- 1Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 2Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 4Thông tư 01/2010/TT-BTC quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 6Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 71/2011/TT-BTC về hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo nghị định 42/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thi đua, khen thưởng do Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 141/2011/TT-BTC quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 3151/QĐ-BTC năm 2010 quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 4224/BTC-KHTC hướng dẫn công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 11Công văn 4225/BTC-KHTC quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, thanh và quyết toán vốn đầu tư do Bộ Tài chính ban hành
- 12Thông tư 102/2012/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí của Bộ Tài chính ban hành
- 13Quyết định 791/QĐ-BTC năm 2012 về Quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ công tác quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 4Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 5Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 6Quyết định 957/QĐ-BXD năm 2009 công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 8Nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 9Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 10Thông tư 10/2011/TT-BTC Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 315/QĐ-BTC năm 2012 phê duyệt Đề án mô hình quản lý đầu tư xây dựng trong nội bộ ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 874/QĐ-BTC năm 2012 thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng của Bộ Tài chính và Tổng cục
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2016/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BỘ TÀI CHÍNH, BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA CÁC TỔNG CỤC
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/09/2009 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-BTC ngày 17/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Phê duyệt Đề án mô hình quản lý đầu tư xây dựng trong nội bộ ngành Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 874/QĐ-BTC ngày 6/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Bộ Tài chính và Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng của các Tổng cục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý tài chính đối với Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Bộ Tài chính, Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng của các Tổng cục" thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng theo quy định phân cấp về quản lý đầu tư xây dựng của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, Trưởng ban Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Bộ Tài chính và của các Tổng cục, cán bộ, công chức Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2016/QĐ-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng các nguồn tài chính được cấp thẩm quyền giao đối với Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Bộ Tài chính, Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (sau đây viết tắt là Ban QL các DA ĐTXD) để thực hiện và quản lý các dự án đầu tư xây dựng theo phân cấp của Bộ Tài chính.
1. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong công tác đầu tư xây dựng, đảm bảo thực hiện theo đúng quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ triển khai đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
2. Ban QL các DA ĐTXD thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn tài chính được giao đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước (NSNN) và các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ Tài chính và các quy định tại Quy chế này; cụ thể:
2.1. Đối với kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật NSNN về lập, phân bổ, giao dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN; nội dung, mức chi thực hiện theo quy định hiện hành đối với cơ quan nhà nước và quy định tại Quy chế này;
Các khoản chi hành chính tổ chức thực hiện quản lý dự án của Ban quản lý từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể (các khoản chi không liên quan trực tiếp đến thực hiện đầu tư xây dựng công trình) được bố trí trong dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên của Ban QL các DA ĐTXD và thống nhất quản lý, thanh toán, quyết toán theo quy định.
2.2. Đối với nguồn vốn đầu tư phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư; chi phí đầu tư xây dựng công trình được theo dõi, quản lý theo từng dự án, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, nguồn vốn và quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Phần ứng dụng công nghệ thông tin trong dự án đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
4. Ban QL các DA ĐTXD chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý kinh phí hoạt động thường xuyên được giao hàng năm, quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
5. Ban QL các DA ĐTXD chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (Vụ Kế hoạch - Tài chính đối với Ban QL các DA ĐTXD của Bộ; Vụ Tài vụ quản trị đối với Ban QL các DA ĐTXD của Tổng cục) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
6. Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn tài trợ, viện trợ, nếu nhà trợ hoặc điều ước quốc tế có quy định riêng thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ, hoặc điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
MỤC 1. NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ CÁC NỘI DUNG CHI
1. Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên của Ban QL các DA ĐTXD, gồm:
1.1. Dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên được cơ quan quản lý cấp trên giao dự toán hàng năm;
1.2. Chi quản lý dự án được trích theo quy định trong tổng mức đầu tư được duyệt của từng dự án.
2. Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng:
2.1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung;
2.2. Nguồn chi đầu tư xây dựng trong dự toán chi NSNN được giao hàng năm theo cơ chế tài chính của các Tổng cục và của Bộ Tài chính;
2.3. Nguồn vốn vay nợ, viện trợ và nguồn hợp pháp khác (nếu có).
3. Các khoản thu khác theo quy định (nếu có).
Điều 4. Nội dung, mức chi đảm bảo hoạt động thường xuyên
Nội dung, mức chi đảm bảo hoạt động thường xuyên của Ban QL các DA ĐTXD được thực hiện theo các quy định hiện hành đối với các cơ quan nhà nước; cụ thể như sau:
1. Chi tiền lương: Tiền lương ngạch, bậc của cán bộ, công chức, viên chức (viết tắt là CCVC) làm việc tại Ban QL các DA ĐTXD thực hiện theo quy định về chế độ tiền lương hiện hành và được bố trí trong dự toán chi NSNN hàng năm được giao; Cụ thể như sau:
1.1. CCVC làm việc tại Ban QL các DA ĐTXD của Bộ: thực hiện chế độ tiền lương theo quy định của cơ chế quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ của Cơ quan Bộ;
1.2. CCVC làm việc tại Ban QL các DA ĐTXD của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước; thực hiện chế độ tiền lương quy định của cơ chế quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ của Tổng cục;
2. Tiền công trả cho lao động theo hợp đồng, gồm: lái xe, bảo vệ, vệ sinh, trông giữ phương tiện đi lại của CCVC và khách đến làm việc, các công việc khác (nếu có) theo quy định của nhà nước về chế độ lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
2.1. Cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn được hưởng các chế độ, chính sách như CCVC của Ban QL các DA ĐTXD.
2.2. Cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên được tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước. Riêng đối với chế độ bảo hiểm thất nghiệp áp dụng thực hiện đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng có xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng.
3. Phụ cấp lương:
3.1. Phụ cấp lương bao gồm: phụ cấp chức vụ; phụ cấp khu vực, thu hút, đắt đỏ; phụ cấp làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp lưu động; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp công vụ; phụ cấp ưu đãi theo công việc, theo ngành; phụ cấp thâm niên nghề, thâm niên vượt khung; phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
3.2. CCVC của Bộ, của Tổng cục làm việc tại Ban QL các DA ĐTXD được hưởng đầy đủ chế độ phụ cấp lương theo quy định hiện hành của Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
3.3. Đối với phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án:
a) CCVC của Ban QL các DA ĐTXD, CCVC của các đơn vị được phân công làm việc kiêm nhiệm quản lý dự án tại một Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cụ thể do Trưởng ban Ban QL các DA ĐTXD quyết định thành lập được hưởng phụ cấp quản lý dự án theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc tại dự án. Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án một tháng cho một cá nhân tối đa bằng 50% tiền lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề (nếu có) theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang một tháng được hưởng của cá nhân đó (không tính theo mức lương của cơ chế tài chính đặc thù).
b) Trường hợp CCVC được phân công làm kiêm nhiệm ở nhiều Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cụ thể thì mức phụ cấp quản lý dự án kiêm nhiệm được xác định tương ứng với tỷ lệ thời gian làm việc cho từng dự án, nhưng tổng mức phụ cấp của tất cả các dự án làm kiêm nhiệm tối đa bằng 100% mức lương theo cấp bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghe (nếu có) theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang một tháng được hưởng của cá nhân đó (không tính theo mức lương của cơ chế tài chính đặc thù).
c) Những người đã hưởng lương từ quỹ lương được bố trí trong dự toán chi phí quản lý dự án hàng năm của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cụ thể không được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm.
3.4. Các khoản phụ cấp khu vực, thu hút, đắt đỏ, làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ, độc hại, nguy hiểm, lưu động, trách nhiệm, công vụ, ưu đãi, phụ cấp kiêm nhiệm và các khoản phụ cấp khác (nếu có) không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn.
3.5. Ngoài tiền lương theo quy định khoản 1 và các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định tại khoản 3 điều này, CCVC làm việc tại Ban QL các DA ĐTXD được cơ quan Bộ (đối với Ban QL các DA ĐTXD của Bộ), Tổng cục (đối với Ban QL các DA ĐTXD của Tổng cục) đảm bảo các khoản chi thu nhập tăng thêm, chi bổ sung thu nhập, tiền thưởng từ tiết kiệm chi phí hoạt động thường xuyên theo quy định của cơ chế quản lý tài chính, Quy chế chi tiêu nội bộ và các khoản chi phúc lợi khác tương tự đối với CCVC của cơ quan, đơn vị. Ban QL các DA ĐTXD không thực hiện xác định tiết kiệm chi từ dự toán chi phí quản lý dự án được giao, được phê duyệt.
4. Chi tiền thưởng:
4.1. Các khoản chi thưởng bao gồm: thưởng thường xuyên, thưởng đột xuất theo quyết định của cấp thẩm quyền (nếu có) và các khoản chi khác liên quan trực tiếp cho công tác khen thưởng theo quy định.
4.2. Mức chi tiền thưởng cho cá nhân, tập thể thực hiện theo quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, hướng dẫn tại Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
5. Chi phúc lợi tập thể:
5.1. Thanh toán tiền nghỉ phép năm: Nội dung, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với CBCC, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
5.2. Các khoản chi phúc lợi khác, gồm: chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, trợ cấp khó khăn đột xuất, tiền mua thuốc y tế thông thường: Thực hiện theo quy định hiện hành.
6. Các khoản đóng góp, bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn.
Mức trích nộp thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước căn cứ mức lương cấp bậc, phụ cấp lương (chức vụ, thâm niên nghề, thâm niên vượt khung) được hưởng (không tính theo mức lương của cơ chế tài chính đặc thù).
7. Chi thanh toán dịch vụ công cộng: tiền điện, tiền nước, vệ sinh môi trường, nhiên liệu, khoán phương tiện và các dịch vụ khác.
7.1. Chi phí sử dụng điện, nước: Mức chi thanh toán chi phí sử dụng điện, nước theo thực tế sử dụng trên cơ sở hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
7.2. Chi phí nhiên liệu: chi xăng xe ô tô sử dụng chung phục vụ nhiệm vụ được giao, chi phí nhiên liệu vận hành máy phát điện (nếu có). Mức chi căn cứ theo số lượng nhiên liệu tiêu hao thực tế sử dụng và hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
7.3. Chi vệ sinh môi trường và các dịch vụ khác: Căn cứ theo thực tế sử dụng trên cơ sở hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
8. Chi mua vật tư văn phòng, bao gồm: Công cụ, dụng cụ văn phòng, tủ tài liệu, bàn ghế, văn phòng phẩm, bảo hộ lao động và vật tư văn phòng khác phục vụ hoạt động thường xuyên.
8.1. Chi văn phòng phẩm:
a) Văn phòng phẩm đối với cá nhân: Thực hiện theo hình thức khoán và được căn cứ theo mức khoán chi quy định tại Quy chế quản lý tài chính, Quy chế chi tiêu nội bộ của Cơ quan Bộ (đối với Ban QL các DA ĐTXD của Bộ), của Tổng cục (đối với Ban QL các DA ĐTXD của Tổng cục).
Trường hợp trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Cơ quan Bộ, Tổng cục chưa quy định, Trưởng ban Ban QL các DA ĐTXD quy định mức chi cụ thể, đảm bảo phù hợp với yêu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ, tiết kiệm, hiệu quả.
b) Chi văn phòng phẩm sử dụng chung: Thanh toán theo thực tế sử dụng trên cơ sở hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
8.2. Bảo hộ lao động: CCVC được trang bị bảo hộ lao động để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường, công trình. Việc trang bị có thể bằng hình thức cấp phát hiện vật hoặc cấp tiền cho cá nhân tự mua sắm đúng quy định theo tiêu chuẩn, cá nhân được trang bị phải sử dụng để đảm bảo an toàn khi thực hiện nhiệm vụ; Cụ thể như sau:
- Niên hạn sử dụng 02 năm: Quần áo lao động phổ thông: 01 bộ (lần đầu 02 bộ); Mũ chống chấn thương: 01 chiếc;
- Niên hạn sử dụng 01 năm: Khẩu trang lọc bụi: 02 chiếc; Găng tay vải bạt: 05 đôi; Giầy vải bạt thấp cổ: 01 đôi (lần đầu cấp 02 đôi); Nút tai chống ồn: 05 đôi; Xà phòng: 12 bánh.
- Trang bị chung để sử dụng khi cần thiết: Ủng cao su.
9. Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc, gồm: cước phí bưu chính, cước phí điện thoại, Fax, Internet, sách, báo, tài liệu quản lý và các dịch vụ khác.
9.1. Cước phí bưu chính (gửi công văn, tài liệu, bưu phẩm, bưu kiện; chi mua tem thư), cước phí sử dụng Fax, cước phí sử dụng internet, sách báo, tài liệu quản lý phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ quản lý dự án được thanh toán theo thực tế trên cơ sở hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
9.2. Cước phí điện thoại:
a) Cước phí điện thoại cố định sử dụng chung: Thanh toán theo thực tế sử dụng trên cơ sở hóa đơn hợp pháp, hợp lệ của đơn vị cung ứng dịch vụ.
b) Khoán chi cước phí điện thoại di động phục vụ nhiệm vụ quản lý dự án:
- Đối tượng: Căn cứ tính chất và yêu cầu công tác, Trưởng ban Ban QL các DA ĐTXD đề xuất, báo cáo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (đối với Ban QL các DA ĐTXD của Bộ), Vụ trưởng Vụ Tài vụ quản trị (đối với Ban QL các DA ĐTXD của Tổng cục) xem xét, phê duyệt đối tượng khoán chi cước phí điện thoại di động đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về đề xuất, phê duyệt của mình. Trường hợp có thay đổi nhiệm vụ phải kịp thời điều chỉnh.
- Mức chi: Tối đa 250.000 đồng/người/tháng.
10. Chi phí hội nghị, họp giao ban: Thực hiện quy định tại Thông tư số 97/2010/BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, Quyết định số 3151/QĐ-BTC ngày 30/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính, Quy chế quản lý tài chính của đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp.
11. Chi thanh toán công tác phí: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, Quyết định số 3151/QĐ-BTC ngày 30/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính, Quy chế quản lý tài chính của đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp.
11.1. Trường hợp đi công tác bằng phương tiện máy bay:
a) Đối tượng được đi công tác bằng phương tiện máy bay:
- Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên.
- Cán bộ, công chức có mức lương từ hệ số 6,1 trở lên.
Ngoài các đối tượng nêu trên, trường hợp khi có yêu cầu giải quyết công việc gấp mà cán bộ được cử đi công tác không có tiêu chuẩn đi bằng phương tiện máy bay, được thực hiện như sau:
- Đối với Ban QL các DA ĐTXD của Bộ: Trưởng ban có văn bản đề nghị báo cáo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính xem xét, phê duyệt từng trường hợp cụ thể.
- Đối với Ban QL các DA ĐTXD của Tổng cục: Thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính của Tổng cục.
Việc giải quyết cho CCVC đi công tác bằng phương tiện máy bay phải đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng việc, tiết kiệm và Trưởng ban phải chịu trách nhiệm về đề xuất của mình.
b) Tiêu chuẩn hạng ghế vé máy bay:
- Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class): Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên;
- Hạng ghế thường: Các đối tượng còn lại.
11.2. Chi thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:
a) CCVC không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng khi thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường, công trình cách trụ sở cơ quan từ 15 km trở lên mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi lại.
b) Mức khoán chi: 3.000 đồng/km (một lượt đi và về cho mỗi lần đi thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường, công trình).
c) Chứng từ làm căn cứ thanh toán, gồm: Giấy đi đường của CCVC đi công tác có xác nhận của cơ quan, đơn vị, địa phương nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú); bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình Trưởng ban duyệt thanh toán.
11.3. Khoán tiền công tác phí theo tháng:
a) Trường hợp CCVC phải thường xuyên đi công tác tại hiện trường, tại công trình hoặc đi công tác lưu động (văn thư, kế toán giao dịch) trên 10 ngày/tháng được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng.
b) Mức khoán chi: Tối đa 300.000 đồng/người/tháng.
c) Trên cơ sở nhiệm vụ được giao đối với từng bộ phận, từng cán bộ, Trưởng ban quyết định đối tượng được hưởng tiền công tác phí khoán theo tháng đảm bảo phù hợp và đúng người đúng nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trường hợp có thay đổi nhiệm vụ phải kịp thời điều chỉnh.
12. Chi phí thuê mướn: Thực hiện theo quy định hiện hành đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập đối với việc thuê mướn những chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác quản lý dự án như thuê phương tiện đi lại, thiết bị phục vụ các loại, thuê chuyên gia và giảng viên,...
13. Chi đoàn ra: Thực hiện theo nội dung, tiêu chuẩn, định mức chi quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.
14. Chi đoàn vào: Thực hiện theo nội dung, tiêu chuẩn, định mức chi quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước.
15. Chi sửa chữa tài sản: Công tác sửa chữa tài sản cố định, thiết bị, phương tiện đi lại (nếu có), phương tiện làm việc phục vụ hoạt động của Ban QL các DA ĐTXD được thực hiện theo quy định hiện hành về bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, phương tiện làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
16. Chi phí mua sắm tài sản dùng cho quản lý dự án: Công tác mua sắm, trang bị tài sản phải đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu, mua sắm tài sản, phương tiện làm việc nhằm duy trì hoạt động thường xuyên và theo đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức trang bị tài sản đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Ban QL các DA ĐTXD được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp sắp xếp, bố trí giao quản lý, sử dụng xe ô tô để phục vụ công tác chỉ đạo, tổ chức thi công tại hiện trường nhằm đáp ứng yêu cầu công việc và phù hợp với nhiệm vụ được giao. Trường hợp không bố trí, sắp xếp được thì Ban QL các DA ĐTXD được thuê phương tiện đi lại. Việc thuê phương tiện đi lại phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.
17. Các khoản chi khác: Các khoản chi, như nộp thuế, phí, lệ phí; bảo hiểm tài sản và phương tiện; tiếp khách và các khoản chi khác phục vụ trực tiếp hoạt động quản lý dự án thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ Tài chính.
Điều 5. Nội dung chi đầu tư xây dựng
Nội dung, mức chi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; cụ thể như sau:
1. Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;
2. Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyên giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí liên quan khác;
3. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất theo quy định được bồi thường và chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có);
4. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án của Ban quản lý từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể từ khi lập dự án đến đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư (không bao gồm các chi đảm bảo hoạt động thường xuyên tổ chức thực hiện công tác quản lý dự án đã được quy định tại Điều 4 nêu trên).
5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, lập dự án, thiết kế - dự toán, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác;
6. Các chi phí cần thiết khác theo quy định (nếu có);
7. Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án được bố trí từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng.
Đối với các dự án sử dụng vốn vay nợ, viện trợ, ngoài các nội dung nêu trên nếu trong văn kiện, hoặc thoả thuận còn được bổ sung các khoản mục chi phí cần thiết khác thi thực hiện theo văn kiện, thoả thuận đó.
MỤC 2. LẬP, PHÂN BỔ, GIAO DỰ TOÁN VÀ THÔNG BÁO KẾ HOẠCH VỐN
Điều 6. Lập dự toán đảm bảo hoạt động thường xuyên
1. Căn cứ văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và của cơ quan quản lý cấp trên về việc lập dự toán chi NSNN hàng năm; căn cứ nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao, số lượng dự án thực hiện quản lý trong năm, Ban QL các DA ĐTXD lập dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên hàng năm; trong đó:
1.1. Dự toán chi quản lý dự án bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm được thực hiện theo nguyên tắc, yêu cầu và quy trình lập dự toán hàng năm theo quy định của Nhà nước, hướng dẫn tại Công văn số 4224/BTC-KHTC ngày 30/3/2012 của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
1.2. Dự toán chi phí quản lý dự án từ nguồn được trích theo định mức quy định trong tổng mức đầu tư được xác định theo từng dự án và quy định tại Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
2. Thời gian lập và gửi dự toán chi NSNN hàng năm theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.
Điều 7. Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng
1. Kế hoạch vốn đầu xây dựng hàng năm được lập cho từng dự án đầu tư, phù hợp với từng giai đoạn đầu tư xây dựng (chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư) và được tổng hợp trong kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do Ban QL các DA ĐTXD thực hiện.
2. Quy trình, trình tự lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, hướng dẫn tại Công văn số 4225/BTC-KHTC ngày 30/3/2012 của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có). Trong đó:
2.1. Căn cứ quy hoạch, chủ trương đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt, Ban QL các DA ĐTXD có văn bản gửi đơn vị được giao quản lý, sử dụng công trình (đối với các đơn vị thuộc khối đào tạo), đơn vị quản lý cấp trên của đơn vị trực tiếp được giao quản lý, sử dụng công trình (đối với dự án thuộc Tổng cục) để lấy ý kiến tham gia cụ thể về thời gian chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kế hoạch vốn, nguồn kinh phí thực hiện (vốn đầu tư, vốn đầu tư theo cơ chế tài chính, vốn sự nghiệp hỗ trợ đầu tư xây dựng...) của các dự án triển khai thực hiện năm kế hoạch để làm cơ sở lập danh mục dự án chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kế hoạch vốn của năm kế hoạch.
2.2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản của Ban QL các DA ĐTXD, đơn vị được đề nghị lấy ý kiến phải có văn bản trả lời để kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định. Quá thời hạn nêu trên, nếu đơn vị không có ý kiến coi như đồng ý với đề nghị của Ban QL các DA ĐTXD và phải có trách nhiệm phối hợp thực hiện theo kế hoạch của Ban QL các DAĐTXD
2.3. Ban QL các DA ĐTXD có trách nhiệm tổng hợp và lập danh mục dự án, kế hoạch vốn cho từng dự án (dự án khởi công mới, dự án chuẩn bị đầu tư, dự án chuyển tiếp), theo từng đơn vị, hệ thống (hệ thống Thuế, Hải quan, Dự trữ Nhà nước, khối giáo dục - đào tạo,...), theo từng loại công trình đầu tư xây dựng (quản lý hành chính, đào tạo, kho dự trữ,...) trong năm kế hoạch gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (Vụ Kế hoạch - Tài chính đối với Ban QL các DA ĐTXD của Bộ; Vụ Tài vụ quản trị đối với Ban QL các DA ĐTXD của Tổng cục) để đăng ký nhu cầu theo thời gian quy định tại Điều 8 của Quy chế này; đồng thời, gửi cơ quan cấp trên (đối với dự án thuộc Tổng cục) của đơn vị trực tiếp được giao quản lý, sử dụng công trình để tổng hợp, theo dõi trong kế hoạch vốn đầu tư xây dựng năm kế hoạch của toàn đơn vị làm căn cứ bố trí vốn và phối hợp với Ban QL các DA ĐTXD trong công tác triển khai thực hiện.
3. Thời hạn lập và đăng ký kế hoạch vốn đầu tư theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.
Điều 8. Thời hạn lập và gửi dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên, đăng ký kế hoạch vốn đầu tư
1. Thời hạn lập và gửi dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên, đăng ký kế hoạch vốn đầu tư năm kế hoạch về đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp (Vụ Kế hoạch - Tài chính đối với Ban QL các DA ĐTXD của Bộ; Vụ Tài vụ quản trị đối với Ban QL các DA ĐTXD của Tổng cục) trước ngày 20/5 năm trước năm kế hoạch; đồng thời gửi cơ quản quản lý cấp trên, cơ quan trực tiếp được giao quản lý, sử dụng công trình kế hoạch vốn và danh mục dự án đầu tư năm kế hoạch để phối hợp triển khai thực hiện.
2. Dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên, kế hoạch vốn đầu tư được lập hàng năm phải đầy đủ, đúng mẫu biểu và kèm theo các hồ sơ, tài liệu liên quan theo quy định của Nhà nước, hướng dẫn của Bộ Tài chính và cơ quan quản lý cấp trên.
Điều 9. Giao dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên, thông báo kế hoạch vốn đầu tư
1. Giao dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên:
1.1. Đối với dự toán chi quản lý dự án được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên: Căn cứ dự toán chi NSNN được giao, phương án phân bổ dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính thực hiện giao dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên đối với Ban QL các DA ĐTXD của Bộ; Tổng cục trưởng thực hiện giao dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên đối với Ban QL các DAĐTXD của Tổng cục.
1.2. Đối với dự toán chi quản lý dự án được trích theo định mức quy định trong tổng mức đầu tư, Trưởng ban QL các DA ĐTXD thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí quản lý theo quy định hiện hành, trong đó bao gồm dự toán chi phí quản lý dự án năm của Ban QL các DA ĐTXD và dự toán chi phí quản lý dự án năm theo từng dự án đối với Ban quản lý từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể.
2. Thông báo kế hoạch vốn đầu tư:
2.1. Căn cứ danh mục dự án đầu tư và kế hoạch vốn chi tiết theo từng dự án đầu tư xây dựng được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt: Bộ Tài chính (Vụ Kế hoạch - Tài chính) thông báo kế hoạch vốn đầu tư hàng năm theo từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể đối với Ban QL các DA ĐTXD của Bộ được giao thực hiện; Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước thông báo kế hoạch vốn đầu tư hàng năm theo từng dự án đối với Ban QL các DA ĐTXD của Tổng cục được giao thực hiện.
2.2. Thời điểm thông báo kế hoạch vốn đầu tư chậm nhất đầu tháng 01 của năm kế hoạch.
2.3. Đối với kinh phí đầu tư xây dựng được bố trí từ các nguồn chi đầu tư xây dựng theo cơ chế tài chính của các Tổng cục và các nguồn vốn hợp pháp khác, căn cứ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm được cấp thẩm quyền phê duyệt đối với từng dự án đầu tư xây dựng, việc điều hành nguồn kinh phí thực hiện dự án như sau:
a) Đối với nguồn chi đầu tư xây dựng được giao trong dự toán thường xuyên theo cơ chế tài chính của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan; Bộ Tài chính (Vụ Kế hoạch - Tài chính) điều hành kinh phí thực hiện đối với từng dự án đầu tư xây dựng được giao cho Ban QL các DA ĐTXD của Bộ làm chủ đầu tư từ dự toán của các Tổng cục để giao cho Ban QL các DA ĐTXD.
b) Đối với nguồn thu bán tài sản trên đất được để lại đầu tư xây dựng: Bộ Tài chính (Vụ Kế hoạch - Tài chính) làm thủ tục điều chuyển nguồn kinh phí thực hiện đối với từng dự án đầu tư xây dựng cho Ban QL các DA ĐTXD.
c) Đối với nguồn thu sự nghiệp, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Thủ trưởng đơn vị thực hiện điều chuyển nguồn vốn thực hiện theo từng dự án cho Ban QL các DA ĐTXD.
2.4. Đối với nguồn vốn ODA thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ Tài chính và Điều ước quốc tế.
MỤC 3. CHẤP HÀNH DỰ TOÁN, KẾ TOÁN, QUYẾT TOÁN VÀ KIỂM TRA
Điều 10. Chấp hành dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên, thanh toán vốn đầu tư
1. Công tác chấp hành dự toán, chế độ báo cáo tình hình thực hiện dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện theo quy định của Luật NSNN; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng đẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003; Công văn số 4224/BTC-KHTC ngày 30/3/2012 của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
2. Công tác quản lý và thanh toán vốn đầu tư xây dựng, chế độ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đầu tư và giải ngân vốn đầu tư (quý, 6 tháng, cả năm) thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/09/2009 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Công văn số 4225/BTC-KHTC ngày 30/3/2012 của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
1. Ban QL các DA ĐTXD phải tổ chức công tác kế toán độc lập; thực hiện mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết theo đúng quy định hiện hành; phản ánh, hạch toán kế toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo đúng trình tự thời gian và theo dõi, quản lý theo từng dự án, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng và theo từng nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng.
2. Công tác kế toán các nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên được thực hiện trên cùng hệ thống sổ kế toán của Ban QL các DA ĐTXD; cụ thể như sau:
2.1. Thực hiện Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Quyết định số 2345/QĐ-BTC ngày 11/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính để theo dõi, phản ánh, hạch toán kế toán đối với nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên được giao dự toán chi NSNN hàng năm.
2.2. Thực hiện Chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để theo dõi, phản ánh, hạch toán kế toán đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng (bao gồm nguồn chi đảm bảo hoạt động thường xuyên được trích theo quy định của từng dự án).
Điều 12. Quyết toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên
1. Báo cáo quyết toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên hàng năm được lập sau thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, số liệu báo cáo quyết toán phải phản ánh đầy đủ các nguồn kinh phí, nội dung thu, chi phát sinh tại đơn vị trong năm ngân sách. Đối với các khoản chi trong dự toán được giao, được phê duyệt nhưng chưa sử dụng được chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện (không thực hiện xác định kinh phí tiết kiệm chi hoạt động thường xuyên trong năm) và được tổng hợp vào dự toán chi phí quản lý dự án năm sau. Trưởng ban và Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước đơn vị dự toán cấp trên nếu để ngoài sổ sách các nguồn kinh phí, nội dung thu, chi phát sinh của Ban QL các DA ĐTXD trong năm ngân sách.
2. Báo cáo quyết toán ngân sách năm được lập theo mẫu biểu quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ Tài chính, chi tiết theo từng nguồn kinh phí và gửi cơ quan quản lý cấp trên; trong đó:
2.1. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xét duyệt, thẩm định đối với chi phí quản lý dự án năm quyết toán từ dự toán chi NSNN thường xuyên được giao trong năm, số kinh phí còn dư được chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện (không xác định tiết kiệm chi hoạt động thường xuyên).
2.2. Đối với số quyết toán chi phí quản lý dự án từ nguồn được trích theo định mức quy định trong tổng mức đầu tư, Ban QL các DA ĐTXD lập báo cáo quyết toán và lấy ý kiến xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản giao dịch về số kinh phí đã thanh toán theo đúng chế độ trong năm, số kinh phí còn dư để làm cơ sở lập dự toán chi phí quản lý dự án năm sau, không phải thẩm định, phê duyệt quyết toán.
Khi dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, Ban QL các DA ĐTXD lập báo cáo quyết toán chi phí quản lý dự án cùng với hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt theo quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
3. Thời hạn gửi báo cáo quyết toán: Trước ngày 30 tháng 4 năm sau.
Điều 13. Quyết toán vốn đầu tư thực hiện dự án
1. Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm:
1.1. Hàng năm, kết thúc niên độ ngân sách, Ban QL các DA ĐTXD phải thực hiện lập, thẩm định báo cáo quyết toán vốn thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định của Luật NSNN, Chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị Chủ đầu tư, Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 và Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính, Công văn số 6549/BTC-ĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính; Công văn số 4225/BTC-KHTC ngày 30/3/2012 của Bộ Tài chính về quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư, văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
Thời hạn khoá sổ để lập báo cáo quyết toán là cuối ngày 31/01 năm sau.
1.2. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo năm được lập đầy đủ, theo đúng mẫu quy định, phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản giao dịch về kế hoạch và số vốn đã thanh toán trong năm kèm theo thuyết minh, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để thẩm định.
1.3. Thời hạn gửi báo cáo quyết toán: Trước ngày 30 tháng 4 năm sau.
1.4. Đối với số vốn tạm ứng theo chế độ quy định chưa thu hồi không đưa vào quyết toán niên độ ngân sách của năm kế hoạch, được chuyển sang ngân sách năm sau thanh toán và quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:
2.1. Ngay sau khi dự án, công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng (hoặc ngừng thực hiện vĩnh viễn), Ban QL các DA ĐTXD có trách nhiệm tổ chức công tác quyết toán và báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước và hướng dẫn tại Công văn số 4225/BTC-KHTC ngày 30/3/2012 của Bộ Tài chính về quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư và văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
Đối với các dự án sử dụng vốn nguồn tài trợ, viện trợ (vốn vay, vốn viện trợ từ các Chính phủ, tổ chức, cá nhân người nước ngoài) ngoài việc thực hiện theo quy định nêu trên, còn phải tuân thủ thực hiện theo các quy định liên quan của điều ước quốc tế (nếu có).
2.2. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải được Ban QL các DA ĐTXD thực hiện kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo quy định.
2.3. Thời gian lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được tính từ ngày ký biên bản bàn giao đưa công trình, dự án vào khai thác sử dụng, ngày cấp có thẩm quyền quyết định ngừng thực hiện vĩnh viễn dự án: không quá 12 tháng đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 9 tháng đối với nhóm B và 6 tháng đối với dự án nhóm C; không quá 3 tháng đối với dự án được phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
2.4. Thời gian kiểm toán tính từ ngày nhận đủ hồ sơ kiểm toán theo quy định: Không quá 10 tháng đối với dự án quan trọng quốc gia, 8 tháng đối với dự án nhóm A, 6 tháng đối với dự án nhóm B và 4 tháng đối với dự án nhóm C.
2.5. Hồ sơ quyết toán các dự án hoàn thành được lập thành 4 bộ và được lưu giữ tại các cơ quan sau: Ban QL các DA ĐTXD, Vụ Kế hoạch - Tài chính (đối với Ban QL các DA ĐTXD của Bộ), Vụ Tài vụ quản trị (đối với Ban QL các DA ĐTXD của Tổng cục), đơn vị được trực tiếp giao quản lý, sử dụng tài sản, cơ quan lưu trữ (nếu có).
Ngoài ra, Ban QL các DA ĐTXD còn phải gửi báo cáo quyết toán theo biểu mẫu quy định cho các cơ quan thanh toán, cho vay vốn đầu tư (nếu có).
2.6. Căn cứ tình hình lập và trình duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, định kỳ 6 tháng, hàng năm Ban QL các DA ĐTXD báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính (đối với Ban QL các DA ĐTXD của Bộ), Vụ Tài vụ quản trị (đối với Ban QL các DA ĐTXD của Tổng cục) và Bộ Tài chính (Vụ Đầu tư) theo quy định hiện hành; trong đó: trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
1. Ban QL các DA ĐTXD có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện quản lý, sử dụng vốn thực hiện đầu tư, dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên theo quy định của Quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ công tác quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 791/QĐ-BTC ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
2. Định kỳ hoặc đột xuất, Ban QL các DA ĐTXD chịu sự kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng vốn thực hiện đầu tư, dự toán đảm bảo hoạt động thường xuyên; tình hình chấp hành chế độ báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của đơn vị quản lý cấp trên, cấp trên trực tiếp, cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước theo quy định.
MỤC 4. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN VÀ BÀN GIAO DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH
Điều 15. Quản lý, sử dụng tài sản
1. Ban QL các DA ĐTXD thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ trưởng đơn vị quản lý cấp trên về phân cấp thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý tài sản.
2. Ban QL các DA ĐTXD có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản, thiết bị được giao, được trang bị và tài sản được thuê (nếu có) để thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước; Quy chế quản lý và quy trình nghiệp vụ quản lý, xử lý tài sản trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 790/QĐ-BTC ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
Điều 16. Bàn giao tài sản sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng
1. Việc bàn giao công trình hoàn thành giữa nhà thầu xây dựng và Ban QL các DA ĐTXD được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
2. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận từ nhà thầu xây dựng, Ban QL các DA ĐTXD phải làm thủ tục bàn giao công trình xây dựng, trụ sở làm việc cho cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng.
3. Việc bàn giao công trình xây dựng, trụ sở làm việc giữa Chủ đầu tư và cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng được thực hiện theo trình tự, thủ tục, hồ sơ quy định hiện hành của Nhà nước, quy định của Quy chế quản lý và quy trình nghiệp vụ quản lý, xử lý tài sản trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 790/QĐ-BTC ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
4. Ban QL các DA ĐTXD phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong thời gian bảo hành công trình xây dựng sau khi đã bàn giao công trình xây dựng, trụ sở làm việc cho cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng theo quy định.
Điều 17. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Tài chính); Vụ Tài vụ quản trị (Tổng cục):
1.1. Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý và giám sát hoạt động của Ban QL các DA ĐTXD và kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Ban QL các DA ĐTXD.
1.2. Căn cứ kế hoạch vốn và danh mục dự án đầu tư xây dựng được người có thẩm quyền phê duyệt:
a) Vụ Kế hoạch - Tài chính thông báo kế hoạch vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng (vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, vốn theo cơ chế tài chính, vốn sự nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác); thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm; thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án do Ban QL các DA ĐTXD của Bộ làm chủ đầu tư;
b) Vụ Tài vụ quản trị các Tổng cục thông báo kế hoạch vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng (vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, vốn theo cơ chế tài chính, vốn sự nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác); thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm; thẩm định trình Tổng cục trưởng phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án do Ban QL các DA ĐTXD của Tổng cục làm chủ đầu tư;
1.3. Thẩm định, phân bổ và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng giao dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên hàng năm; Thẩm định, xét duyệt và thông báo quyết toán chi hoạt động thường xuyên hàng năm đối với Ban QL các DA ĐTXD theo quy định.
2. Các đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp:
2.1. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Ban QL các DA ĐTXD, đơn vị trực tiếp được giao quản lý, sử dụng công trình trong công tác lập danh mục dự án, kế hoạch vốn, nguồn vốn thực hiện đối với từng dự án đầu tư xây dựng và trong công tác tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng.
2.2. Sắp xếp, bố trí cán bộ tham gia Ban quản lý từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể theo đề nghị của Ban QL các DA ĐTXD đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong quá thực hiện đầu tư xây dựng;
3. Đơn vị trực tiếp được giao quản lý, sử dụng công trình:
3.1. Chủ động và phối hợp chặt chẽ với Ban QL các DA ĐTXD trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
3.2. Sắp xếp, bố trí cán bộ tham gia Ban quản lý từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể theo đề nghị của Ban QL các DA ĐTXD đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong quá thực hiện đầu tư xây dựng;
3.3. Phối hợp với Ban QL các DA ĐTXD, đơn vị cấp trên tiếp nhận, bàn giao dự án công trình hoàn thành và quản lý, sử dụng tài sản được bàn giao theo đúng quy định hiện hành.
4. Ban QL các DA ĐTXD:
4.1. Định kỳ, hai tháng 1 lần, Ban QL các DA ĐTXD báo cáo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với Ban QL các DA ĐTXD của Bộ); Vụ trưởng Vụ Tài vụ quản trị, Tổng cục trưởng (đối với Ban QL các DA ĐTXD của Tổng cục) về tình hình thực hiện, tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng được giao, những khó khăn vướng mắc và đề xuất phương án xử lý để xem xét, giải quyết.
4.2. Trong phạm vi nguồn vốn thực hiện đầu tư, dự toán chi NSNN được giao, Trưởng ban Ban QL các DA ĐTXD chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý, thanh toán, sử dụng đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ Tài chính.
4.3. Phối hợp với đơn vị quản lý cấp trên, đơn vị trực tiếp được giao quản lý, sử dụng công trình lập và đăng ký danh mục dự án, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng, dự toán chi đảm bảo hoạt động thường xuyên hàng năm theo đúng thời gian quy định.
4.4. Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính.
4.5. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng; tổ chức công tác bàn giao, tiếp nhận công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định.
5. Ban quản lý từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể: Chịu trách nhiệm giúp Ban QL các DA ĐTXD thực hiện các công việc liên quan trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng; Chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Trưởng ban Ban QL các DA ĐTXD.
Điều 18. Khi các văn bản quy định về chế độ, chính sách dẫn chiếu tại Quy chế này có văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng thực hiện theo quy định và hướng dẫn của văn bản mới.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, Ban QL các DA ĐTXD kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 896/QĐ-TTCP năm 2013 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ
- 2Công văn 85/TTg-CN năm 2018 về chủ trương tổ chức lại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 3Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 6Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 7Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 8Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 9Quyết định 957/QĐ-BXD năm 2009 công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 10Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 11Nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 12Thông tư 01/2010/TT-BTC quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước do Bộ Tài chính ban hành
- 13Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 14Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 15Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 16Thông tư 10/2011/TT-BTC Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 17Thông tư 71/2011/TT-BTC về hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo nghị định 42/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thi đua, khen thưởng do Bộ Tài chính ban hành
- 18Thông tư 141/2011/TT-BTC quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 19Quyết định 3151/QĐ-BTC năm 2010 quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 20Công văn 4224/BTC-KHTC hướng dẫn công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 21Công văn 4225/BTC-KHTC quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, thanh và quyết toán vốn đầu tư do Bộ Tài chính ban hành
- 22Thông tư 102/2012/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí của Bộ Tài chính ban hành
- 23Quyết định 315/QĐ-BTC năm 2012 phê duyệt Đề án mô hình quản lý đầu tư xây dựng trong nội bộ ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 24Quyết định 791/QĐ-BTC năm 2012 về Quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ công tác quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính
- 25Quyết định 874/QĐ-BTC năm 2012 thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng của Bộ Tài chính và Tổng cục
- 26Quyết định 896/QĐ-TTCP năm 2013 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Thanh tra Chính phủ
- 27Công văn 85/TTg-CN năm 2018 về chủ trương tổ chức lại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 2016/QĐ-BTC năm 2012 về Quy chế quản lý tài chính đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của Bộ Tài chính, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của Tổng cục do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 2016/QĐ-BTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/08/2012
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Phạm Sỹ Danh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/08/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực