Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 208/QĐ-UB | Hà Nam, ngày 09 tháng 02 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ kế hoạch 373/KH-UB ngày 26/5/2003 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Công nghiệp tại tờ trình số 15/TT-CN ngày 30/01/2004,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về tiêu chuẩn làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM |
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHUẨN LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo quyết định số 208/QĐ-UB ngày 09 tháng 02 năm 2004 của UBND tỉnh Hà Nam)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích, yêu cầu
1.1- Xây dựng, phát triển ngành nghề, làng nghề, nghề cổ truyền và nghề mới sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cường hiệu lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1.2- Khuyến khích động viên thợ thủ công có trình độ cao về kỹ thuật, tay nghề và kinh nghiệm trong việc: Nghiên cứu, sáng tác, phục hồi, phục chế các sản phẩm và du nhập nghề mới; tập trung trí tuệ sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế, mang bản sắc văn hoá dân tộc, có tính nghệ thuật cao, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
1.3- Xây dựng nông thôn mới, phát triển ngành nghề, làng nghề phải gắn với công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo vệ môi trường của từng vùng, từng xã theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy định này chỉ áp dụng cho các làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới trong tỉnh Hà Nam thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp.
Điều 3. Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1- “Làng nghề” : Là một cụm dân cư sinh sống trong một làng (thôn, tương đương thôn) có hoạt động ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất ở từng hộ gia đình hoặc các cơ sở trong làng; có sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa phương, phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của người dân trong làng.
3.2- “Làng nghề truyền thống” : Là làng nghề có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sản phẩm có tính truyền thống địa phương, có uy tín trên thị trường, có giá trị kinh tế và văn hoá cao.
3.3- “Làng nghề mới” : Là làng nghề mới được hình thành do yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.
Chương II
TIÊU CHUẨN, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA LÀNG NGHỀ
Điều 4. Tiêu chuẩn làng nghề :
4.1- Tiêu chuẩn làng nghề, làng nghề mới
- Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.
- Số lao động làm các nghề tiểu thủ công nghiệp của làng nghề đạt trên 50% lao động của làng (tối thiểu là 50 hộ trở lên).
- Giá trị sản xuất của làng nghề chiếm tỷ trọng trên 70% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng.
4.2- Tiêu chuẩn làng nghề truyền thống :
Làng nghề truyền thống phải đạt các tiêu chuẩn như mục 4.1 và đảm bảo: Có nghề sản xuất lâu đời tối thiểu là 50 năm và có ít nhất 30% số lao động của làng làm nghề truyền thống có thu nhập ổn định và đạt giá trị sản xuất trên 50% so với tổng giá trị sản xuất của làng.
Điều 5. Trách nhiệm của làng nghề
Tích cực đầu tư, mở rộng sản xuất, quan tâm cải tiến công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm đa dạng hoá mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. Bám sát nhu cầu thị trường để sản xuất mặt hàng mới, du nhập nghề mới đồng thời chú trọng đảm bảo môi trường sinh thái duy trì sự phát triển bền vững.
Điều 6. Quyền lợi của làng nghề
6.1- Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất trong làng nghề được ưu tiên hưởng các chế độ ưu đãi về phát triển nghề và làng nghề của UBND tỉnh và các chính sách hiện hành của Nhà nước.
6.2- Mỗi một làng nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề đủ tiêu chuẩn được hỗ trợ một lần 20 triệu đồng lấy từ nguồn Quỹ khuyến công hàng năm, nhằm phục vụ cho các chương trình phát triển ngành nghề và làng nghề của địa phương.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT DUYỆT CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ
Điều 7. Trình tự, thủ tục xét duyệt, công nhận làng nghề
7.1- Các địa phương có làng nghề tiểu thủ công nghiệp, kể cả làng nghề truyền thống, làng nghề mới do nhân dân tự suy tôn muốn được công nhận làng nghề đạt tiêu chuẩn đều phải đăng ký xây dựng làng nghề với UBND huyện, thị xã.
7.2- Nếu đạt tiêu chuẩn như điều 4 của quy định này trong thời gian ít nhất là 02 năm thì UBND xã, phường, thị trấn có văn bản đề nghị, được UBND huyện, thị xã xác nhận và đồng ý gửi hồ sơ trực tiếp về Sở Công nghiệp Hà Nam.
7.3- Sở Công nghiệp Hà Nam chủ trì thống nhất với các sở, ban, ngành liên quan ở tỉnh và trình UBND tỉnh xét, cấp công nhận làng nghề đủ tiêu chuẩn.
7.4- Hồ sơ để xét công nhận làng nghề gồm:
1. Đơn đăng ký xây dựng làng nghề
2. Bản báo cáo thành tích của làng nghề (theo tiêu chuẩn quy định).
3. Văn bản đề nghị của UBND xã, phường, thị trấn có xác nhận của UBND huyện, thị xã.
7.5- Định kỳ UBND tỉnh xét, cấp công nhận làng nghề đủ tiêu chuẩn vào tháng 12 hàng năm.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Phân công trách nhiệm :
8.1- UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm :
+ Tuyên truyền, vận động nhân dân hăng hái tham gia xây dựng, phát triển ngành nghề, làng nghề, gắn với xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá.
+ Chỉ đạo các làng nghề chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hàng năm tiến hành sơ, tổng kết về tình hình hoạt động của làng nghề. Rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo để không ngừng phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống và du nhập nghề mới.
8.2- Các sở, ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được giao phối hợp với UBND các huyện, thị xã tổ chức hướng dẫn các địa phương không ngừng phát huy thế mạnh, du nhập nghề mới để xây dựng nhiều làng nghề, quan tâm phát huy vai trò của nghệ nhân trong sự nghiệp phát triển nghề và làng nghề.
8.3- Hàng năm Sở Công nghiệp phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã tiến hành tổng kết việc phát triển làng nghề, du nhập nghề gắn liền với công tác tổng kết hoạt động ngành nghề của địa phương.
Điều 9. Điều khoản thi hành :
Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, UBND các huyện, thị xã, các sở, ban, ngành, các làng nghề, cơ sở sản xuất trong làng nghề phản ảnh về Sở Công nghiệp để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.
- 1Quyết định 09/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu làng nghề tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 93/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về tiêu chuẩn công nhận Làng có nghề, Làng nghề Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 26/2003/QĐ-UB Quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 4Quyết định 44/2005/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn và chính sách đối với làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 5Quyết định 3798/2003/QĐ-UB về Quy định (tạm thời) tiêu chuẩn làng nghề Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương
- 6Quyết định 18/2011/QĐ-UBND về Quy chế xét công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Long An
- 7Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2018 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành 20 năm (từ ngày 01/01/1997 đến ngày 31/12/2017)
- 1Quyết định 09/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu làng nghề tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2018 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành 20 năm (từ ngày 01/01/1997 đến ngày 31/12/2017)
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 93/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về tiêu chuẩn công nhận Làng có nghề, Làng nghề Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 26/2003/QĐ-UB Quy định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 4Quyết định 44/2005/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn và chính sách đối với làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 5Quyết định 3798/2003/QĐ-UB về Quy định (tạm thời) tiêu chuẩn làng nghề Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương
- 6Quyết định 18/2011/QĐ-UBND về Quy chế xét công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Long An
Quyết định 208/QĐ-UB năm 2004 quy định tiêu chuẩn làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 208/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/02/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Đinh Văn Cương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra