- 1Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2013 tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Đầu tư công 2014
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Quyết định 2356/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật du lịch 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật di sản văn hóa 2001
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 6Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 7Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2073/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO, TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (sau đây viết tắt là Khu DLQG Tân Trào) đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Vị trí, quy mô Khu du lịch
a) Khu vực quy hoạch phát triển Khu DLQG Tân Trào thuộc phạm vi hành chính các xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương) và Kim Quan (huyện Yên Sơn).
b) Diện tích vùng lõi tập trung phát triển Khu du lịch quốc gia là 2.500 ha (thuộc vùng bảo vệ cảnh quan di tích, phục vụ du lịch theo Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Quan điểm phát triển
a) Phát triển Khu DLQG Tân Trào gắn liền với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, giá trị văn hóa truyền thông và giá trị tự nhiên;
b) Phát triển Khu DLQG Tân Trào dựa trên cơ sở khai thác hình tượng “Thủ đô lâm thời khu giải phóng”, “Trung tâm Thủ đô kháng chiến” để xây dựng sản phẩm đặc thù và hình thành thương hiệu của Khu du lịch;
c) Phát triển Khu DLQG Tân Trào trong không gian kết nối với các điểm du lịch khác của Tuyên Quang; đồng thời liên kết chặt chẽ với thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong khu vực Đông Bắc, đặc biệt với ATK Định Hóa (Thái Nguyên);
d) Phát triển Khu DLQG Tân Trào theo hướng hình thành như một bảo tàng lịch sử, văn hóa nằm trong một không gian mở, sống động, kết nối hài hòa các cụm di tích lịch sử cách mạng với cảnh quan tự nhiên và không gian văn hóa truyền thống tại bản làng các dân tộc; bên cạnh việc tập trung phát triển du lịch dựa trên các giá trị văn hóa, lịch sử, chú trọng phát triển du lịch dựa trên các yếu tố thiên nhiên, du lịch cộng đồng để giảm thiểu việc đầu tư cơ sở lưu trú;
đ) Phát triển Khu DLQG Tân Trào theo hướng chú trọng phát triển thị trường nội địa, đặc biệt đối với thế hệ trẻ; bên cạnh đó mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách quốc tế.
3. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung: Đến năm 2025, Khu du lịch Tân Trào cơ bản đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia; Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Tân Trào trở thành Khu du lịch quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, sức cạnh tranh và trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng hàng đầu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Chỉ tiêu về khách du lịch: Đến năm 2025 đón khoảng 1,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 2.000 lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 2,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 35 nghìn lượt.
- Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành): Năm 2025 đạt trên 600 tỷ đồng và năm 2030 đạt khoảng 1.650 tỷ đồng.
- Chỉ tiêu việc làm: Năm 2025 tạo việc làm cho 2.200 lao động, trong đó 700 lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho 4.500 lao động, trong đó có 1.500 lao động trực tiếp.
4. Các định hướng phát triển chủ yếu
a) Phát triển thị trường khách du lịch
- Thị trường khách du lịch nội địa: Tập trung khai thác thị trường khách từ các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ) và các tỉnh vùng lân cận (các tỉnh khu vực Đông Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, khu vực miền núi Tây Bắc). Từng bước mở rộng ra các thị trường khách đến từ các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
- Các thị trường quốc tế trọng điểm: Thị trường từ các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc); các quốc gia Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines); thị trường khách là người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam; thị trường từ các quốc gia có yếu tố lịch sử liên quan đến Tân Trào.
b) Phát triển sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch chính:
+ Du lịch dựa trên việc khai thác các giá trị lịch sử: tham quan, tìm hiểu các giá trị của quần thể di tích lịch sử cách mạng; giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, đạo lý uống nước nhớ nguồn; du lịch sự kiện...;
+ Du lịch dựa trên việc khai thác các giá trị văn hóa: tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa tộc người; lễ hội truyền thống, tâm linh..
+ Du lịch sinh thái, thưởng ngoạn cảnh quan tự nhiên: nghiên cứu hệ sinh thái, tham quan cảnh quan, du thuyền sông Phó Đáy...
- Sản phẩm du lịch bổ trợ:
+ Du lịch vui chơi giải trí, thể thao: tổ chức các trò chơi dân gian, các công viên chuyên đề, leo núi, đi bộ, vượt sông, thác...;
+ Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe: khai thác cảnh quan tự nhiên, môi trường khu vực ven hồ Nà Nưa, ven sông Phó Đáy...
c) Tổ chức không gian phát triển du lịch
- Khu chức năng đón tiếp kết hợp lưu trú bao gồm đón tiếp chính, điều hành hoạt động khu du lịch và đón tiếp phụ trợ theo các hướng tiếp cận của khách du lịch, gồm: Trung tâm đón tiếp, điều hành và lưu trú chính của Khu du lịch (tại thôn Bòng); điểm đón tiếp phụ trợ phía Đông Nam (tại thôn Tân Lập) và điểm đón tiếp phụ trợ phía Bắc (tại thôn Nà Ho).
- Khu chức năng du lịch lịch sử, văn hóa bao gồm các cụm điểm di tích lịch sử gắn với các bản văn hóa dân tộc tại các xã Tân Trào, Trung Yên, Minh Thanh, Kim Quan, Bình Yên và cụm điểm tham quan du lịch Khuôn Trạn (xã Lương Thiện) và một số điểm tham quan cảnh quan, di tích khác.
- Khu chức năng du lịch sinh thái: Phát triển các khu chức năng phục vụ du lịch, vui chơi giải trí, thể thao được tổ chức theo rừng đặc dụng Tân Trào và lồng ghép với các hoạt động du lịch lịch sử, văn hóa.
d) Tổ chức tuyến du lịch
- Tuyến du lịch nội vùng:
+ Tuyến du lịch đường bộ: Tuyến Thôn Bòng - Lập Binh - Tân Trào - Minh Thanh - Trung Yên - Kim Quan - Nà Ho; tuyến Thôn Bòng - Trung Sơn - Kim Quan - Trung Yên - Minh Thanh - Tân Trào;
+ Tuyến du lịch thuyền theo sông Phó Đáy, từ Tân Trào đến Kim Quan.
+ Tuyến đi bộ, thể thao, leo núi: Tổ chức trong không gian rừng đặc dụng Tân Trào, trong đó chú trọng phát triển tuyến lên đỉnh núi Hồng, đèo De.
- Tuyến du lịch liên huyện và nội tỉnh: Tuyến Tân Trào - Đền Hạ - Đền Thượng - Đền Ỷ Lan và Đền thờ Bác Hồ (thành phố Tuyên Quang) - Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn); tuyến Tân Trào - Khu di tích Kim Bình - Đền Bách Thần - Đền Đầm Hồng - Thác Bản Ba - Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (huyện Chiêm Hóa); tuyến Tân Trào - thủy điện Tuyên Quang - Đền Pác Tạ - Thác Mơ - hồ Nà Hang (huyện Nà Hang); tuyến Tân Trào - danh thắng Thượng Lâm - Động Song Long - Thác Nậm Me (huyện Lâm Bình); tuyến Tân Trào - Đền Bắc Mục - Đền Thác Cái - Động Tiên; tuyến Tân Trào - rừng đặc dụng Trạm Chu và vườn cam Hàm Yên (huyện Hàm Yên).
- Tuyến du lịch liên tỉnh: Tuyến Tân Trào - Định Hóa - các điểm du lịch tỉnh Thái Nguyên; tuyến Tân Trào - ATK chợ Đồn - Pác Bó - các điểm du lịch các tỉnh Việt Bắc; tuyến Tân Trào - các khu, điểm du lịch quốc gia trên toàn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; tuyến Tân Trào - Hà Nội - các khu, điểm du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.
- Tuyến du lịch quốc tế: Kết nối khu du lịch Tân Trào và các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với Thủ đô Hà Nội và quốc tế (qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài); với Hà Giang đi Châu Vân Sơn, Trung Quốc (qua cửa khẩu đường bộ Thanh Thủy); với Lào Cai đi Côn Minh, Trung Quốc (qua cửa khẩu đường bộ Lào Cai); với Lạng Sơn đi Bằng Tường, Trung Quốc (qua cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị); với Hải Phòng, Quảng Ninh đi Quảng Châu, Nam Ninh, Trung Quốc (qua cửa khẩu đường bộ Móng Cái).
đ) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật du lịch
- Cơ sở lưu trú: Phát triển đủ số lượng buồng lưu trú cho khách du lịch theo từng giai đoạn: Đến năm 2025 khoảng 500 buồng và năm 2030 khoảng 1.000 buồng đạt tiêu chuẩn chất lượng từ 3 sao trở lên. Ngoài ra, phát triển các làng camping, các khu bungalow, các lều trại mang tính dân tộc, nhà dân (homestay)... tại thôn Tân Lập, thôn Niếng, thôn Quan Hạ.
- Cơ sở phục vụ ăn uống: Phát triển các nhà hàng, cơ sở ăn uống trong các khách sạn và độc lập bên ngoài tại các trung tâm đón tiếp, các trung tâm dân cư để phục vụ các món ăn dân dã, bản địa. Quy mô nhà hàng không quá 200 chỗ; thiết kế, kiến trúc nhà hàng tuân thủ theo Quy chế quản lý ban hành theo Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025 (sau đây gọi là Quy hoạch bảo tồn di tích).
- Cơ sở vui chơi giải trí: Hệ thống vui chơi giải trí gồm các tiện nghi thể thao, vui chơi như bể bơi, sân bóng chuyền, cầu lông, câu lạc bộ, các trò chơi dân gian, công viên cây xanh... được phát triển gắn liền với các khách sạn, nhà hàng, các trung tâm dân cư.
- Hệ thống chợ, trung tâm thương mại: Kết hợp phát triển khu thương mại tại các phân khu du lịch và các khu dân cư tập trung, gồm:
+ Hệ thống chợ vùng cao phục vụ khách mua bán và tham quan tổ chức tại Bản Pình, xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn;
+ Các chợ khác tổ chức gắn với các trung tâm dân cư như Tân Trào, Kim Quan, Nà Ho;
+ Các dịch vụ bán lẻ tổ chức gắn liền với các khu trung tâm đón tiếp.
e) Định hướng đầu tư
- Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia Tân Trào, bao gồm: vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp trong nước khác. Trong đó ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư vào các phân khu chức năng theo quy hoạch để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch;
- Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; hỗ trợ một phần cho xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu Khu du lịch quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, các giá trị tự nhiên, bảo vệ tài nguyên du lịch và thích ứng với biến đổi khí hậu theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công và các quy định có liên quan.
5. Giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách
Nghiên cứu ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu du lịch Tân Trào; khu vực ATK và chiến khu cách mạng về huy động vốn từ ngân sách phát triển hạ tầng khung; ưu đãi đầu tư đối với việc phát triển sản phẩm mới; đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển du lịch; khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược tham gia phát triển du lịch có trách nhiệm với xã hội và môi trường.
b) Giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư
- Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, các quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công và các văn bản có liên quan xem xét, tập trung nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho phát triển hạ tầng cơ bản; bảo vệ môi trường; bảo tồn, tôn tạo di tích; đào tạo nhân lực và xúc tiến quảng bá phù hợp với quy định;
- Tập trung kêu gọi vốn đầu tư và ưu tiên cho các dự án phát triển du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái;
- Triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện các dự án đầu tư theo đúng nội dung và tiến độ.
c) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Nhà nước hỗ trợ một phần từ ngân sách để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực, đặc biệt tập trung vào đội ngũ quản lý, hướng dẫn du lịch văn hóa lịch sử và sinh thái, lao động nghiệp vụ bậc cao nhằm hỗ trợ định hướng phát triển sản phẩm có chất lượng cao;
- Thực hiện việc chuyển giao công nghệ quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực quản lý hoạt động kinh doanh du lịch để từng bước tiếp quản nhiệm vụ quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch theo hướng cao cấp;
- Chú trọng nâng cao nhận thức về du lịch văn hóa lịch sử, bảo vệ môi trường, kỹ năng giao tiếp đối với đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch.
d) Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch
- Triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia và Quy hoạch bảo tồn di tích; rà soát quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng, các dự án thành phần trong Khu du lịch quốc gia theo định hướng tập trung phát triển du lịch văn hóa, lịch sử hướng tới thị trường nội địa;
- Quản lý đầu tư xây dựng phát triển Khu du lịch quốc gia theo quy hoạch và định hướng đầu tư được phê duyệt và các quy định của pháp luật.
đ) Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ
Tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ trong mọi lĩnh vực hoạt động của Khu du lịch, đặc biệt trong nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, trong kinh doanh và trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
e) Giải pháp về xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu Khu du lịch
- Xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động xúc tiến có năng lực và chuyên nghiệp trong cơ cấu Ban quản lý để xây dựng kế hoạch, liên kết đối tác và thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá, bảo đảm việc thu hút đầu tư, quảng bá xúc tiến du lịch Tân Trào được thực hiện thống nhất, liên tục và hiệu quả;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xúc tiến quảng bá cho Khu du lịch quốc gia Tân Trào trong kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch chung của tỉnh Tuyên Quang, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng ATK;
- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Khu du lịch quốc gia Tân Trào gắn với hình tượng “Thủ đô lâm thời khu giải phóng” và “Trung tâm Thủ đô kháng chiến”, đi liền với việc phát triển hệ thống ấn phẩm, vật phẩm quảng bá, quảng cáo tấm lớn, ký hiệu... có thiết kế thống nhất, thể hiện nhất quán các giá trị thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu;
- Xây dựng website Khu du lịch quốc gia Tân Trào hấp dẫn, độc đáo, phù hợp với các giá trị thương hiệu và thị trường, có đầy đủ các thông tin cập nhật về sản phẩm du lịch Tân Trào;
- Nghiên cứu sản xuất các vật phẩm lưu niệm, sản vật địa phương làm đại diện thương hiệu du lịch. Tổ chức các hoạt động kinh doanh hàng hóa lưu niệm và sản vật với quan điểm quảng bá, xây dựng hình ảnh.
g) Giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch
- Giải pháp thu hút thị trường:
+ Xác định thị trường trọng điểm theo từng giai đoạn cho Khu du lịch (thị trường khách nội địa từ các thành phố lớn, từ các vùng lân cận; thị trường khách quốc tế gần - Đông Bắc Á, Đông Nam Á), xây dựng kế hoạch phát triển thị trường cụ thể cho từng giai đoạn theo từng phân khúc thị trường trọng điểm, có đánh giá, điều chỉnh kế hoạch hàng năm;
+ Xây dựng các chương trình xúc tiến thương hiệu Khu DLQG Tân Trào tới các thị trường trọng điểm trong nước thông qua các hội chợ du lịch quốc tế, tham gia lễ hội, sự kiện văn hóa du lịch quy mô quốc gia, quốc tế;
+ Tổ chức các chương trình kích cầu du lịch, vận động sự tham gia của doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn trong nước và trong vùng; tổ chức các đoàn khảo sát về sản phẩm du lịch mời các doanh nghiệp, lữ hành tham gia chương trình du lịch tổng hợp, chuyên đề tại Tân Trào; kết hợp với các địa phương liên kết trong vùng tổ chức đoàn khảo sát về sản phẩm du lịch.
- Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch:
+ Phát triển sản phẩm theo định hướng thị trường; tập trung ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chính, sản phẩm đặc thù để tạo dựng thương hiệu cho Khu du lịch; gắn phát triển sản phẩm du lịch với định hướng kiến trúc - cảnh quan khu du lịch;
+ Tăng cường liên kết phát triển sản phẩm du lịch trong tỉnh và trong vùng, đặc biệt các sản phẩm gắn với di tích lịch sử cách mạng;
+ Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quảng bá hình ảnh sản phẩm du lịch; tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm du lịch đi đôi với việc mở rộng loại hình sản phẩm.
h) Giải pháp liên kết phát triển du lịch
- Tăng cường khả năng liên kết: Tạo cơ chế bình đẳng, cởi mở, thông thoáng về liên kết phát triển du lịch với các địa phương, các khu du lịch trên tinh thần tương hỗ và cùng có lợi. Tăng cường cơ sở vật chất liên kết phát triển du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cấp các công trình hạ tầng kết nối đường bộ (như nâng cấp hệ thống giao thông, trạm dừng nghỉ, cảnh quan bên đường...).
- Đổi mới nội dung liên kết trong phát triển sản phẩm; quảng bá xúc tiến du lịch; khai thác và phát triển thị trường và đào tạo phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao cho Khu du lịch quốc gia Tân Trào.
- Mở rộng các hình thức liên kết: Liên kết trong khuôn khổ nhiều địa phương, nhiều khu du lịch (đa phương); với từng địa phương hoặc khu du lịch theo chủ đề riêng theo đặc điểm về tài nguyên (song phương). Tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế đặc biệt với các quốc gia được xác định là thị trường gần.
i) Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Gắn quy hoạch phát triển du lịch với môi trường, tùy theo tính chất của quy hoạch có những mức độ đánh giá tác động môi trường khác nhau. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Sử dụng hợp lý các giải pháp công nghệ, kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với từng lĩnh vực khác nhau (môi trường nước, môi trường không khí tiếng ồn, môi trường đất, quản lý chất thải rắn);
- Bổ sung nguồn kinh phí cho các hoạt động quản lý môi trường. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ cán bộ bảo vệ môi trường; giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng;
- Hình thành mạng lưới giám sát môi trường nhằm cung cấp thông tin môi trường kịp thời và chính xác tới các cơ quan có thẩm quyền;
- Tăng cường công tác ứng phó với biến đổi khí hậu như nâng cao nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu; tăng cường khả năng thích ứng và năng lực giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với Khu du lịch.
k) Giải pháp bảo đảm an ninh, quốc phòng
- Không sử dụng phần diện tích đất đã xác định là đất quốc phòng trong phạm vi Quy hoạch để phục vụ phát triển du lịch;
- Quá trình lập các đồ án quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư cụ thể tại Khu DLQG Tân Trào cần có ý kiến của Bộ Quốc phòng và thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn năm 2011-2020;
- Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; quy định cụ thể về các hoạt động của khách du lịch và cộng đồng dân cư để bảo đảm an ninh, quốc phòng và tăng cường quản lý, hướng dẫn thực hiện nghiêm các quy định;
- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu DLQG Tân Trào, chính quyền địa phương với các đơn vị an ninh, quốc phòng có liên quan trong quá trình lập dự án, đầu tư xây dựng và tổ chức các hoạt động du lịch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang lập Quy hoạch chi tiết các khu chức năng, điểm du lịch trong ranh giới Khu du lịch quốc gia. Đối với các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa và Quy hoạch bảo tồn di tích; các dự án có ảnh hưởng lớn đến Khu du lịch thực hiện theo quy định của Luật du lịch.
b) Đề xuất cơ chế điều phối, liên kết vùng để phát huy hiệu quả hoạt động của Khu DLQG Tân Trào với các vùng phụ cận.
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang hoàn thiện và nâng cao năng lực Ban quản lý Khu DLQG Tân Trào.
d) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư vào Khu DLQG Tân Trào nhằm kêu gọi vốn đầu tư phát triển du lịch, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.
đ) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quy hoạch Khu DLQG Tân Trào.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, cân đối kinh phí hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước để thực hiện Quy hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.
3. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, cơ quan liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang:
a) Tổ chức công bố Quy hoạch; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch; kiến nghị cấp có thẩm quyền các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
Căn cứ vào tình hình thực tế, khi cần thiết Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.
b) Kiện toàn tổ chức bộ máy Ban Quản lý Khu DLQG Tân Trào; ban hành Quy chế quản lý Khu DLQG Tân Trào.
c) Rà soát hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược đầu tư thực hiện các dự án phát triển Khu DLQG Tân Trào.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư trên cơ sở Danh mục các dự án ưu tiên đính kèm Quyết định này.
đ) Chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương cho phát triển hạ tầng khu du lịch; lồng ghép đầu tư du lịch với đầu tư cho các lĩnh vực khác và xúc tiến quảng bá du lịch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO, TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2073/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Chương trình/Dự án đầu tư | Phân kỳ thực hiện | |
Đến 2025 | Đến 2030 | ||
A | Nhóm dự án phát triển kết cấu hạ tầng khung Khu du lịch | ||
1 | Dự án phát triển hệ thống giao thông Khu du lịch (*) | Cơ bản hoàn thành | Hoàn thành dự án |
2 | Dự án cấp điện Khu du lịch | Cơ bản hoàn thành | Hoàn thành dự án |
3 | Dự án cấp nước Khu du lịch | Cơ bản hoàn thành | Hoàn thành dự án |
4 | Dự án thoát nước thải và vệ sinh môi trường khu du lịch | Cơ bản hoàn thành | Hoàn thành dự án |
5 | Dự án phát triển hệ thống thông tin liên lạc khu du lịch | Cơ bản hoàn thành | Hoàn thành dự án |
B | Nhóm dự án phát triển sản phẩm du lịch | ||
1 | Dự án phát triển khu chức năng du lịch Tân Trào (bao gồm cả khu đón tiếp chính và phụ ở phía Đông Nam) | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
2 | Dự án phát triển khu chức năng du lịch Minh Thanh | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
3 | Dự án phát triển khu chức năng du lịch Kim Quan | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
4 | Dự án phát triển khu chức năng du lịch Lập Binh | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
5 | Dự án phát triển khu chức năng du lịch Trung Yên | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
6 | Dự án cải tạo cảnh quan môi trường sông Phó Đáy (đoạn từ thôn Bòng, xã Tân Trào đến Nà Ho, xã Trung Sơn), suối Khuôn Pén, hồ Nà Nưa. | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
7 | Dự án phát triển bản du lịch cộng đồng thôn Tân Lập (**) (gắn với dự án cải tạo chỉnh trang làng Tân Lập) | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
8 | Dự án phát triển các cụm điểm tham quan phụ trợ | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
9 | Dự án phát triển du lịch rừng đặc dụng Tân Trào | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
10 | Dự án phát triển khu đón tiếp phụ Nà Ho | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
C | Nhóm dự án hỗ trợ phát triển du lịch | ||
1 | Xúc tiến quảng bá du lịch Khu du lịch quốc gia Tân Trào | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
2 | Xây dựng thương hiệu Khu du lịch quốc gia Tân Trào | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
3 | Phát triển nguồn nhân lực du lịch Khu du lịch quốc gia Tân Trào | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
4 | Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng | Hoàn thành giai đoạn I | Hoàn thành dự án |
(*) Gắn với nhóm dự án 6 (cải tạo quốc lộ 2C, đường nối các khu di tích), thuộc Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025 đã được phê duyệt tại Quyết định 2356/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
(**) Gắn với nhóm dự án số 4 (cải tạo chỉnh trang làng Tân Lập), thuộc Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025 đã được phê duyệt tại Quyết định 2356/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Ghi chú: Vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng của các khu, điểm du lịch và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ./.
- 1Quyết định 2228/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 240/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2057/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2098/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2128/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2127/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 526/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật du lịch 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật di sản văn hóa 2001
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 6Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2013 tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật Đầu tư công 2014
- 8Luật ngân sách nhà nước 2015
- 9Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 10Quyết định 2228/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 2356/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 13Quyết định 240/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 2057/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 2098/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 2128/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 2127/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 526/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 2073/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 2073/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/12/2017
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Vũ Đức Đam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực