Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2013/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 11 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY TUYẾN SA KỲ - LÝ SƠN VÀ TUYẾN ĐẢO LỚN - ĐẢO BÉ ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 51/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 29/5/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 99/TTr-SGTVT ngày 07/11/2018 về việc ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn giao thông đường thủy tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn giao thông đường thủy tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Ngoại vụ, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi; Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện: Bình Sơn, Lý Sơn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ SỰ CỐ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY TUYẾN SA KỲ - LÝ SƠN VÀ TUYẾN ĐẢO LỚN - ĐẢO BÉ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2013/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Bảo đảm chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, đồng thời khắc phục hậu quả khi có tai nạn xảy ra trên tuyến giao thông đường thủy Sa Kỳ - Lý Sơn và Đảo Lớn - Đảo Bé.
b) Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch hành động theo nhiệm vụ được phân công.
c) Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị đề xuất kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
2. Yêu cầu
a) Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “3 sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).
b) Tích cực, chủ động phòng ngừa, thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo kế hoạch; linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.
c) Trong mọi trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra thì người chỉ huy cao nhất trong hoạt động cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường (là Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) được ủy quyền trưng dụng điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các cơ quan, đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn để tham gia ứng cứu.
d) Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đề nghị hỗ trợ thực hiện công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia ứng cứu.
đ) Phát huy sức mạnh tổng hợp của các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị - xã hội trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng cứu nhanh; huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các cơ quan, đơn vị, cá nhân vào hoạt động cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.
e) Tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ của Trung ương, tỉnh bạn, các ngành, các tổ chức, cá nhân.
II. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ CỨU HỘ VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
1. Cơ quan chỉ đạo
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
2. Cơ quan chỉ huy hiện trường
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
3. Cơ quan phối hợp thực hiện
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; các sở: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Ngoại vụ, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, UBND các huyện: Bình Sơn, Lý Sơn và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
4. Phối hợp thực hiện
Khi nhận được thông tin tàu, thuyền gặp nạn trên tuyến đường thủy Sa Kỳ - Lý Sơn và tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát giao thông) báo cáo ngay cho Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh những nội dung: Vị trí, tọa độ, thời gian, thuyền gặp nạn; thông tin về tên phương tiện, số hiệu, số lượng và tình hình sức khỏe của thuyền viên, hành khách; tình hình thời tiết, cấp sóng, gió tại khu vực bị nạn.
- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trực tiếp chỉ huy hiện trường; đồng thời, thông báo cho các cơ quan phối hợp triển khai ngay công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Quá trình triển khai công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn phải đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh là lực lượng chủ lực, huy động tối đa các phương tiện và thiết bị hiện có để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn; bên cạnh đó có sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; các sở: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Ngoại vụ, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi; Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi; UBND các huyện: Bình Sơn, Lý Sơn và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Sẵn sàng phương tiện, lực lượng phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Công an tỉnh chỉ đạo:
+ Lực lượng Cảnh sát cơ động triển khai ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường để bảo vệ khu vực tổ chức cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy hiện trường;
+ Lực lượng Cảnh sát giao thông khẩn trương triển khai ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
+ Các lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an khác khẩn trương đến hiện trường để triển khai cứu nạn, cứu hộ và thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy hiện trường.
+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khám nghiệm hiện trường, kết luận nguyên nhân xảy ra tai nạn. Phối hợp với Sở Y tế, Sở Ngoại vụ (nếu là người nước ngoài) thực hiện việc giám định mẫu ADN khi có các nạn nhân không rõ danh tính hoặc chưa được nhận dạng. Xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực bị tai nạn để phục vụ công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để tham gia, phối hợp hoạt động cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Sở Giao thông vận tải thường xuyên cập nhật số lượng, loại tàu thuyền vận tải trên địa bàn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm bắt tình hình tàu, thuyền đang khai thác thủy sản để điều động ứng cứu khi cần thiết cũng như theo yêu cầu của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh nhằm phục vụ hiệu quả nhất về công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành chức năng xác định ảnh hưởng đến môi trường do sự cố gây ra, có giải pháp cụ thể trong việc tham mưu giải quyết vấn đề môi trường.
- Sở Y tế phối hợp với các cơ quan chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm y tế huyện Bình Sơn, Trung tâm Y tế quân dân y kết hợp huyện Lý Sơn triển khai công tác cứu thương. Trong điều kiện cần thiết Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo các cơ quan y tế thành lập bệnh viện tạm thời tại hiện trường để cấp cứu ban đầu, sau đó chuyển đến các bệnh viện.
- Sở Ngoại vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh trong việc hướng dẫn cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn người, phương tiện của nước ngoài gặp sự cố trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thẩm định và đề xuất, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ cho công cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện thanh quyết toán các nguồn kinh phí phục vụ cho công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thiết lập và đảm bảo mạng thông tin liên lạc thông suốt phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, xử lý tình huống trong hoạt động cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi chủ trì huy động lực lượng, trang thiết bị của Cảng, tàu thuyền và các phương tiện khác hiện có trong khu vực cảng biển thuộc khu vực quản lý của mình để cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn đối với người và phương tiện bị nạn; tổ chức điều tiết giao thông, thông báo về tai nạn hàng hải; phân luồng hàng hải; tạm thời cấm tàu thuyền hành trình qua khu vực đang tiến hành hoạt động cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi: Phát, dự báo kịp thời, thường xuyên các hiện tượng khí hậu thời tiết thủy văn tại khu vực bị nạn, đồng thời tham gia hỗ trợ công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- UBND các huyện: Bình Sơn, Lý Sơn xây dựng, phê duyệt Kế hoạch, phương án huy động lực lượng, phương tiện, vật tư của huyện để thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố tai nạn giao thông đường thủy tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé; Tổ chức các lực lượng thuộc quyền quản lý thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố, cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ tài sản và tính mạng của người bị nạn.
Trường hợp tình huống vượt quá khả năng ứng phó của các lực lượng ở địa phương, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh kiến nghị Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương khác phối hợp, hỗ trợ tham gia cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện.
2. Các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp với cơ quan tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán ngân sách theo quy định, đảm bảo nguồn kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện: Bình Sơn, Lý Sơn theo chức năng, nhiệm vụ được phân công xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh (qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) để theo dõi chỉ đạo.
Quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo kịp thời về UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết./.
- 1Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2018 về tăng cường thực hiện công tác thống kê, báo cáo số liệu tai nạn giao thông do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2Quyết định 4341/QĐ-UBND năm 2018 về ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình Giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2018-2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 2531/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch ứng phó tai nạn máy bay; tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020
- 4Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2019 về ứng phó tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5Kế hoạch 2726/KH-UBND năm 2019 về phối hợp ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển do tỉnh Bến Tre ban hành
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 66/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 51/2015/QĐ-TTg về quy định tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 7Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2018 về tăng cường thực hiện công tác thống kê, báo cáo số liệu tai nạn giao thông do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 8Quyết định 4341/QĐ-UBND năm 2018 về ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình Giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2018-2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 2531/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch ứng phó tai nạn máy bay; tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020
- 10Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 11Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2019 về ứng phó tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 12Kế hoạch 2726/KH-UBND năm 2019 về phối hợp ứng phó tai nạn tàu, thuyền trên biển do tỉnh Bến Tre ban hành
Quyết định 2013/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch ứng phó sự cố tai nạn giao thông đường thủy tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và tuyến Đảo Lớn - Đảo Bé đến năm 2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- Số hiệu: 2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/11/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Nguyễn Tăng Bính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/11/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra