nhà nước cấp, đơn vị có người được điều động tăng cường đến lập dự trù, cấp phát cho đối tượng và thanh quyết toán với cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định.
CHÍNH SÁCH LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG CÁN BỘ
Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế Nhà nước công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, cơ quan Đảng, mặt trận và các đoàn thể thuộc tỉnh, do yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức được cấp có thẩm quyền luân chuyển, điều động làm nhiệm vụ khác.
Cán bộ, công chức, viên chức xin chuyển công tác theo nguyện vọng cá nhân không thuộc đối tượng hưởng chính sách này.
Cán bộ do yêu cầu nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền luân chuyển từ chức danh này sang chức danh khác, được điều động tăng cường cho cấp dưới, nếu lương và phụ cấp chức vụ của chức danh mới cao hơn hệ số lương và phụ cấp chức vụ hiện đang hưởng thì được xếp theo hệ số lương của chức danh mới; nếu chức danh mới có hệ số lương thấp hơn thì được bảo lưu lương và phụ cấp chức vụ đang hưởng.
Cán bộ được luân chuyển, điều động từ huyện về tỉnh; từ tỉnh về huyện; từ huyện này sang huyện khác và từ huyện, thị xã, thành phố xuống xã, phường, thị trấn và ngược lại không có nhà ở thì được bố trí ở nhà công vụ, nếu nơi chuyển đến không có nhà công vụ thì khi luân chuyển, điều động được hưởng mức trợ cấp để thuê nhà ở như sau:
- Về tỉnh được trợ cấp: 500.000 đồng/người/tháng;
- Về huyện, thị xã được trợ cấp: 300.000 đồng/người/tháng;
- Từ huyện này sang huyện khác được trợ cấp: 300.000đồng/người/tháng;
- Từ huyện, thị xã, thành phố về xã được trợ cấp: 200.000đồng/người/tháng.
Cự ly để tính trợ cấp là: 20 km trở lên tính từ trụ sở làm việc của cơ quan cũ đến trụ sở làm việc của cơ quan mới - nơi được luân chuyển, điều động đến.
Thời gian hưởng trợ cấp về nhà ở tối đa là 12 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền ra quyết định luân chuyển, điều động. Trong thời hạn này, nếu được bố trí nhà ở tại thời điểm nào thì thôi hưởng trợ cấp nhà ở tại thời điểm đó.
1. Luân chuyển, điều động từ tỉnh xuống huyện và ngược lại; từ huyện này sang huyện khác:
a) Cán bộ nam: được trợ cấp một lần 3.000.000 đồng/người;
b) Cán bộ nữ: được trợ cấp một lần 4.000.000 đồng/người.
2. Huyện, thị xã, thành phố xuống các xã và ngược lại được trợ cấp ban đầu bằng 50% mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 34. Phụ cấp đi lại thăm gia đình
1. Cán bộ tỉnh được luân chuyển, điều động về huyện, từ huyện lên tỉnh, từ huyện này sang huyện khác được trợ cấp đi lại thăm gia đình mỗi tháng 200.000 đồng; từ đất liền ra Phú Quý và ngược lại (từ Phú Quý vào đất liền) mỗi tháng được trợ cấp 300.000 đồng.
2. Cán bộ huyện luân chuyển, điều động về xã, từ xã lên huyện thì được trợ cấp mỗi tháng 100.000 đồng.
3. Đối với cán bộ được điều động, luân chuyển mà sau đó đã có nhà ở chính thức, ổn định cuộc sống gia đình tại nơi được điều động, luân chuyển đến (chuyển vợ hoặc chồng, con đến cùng công tác, sinh sống...) thì thôi hưởng phụ cấp nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Cán bộ tỉnh được luân chuyển, điều động về huyện, từ huyện lên tỉnh, từ huyện này sang huyện khác trong 06 tháng đầu được hỗ trợ tiền ăn 200.000 đồng/tháng; cán bộ huyện luân chuyển hoặc điều động về xã, từ xã lên huyện thì được hỗ trợ 100.000 đồng/tháng; từ tháng thứ 7 trở đi không thực hiện chế độ phụ cấp tiền ăn này nữa.
Kinh phí chi trả cho chính sách này do ngân sách nhà nước cấp, đơn vị có cán bộ luân chuyển, điều động đến dự trù kinh phí và cấp phát cho đối tượng và quyết toán với cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định.
Cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế (trừ bác sỹ) được điều động về công tác tại các thôn, xã miền núi, vùng cao trên địa bàn tỉnh.
Điều 38. Chế độ phụ cấp thu hút
1. Cán bộ, công chức ngành y tế trong biên chế (trừ bác sỹ) được điều động, tăng cường có thời hạn từ 12 tháng trở lên đến công tác ở các thôn, xã miền núi, vùng cao, ngoài tiền lương theo ngạch, bậc và phụ cấp lương (nếu có) theo quy định hiện hành, được phụ cấp thêm như sau:
a) 100% lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) nếu nhận công tác ở các xã Phan Dũng, Phú Lạc (huyện Tuy Phong); Phan Sơn, Phan Lâm, Phan Tiến (huyện Bắc Bình); Đông Giang, La Dạ, Đông Tiến (huyện Hàm Thuận Bắc); Hàm Cần, Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam); La Ngâu (huyện Tánh Linh);
b) 70% lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) nếu nhận công tác ở các xã gồm: Phong Phú (huyện Tuy Phong); Phan Hòa, Phan Điền, Phan Hiệp, Phan Thanh, Bình An, Hồng Phong, Hòa Thắng (huyện Bắc Bình); Đa Mi, Thuận Hòa, Thuận Minh (huyện Hàm Thuận Bắc); Sông Phan, Tân Hà (huyện Hàm Tân); Đức Phú (trừ thôn Tà Pứa), Măng Tố, Suối Kiết (huyện Tánh Linh); Trà Tân (huyện Đức Linh); Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải (huyện Phú Quý).
2. Mức phụ cấp nêu tại khoản 1 Điều này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng. Đối tượng được hưởng phụ cấp này, nếu do yêu cầu cử đi đào tạo, học tập từ 03 tháng trở lên thì trong thời gian học tập sẽ không được hưởng phụ cấp thu hút này; không được cộng vào lương ngạch, bậc, phụ cấp lương đang hưởng để tính các khoản phụ cấp khác, không được tính toán để chi trả trợ cấp thôi việc, hưu trí, mất sức, trợ cấp lần đầu khi nghỉ hưu, mất sức lao động, đóng BHXH, BHYT…
Khoản phụ cấp thu hút này chỉ cấp cho đối tượng được hưởng trong khoảng thời gian công tác tối đa là 05 năm kể từ ngày nhận quyết định công tác.
Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được hưởng theo quy định của Nhà nước, các đối tượng nói tại khoản 1 Điều 38 khi ốm đau được chăm sóc điều trị theo chế độ bảo hiểm y tế, ngoài ra còn được miễn phí các khoản chi phí điều trị bao gồm tiền giường bệnh ngày nằm viện, thuốc chữa bệnh, chuyển viện (nếu có) và được trợ cấp thêm tiền ăn là 10.000 đồng/1 ngày nằm viện.
Kinh phí chi trả cho chính sách này do ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp cho đơn vị để cấp phát cho đối tượng và thanh quyết toán với cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định.
1. Về học phí:
Hỗ trợ 100% tiền học phí (nếu có) cho toàn khóa học theo phiếu thu của nhà trường.
2. Về hỗ trợ sinh hoạt:
a. Học thạc sỹ, chuyên khoa cấp I ngành y tế: 30 triệu đồng cho toàn khóa học;
b. Học tiến sỹ, chuyên khoa cấp II ngành y tế: 50 triệu đồng cho toàn khóa học.
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên là nữ ở các Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Tôn Đức Thắng, Trường Trung học Y tế Bình Thuận và Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận: ngoài việc được hưởng mức hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, được trợ cấp thêm 05 triệu đồng/người.
- Người có trình độ thạc sỹ: 15 triệu đồng/người;
- Người có trình độ tiến sỹ: 30 triệu đồng/người.
- Trình độ thạc sỹ, chuyên khoa cấp I: 30 triệu đồng/người;
- Trình độ tiến sỹ, chuyên khoa cấp II: 50 triệu đồng/người.
Điều 44. Việc bồi thường chi phí đào tạo
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
1. Nguồn kinh phí chi trả cho các đối tượng quy định tại Chương này là nguồn kinh phí đào tạo do UBND tỉnh cấp và giao cho Sở Nội vụ thực hiện việc quản lý, chi trả. Hàng năm, Sở Nội vụ thanh quyết toán với Sở Tài chính theo quy định.
2. Phương thức chi trả:
a) Đối với các đối tượng nói tại Điều 41 thì thực hiện việc cấp phát kinh phí như sau:
- Lần 1: khi có quyết định cử đi học, người đi học sẽ được nhận 30% tổng kinh phí;
- Lần 2: khi học được 1/2 chương trình, người đi học sẽ được nhận 30% tổng kinh phí;
- Lần 3: khi đã có bằng tốt nghiệp, người đi học sẽ được nhận 40% tổng kinh phí còn lại.
b) Đối với các đối tượng nói tại Điều 42 và Điều 43:
Sở Nội vụ sẽ cấp kinh phí (một lần) cho các đối tượng nói trên khi có quyết định của cấp có thẩm quyền./.
- 1Quyết định 30/2007/QĐ-UBND quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nghệ An giao đoạn 2007 – 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Nghị quyết 49/2008/NQ-HĐND điều chỉnh chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang do Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VII, kỳ họp thứ 22 ban hành
- 3Quyết định 49/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực và chính sách luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Bình Thuận
- 4Quyết định 77/2002/QĐ-UBBT quy định tạm thời một số chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực và các chính sách để thực hiện các Nghị quyết 04, 05 và 07 của Tỉnh ủy do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 2782/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 hết hiệu lực thi hành
- 6Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Quyết định 08/2009/QĐ-UBND sửa đổi khoản 1 và khoản 3, Điều 3, Chương I Quy định về chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực và các chính sách để thực hiện các Nghị quyết 04, 05 và 07 kèm theo Quyết định 21/2007/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 49/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực và chính sách luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Bình Thuận
- 3Quyết định 43/2008/QĐ-UBND sửa đổi đối tượng hưởng chế độ chính sách theo Quyết định 21/2007/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 77/2002/QĐ-UBBT quy định tạm thời một số chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực và các chính sách để thực hiện các Nghị quyết 04, 05 và 07 của Tỉnh ủy do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 2782/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 hết hiệu lực thi hành
- 6Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Nghị định 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức
- 4Quyết định 30/2007/QĐ-UBND quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nghệ An giao đoạn 2007 – 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 5Nghị quyết 49/2008/NQ-HĐND điều chỉnh chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang do Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VII, kỳ họp thứ 22 ban hành
- 6Quyết định 44/2002/QĐ-UBBT phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và công chức, viên chức thuộc khu vực Nhà nước do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7Quyết định 107/2006/QĐ-UBND Quy định chính sách thu hút bác sĩ về công tác tại Trạm Y tế xã và Phòng khám đa khoa khu vực do tỉnh Bình Thuận ban hành
Quyết định 21/2007/QĐ-UBND về Quy định chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực và chính sách để thực hiện Nghị quyết 04, 05 và 07 của Tỉnh ủy Bình Thuận
- Số hiệu: 21/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/05/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/05/2007
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực