Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2027/QĐ-UBND | Tuy Hòa, ngày 09 tháng 12 năm 2010 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là Đề án 32);
Căn cứ Thông tư số 23/2010/TT-LĐTBXH ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục;
Căn cứ Thông tư số 08/2010/TT-BNV ngày 25 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội;
Căn cứ Kế hoạch số 3106/BTP-PLDSKT ngày 06 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện Đề án nghề công tác xã hội; xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2015;
Căn cứ Công văn số 1229/LĐTBXH-BTXH ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc triển khai Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (tại Tờ trình số 1893/TTr-SLĐTBXH-BTXH ngày 19 tháng 11 năm 2010),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội tỉnh Phú Yên giai đoạn 2010-2020”.
Điều 2.Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị liên quan và địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này.
Điều 3.Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động-Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2010-2020”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2027/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên)
Căn cứ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (gọi tắc là Đề án 32).
Căn cứ Thông tư số 23/2010/TT-LĐTBXH ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
Căn cứ Thông tư số 08/2010/TT-BNV ngày 25 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội.
Căn cứ Kế hoạch số 3106/BTP-PLDSKT ngày 06 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện Đề án nghề công tác xã hội, xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2015.
Căn cứ Công văn số 1229/LĐTBXH-BTXH ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc triển khai Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án phát triển nghề công tác xã hội tỉnh Phú Yên giai đoạn 2010-2020, với những nội dung cơ bản sau:
KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở PHÚ YÊN
1. Khái quát tình hình phát triển nghề công tác xã hội ở tỉnh Phú Yên
Theo báo cáo thống kê của các ngành và địa phương, hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên có hơn 300 ngàn người đang được hỗ trợ các dịch vụ xã hội, chiếm hơn 35% dân số cả tỉnh; trong đó có hơn 19.000 đối tượng là người khuyết tật, 2.500 trẻ mồ côi, 15.000 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hơn 89.000 người cao tuổi, hơn 100.000 người thuộc diện hộ nghèo, 30.000 đối tượng chính sách ưu đãi người có công và hơn 100.000 người phải sống trong vùng thường xuyên xảy ra bão lụt lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn cần sự cứu trợ hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra còn có hàng chục ngàn cá nhân, gia đình, nhóm xã hội nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp như ly hôn, bạo lực gia đình, trẻ em bị xâm hại tình dục, bỏ nhà đi lang thang, cờ bạc rượu chè, trộm cắp, tội phạm... tất cả những đối tượng và hoàn cảnh nêu trên nếu không có sự chăm sóc, giúp đỡ và can thiệp kịp thời của chính quyền và các đoàn thể xã hội sẽ dễ dẫn đến bế tắc trong cuộc sống.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước tập trung xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách an sinh xã hội ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh, điển hình như Pháp lệnh về người tàn tật, Pháp lệnh về người cao tuổi, chính sách trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP , Chương trình mục quốc gia về giảm nghèo... Các chính sách và dự án nêu trên đã trợ giúp trực tiếp cho các đối tượng bảo trợ xã hội, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Mặc dù chưa hình thành đội ngũ cán bộ nghề công tác xã hội, nhưng thông qua thực hiện các chính sách nêu trên, trình độ đội ngũ cán bộ đã được nâng lên nhất là về kỹ năng tiếp cận, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng phát triển cộng đồng. Họ đã tham gia công tác xã hội trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, ở khu vực công lập và ngoài công lập, đã góp phần đưa chính sách chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên do chưa được công nhận là một nghề chuyên nghiệp nên phần lớn cán bộ nhân viên chưa qua đào tạo công tác xã hội. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở còn nhiều khó khăn. Đặc biệt chưa có quy định cụ thể về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, viên chức và nhân viên làm công tác xã hội, nên năng lực chăm sóc, khả năng tiếp cận còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với tình hình thực tiễn hiện nay.
2. Thực trạng nhân viên và cộng tác viên tham gia công tác xã hội
Đến cuối năm 2009, trên địa bàn tỉnh có đã có 02 cơ sở bảo trợ xã hội, 01 cơ sở chữa bệnh giáo dục lao động xã hội, 01 Trung tâm công tác xã hội trẻ em, 01 cơ sở giáo dục chuyên biệt trẻ khuyết tật và 03 nhà cứu trợ trẻ em tàn tật... Các cơ sở nêu trên đã và đang nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho trên 300 trăm đối tượng yếu thế, với tổng số nhân viên tham gia công tác xã hội 72 người. Bên cạnh đó còn có hơn 551 cán bộ, nhân viên tham gia công tác xã hội làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức hội, đoàn thể từ tỉnh đến xã. Đây là đội ngũ nhân viên trực tiếp làm việc với các cá nhân và nhóm hộ gia đình để giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản, các dịch vụ phòng chống lây nhiễm HIV…
(Có bảng tổng hợp đính kèm)
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Mục tiêu chung:
Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn 2010-2015:
- Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư về vai trò, vị trí của công tác xã hội, định hướng để người dân hiểu biết và tiếp cận với các dịch vụ công tác xã hội;
- Tăng 10% số lượng nhân viên công tác xã hội ở các cấp (từ 623 người lên 700 người);
- Đào tạo, đào tạo lại cho 50% số cán bộ, nhân viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan quản lý nhà nước (kế hoạch 290 người);
- Tập huấn cho 100% số cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội;
- Áp dụng mã ngạch, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ và thang bảng lương cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội theo quy định của Bộ Nội vụ;
- Xây dựng 01 Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
b) Giai đoạn 2016-2020:
- Tăng 50% số cán bộ, nhân viên công tác xã hội ở các cấp so với năm 2015 (từ 700 người lên 1.050 người);
- Đào tạo, đào tạo lại cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội (kế hoạch 340 người);
- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội;
- Xã hội hóa các hoạt động công tác xã hội theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội.
3. Phạm vi thực hiện Đề án:
a) Khái niệm nghề công tác xã hội:Nghề công tác xã hội là những hoạt động mang tính chuyên môn, đựơc thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh nhằm giúp các đối tượng tự vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
b) Phạm vi thực hiện đề án: Phạm vi thực hiện đề án tập trung ở một số lĩnh vực cụ thể như sau:
- Trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Đánh giá tình hình của đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị ngược đãi, bị bạo hành, bị lạm dụng, bao gồm chính bản thân các em và các mối quan hệ gia đình;
- Đối với các gia đình có vấn đề, mâu thuẫn, bạo lực: Hỗ trợ cho các gia đình đánh giá các mối quan hệ và nâng cao khả năng để giải quyết các vấn đề của gia đình thông qua các phương pháp tham vấn, hòa giải, vận động, tuyên truyền thuyết phục;
- Lĩnh vực sức khỏe: Hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công tác chăm sóc giáo dục tại các cơ sở bảo trợ xã hội, các trường chuyên biệt...;
- Bảo trợ xã hội cho người khuyết tật, người cao tuổi, người bị nhiễm HIV và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội: Đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của các nhóm đối tượng. Đồng thời quản lý và hỗ trợ các nhóm đối tượng tiếp cận những dịch vụ phù hợp và các chính sách an sinh xã hội;
- Phát triển cộng đồng: Hỗ trợ khu phố, cụm dân cư nhận dạng các vấn đề của cộng đồng và hỗ trợ để họ tìm ra những nguồn lực cần thiết để giải quyết vấn đề. Thực hiện tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý cho người dân; đồng thời tiếp nhận thông tin bày tỏ ý kiến tâm tư tình cảm của người dân để phản ảnh đến các cấp, các ngành chức năng để xem xét giải quyết;
- Ngoài ra công tác xã hội cũng tiến hành điều tra nghiên cứu các vấn đề xã hội; hỗ trợ chính quyền thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội ở cộng đồng.
1. Điều tra, thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển nghề công tác xã hội:
a) Nội dung: Điều tra, rà soát, phân loại cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; các đối tượng và dịch vụ công tác xã hội để lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại về công tác xã hội; nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin về nghề công tác xã hội, phục vụ yêu cầu chỉ đạo, quản lý.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội.
b) Kinh phí thực hiện: 200 triệu đồng (trong đó ngân sách địa phương 200 triệu đồng).
c) Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội;
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
d) Thời gian thực hiện: năm 2011 và năm 2016.
2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về nghề công tác xã hội:
a) Nội dung:
-Thực hiện truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về vai trò vị trí của công tác xã hội; giúp người dân tiếp cận và biết cách sử dụng dịch vụ công tác xã hội;
- Xây dựng chiến lược truyền thông; tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về hoạt động công tác xã hội; tổ chức các chuyến khảo sát học hỏi kinh nghiệm; xây dựng sổ tay hướng dẫn hoạt động công tác xã hội cho cấp cơ sở và cán bộ, nhân viên công tác xã hội;
- Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phát triển nghề công tác xã hội kể cả trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là chương trình, nội dung đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ nhân viên công tác xã hội; phát triển mạng lưới cán bộ, nhân viên và mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
b) Kinh phí thực hiện: 1.160 triệu đồng (trong đó ngân sách địa phương 960 triệu đồng, vốn lồng ghép 200 triệu đồng).
c) Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Mặt trận và các hội, đoàn thể tỉnh, Báo Phú Yên, Đài phát thanh tỉnh, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên và các cơ quan thông tin, truyền thông ở các địa phương cơ sở.
d) Thời gian: 2011-2020.
3. Áp dụng ngạch bậc lương, các chế độ phụ cấp lương, đối với viên chức công tác xã hội:
a) Nội dung thực hiện: Căn cứ văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành Trung ương triển khai áp dụng ngạch bậc lương, các chế độ phụ cấp lương đối với công chức, viên chức công tác xã hội. Đồng thời hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, vai trò vị trí, tiêu chuẩn đạo đức và điều kiện đối với công chức, viên chức và cộng tác viên công tác xã hội. Xây dựng quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm đối với cán bộ công tác xã hội trên địa bàn tỉnh.
b) Kinh phí thực hiện: 500 triệu đồng (trong đó vốn địa phương 500 triệu đồng).
c) Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
d) Thời gian: 2011-2020.
4. Tập huấn nâng cao năng lực công tác xã hội:
a) Nội dung: Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng về công tác xã hội cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội. Nội dung và tài liệu tập huấn theo chương trình khung đào tạo và giảng dạy về nghề công tác xã hội của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Giai đoạn 2011-2015: Tập huấn kiến thức cơ bản về nghề công tác xã hội cho 1.400 lượt người, bình quân mỗi năm là 280 lượt người. Trong đó: cấp tỉnh, huyện (154 người); các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội, trường chuyên biệt (206 người); cấp xã, phường, thị trấn và cộng tác viên công tác xã hội (1.040 người);
- Giai đoạn 2016-2020:Tập huấn kiến thức cơ bản về nghề công tác xã hội cho lượt 2.100 lượt người, bình quân mỗi năm là 210 lượt người. Trong đó: cấp tỉnh, huyện (232 lượt người); các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội, trường chuyên biệt (300 lượt người); cấp xã, phường, thị trấn và cộng tác viên công tác xã hội (1.568 lượt người).
b) Kinh phí thực hiện: 3.200 triệu đồng. (trong đố vốn địa phương 3.000 triệu đồng, vốn lồng ghép 200 triệu đồng).
c) Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Tài chính và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
d) Thời gian: 2011-2020.
5. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội:
a) Nội dung hoạt động: Đào tạo và đào tạo lại cho 630 cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học (bình quân 90 người/năm - đào tạo hệ vừa học, vừa làm). Trong đó: hệ trung cấp 530 người, hệ cao đẳng, đại học 100 người. Kế hoạch cụ thể như sau:
- Giai đoạn 2012-2015:
+ Đào tạo trình độ trung cấp nghề công tác xã hội cho 250 người, bình quân mỗi năm là 60 người ở các xã, phường, thị trấn và các trung tâm, cơ sở dịch vụ;
+ Đạo tạo trình độ cao đẳng, đại học nghề công tác xã hội cho 40 người ở tuyến huyện, thị xã, thành phố và tỉnh;
+ Tuyển chọn gửi đi thi tuyển để đào tạo trình độ sau đại học về công tác xã hội.
- Giai đoạn 2016-2020:
+ Tiếp tục đào tạo trình độ trung cấp nghề công tác xã hội cho 280 người ở các xã, phường, thị trấn và các trung tâm, cơ sở dịch vụ;
+ Tiếp tục đạo tạo trình độ cao đẳng, đại học nghề công tác xã hội cho 60 người ở tuyến huyện, thành phố, tỉnh và các trung tâm cơ sở dịch vụ;
+ Tuyển chọn gửi đi thi tuyển để đào tạo trình độ sau đại học về công tác xã hội.
b) Kinh phí thực hiện: 3.720 triệu đồng, trong đó (vốn địa phương 3.720 triệu đồng).
- Hệ trung cấp: 530 người x 2 triệu đồng/người x 2 năm = 2.120 triệu đồng;
- Hệ Cao đẳng, Đại học: 100 người x 4 triệu đồng/người x 4 năm = 1.600 triệu đồng.
c) Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Trường Đại học Phú Yên, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Phú Yên - Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
d) Thời gian: 2012-2020.
6. Phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội:
a) Nội dung:
- Nghiên cứu xây dựng, quy hoạch và phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng gắn kết giữa các cơ sở bảo trợ xã hội do nhà nước thành lập với các cơ sở bảo trợ xã hội do tổ chức, cá nhân được phép thành lập theo quy định; giữa trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội với hệ thống bảo trợ xã hội. Hỗ trợ xây dựng 01 Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội, để cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho cá nhân, nhóm, hộ gia đình và cộng đồng có nhu cầu (nâng cấp Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh để thực hiện hoạt động dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng người già).
- Xây dựng, kiện toàn mạng lưới công tác xã hội các cấp. Tăng số lượng cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội làm việc ở xã, phường, thị trấn và các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ công tác xã hội như các trung tâm bảo trợ xã hội, các trường chuyên biệt, trung tâm công tác xã hội trẻ em, các trường có đào tạo về công tác xã hội.
Giai đoạn 2011-2015: Tăng 10% (từ 623 người lên 700 người), trong đó từ năm 2012 có 36/112 xã, phường, thị trấn phải có 01 nhân viên xã hội bán chuyên trách, với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu hoặc 01 cộng tác viên công tác xã hội, với mức phụ cấp bằng 0,3 mức lương tối thiểu (ngang với mức trợ cấp cho y tế thôn theo Quyết định số 162/2010/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2010 của UBND tỉnh Phú Yên);
Đối với các trung tâm tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ công tác xã hội tăng thêm 5 người. Số nhân viên tăng thêm theo yêu cầu thực tế của từng đơn vị và được UBND tỉnh xem xét quyết định bổ sung phù hợp.
Giai đoạn 2016-2020:Tiếp tục tăng thêm 50% số cán bộ, nhân viên công tác xã hội (tăng từ 700 người lên 1.050 người). Từ năm 2016, 100% xã, phường, thị trấn có 01 nhân viên công tác xã hội bán chuyên trách hoặc 02 cộng tác viên công tác xã hội.
Các trung tâm tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trường đại học, tổ chức hội từ thiện tăng 163 người. Đối với các đơn vị công lập, số nhân viên tăng thêm theo yêu cầu thực tế của từng đơn vị và được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định bổ sung phù hợp. Riêng đối với các cơ sở dịch vụ hoặc cơ sở từ thiện ngoài công lập do chủ cơ sở quyết định, trên cơ sở nhu cầu và được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền;
- Mỗi xã, phường, thị trấn, thành lập một nhóm công tác xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 nhóm công tác xã hội có số lượng từ 6-7 thành viên, trong đó bao gồm: cán bộ thương binh và xã hội (nhóm trưởng); cán bộ dân số gia đình và trẻ em; cán bộ chữ thập đỏ; cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ; cán bộ công tác xã hội bán chuyên trách và từ 2-3 cộng tác viên công tác xã hội.
b) Kinh phí thực hiện: 12.989 triệu đồng. (trong đó vốn địa phương 9.489 triệu đồng, vốn hỗ trợ Trung ương 3.500 triệu đồng).
- Giai đoạn 2010-2015: 4.139 triệu đồng. Trong đó:
+ Nhân viên công tác xã hội: 36 người x 730.000 đồng/người/tháng x 12 tháng x 4 năm = 1.261 triệu đồng.
+ Cộng tác viên: 36 người x 219.000 đồng/người/tháng x 12 tháng x 4 năm = 378 triệu đồng.
+ Hỗ trợ xây dựng Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội: 2.500 triệu đồng.
- Giai đoạn 2016-2020: 8.111 triệu đồng, Trong đó:
+ Nhân viên công tác xã hội: 112 người x 730.000 đồng/người/tháng x 12 tháng x 5 năm = 4.905 triệu đồng.
+ Cộng tác viên: 224 người x 219.000 đồng/người/tháng x 12 tháng x 5 năm = 3.206 triệu đồng.
+ Hỗ trợ trang thiết bị cho Trung tâm cung cấp dịch vụ 1.000 triệu đồng.
UBND các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán, chi trả và quản lý nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội tăng thêm cấp xã theo quy định tại Đề án này.
c) Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ.
d) Thời gian thực hiện: 2012-2020.
7. Công tác tiếp nhận, quản lý đối tượng cứu cần bảo vệ khẩn cấp:
a) Nội dung: Tiến hành tiếp cận, can thiệp và xem xét lập hồ sơ để tham vấn tại chỗ hoặc chuyển đến các trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội đối với những trường hợp cần sự bảo vệ khẩn cấp, như nạn nhân mua bán người, trẻ em lang thang không thể hồi gia, bạo hành gia đình, trẻ em bị bỏ rơi không còn người thân chăm sóc, người già bị ngược đãi...
b) Kinh phí thực hiện: 2.000 triệu đồng.
- Chi phí lập hồ sơ: 500 hồ sơ/năm x 30.000 đồng/hồ sơ x 10 năm = 150 triệu đồng.
- Chi tư vấn, tham vấn: 500 hồ sơ x 220.000 đồng/hồ sơ x 10 năm = 1.100 triệu đồng.
- Chi chăm sóc nuôi dưỡng: 100 người x 750.000 đồng/người x 10 năm = 750 triệu đồng.
c) Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: các cơ sở dịch vụ xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
d) Thời gian thực hiện: 2011-2020.
8. Hoạt động giám sát đánh giá:
a) Nội dung:
- Thiết lập hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá phù hợp với Đề án và tình hình thực tế ở các địa phương;
- Tổ chức việc theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện đề án trên địa bàn tỉnh. Phân công các thành viên trong ban chỉ đạo, trực tiếp theo dõi từng địa phương theo quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, tổng hợp tình hình thực hiện đề án, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo định kỳ.
- Tham quan học tập kinh nghiệm ở các tỉnh, thành trong nước để nhân rộng mô hình và phát triển công tác xã hội trở thành một nghề chuyên nghiệp.
b) Kinh phí thực hiện: 1.180 triệu đồng (trong đó vốn địa phương 980 triệu đồng, vốn lồng ghép 200 triệu đồng).
c) Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Thành viên Ban chỉ đạo Đề án và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
d) Thời gian: 2011-2020.
1. Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, xây dựng và ban hành văn bản theo thẩm quyền để tạo hành lang đồng bộ, thống nhất nhằm phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Điều tra, rà soát, phân loại cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; các đối tượng và cơ sở dịch vụ công tác xã hội để lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại về công tác xã hội. Nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin về nghề công tác xã hội, phục vụ yêu cầu chỉ đạo, quản lý của các cấp, các ngành.
3. Tăng cường giám sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội bảo đảm tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và các chính sách, pháp luật về công tác xã hội.
4. Sơ kết, tổng kết, đánh giá thực tiễn để hoàn thiện phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội và các dịch vụ xã hội.
5. Tăng cường công tác trao đổi, học tập các mô hình phát triển nghề công tác xã hội có hiệu quả ở một số tỉnh, thành để vận dụng thực hiện tại địa phương.
6. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước trên 3 lĩnh vực kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính để phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn của tỉnh.
IV. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án
Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án 32 theo kế hoạch từ năm 2010-2020 là 25.405 triệu đồng; trong đó:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 3.500 triệu đồng.
- Ngân sách của địa phương: 21.305 triệu đồng.
- Vốn huy động các nguồn viện trợ trong và ngoài nước, các ngành, các cấp và nguồn kinh phí lồng ghép 600 triệu đồng.
(Có các bảng tổng hợp đính kèm)
TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan xây dựng chương trình thực hiện kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội; điều phối các hoạt động của Kế hoạch.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ chỉ đạo hoạt động xây dựng mạng lưới tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội và mạng lưới nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên; nghiên cứu trình UBND tỉnh ban hành tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; giám sát các hoạt động của Kế hoạch.
2. Sở Nội vụ: xây dựng văn bản thông báo chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội; nghiên cứu áp dụng ngạch, bậc lương, các chế độ phụ cấp lương, cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập với viên chức công tác xã hội khi có hướng dẫn của Trung ương.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội theo nội dung Đề án phê duyệt.
4. Sở Tư pháp: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, đề xuất kế hoạch xây dựng, sửa đổi các văn bản liên quan về phát triển nghề công tác xã hội theo đúng quy định.
5. Sở Y tế: chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ dân số gia đình và trẻ em cấp xã và cộng tác viên dân số kế hoạch hóa gia đình tích cực tham gia các hoạt động công tác xã hội ở địa phương, góp phần phát triển mạng lưới nhân viên công tác xã hội trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan và các địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Xây dựng chương trình hành động nhằm cụ thể hóa kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội theo yêu cầu thực tế kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phù hợp trên địa bàn.
c) Ưu tiên bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất để triển khai Kế hoạch.
9. Đề nghị Mặt trận và các hội, đoàn thể tỉnh phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức trong đoàn viên, hội viên về nghề công tác xã hội; tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên tình nguyện tham gia công tác xã hội.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh bằng văn bản về Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 32 của tỉnh, thông qua cơ quan thường trực (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời, phù hợp./.
Thực trạng cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội năm 2010
Đơn vị | Số lượng | Tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội | Trình độ đào tạo | |||
Tổng số (người) | Đúng chuyên ngành (người) | Không đúng chuyên ngành (người) | Không được đào tạo (người) | |||
Cộng: | 623 | 11 | 309 | 303 | ||
Xã, phường, thị trấn | 112 | Lao động-Thương binh và Xã hội, Dân số gia đình và trẻ em, Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ | 448 | 4 | 187 | 257 |
Huyện, thị xã, thành phố | 9 | Lao động-Thương binh và Xã hội, Dân số gia đình và trẻ em, Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ | 91 | 4 | 72 | 15 |
Các trung tâm, trường chuyên biệt | 11 | - Trung tâm NDNCC và BTXH (18) - Trung tâm CBGDLĐXH (7) - Trung tâm CTXHTE (4) - Cơ sở Mằng Lăng (3) - Trường niềm vui (15) - 3 nhà cứu trợ (6) - Các tổ chức hội từ thiện như Hội người mù, Hội CĐDC, Hội BTNTT và TMC... (16) | 72 | 3 | 38 | 31 |
Tỉnh | 01 | Lao động-Thương binh và Xã hội (8), Hội chữ thập đỏ (4) | 12 | 0 | 12 | 0 |
Kế hoạch phát triển đội ngũ nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đến năm 2015
Đơn vị | Số lượng | Tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội | Trình độ đào tạo | |||
Tổng số (người) | Đúng chuyên ngành (người) | Không đúng chuyên ngành (người) | Không được đào tạo (người) | |||
Cộng: | 700 | 332 | 304 | 64 | ||
Xã, phường, thị trấn | 112 | LĐ-TBXH, DSGĐTE, Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ, cộng tác viên | 520 | 290 | 187 | 43 |
Huyện, thị xã, thành phố | 9 | LĐ-TBXH, Hội chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ | 91 | 19 | 72 | 0 |
Các trung tâm, trường chuyên biệt | 11 | - Trung tâm NDNCC và BTXH (21) - Trung tâm CBGDLĐXH (7) - Trung tâm CTXHTE (4) - Cơ sở Mằng Lăng (3) - Trường niềm vui (17) - 3 nhà cứu trợ (6) - Các tổ chức hội từ thiện như Hội người mù, Hội CĐDC, Hội BTNTT và TMC ..... (16 ) | 77 | 18 | 38 | 21 |
Tỉnh | 01 | LĐ-TBXH (8), Hội chữ thập đỏ (4) | 12 | 5 | 7 | 0 |
Kế hoạch phát triển đội ngũ nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đến năm 2020
Đơn vị | Số lượng | Tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội | Trình độ đào tạo | |||
Tổng số (Người) | Đúng chuyên ngành (người) | Không đúng chuyên ngành (người) | Không được đào tạo (người) | |||
Cộng: | 1.050 | 832 | 218 |
| ||
Xã, phường, thị trấn | 112 | LĐ-TBXH, DSGĐTE, Hội chữ thập đỏ, Hội PN, CTXH (bán chuyên trách), CTV (2). | 784 | 616 | 168 | 0 |
Huyện, thị xã, thành phố | 9 | LĐTBXH, CTĐ, Hội Phụ nữ (2) | 91 | 79 | 12 | 0 |
Các trung tâm, trường chuyên biệt, Hội | 15 | - Trung tâm NDNCC và BTXH (35) - Trung tâm CBGDLĐXH (10) - Trung tâm CTXHTE (8) - Cơ sở mằng lăng (5) - Trường niềm vui (35) - 3 nhà cứu trợ (6) - Hội người mù, Hội CDDC, Hội BTNTT và TMC (6) - Trung tâm tâm thần (25) - Các tổ chức hội mới (20) | 127 | 89 | 38 | 0 |
Tỉnh | 01 | LĐ-TBXH (12), Hội chữ thập đỏ (5) | 12 | 12 | 0 | 0 |
Trường đào tạo nghề công tác xã hội | 01 | Trường Đại học Phú Yên | 36 | 36 | 0 | 0 |
- 1Kế hoạch 2887/KH-UBND năm 2010 triển khai thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 764/QĐ-UBND năm 2010 về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Gia Lai
- 3Quyết định 2268/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg về Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 1Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 08/2010/TT-BNV ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 162/2010/QĐ-UBND quy định số lượng và mức phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, buôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 6Kế hoạch 2887/KH-UBND năm 2010 triển khai thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 7Quyết định 764/QĐ-UBND năm 2010 về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Gia Lai
- 8Quyết định 2268/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg về Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành
Quyết định 2027/QĐ-UBND 2010 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Phát triển nghề công tác xã hội tỉnh Phú Yên giai đoạn 2010-2020
- Số hiệu: 2027/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/10/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Lê Kim Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra