- 1Luật về quyền lập hội 1957
- 2Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 3Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 4Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2017/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 13 tháng 6 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH QUẢNG NAM
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Sắc lệnh số 102-SL/L-004 ngày 20/5/1957 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành quy định quyền lập hội;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Công văn số 431/SXD-PQH ngày 12/5/2016 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 684/TTr-SNV ngày 02/6 /2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Điều lệ Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam đã được Đại hội lần thứ I của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Quảng Nam (nhiệm kỳ 2016-2020) thông qua ngày 15/01/2016.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Xây dựng; Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT.CHỦ TỊCH |
HỘI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH QUẢNG NAM
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 2017 /QĐ-UBND ngày 17/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam)
TÊN HỘI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỘI
1. Tên Tiếng Việt: Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam;
2. Tên viết tắt Tiếng Việt: Hội QHPTĐT QNam;
3. Tên Tiếng Anh: Quang Nam Urban Planning and Development Association;
4. Tên viết tắt Tiếng Anh: QNA UPDA.
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích của Hội
1. Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tập hợp những người làm công tác quy hoạch và phát triển đô thị trong tỉnh tự nguyện tham gia.
2. Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh Quảng Nam, chịu sự quản lý nhà nước của Sở Xây dựng, trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật, ra sức phấn đấu cho mục đích xây dựng và phát triển bền vững đô thị tỉnh Quảng Nam theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Nam và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.
4. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản, trụ sở đặt tại số 11 đường Trần Quý Cáp, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và có cơ quan ngôn luận riêng.
5. Hội được tham gia các tổ chức quốc tế cùng nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
1. Tập hợp, đoàn kết những người làm công tác quy hoạch và phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam thuộc các lĩnh vực: quy hoạch và thiết kế đô thị - nông thôn, thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị, quản lý đô thị, bảo vệ môi trường; tư vấn, đào tạo, nghiên cứu khoa học về quy hoạch, đầu tư và phát triển đô thị.
2. Bảo vệ các quyền lợi hợp pháp về tinh thần, vật chất, đạo đức nghề nghiệp của các hội viên.
3. Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị khi có yêu cầu; thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước giao cho Hội.
4. Tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo và các tổ chức xã hội khác trong việc nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp luật, công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn đầu tư, đào tạo thuộc lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị.
5. Tuyên truyền phổ biến những kiến thức, kinh nghiệm, pháp luật góp phần nâng cao dân trí về quy hoạch và phát triển đô thị.
6. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp và hướng dẫn hoạt động hành nghề cho các hội thành viên, các đơn vị trực thuộc của Hội.
7. Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Hội viên của Hội bao gồm:
1. Công dân, tổ chức của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị, quản lý đô thị, tán thành Điều lệ của Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội đều có thể được kết nạp là hội viên của Hội.
2. Công dân, tổ chức của Việt Nam tán thành Điều lệ của Hội, có vai trò và công lao đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Hội, nhưng không có điều kiện trở thành Hội viên chính thức của Hội, nếu có nguyện vọng thì được Hội mời làm Hội viên liên kết hoặc Hội viên danh dự.
Điều 5. Thủ tục kết nạp Hội viên
1. Người có nhu cầu trở thành hội viên phải có đơn xin gia nhập Hội; Ban Chấp hành Hội sẽ xem xét và quyết định.
2. Hội viên không còn muốn tham gia Hội và có nguyện vọng ra khỏi Hội thì viết đơn gửi cho Ban Chấp hành Hội.
1. Tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
2. Ứng cử và bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội, trừ các Hội viên liên kết và Hội viên danh dự.
3. Thảo luận dân chủ các mặt công tác của Hội.
4. Được Hội bảo vệ quyền tác giả, quyền hành nghề và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
5. Sử dụng những phương tiện, sự giúp đỡ của Hội về vật chất và tinh thần trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
6. Được tham gia các Hội nghề nghiệp khác theo Điều lệ của Hội đó.
7. Được xin ra khỏi Hội. Khi có nguyện vọng ra khỏi Hội, Hội viên làm đơn xin ra khỏi Hội gửi Ban Chấp hành Hội đã kết nạp để xóa tên.
1. Chấp hành Điều lệ của Hội, thực hiện nghị quyết, chương trình công tác của Hội và tham gia các hoạt động của Hội.
2. Phấn đấu đạt hiệu quả, chất lượng cao trong các hoạt động chuyên môn về quy hoạch và phát triển đô thị.
3. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng và chuyên môn.
4. Tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những kiến thức về lý luận, thực tiễn trong quy hoạch và phát triển đô thị.
5. Giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ danh dự và phẩm chất của Hội viên.
6. Đóng hội phí đầy đủ.
Tổ chức của Hội gồm:
- Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh và các Chi hội cơ sở (chi hội cơ sở được thành lập từ 5 hội viên trở lên);
- Đại hội Hội;
- Ban Chấp hành Hội;
- Ban Kiểm tra Hội;
- Văn phòng.
1. Đại hội Hội được tổ chức 5 năm một lần do Ban Chấp hành Hội đương nhiệm triệu tập.
2. Đại hội Hội có nhiệm vụ:
- Thảo luận, đánh giá tình hình hoạt động của Hội về công việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội kỳ trước;
- Xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác của Hội nhiệm kỳ mới;
- Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Hội; chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên Hội (nếu có);
- Xác định tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng Ủy viên Ban Chấp hành và Ban kiểm tra Hội;
- Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội;
- Ra Nghị quyết, lời kêu gọi và các kiến nghị.
1. Ban Chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo giữa hai nhiệm kỳ Đại hội. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Hội do Đại hội quyết định và trực tiếp bầu.
2. Ban Chấp hành có nhiệm vụ:
a) Lãnh đạo thực hiện Nghị quyết của Đại hội;
b) Lãnh đạo thực hiện Điều lệ của Hội;
c) Phát triển mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, góp phần phát triển Hội;
d) Theo dõi hoạt động các hội cấp tỉnh là thành viên của Hội và các tiểu ban chuyên môn;
đ) Bầu Ban Thường vụ Hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên và Thư ký;
e) Bầu bổ sung, bãi miễn các Ủy viên Ban Chấp hành Hội giữa hai kỳ Đại hội nếu cần thiết, nhưng số Ủy viên được bầu bổ sung không vượt quá 1/3 số Ủy viên Ban Chấp hành Hội đương nhiệm đã được Đại hội bầu theo quy định;
g) Ban Chấp hành Hội họp định kỳ 01 năm một lần (trừ trường hợp đột xuất).
1. Ban Thường vụ Hội là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Hội.
2. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành Hội bầu.
3. Ban Thường vụ Hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên và Thư ký.
4. Ban Thường vụ Hội có nhiệm vụ:
a) Thay mặt Ban Chấp hành Hội chỉ đạo các mặt công tác của Hội. Lãnh đạo thực hiện các quyết định của Ban Chấp hành Hội giữa 2 kỳ họp của Ban Chấp hành;
b) Lãnh đạo, quản lý trực tiếp chi hội cơ sở;
c) Thông qua dự án và các văn bản hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
d) Quyết định thành lập các ban chuyên môn;
đ) Xét khen thưởng và kỷ luật.
5. Ban Thường vụ Hội họp định kỳ 3 tháng một lần, khi cần thiết Chủ tịch Hội triệu tập họp bất thường.
Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội bầu ra, chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành Hội và Ban Thường vụ Hội, điều hành việc triển khai các Nghị quyết của Ban Chấp hành Hội, Ban Thường vụ Hội và đề cử các Ủy viên Ban Thường vụ Hội. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội.
Điều 13. Chủ tịch danh dự của Hội
Chủ tịch danh dự của Hội là cá nhân có vai trò và nhiều công lao to lớn đóng góp cho các hoạt động thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển của Hội được Ban Chấp hành Hội mời và được Đại hội nhất trí thông qua theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành.
Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội bầu ra, được Chủ tịch Hội phân công lãnh đạo từng mặt hoạt động của Hội, thay mặt Chủ tịch Hội ký các văn bản thuộc thẩm quyền được giao.
Thư ký do Ban Chấp hành Hội bầu ra, thường trực giải quyết các công việc của Hội do Chủ tịch phân công và điều hành mọi hoạt động của Văn phòng Hội, ký các văn bản thuộc thẩm quyền được giao. Khi cần thiết, Thư ký Hội đề nghị Ban Thường vụ Hội xem xét và quyết định thành lập các tiểu ban chuyên môn, các tổ chức phục vụ cho công tác phát triển Hội. Việc thành lập theo quy định của pháp luật.
1. Ban Kiểm tra do Đại hội Hội bầu ra.
2. Ban Kiểm tra có nhiệm vụ:
a) Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội, Điều lệ Hội và chương trình công tác hàng năm của Hội;
b) Kiểm tra Hội viên trong các hoạt động để biểu dương khen thưởng, đồng thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật để kịp thời chấn chỉnh;
c) Kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính của Hội và các tổ chức trực thuộc Hội; xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu, tố.
Điều 17. Chi hội, Ban Chấp hành Chi hội
1. Mỗi cơ sở có từ 5 hội viên trở lên có thể thành lập chi hội;
2. Đại hội Chi hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi hội, họp định kỳ 02 năm một lần do Ban Chấp hành chi hội đương nhiệm triệu tập;
3. Ban Chấp hành Chi hội do Đại hội Chi hội bầu ra;
4. Ban Chấp hành Chi hội có nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội Chi hội;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ của Hội;
- Báo cáo lên Đại hội Chi hội và Ban Chấp hành Hội cấp trên các hoạt động của Chi hội và phương hướng, nhiệm vụ của Chi hội.
1. Tài chính của Hội được quản lý, sử dụng theo quy định của Ban Chấp hành Hội và phù hợp với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
2. Nguồn tài chính của Hội bao gồm:
a) Kinh phí tài trợ của ngân sách Nhà nước (nếu có);
b) Hội phí của Hội viên;
c) Kinh phí từ các hoạt động tư vấn, nghiên cứu khoa học, sáng tác, sản xuất, thiết kế, dịch vụ và đào tạo của Hội;
d) Kinh phí do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ;
đ) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
1. Tài sản của Hội bao gồm các tài sản cố định và các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của Hội được tạo ra từ nguồn tài chính của Hội.
2. Khi Hội giải thể thì tài sản của Hội được xử lý theo quy định của Pháp luật.
1. Hàng năm hoặc định kỳ, Ban Chấp hành Hội xét khen thưởng các Hội viên xuất sắc, các Chi hội có nhiều thành tích hoạt động nghề nghiệp và cho những công trình, sáng tạo xuất sắc trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị. Giải thưởng về thiết kế quy hoạch và phát triển đô thị.
2. Quỹ khen thưởng được lấy từ các nguồn tài trợ và tài chính của Hội.
Việc thi hành kỷ luật các Hội viên vi phạm Điều lệ, Nghị quyết và nguyên tắc hoạt động của Hội và khai trừ Hội viên ra khỏi Hội do Ban Chấp Hội quyết định.
Điều lệ của Hội được sửa đổi khi có đề nghị của Ban Chấp hành Hội và phải được Đại hội Hội biểu quyết thông qua với trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu tham dự Đại hội tán thành.
1. Điều lệ Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam gồm 6 Chương, 23 Điều đã được Đại hội lần thứ I của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Quảng Nam (nhiệm kỳ 2016-2020) thông qua ngày 15/01/2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt.
2. Các hội viên và Chi Hội trực thuộc Hội chịu trách nhiệm thi hành Điều lệ này./.
- 1Quyết định 43/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương nhiệm vụ lập Chương trình phát triển đô thị Bình Long giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến 2030 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 05/2016/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn năm 2015 đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 3Quyết định 376/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương Chương trình phát triển đô thị huyện Văn Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 4Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 4438/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Hóa chất nông nghiệp thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 2292/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Công chứng viên tỉnh Hà Tĩnh
- 1Luật về quyền lập hội 1957
- 2Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 3Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 4Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 43/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương nhiệm vụ lập Chương trình phát triển đô thị Bình Long giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến 2030 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 7Quyết định 05/2016/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn năm 2015 đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 8Quyết định 376/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương Chương trình phát triển đô thị huyện Văn Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 9Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Hà Giang
- 10Quyết định 4438/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Hóa chất nông nghiệp thành phố Hà Nội
- 11Quyết định 2292/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Công chứng viên tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 2017/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Huỳnh Khánh Toàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/06/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực