- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
- 5Thông tư 24/2020/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 207/QĐ-UBND | Phú Thọ, ngày 25 tháng 01 năm 2022 |
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh tại Tờ trình số: 78/TTr-VP ngày 24 tháng 01 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
(Kèm theo Quyết định số: 207/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Phú Thọ)
1. Quy chế này quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước của UBND tỉnh Phú Thọ.
2. Những nội dung về bảo vệ bí mật nhà nước không quy định tại quy chế này thì thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
1. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh trực tiếp quản lý bí mật nhà nước, bao gồm:
a) Sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương (gọi là cơ quan, đơn vị cấp tỉnh).
b) UBND các huyện, thành, thị (gọi là UBND cấp huyện).
2. Các cơ quan, tổ chức thuộc Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương có trụ sở hoạt động tại tỉnh Phú Thọ; các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh sử dụng tài liệu bí mật nhà nước do UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành.
3. Các cá nhân trực tiếp quản lý, tiếp cận bí mật nhà nước, gồm:
a) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.
b) Cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.
c) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng trực thuộc cơ quan, đơn vị cấp tỉnh.
d) Trưởng phòng của UBND cấp huyện và tương đương.
đ) Người đại diện phần vốn nhà nước giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh.
e) Cấp phó được ủy quyền của người đại diện phần vốn nhà nước quy định tại điểm đ khoản này.
g) Người được giao thực hiện nhiệm vụ hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.
4. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước của UBND tỉnh Phú Thọ.
Điều 3. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước.
1. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị khi ban hành, phát hành tài liệu hoặc tạo ra vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước.
Cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước và độ mật bí mật nhà nước đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
2. Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành và quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Trình tự, thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 4. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật gồm:
a) Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Phó Chủ tịch UBND tỉnh (được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền bằng văn bản).
2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:
a) Những người quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Những người quy định tại các điểm a, b, đ, e khoản 3 Điều 2 quy chế này.
3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật gồm:
a) Những người quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Những người quy định tại các điểm c, d khoản 3 Điều 2 quy chế này.
4. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
5. Biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an Ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 5. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ.
1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước hoặc cấp phó được ủy quyền cho phép. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm ủy quyền bằng văn bản cho cấp phó thực hiện theo thẩm quyền.
2. Thẩm quyền cho phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để phục vụ công tác ở nước ngoài phải được Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.
3. Thủ tục, trình tự việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước được quy định như sau:
a) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật.
b) Những người quy định tại điểm a, đ khoản 3 Điều 2 quy chế này quyết định cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật.
c) Những người quy định tại điểm c, d khoản 3 Điều 2 quy chế này quyết định cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Mật.
2. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật thuộc phạm vi quản lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 7. Tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước.
1. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp tại tỉnh có nội dung bí mật nhà nước phải được sự đồng ý của người có thẩm quyền như sau:
a) Hội nghị, hội thảo, cuộc họp tại tỉnh có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam phải được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 6 quy chế này.
b) Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài tại tỉnh có nội dung bí mật nhà nước phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Cơ quan, tổ chức chủ trì tham mưu tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp phải có tờ trình, báo cáo hoặc kế hoạch trình người có thẩm quyền quyết định tổ chức. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp phải thực hiện nghiêm các quy định tại Điều 6 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 8. Giải mật toàn bộ hoặc một phần bí mật nhà nước.
1. Trường hợp hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn bảo vệ bí mật nhà nước thì đương nhiên giải mật; trường hợp hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời hạn gia hạn bảo vệ bí mật nhà nước thì đương nhiên giải mật.
2. Trường hợp không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước thì cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước phải đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật và thông báo ngay bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Trường hợp giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế thì việc giải mật thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 22 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 9. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
1. Thẩm quyền cho phép tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gồm: Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành, thị; người đứng đầu các sở ngành, tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh và tương đương; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
2. Trường hợp nếu không tiêu hủy ngay có thể gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc thì người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
3. Trường hợp tiêu hủy khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc thì thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 23 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 10. Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước.
1. UBND tỉnh giao Chánh Văn phòng UBND tỉnh phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước của UBND tỉnh tại Văn phòng UBND tỉnh.
2. Các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 điều 2 quy chế này phân công người kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước tại Văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp.
3. Việc phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước phải được thể hiện bằng văn bản; người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tiến hành xác minh, điều tra làm rõ các thông tin, vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải có biện pháp xử lý, kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước và Công an tỉnh biết để có biện pháp khắc phục, xác minh, điều tra làm rõ.
Điều 12. Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 2 quy chế này phải thực hiện chế độ báo cáo hàng năm về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý theo quy định tại điểm a, c khoản 1 và khoản 2, Điều 8 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Thời hạn các cơ quan, tổ chức gửi báo cáo định kỳ hàng năm về Công an tỉnh chậm nhất vào ngày 16 tháng 12 của năm làm báo cáo.
2. Báo cáo đột xuất được thực hiện ngay sau khi phát hiện xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước hoặc phát hiện thấy hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hoặc theo yêu cầu của Bộ Công an, UBND tỉnh và Công an tỉnh.
3. Công an tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh tổng kết 05 năm một lần, sơ kết 01 năm một lần về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15/11/năm 2018.
Điều 14. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3, Điều 24 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Công an tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tham mưu tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản chỉ đạo liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi tỉnh quản lý phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
c) Tham mưu bảo đảm an ninh, an toàn các hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước theo quy định; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức bảo vệ bí mật nhà nước.
d) Tham mưu kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
đ) Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước; sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định; khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
1. Ban hành và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi đơn vị quản lý; phân công cán bộ kiêm nhiệm thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Chấp hành, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình về công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Lưu giữ, bảo quản, thống kê tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước theo đúng quy định.
4. Tiến hành tự kiểm tra về bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết về công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
5. Ngoài trách nhiệm được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 điều này, các cơ quan sau đây còn có trách nhiệm:
a) Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh phân công công chức chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước tại Văn phòng UBND tỉnh; phối hợp với Công an tỉnh trong công tác tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2, Điều 13 quy chế này.
b) Sở Tài chính có trách nhiệm căn cứ đề xuất của Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước theo phân cấp, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương. Hướng dẫn thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành.
c) Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu cho UBND tỉnh khen thưởng thành tích trong thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước; phối hợp tham mưu xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của UBND tỉnh Phú Thọ và nội quy của cơ quan, đơn vị tạo ra bí mật nhà nước.
2. Sử dụng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đúng mục đích và thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định.
Trong quá trình thực hiện quy chế, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh) để trình UBND tỉnh xem xét quyết định./.
- 1Quyết định 75/2021/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 69/2021/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 45/2021/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 4Quyết định 02/2022/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
- 5Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND về Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Quyết định 05/2022/QĐ-UBND về Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 04/2022/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
- 6Thông tư 24/2020/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 7Quyết định 75/2021/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 69/2021/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 9Quyết định 45/2021/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 10Quyết định 02/2022/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
- 11Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND về Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 12Quyết định 05/2022/QĐ-UBND về Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 13Quyết định 04/2022/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 207/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
- Số hiệu: 207/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Bùi Văn Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực