Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2051/2013/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 13 tháng 8 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỘI PHẠM TRONG THANH NIÊN, THIẾU NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyểt số 96/2013/NQ-HĐND ngày 19/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá XII, kỳ họp thứ 9 về một số mục tiêu, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 247/TTr-SNV ngày 13/8/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình thực hiện một số mục tiêu, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các ông, bà: Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân Tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc Tỉnh; Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thị Thu Thủy

 

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA HĐND TỈNH VỀ MỘT SỔ MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VỈ PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỘI PHẠM TRONG THANH NIÊN, THIẾU NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2051/2013/QĐ-UBND ngày 13/8/201 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Mục tiêu

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên, thiếu niên và trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan, đoàn thể trong phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho thanh niên, thiếu niên phát triển toàn diện. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Chủ động phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm, từng bước kiềm chế, giảm các loại tội phạm trong thanh niên, thiếu niên.

1. Chỉ tiêu cụ thể

- Hàng năm có 85% trở lên thanh niên, thiếu niên được tiếp cận về các thông tin phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; tăng từ 1 -2% thanh niên được tư vân, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm;

- Mỗi năm giảm ít nhất 10% thanh niên, thiếu niên vi phạm pháp luật và 5% thanh niên, thiêu niên phạm tội trên tổng số thanh niên, thiếu niên vi phạm, phạm tội của năm trước liên kề;

- 100% các huyện, thị xã, thành phổ trên địa bàn Tỉnh không để hình thành các băng, nhóm tội phạm có tổ chức;

- 100% các địa phương, trường học có cơ chế phối hợp trong quản lý, giáo dục thanh niên, thiếu niên; hàng năm có 10% trường Tiểu học, THCS, THPT và Trung tâm hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tổ chức các lóp ngoại khóa giáo dục kỹ năng ứng xử pháp luật;

- 100% đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách, cán bộ quản lý nhà nước về công tác thanh niên, lực lượng bảo vệ dân phố và trật tự viên cấp cơ sở được tập huân kỹ năng, nghiệp vụ vê phòng, chông vi phạm pháp luật và tội phạm.

3. Đối tượng áp dụng:

Thanh niên, thiếu niên cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (có độ tuổi từ 09 tuổi đến 30 tuổi).

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyến truyền, giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống; phương thức, thủ đoạn hoạt độnậ của tội phạm; tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiếu niên. Xây dựng và triển khai một số mô hình về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Biểu dương, tôn vinh khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiếu niên;

2. Tạo môi trường học tập lành mạnh; tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên. Quy hoạch đồng bộ và khuyến khích các tổ chức, cá nhân, thành

phần kinh tế đầu tư điểm vui chơi giải trí; tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, định hướng các trào lưu mới, tạo các môi trường phù hợp;

3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham mưu, quản lý nhà nước về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiếu niên;

4. Nâng cao hiệu quả vai trò phối họp giữa gia đình, nhà trương, xã hội và công tác quản lý nhà nước của các ngành chức năng về giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiếu niên. Lấy gia đình là nền tảng; nhà trường là nòng cốt trong giáo dục, hình thành nhân cách; xã hội là cầu nối chăm lo, bồi dưỡng phát triển toàn diện thanh niên, thiếu niên;

5. Hàng năm thường xuyên mở các đợt cao điểm trấn áp, triệt xóa các ổ nhóm tội phạm; Đảm bảo hoạt động điều tra, truy tổ, xét xử các vụ án có bị can, bị cáo là thanh niên, thiếu niên được phối hợp chặt chẽ, hiệu quả. Tăng cường xét xử lưu động các vụ án điểm phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung;

6. Hàng năm các Sở, Ngành, địa phương chủ động tổ chức các hoạt động:

6.1. Tổ chức các lớp học giáo dục kỹ năng ứng xử pháp luật, lớp năng khiếu;

6.2. Xét xử lưu động vụ án điểm liên quan đến tội phạm là thanh niên, thiêu niên;

6.3. Tổ chức các hoạt động giáo dục, truyền thông về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm;

6.4. Biên tập và tăng số lượng phát hành các bản tin tuyên truyền về phòng, chông tội phạm;

6.5. Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ và xây dựng mô hình về phòng, chông vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiêu niên.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Hàng năm, căn cứ vào khả năng ngân sách của địa phương, ủy ban nhân dân tỉnh và Uỵ ban nhân dân các địa phương trong tỉnh bố trí dự toán kinh phí phù hợp đê triên khai thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

IV. PHÂN CÔNG NHIỆM vụ

1. Sử Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh niên; trình ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiếu niên. Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

2. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể Tỉnh và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, trật tự; chịu ừách nhiệm thực hiện mục tiêu trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiếu niên. Tập trung quản lý đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật tại cơ sở; nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; ngăn chặn kịp thời các hành vi dụ dỗ, lôi kéo thanh niên, thiếu niên, học sinh tham gia vi phạm pháp luật. Thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp, xử lý các loại tội phạm và vi phạm pháp luật; giáo dục thanh niên, thiếu niên nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực; tăng cường phối họp quản lý thanh niên có tiền án, tiền sự và đối tượng sau cải tạo nhằm hạn chế tái phạm.

3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Công an Tỉnh, Sở Y tế, Ưỷ ban nhân dân các cấp tổ chức cai nghiện có hiệu quả cho người mắc nghiện ma tuý trong độ tuổi thanh niên, thiếu niên, nhằm làm giảm số người nghiện và giảm các loại tội phạm do người nghiện ma tuý gây ra. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn, tạo việc làm cho thanh niên chấp hành xong án phạt tù, thanh niên sau cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng, tránh tái phạm, tái nghiện. Thực hiện tốt chức năng thường

trực phòng chống tệ nạn xã hội. Phối hợp với các cấp, các ngành giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nhất là đối với thanh niên.

4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phối hợp với lực lượng Công an, Hải quan và các ngành nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chông các loại tội phạm ở khu vực biên giới và địa bàn biên phòng. Phối hợp các phường, xã giáp biên quản lý chặt chẽ các loại đối tượng và tham mưu cho chính quyền cấp huyện, xã biên giới xử lý tốt tình hình an ninh trật tự tại địa bàn; tuyên truyền vận động nhân dân, thanh niên, thiếu niên tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, bảo vệ đường biên, cột mốc và giữ gìn trị an biên giới.

5. Sở Tư pháp: Rà soát lại các văn bản pháp luật đang có hiệu lực thi hành nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong việc thi hành chính sách, pháp luật, trên cơ cơ sở đó kịp thời đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Chủ trì, phối hợp biên soạn tài liệu, ấn phẩm, giáo trình bồi dưỡng kỹ năng; làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến các địa phương, đổi tượng thanh niên, thiếu niên có nguy cơ cao hoặc liên quan đến tội phạm; thực hiện tốt chức năng trợ giúp pháp lý, theo dõi thi hành pháp luật; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp.

6. Sớ Giáo dục và Đào tạo: Triển khai thực hiện tốt Ke hoạch “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 20Ỉ3-2016Tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống lành mạnh, phòng chống tội phạm, bạo lực trong trường học; chủ trì xây dựng và triển khai chương trình giáo dục kỹ năng ứng xử pháp luật cho học sinh phổ thông; gắn trách nhiệm của nhà trường với địa bàn dân cư, phân công giáo viên nắm bắt, phối hợp quản lý, giám sát học sinh cả biệt.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Nâng cao trách nhiệm công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vãn hoá, vui chơi giải trí cho thanh niên, thiếu niên; xử lý nghiêm các điểm kinh doanh vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa góp phần phòng ngừa vi phạm phạm pháp luật và tội phạm.

8. Sở Thông tin và Truyền thông: Tăng cường tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

9. Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh, Báo Quảng Ninh: Tăng cường thời lượng tin, bài, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về công tác phòng, chổng vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiếu niên; tuyên truyền gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến của các lực lượng trực tiếp đấu tranh và cán bộ, nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm.

10. Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối họp với các Sở, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tạo quỹ đất triển khai lập quy hoạch xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao, điểm vui chơi cho thanh niên, thiếu niên.

11. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh lập dự toán kinh phí trình Hội đồng nhân dân Tỉnh, cân đối ngân sách hàng năm, phân bổ kinh phí tổ chức các hoạt động phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật cho các đơn vị; giám sát tình hình quản lý, sử dụng kinh phí phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong thanh niên, thiếu niên đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả.

12. Sử Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông Tỉnh: Đẩy manh tuyên truyền pháp luật về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm đặc biệt là Luật an toàn giao thông trong thanh niên, thiếu niên; phối họp với lực lượng Công an, Biên phòng, Hải quan để phát hiện đấu tranh với các hành vi lợi dụng phương tiện giao thông, tuyên giao thông, các bên xe, bên tàu, cảng, bên thủy nội địa để hoạt động phạm tội.

13. Sở Y tế: Phối hợp với Công an, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ưong phòng chống HIV/AIDS; triển khai các hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại; hướng dẫn quy trình cai nghiện và điều trị chữa bệnh cho người nghiện ma tuý, phạm nhân. Chỉ đạo tổ chức kiểm tra thường xuyên việc giám sát, quản lý các loại thuốc hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và xử lý nghiêm các vi phạm.

14. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân Tỉnh: Tăng cường xét xử lưu động và kịp thời các vụ án điểm có liên quan đến thanh niên, thiếu niên nhằm răn đe, tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa.

15. Đề nghị ủy ban MTTQ Tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp với các Sở, ban, ngành và các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, tả chức xã hội tham gia có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong thanh niên, thiếu niên. Giám sát việc thực hiện để đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp của Nghị quyết.

16. Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Mình: Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tham gia công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong thanh niên, thiếu niên. Xây dựng các mô hình mới; tổ chức các lớp năng khiếu trến địa bàn dân cư; hoạt động văn hóa, thể thao; hướng dẫn về nội dung và hĩnh thức hoạt động, đảm bảo nội dung phong phú, đa dạng thu hút đông đảo thanh niên, thiếu niên và quần chúng nhân dân tham gia, hưởng ứng. Định hướng các trào lưu mới lành mạnh, tạo các môi trường phù hợp cho thanh niên, thiếu niên.

17. Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh: Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tội phạm; tiếp tục phối họp tổ chức quản lý, giáo dục con em ữong gia đình không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội với các nội dung, hình thức phong phú, phù họp; hỗ trợ phụ nữ phát ưiển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Nhân rộng các mô hình về phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, phòng chống mua bán người ở các địa phương.

18. Hội Cựu chiến binh Tỉnh: Chỉ đạo các cấp hội phối họp tham gia bảo vệ an ninh, trật tự để phòng, chống tội phạm; Tích cực tham gia cảm hoá, giúp đỡ những người lầm lỗi hoàn lương, tái hoà nhập cộng đồng; nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hội viên về công tác phòng, chống tội phạm, góp phàn giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn khu dân cư.

19. Hội Nông dân Tỉnh: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia công tác phòng, chống tội phạm, phát hiện tố giác tội phạm; khuyên khích hội viên là thanh, thiếu niên tham gia các mô hình kinh tế nông nghiệp mang hiệu quả kinh tế thiết thực có sự giúp đỡ, theo dõi của tổ chức Họi.

20. Liên đoàn Lao động Tỉnh: tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động không vi phạm pháp luật, thi đua xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn về an ninh, trật tự.

21. ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chịu trách nhiệm triển khai quy hoạch quỹ đất xây dựng hệ thống thiết chế vãn hóa thể thao trên địa bàn; chủ động cân đối và huy động nguồn kinh phí xã hội hóa để xây dựng Trung tâm vãn hoá thể thao cấp huyện, cấp xã và hoàn chỉnh Nhà văn hóa cấp thôn. Khuyến khích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá - thể thao và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí. Chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra theo quyết định này ở địa phương, trong đó trọng tâm là mục tiêu kiềm chế sự gia tăng của vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiếu niên.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan thuộc ủy ban nhân dân Tỉnh; Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung được phân công trong Chương trình này. Định kỳ (hàng năm) báo cáo về ủy ban nhân dân Tỉnh trước ngày 15/12 (qua Sở Nội vụ để tổng hợp).

2. Giao Sở Nội vụ là cơ quan đầu mối giúp ủy ban nhân dân Tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chương trình này; định kỳ (hàng năm) tổng hợp kết quả báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2051/2013/QĐ-UBND về Chương trình thực hiện một số mục tiêu, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong thanh niên, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

  • Số hiệu: 2051/2013/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/08/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Vũ Thị Thu Thủy
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/08/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản