Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2011/2001/QĐ-UB | Quảng Ninh, ngày 23 tháng 07 năm 2001 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (sửa đổi) ngày 21/6/1994.
- Căn cứ Quyết định số 242/TTg, ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc dạy thêm ngoài giờ của giáo viên các trường phổ thông công lập.
- Căn cứ Chỉ thị số 15/2000/CT-BGD&ĐT, ngày 17/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm”.
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tạm thời về quản lý dạy thêm, học thêm đối với học sinh phổ thông các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
Điều 2: Giao trách nhiệm cho Sở Giáo dục - Đào tạo chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký; Các quy định trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 4: Các ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Thủ trưởng các ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Hiệu trưởng các trường học trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | T/M UBND TỈNH QUẢNG NAM |
VỀ QUẢN LÝ DẠY THÊM, HỌC THÊM ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG CÁC CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2011/2001/QĐ-UB ngày 23/7/2001 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Điều 1: Hoạt động dạy thêm, học thêm nêu trong Quy định này bao gồm:
a) Dạy thêm thuộc trách nhiệm của các trường phổ thông: Phụ đạo cho học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi cho học sinh cuối cấp.
b) Dạy thêm theo nhu cầu của người học không thuộc trách nhiệm của nhà trường phổ thông: Dạy học ngoài giờ quy định cho giáo viên và học sinh phổ thông, dạy, học luyện thi tốt nghiệp, tuyển sinh các cấp học.
Điều 2: Trường phổ thông, Hiệu trưởng trường phổ thông, giáo viên Trường phổ thông, học sinh nêu trong bản Quy định này bao gồm công lập, ngoài công lập, hệ chính quy và không chính quy.
1/ Nhà nước không có chủ trương khuyến khích dạy thêm, học thêm. Nghiêm cấm dạy thêm, học thêm tràn lan, thu lợi.
2/ Nghiêm cấm giáo viên dùng các biện pháp trực tiếp hay gián tiếp để bắt học sinh học thêm, dạy thêm học sinh mình đang dạy chính khóa (trừ việc dạy thêm thuộc trách nhiệm của nhà trường phổ thông), dạy thêm cho học sinh tiểu học đang học 2 buổi/ngày.
3/ Nghiêm cấm tổ chức dạy thêm, học thêm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý.
4/ Nghiêm cấm dạy thêm các nội dung ngoài quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng cấp học, lớp học, dạy trước chương trình, tiết lộ đề bài, giải trước bài sẽ kiểm tra.
5/ Nghiêm cấm tổ chức dạy thêm, học thêm cho học sinh đang học phổ thông trong thời gian từ ngày 01/6 đến 30/7 hàng năm (trừ học sinh lớp cuối cấp ôn luyện thi tuyển sinh và dạy kèm cặp tại nhà theo hình thức gia sư).
6/ Nghiêm cấm thu tiền học phí tùy tiện, vượt quá khung quy định của tỉnh và thu thêm các khoản khác ngoài tiền học phí học thêm để phục vụ cho dạy thêm học thêm dưới bất cứ hình thức nào.
Điều 4: Dạy thêm thuộc trách nhiệm của các Trường phổ thông:
a) Dạy thêm thuộc trách nhiệm của nhà trường phổ thông không thu tiền:
a.1- Phụ đạo cho học sinh kém: Là trách nhiệm của giáo viên giảng dạy chính khóa trong các nhà trường phổ thông. Hiệu trưởng các trường phổ thông có trách nhiệm tận dụng cơ sở vật chất và thời gian để bố trí giáo viên phụ đạo cho học sinh kém. Không được thu tiền của học sinh để chi cho hoạt động trên.
a.2- Bồi dưỡng học sinh giỏi: Hàng năm, Hiệu trưởng các trường phổ thông phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. Đầu năm học phải trình kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi lên Sở Giáo dục - Đào tạo (cấp trung học phổ thông) hoặc phòng Giáo dục - Đào tạo (cấp trung học cơ sở và tiểu học) để xin ý kiến, Sở Giáo dục - Đào tạo sẽ chi trong nguồn học phí phần để hỗ trợ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy, phục vụ giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi. Không được thu tiền của học sinh để chi cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi. Các trường được phép vận động các cá nhân, đơn vị kinh tế - xã hội tài trợ cho hoạt động này.
b) Dạy thêm luyện thi tốt nghiệp cho học sinh học các lớp cuối cấp thuộc trách nhiệm của trường phổ thông có thu một phần kinh phí.
Hàng năm, Hiệu trưởng các trường phổ thông tổ chức ôn thi tốt nghiệp cho học sinh cuối cấp trước kỳ thi 01 tháng đối với tiểu học, 02 tháng đối với bậc trung học. Việc tổ chức ôn tập cho học sinh cuối cấp phải trên tinh thần tự nguyện của người học và cha mẹ học sinh, không được bắt buộc tất cả các đối tượng học sinh cuối cấp phải tham gia ôn tập thi tốt nghiệp tập trung. Việc thu, chi phải đảm bảo nguyên tắc: Chỉ được thu một phần chi phí cho hoạt động dạy ôn thi tốt nghiệp cho học sinh và theo đúng các quy định của Ủy ban Nhân dân tỉnh; Công khai, dân chủ, bàn bạc thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Riêng các trường ngoài công lập, sử dụng nguồn quỹ học phí để chi ôn tập cho học sinh cuối cấp.
Điều 5: Dạy thêm, học thêm không thuộc trách nhiệm của trường phổ thông: Dạy thêm theo nhu cầu của người học không thuộc trách nhiệm của trường phổ thông. Người tổ chức dạy thêm, học thêm phải làm hồ sơ đăng ký dạy thêm, học thêm với cơ quan có thẩm quyền.
Điều 6: Dạy kèm từng học sinh tại gia đình người học (gia sư):
Dạy theo hình thức gia sư phải dạy tại gia đình người học, số lượng không quá 5 học sinh, (nếu có 2 trình độ trở lên thì không quá 3 học sinh). Không được biến dạy theo hình thức này thành lớp học thêm.
Điều 7: Đối với bậc tiểu học: Các trường hợp giáo viên nhận trông nom học sinh ngoài giờ lên lớp theo yêu cầu của gia đình học sinh, không được tổ chức dạy thêm, học thêm. Phải đăng ký trông nom học sinh và phải được Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo cấp huyện đồng ý.
Điều 8: Nội dung, chương trình dạy thêm ngoài giờ lên lớp chính khóa:
Dạy thêm ngoài giờ lên lớp chính khóa phải thực hiện đúng nội dung, chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng cấp học, lớp học, chỉ là ôn tập, củng cố kiến thức cũ, rèn luyện kỹ năng làm bài, phương pháp tư duy và mở rộng kiến thức.
Điều 9: Thời gian dạy thêm, học thêm trong một tuần đối với học sinh đang học tại trường phổ thông:
1. Học sinh tiểu học không quá 2 buổi/tuần/học sinh.
2. Học sinh trung học không quá 3 buổi/tuần/học sinh.
1/ Mức thu học phí học thêm đối với lớp luyện thi tốt nghiệp cuối cấp học theo nhu cầu của người học được tổ chức trong trường thuộc trách nhiệm nhà trường có thu một phần kinh phí.
- Học sinh tiểu học 7.000đ/học sinh/1 tháng.
- Học sinh trung học cơ sở: 10.000đ/1 học sinh/1 tháng/môn học.
- Học sinh trung học phổ thông: 13.000/1 học sinh/1 tháng/môn học.
2/ Mức thu học phí học thêm đối với các lớp dạy thêm theo nhu cầu của người học, không thuộc trách nhiệm của nhà trường phổ thông (có đăng ký dạy thêm):
- Học sinh tiểu học mức thu từ 7.000đ đến 10.000đ/1 học sinh/1 tháng.
- Học sinh trung học cơ sở mức thu thừ 10.000đ đến 13.000đ/1 học sinh/1 tháng/môn học.
- Học sinh trung học phổ thông mức thu từ 13.000đ đến 16.000đ/1 học sinh/1 tháng/môn học.
- Dạy kèm cặp theo hình thức gia sư: Do người dạy và gia đình người học thỏa thuận.
3/ Khuyến khích tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm miễn giảm học phí cho con gia đình chính sách, có hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn.
4/ Việc thu, chi phải có sổ sách theo dõi và quy định sử dụng như sau:
- 80% chi thù lao cho giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- 15% chi cho quản lý, tổ chức lớp học thêm, mua sắm tài liệu phục vụ cho dạy thêm, học thêm.
- 5% trả tiền điện, nước, hao mòn tài sản phục vụ dạy thêm, học thêm.
5/ Tổ chức cá nhân xin đăng ký dạy thêm học thêm phải đóng lệ phí quản lý mức 03% tổng tiền học phí theo số lượng học sinh đăng ký học thêm và thời gian dạy thêm (nộp một lần lúc đăng ký học thêm) trích trong 15% nói ở điểm 4 điều 10.
Điều 11: Thẩm quyền giải quyết đăng ký dạy thêm học thêm và hồ sơ thủ tục điều kiện mở lớp.
11.1- Thẩm quyền giải quyết đăng ký dạy thêm học thêm:
1/ Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo có thẩm quyền xem xét giải quyết đăng ký dạy thêm cho các đối tượng sau:
a) Giáo viên phổ thông trung học đăng ký dạy thêm cho học sinh phổ thông trung học (kể cả dạy tại trường và ngoài trường).
b) Giảng viên, giáo viên của các cơ sở giáo dục khác tổ chức dạy thêm để luyện thi tuyển sinh, nâng cao kiến thức các môn học thuộc chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông.
2/ Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền xem xét giải quyết đăng ký dạy thêm, học thêm cho các đối tượng sau:
a) Giáo viên phổ thông thuộc phòng Giáo dục - Đào tạo quản lý đăng ký dạy thêm cho học sinh cấp trung học cơ sở và tiểu học.
b) Giảng viên, giáo viên không thuộc phòng Giáo dục - Đào tạo quản lý xin đăng ký dạy thêm cho học sinh cấp trung học cơ sở và tiểu học ngoài trường phổ thông.
3/ Đăng ký dạy thêm, học thêm có giá trị trong một năm học, hết thời hạn nếu có nhu cầu phải đăng ký lại.
11.2- Hồ sơ, thủ tục, điều kiện mở lớp:
Thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục - Đào tạo.
Điều 12: Trách nhiệm quản lý Nhà nước:
1/ Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện:
- Tổ chức triển khai Quy định này trên toàn địa bàn huyên.
- Chỉ đạo các ngành có liên quan, Ủy ban Nhân dân cấp xã phối hợp với ngành Giáo dục - Đào tạo kiểm tra, thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
- Tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với những cá nhân không có giấy phép đăng ký dạy thêm nhưng vẫn cố tình mở lớp dạy thêm trên địa bàn.
- Hàng năm tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
2/ Trách nhiệm của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo và Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo:
- Tiến hành tiếp nhận hồ sơ xin phép đăng ký dạy thêm, tổ chức kiểm tra, phê duyệt đồng ý cho đăng ký dạy thêm (nếu đủ điều kiện) theo thẩm quyền.
- Định kỳ kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định này đối với các tổ chức và cá nhân đã được đăng ký dạy thêm và của các trường, xử lý nghiêm túc những trường hợp vi phạm quy định theo thẩm quyền.
- Hàng năm tiến hành tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về quản lý dạy thêm, học thêm. Tham mưu cho Ủy ban Nhân dân cùng cấp kịp thời đề ra các biện pháp để chấn chỉnh tình hình dạy thêm, học thêm tràn lan trái với quy định.
3/ Trách nhiệm của Hiệu trưởng các trường phổ thông, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục khác:
- Tổ chức triển khai Quy định này đến tất cả các cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
- Tổ chức kiểm tra thực hiện Quy định này của những giáo viên dạy thêm thuộc thẩm quyền quản lý.
- Tổ chức xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân về dạy thêm của giáo viên trong đơn vị theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
Điều 13: Trách nhiệm của người được phép đăng ký mở lớp dạy thêm và người dạy:
1/ Đối với người mở lớp:
- Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Luật giáo dục, các quy định và các văn bản về dạy thêm, học thêm hiện hành. Phải chịu sự quản lý Nhà nước của các cấp có thẩm quyền.
- Tự chịu trách nhiệm toàn diện về lớp học mình mở.
- Hàng năm phải báo cáo tình hình giảng dạy, học tập, thu, chi bằng văn bản với cơ quan cho đăng ký mở lớp.
2/ Đối với người dạy:
- Phải thực hiện nghiêm túc nội dung giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tao. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định và yêu cầu đã nói trong Quy định này.
- Phải chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả giảng dạy, chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền và sự điều hành của người mở lớp.
2/ Giao cho Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện, hướng dẫn cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trên phạm vi toàn tỉnh và báo cáo định kỳ về Ủy ban Nhân dân tỉnh (6 tháng, 1 năm). Các cơ quan tuyên truyền tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân bản Quy định này.
3/ Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc, Sở Giáo dục - Đào tạo tập hợp báo cáo để Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh khi cần thiết./.
- 1Quyết định 2699/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về quản lý dạy, học thêm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 3Quyết định 21/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý dạy, học thêm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kèm theo Quyết định 13/2013/QĐ-UBND
- 4Quyết định 1844/QĐ-UBND năm 2015 hủy bỏ Điều 5 Quy định về quản lý dạy, học thêm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 21/2014/QĐ-UBND
- 5Quyết định 1276/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 1Quyết định 2699/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Quyết định 1276/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 1Quyết định 242-TTg năm 1993 về việc dạy thêm ngoài giờ của giáo viên các trường phổ thông công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 4Luật Giáo dục 1998
- 5Chỉ thị 15/2000/CT-BGD&ĐT về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về quản lý dạy, học thêm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 7Quyết định 21/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý dạy, học thêm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kèm theo Quyết định 13/2013/QĐ-UBND
- 8Quyết định 1844/QĐ-UBND năm 2015 hủy bỏ Điều 5 Quy định về quản lý dạy, học thêm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 21/2014/QĐ-UBND
Quyết định 2011/2001/QĐ-UBND Quy định tạm thời quản lý dạy, học thêm đối với học sinh phổ thông các cấp tỉnh Quảng Ninh
- Số hiệu: 2011/2001/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/07/2001
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Phạm Thị Hòe
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/08/2001
- Ngày hết hiệu lực: 10/08/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra