Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2007/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CHO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC HỘI NHẬP QUỐC TẾ”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính ph ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;

Xét đề nghị của Bộ Ngoại giao tại Tờ trình số 3961/TTr-BNG-HVNG ngày 19 tháng 10 năm 2015,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua nội dung “Đề án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế” (Đề án).

Điều 2. Các Bộ, ngành, địa phương có liên quan: Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trong năm và lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Bộ Nội vụ để bố trí kinh phí thực hiện Đề án nằm trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm cho kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các tổ chức, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Vụ TH;
- Lưu: VT, QHQT (3)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

ĐỀ ÁN

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CHO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC HỘI NHẬP QUỐC TẾ

 

MỤC LỤC

PHẦN I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

PHẦN II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

PHẦN III. CĂN CỨ THỰC TIỄN (THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG)

1.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế của Bộ, ngành và địa phương

1.2. Nhu cầu bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế của Bộ, ngành và địa phương

PHN IV. MỤC TIÊU, ĐI TƯỢNG, PHẠM VI CỦA Đ ÁN VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu chung

1.2. Mục tiêu cụ thể

2. ĐỐI TƯỢNG CỦA Đ ÁN

3. PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

4. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

5. ĐỊNH HƯỚNG

5.1. Về chương trình bồi dưỡng

5.2. Về các khóa bồi dưỡng giảng viên

5.3. Về các khóa bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng

5.4. Về tài liệu tham khảo

5.5. Về giảng viên và phương pháp giảng dạy

6. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

6.1. Bồi dưỡng giảng viên

6.2. Bồi dưỡng kiến thức phục vụ hội nhập quốc tế

6.3. Bồi dưỡng kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế

6.4. Bồi dưỡng ngoại ngữ

PHẦN VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

2. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

3. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC KHÓA BỒI DƯỠNG

3.1. Kế hoạch tổ chức các khóa học cho Bộ, ngành

3.2. Kế hoạch tổ chức các khóa học cho địa phương

4. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

4.1. Căn cứ lập dự toán kinh phí

4.2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

4.3. Dự kiến và phân bổ kinh phí thực hiện Đề án

DANH SÁCH PHỤ LỤC

 

Phần I

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra định hướng Hội nhập quốc tế; Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị khẳng định: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Trên cơ sở đó, quá trình hội nhập quốc tế của nước ta đã và đang được triển khai sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Bối cảnh trong nước và quốc tế cùng với yêu cầu nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ công chức, viên chức (CCVC) làm công tác hội nhập quốc tế từ trung ương đến địa phương.

Sau 30 năm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đội ngũ CCVC làm công tác hội nhập quốc tế đã có những bước phát triển lớn cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay ở Bộ, ngành, số lượng CCVC có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng đối ngoại và kinh nghiệm thực tiễn để có thể tham gia hiệu quả và trực tiếp vào công tác hội nhập quốc tế còn chưa nhiều, chủ yếu tập trung ở một số CCVC chủ chốt của các Vụ hợp tác quốc tế và các Vụ chuyên môn có liên quan. Ở địa phương, một bộ phận không nhỏ đội ngũ CCVC làm công tác hội nhập quốc tế chưa được bồi dưỡng một cách hệ thống và chuyên nghiệp về các kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

Bên cạnh sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực của mình, khi hội nhập quốc tế được triển khai trên tất cả các lĩnh vực, đội ngũ CCVC làm công tác hội nhập quốc tế còn cần bổ sung thêm kiến thức cơ bản về các ngành, các lĩnh vực khác. Hơn nữa, trong bối cảnh đất nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng, tình hình khu vực và thế giới biến chuyển phức tạp, CCVC làm công tác hội nhập cần có khả năng, kỹ năng tự bồi dưỡng, tự bổ sung kiến thức cho mình.

Hiện nay, về cơ bản, Bộ, ngành, địa phương đều có hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CCVC nhưng phần lớn các cơ sở này chưa có chương trình bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế. Đội ngũ CCVC giảng dạy (giảng viên) tại các cơ sở này chưa được bồi dưỡng chuyên sâu và toàn diện về phương pháp giảng dạy đặc thù, kiến thức và các nội dung liên quan đến phục vụ hội nhập quốc tế. Chất lượng tài liệu còn tồn tại những hạn chế và chưa có nhiều đổi mới sát với tình hình thực tiễn công tác đối ngoại. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa tính gắn kết giữa công tác đào tạo, bồi dưỡng phục vụ hội nhập quốc tế với cơ chế, chính sách thi đua, khen thưởng. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phục vụ hội nhập quốc tế hiện nay có tính hiệu quả cao nhưng chưa đáp ứng được hết nhu cầu ngày càng lớn của CCVC làm công tác hội nhập quốc tế của Bộ, ngành và địa phương. (Minh chứng cụ thể cho những nhận định này được trình bày trong phần III của Đề án và Phụ lục 1. Báo cáo tổng kết phiếu khảo sát ý kiến Bộ, ngành và địa phương về nhu cầu bồi dưỡng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế)

Do đó, để triển khai thành công Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, cần xây dựng “Đề án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế ở các Bộ, ngành và địa phương. Đề án có vai trò quan trọng trong công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương một cách hệ thống, chuyên nghiệp và có định hướng, từ đó nâng cao nội lực quốc gia, góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời đại mới.

Phần II

CĂN CỨ PHÁP LÝ

(i) Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI (2011) đề ra chủ trương “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”;

(ii) Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, trong đó nhấn mạnh giải pháp “phát triển nguồn nhân lực” đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế;

(iii) Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 do Chính phủ ban hành về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế nêu rõ ‘‘tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực hội nhập quốc tế cho CCVC các cấp, các ngành”. Bộ Ngoại giao đã được phân công nhiệm vụ xây dựng Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương phục vụ hội nhập quốc tế”, dự kiến tháng 10/2015 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

(iv) Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế đã chỉ đặt ra nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện trong 2-3 năm tới, trong đó nêu “Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nguồn nhân lực tham gia hội nhập quốc tế trong ngành, lĩnh vực phụ trách”.

Phần III

CĂN CỨ THỰC TIỄN (THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG)

Nhằm đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng cũng như nhu cầu bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế cho CCVC, Đề án đã tiến hành xây dựng 2 bộ Phiếu khảo sát gồm “Phiếu khảo sát ý kiến các Bộ, ngành về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại phục vụ hội nhập quốc tế” và “Phiếu khảo sát ý kiến các địa phương về nhu cầu bồi dưỡng cán bộ đối ngoại phục vụ hội nhập quốc tế”.

Phiếu khảo sát đề nghị đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng của Bộ, ngành và địa phương, nhu cầu bồi dưỡng kiến thức, nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ đối ngoại phục vụ hội nhập quốc tế. Kết quả đã nhận được 19 bộ phiếu trả lời của các Bộ, ngành (đạt 52,7% trên tổng số 36 phiếu phát đi) và 42 bộ phiếu trả lời của các địa phương (đạt 66,6% trên tổng số 63 phiếu phát đi), đảm bảo tính đa dạng và tính đại diện cho các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước. Tổng hợp kết quả trả lời 2 bộ Phiếu khảo sát cho thấy Bộ, ngành và địa phương xác định đối tượng thụ hưởng của Đề án và xác định nhu cầu bồi dưỡng không chỉ giới hạn đối với cán bộ đối ngoại hay CCVC chuyên trách đối ngoại mà với tất cả CCVC làm công tác hội nhập quốc tế. Với cách tiếp cận này, Phiếu khảo sát là căn cứ quan trọng để xây dựng chương trình bồi dưỡng cho CCVC làm công tác hội nhập quốc tế, giúp xác định quy mô bồi dưỡng, nhu cầu về tài liệu và lực lượng giảng viên.

(Xem thêm Phụ lục 1. Báo cáo tổng kết phiếu khảo sát ý kiến Bộ, ngành và địa phương về nhu cầu bồi dưỡng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế)

1.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế của Bộ, ngành và địa phương

Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế đã được Bộ, ngành và địa phương chú trọng hơn. Bộ Ngoại giao đã tiến hành xây dựng và triển khai Đề án “Bi dưỡng Nghiệp vụ đối ngoại, Ngoại ngữ và Biên phiên dịch cho công chức ngoại vụ địa phương 2011-2015” do vậy năng lực CCVC ngoại vụ địa phương đã được nâng cao từng bước. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng vẫn chưa đáp ứng hết được yêu cầu thực tiễn của công tác hội nhập quốc tế.

Về đội ngũ giảng viên: Có 58% trong tổng số phiếu trả lời của Bộ, ngành và 83% trong tổng số phiếu trả lời của địa phương cho rằng chưa có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp trong các lĩnh vực hội nhập quốc tế.

V tài liệu giảng dạy: Chỉ có 11% trong tổng số phiếu trả lời của Bộ, ngành và 2% trong tổng số phiếu trả lời của địa phương cho rằng số lượng tài liệu giảng dạy phục vụ hội nhập quốc tế là phong phú; 16% Bộ, ngành và 12% địa phương cho rằng chất lượng tài liệu giảng dạy là tốt. Số liệu này cho thấy còn có những hạn chế nhất định về số lượng và chất lượng của tài liệu giảng dạy phục vụ hội nhập quốc tế.

Về chất lượng công tác bồi dưỡng: Đa số phiếu trả lời đánh giá hiệu quả và tính thực tế của công tác bồi dưỡng phục vụ hội nhập quốc tế ở mức khá và tốt, đặc biệt ở các địa phương. Kết quả này phù hợp với kết quả đánh giá công tác bồi dưỡng được Bộ Ngoại giao triển khai trong 5 năm qua theo Đề án “Bồi dưỡng Nghiệp vụ đi ngoại, Ngoại ngữ và Biên phiên dịch cho công chức ngoại vụ địa phương 2011-2015”.

Về việc gắn công tác bồi dưỡng với cơ chế, chính sách: Nhiều ý kiến cho rằng, mức độ gắn kết giữa việc tham gia các khóa bồi dưỡng với cơ chế đề bạt, khen thưởng mới ở mức khá và trung bình. Vì vậy, cơ chế chính sách hiện nay chưa thực sự tạo ra động lực cho CCVC tham gia vào các khóa bồi dưỡng.

1.2. Nhu cầu bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế của Bộ, ngành và địa phương

1.2.1. Phương pháp xác định nhu cầu

Số liệu tổng thể về nhu cầu bồi dưỡng CCVC làm công tác hội nhập quốc tế được xác định dựa trên số liệu thực của các Bộ, ngành, địa phương trả lời phiếu khảo sát và số liệu ước tính của các Bộ, ngành, địa phương không trả lời phiếu khảo sát. Đề án tiến hành phân nhóm tổng thể các địa phương theo hai tiêu chí quy mô và mức độ tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Quá trình phân nhóm cho thấy, các Bộ, ngành, địa phương trả lời phiếu khảo sát được phân bổ đều và mang tính đại diện cho các nhóm. Theo đó, số liệu về nhu cầu bồi dưỡng của các Bộ, ngành, địa phương không trả lời phiếu khảo sát có thể được ước tính dựa trên tỷ lệ trung bình số liệu thực nhu cầu của các Bộ, ngành địa phương cùng nhóm, đã trả lời Phiếu khảo sát. Số liệu tổng thể về nhu cầu bồi dưỡng, sau khi xác định, sẽ được điều chỉnh giảm dựa trên tỷ lệ chênh lệch giữa nhu cầu bồi dưỡng dự kiến và khả năng cử CCVC tham gia các khóa bồi dưỡng của các đơn vị.

1.2.2. Nhu cầu bồi dưỡng về kiến thức

Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu bồi dưỡng của địa phương trong tất cả các lĩnh vực hội nhập quốc tế lớn hơn nhiều lần so với nhu cầu của Bộ, ngành. Đối với Bộ, ngành, nhu cầu bồi dưỡng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực kinh tế quốc tế (4,686 lượt người) và chính trị quốc tế (4,048 lượt người). Ở địa phương, lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ, y tế (17,299 lượt người) là các lĩnh vực có lượt nhu cầu bồi dưỡng lớn, sau đó đến kinh tế quốc tế (14,441 lượt người) và chính trị quốc tế (14,856 lượt người).

1.2.3. Nhu cầu bồi dưỡng về kỹ năng

Bộ, ngành và địa phương có nhu cầu rất lớn về bồi dưỡng kỹ năng liên quan đến đàm phán, ký kết (cụ thể: Bộ, ngành: 4,362 lượt người; địa phương: 8,862 lượt người). Đối với Bộ, ngành, nhu cầu bồi dưỡng các kỹ năng khác tương đối đồng đều (kỹ năng liên quan đến kiến nghị chủ trương: 2,130 lượt người; kỹ năng liên quan đến tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn thi hành: 2,323 lượt người; kỹ năng liên quan đến tổ chức, thực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng kết và đề xuất hoàn thiện 2,406 lượt người). Đối với địa phương, nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng liên quan đến kiến nghị chủ trương, và kỹ năng liên quan đến tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn thi hành ở mức tương đối cao, lần lượt là 5,793 lượt người và 4,661 lượt người. Riêng nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng liên quan đến tổ chức, thực hiện, kiểm tra giám sát, tổng kết, đề xuất hoàn thiện chỉ ở mức trung bình (2,075 lượt người), thấp hơn nhu cầu của các CCVC làm công tác hội nhập quốc tế của các Bộ, ngành.

1.2.4. Nhu cầu về bồi dưỡng ngoại ngữ (thông tin tham khảo)

Kết quả khảo sát cho thấy, Bộ, ngành và địa phương đều rất chú trọng đến công tác bồi dưỡng ngoại ngữ phục vụ giao tiếp đối ngoại (Bộ, ngành: 1,748 lượt, địa phương: 10,188 lượt người). Nhu cầu về bồi dưỡng ngoại ngữ phục vụ soạn thảo văn bản (1,453 lượt người) và ngoại ngữ chuyên ngành (1,539 lượt người). Trong khi đó, đối với địa phương, nhu cầu bồi dưỡng ngoại ngữ dùng trong soạn thảo văn bản tương đối cao (4,373 lượt người) còn nhu cầu bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành (2,818 lượt người) và biên phiên dịch (3,015 lượt người) tương đối đồng đều và ở mức trung bình. Trong tất cả các ngoại ngữ, tiếng Anh có nhu cầu bồi dưỡng cao nhất. Một số địa phương chú trọng công tác bồi dưỡng tiếng Lào, tiếng Khmer.

Phần IV

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu chung

Trong 5 năm (2016-2020), bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho phần lớn đội ngũ CCVC làm công tác hội nhập quốc tế ở Bộ, ngành và địa phương, góp phần hoàn thành nhiệm vụ hội nhập quốc tế mà Đảng và Nhà nước đã đề ra; tạo cơ sở để Bộ, ngành, địa phương và cá nhân CCVC tiếp tục tự bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ của quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực của mình.

1.2. Mục tiêu cụ thể

(i) Thống nhất về quan điểm, định hướng và xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể triển khai các hoạt động bồi dưỡng CCVC làm công tác hội nhập quốc tế của các Bộ, ngành và địa phương. Trên cơ sở đó, các Bộ chủ trì/ cơ quan chủ trì được phân công phụ trách các lĩnh vực hội nhập quốc tế chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai đề án tổ chức (bao gồm chương trình, kế hoạch triển khai cụ thể) thực hiện các nhiệm vụ được giao.

(ii) Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy trong khuôn khổ Đề án.

(iii) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho CCVC làm công tác hội nhập quốc tế của các Bộ, ngành và địa phương. Nội dung bồi dưỡng được chia theo các cấp độ: cơ bản và nâng cao phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể.

(iv) Xây dựng tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy trong khuôn khổ Đề án (gồm tài liệu cho các khóa bồi dưỡng giảng viên; các khóa bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng cho CCVC).

2. ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

Thứ nhất, chuyên gia hoặc CCVC của các Bộ, ngành và địa phương có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực hội nhập quốc tế; giảng viên các trường Đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CCVC của các Bộ, ngành tham gia vào các khóa bồi dưỡng giảng viên. Đây là lực lượng sẽ trực tiếp xây dựng và triển khai các khóa bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng cho CCVC làm công tác hội nhập quốc tế theo Đề án này và cũng là lực lượng triển khai tiếp công tác bồi dưỡng về hội nhập quốc tế sau khi Đề án đã kết thúc.

Thứ hai, CCVC làm công tác hội nhập quốc tế của các Bộ, ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội sẽ tham gia vào các khóa bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng. Đây có thể là những CCVC tham gia vào một hoặc một số khâu của quá trình hội nhập quốc tế, từ nghiên cứu, kiến nghị chính sách; định hướng tham gia các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế; đàm phán ký kết; nội luật hóa các cam kết quốc tế; đến tổ chức thi hành, kiểm tra giám sát và tổng kết quá trình thực thi các quy phạm pháp luật sau khi đã được nội luật hóa.

Thứ ba, CCVC làm công tác hội nhập quốc tế của địa phương, tương tự như trên, sẽ tham gia vào các khóa bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng.

3. PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

Về nội dung, Đề án xây dựng định hướng về chương trình và kế hoạch tổng thể bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, các khóa bồi dưỡng sẽ được phân chia thành mức độ cơ bản và nâng cao. Các thông tin về bồi dưỡng ngoại ngữ trong Đề án chỉ mang tính tham khảo. Đề án không bao gồm việc bồi dưỡng ngoại ngữ vì việc nâng cao trình độ ngoại ngữ là yêu cầu đối từng cá nhân CCVC và cần thời gian đào tạo tương đối dài. Hơn nữa, hiện đã có nhiều chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đang được triển khai. Các thông tin về nhu cầu bồi dưỡng ngoại ngữ nêu trong Đề án chỉ mang tính tham khảo để các Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng và triển khai chương trình nâng cao trình độ ngoại ngữ cho CCVC của đơn vị mình. Đề án cũng không đề xuất các hoạt động bồi dưỡng ở nước ngoài, các Bộ, ngành chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động này nếu có thể huy động kinh phí từ các nguồn khác.

Về thời gian, sau khi được phê duyệt, Đề án sẽ được triển khai trong giai đoạn từ 2016 đến 2020.

Về không gian, Đề án được triển khai với các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước có CCVC làm công tác hội nhập quốc tế.

4. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

Đề án có tính chất định hướng về chương trình (bao gồm nội dung, giảng viên, tài liệu tham khảo, phương pháp giảng dạy, đối tượng tham gia) và kế hoạch triển khai tổng thể. Trên cơ sở đó, các Bộ được Chính phủ phân công chủ trì phụ trách từng mảng công việc sẽ xây dựng các đề án tổ chức để thực hiện các nội dung của Đề án.

Đề án có tính mở, chương trình và kế hoạch triển khai các khóa học trong Đề án chỉ mang tính khuyến nghị. Căn cứ đặc thù công việc, nhu cầu thực tiễn và khả năng đáp ứng, các Bộ chủ trì sẽ chủ động điều chỉnh, bổ sung đề án tổ chức nhằm đáp ứng thiết thực và đầy đủ nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.

Đề án có sự liên kết với các đề án khác về bồi dưỡng CCVC trong lĩnh vực hội nhập quốc tế. Các Bộ, ngành được giao xây dựng và triển khai các đề án tổ chức cụ thể trong khuôn khổ Đề án này phải xem xét các đề án, chương trình bồi dưỡng CCVC trong lĩnh vực hội nhập quốc tế đang triển khai hoặc đang trong quá trình xây dựng để tránh trùng lặp. Các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng CCVC trong lĩnh vực hội nhập quốc tế phải phù hợp với Đề án này.

Phần V

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. ĐỊNH HƯỚNG

1.1. Về chương trình bồi dưỡng

Đề án thiết kế chương trình bao gồm các khóa ngắn hạn có nội dung phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng và đối tượng là các công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế. Chương trình tổng thể trong Đề án chỉ mang tính chất định hướng, do đó, các cơ quan được phân công chủ trì phụ trách các lĩnh vực sẽ chịu trách nhiệm xây dựng đề án tổ chức để thực hiện các nội dung của Đề án. Căn cứ nhu cầu thực tiễn, các Bộ chủ trì thiết kế các khóa học theo các cấp độ phù hợp với các nhóm đối tượng học viên dựa trên các tiêu chí như chuyên môn, kinh nghiệm công tác và chức vụ. Trong quá trình triển khai, các Bộ chủ trì có thể điều chỉnh các đề án tổ chức và mở rộng đối tượng tham gia phù hợp với nhu cầu và thực tiễn hội nhập quốc tế của Bộ, ngành và địa phương. Chương trình bồi dưỡng cụ thể do các Bộ chủ trì xây dựng bao gồm các yêu cầu về nội dung, giảng viên, tài liệu tham khảo, phương pháp giảng dạy và đối tượng tham gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về bồi dưỡng CCVC (phù hợp với Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan).

1.2. Về các khóa bồi dưỡng giảng viên

Để có thể triển khai các khóa bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế theo đúng định hướng, thống nhất về phương pháp, Đề án sẽ ưu tiên xây dựng chương trình và triển khai các khóa bồi dưỡng giảng viên cho các chuyên gia, giảng viên, báo cáo viên, các chuyên gia bên ngoài. Các khóa bồi dưỡng giảng viên này sẽ được tổ chức trước khi triển khai các khóa bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng. Đội ngũ này cùng với các chuyên gia trong từng lĩnh vực sẽ chịu trách nhiệm tổ chức các chương trình bồi dưỡng của Đề án và tiếp tục triển khai công tác bồi dưỡng sau khi Đề án kết thúc. Do đây là lực lượng nòng cốt để tham gia vào công tác giảng dạy các khóa bồi dưỡng cho CCVC, nên việc cử người tham gia vào khóa bồi dưỡng giảng viên sẽ do các Bộ, ngành chủ động lựa chọn, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về bằng cấp chuyên môn, có hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực giảng dạy, có kinh nghiệm thực tiễn tham gia vào công tác hội nhập quốc tế. Giảng viên và báo cáo viên là đối tượng tham gia khóa học có thể bao gồm: chuyên gia hoặc CCVC của các Bộ, ngành và địa phương có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực hội nhập quốc tế; giảng viên các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CCVC của các Bộ, ngành.

Các chuyên gia trong nước và quốc tế có chuyên môn và phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu của Đề án có thể được mời làm giảng viên, báo cáo viên cho các lớp bồi dưỡng của Đề án, không tham gia các khóa bồi dưỡng giảng viên.

1.3. Về các khóa bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng

Các khóa học về kiến thức và kỹ năng cần đạt được hai yêu cầu: bổ sung các kiến thức, kỹ năng thực sự cần thiết và có tính ứng dụng cao; trang bị phương pháp tự bổ sung kiến thức và hoàn thiện các kỹ năng. Đồng thời, việc xây dựng các khóa bồi dưỡng về kỹ năng cần đảm bảo tính liên kết với các khóa bồi dưỡng về kiến thức. Ví dụ, khóa bồi dưỡng về Đầu tư quốc tế gồm các nội dung như: xu hướng đầu tư, các kiến thức căn bản về luật quốc tế và luật Việt Nam liên quan đến đầu tư, phương pháp theo dõi, đánh giá các thông tin về đầu tư; phương pháp cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư; các kỹ năng liên quan đến thu hút, triển khai các dự án đầu tư nước ngoài... Tùy theo yêu cầu về nội dung chuyên đề, các đơn vị chủ động áp dụng công nghệ thông tin trong việc chuẩn bị tài liệu, xây dựng chương trình bồi dưỡng, cập nhật thông tin, tài liệu cho học viên tự nghiên cứu.

Trong quá trình triển khai Đề án, việc xác định các khóa bồi dưỡng và nội dung khóa bồi dưỡng trên sẽ được các Bộ chủ trì điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và thực tiễn hội nhập quốc tế của Bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và địa phương có thể cử CCVC làm công tác hội nhập quốc tế tham gia vào các khóa bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài phù hợp với mục đích của Đề án trên cơ sở các nguồn hỗ trợ tự nguyện.

1.4. Về tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo được xây dựng theo yêu cầu của nội dung khóa học, trên cơ sở phân tích nhu cầu của học viên, đảm bảo tính kế thừa nhằm tiết kiệm ngân sách. Các tài liệu được biên soạn bởi các nhà nghiên cứu, các giảng viên có kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy, sẽ được thẩm định chặt chẽ theo đúng quy định hiện hành.

1.5. Về giảng viên và phương pháp giảng dạy

Các Bộ, ngành chủ trì, khi xây dựng chương trình và tổ chức các khóa học cụ thể, cần chủ động xác định tiêu chí lựa chọn giảng viên, đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về kinh nghiệm thực tiễn, về trình độ, năng lực chuyên môn, về phương pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học viên. Đồng thời, các Bộ chủ trì chủ động cử giảng viên tham gia giảng dạy để đảm bảo tính đa dạng và toàn diện về phương pháp và nội dung bồi dưỡng, có thể mời một số chuyên gia, giảng viên nước ngoài có uy tín tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng.

Công tác bồi dưỡng cần áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy người học làm trung tâm. Các khóa học cần phát huy sự trao đổi chủ động của học viên, tăng cường tương tác giữa học viên và giảng viên, khuyến khích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thực hành công việc để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kết cấu bài giảng chú trọng đến phương pháp và kỹ năng, tăng cường các nội dung mang tính ứng dụng, các bài tập tình huống gắn với yêu cầu của công việc trong thực tiễn. Tỷ lệ thời lượng thực hành và lý thuyết là 6/4 nhằm khuyến khích học viên tăng cường thực hành và áp dụng lý thuyết vào giải quyết các tình huống thực tế nhiều hơn.

Chủ động vận dụng các phương pháp phù hợp để đánh giá kết quả học tập một cách khách quan nhất như: kiểm tra trắc nghiệm đối với các khóa bồi dưỡng kiến thức; kiểm tra thực hành đối với các khóa bồi dưỡng kỹ năng; đồng thời kết hợp tính điểm chuyên cần và điểm tham gia thảo luận, thuyết trình trên lớp để đánh giá kết quả học tập của học viên.

2. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

Trên cơ sở khảo sát ý kiến của Bộ, ngành và địa phương, các chương trình bồi dưỡng trong khuôn khổ Đề án được chia thành ba phần chính: (i) Các khóa bồi dưỡng giảng viên (TOT); (ii) Các khóa bồi dưỡng về kiến thức phục vụ hội nhập quốc tế bao gồm các lĩnh vực chính: kinh tế quốc tế, chính trị quốc tế, quốc phòng, an ninh, luật quốc tế, văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ...; (iii) Các khóa bồi dưỡng về kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế bao gồm: lễ tân, lãnh sự, báo chí, nghiệp vụ tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế, nghiệp vụ đàm phán và tham gia đàm phán các thỏa thuận quốc tế, nghiệp vụ xử lý các công việc, các sự cố liên quan đến hợp tác quốc tế, nghiệp vụ nghiên cứu và áp dụng các chuẩn mực, luật lệ quốc tế, nghiệp vụ tổ chức đoàn ra, đón đoàn vào...

Riêng nội dung bồi dưỡng ngoại ngữ, Đề án chỉ cung cấp các thông tin tham khảo về nhu cầu bồi dưỡng, các gợi ý về chương trình và dự kiến ngân sách. Bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch riêng phù hợp với đặc thù của Bộ, ngành và địa phương.

2.1. Bồi dưỡng giảng viên (TOT)

2.1.1. Khái quát:

Để thống nhất về phương pháp giảng dạy và cách tiếp cận trong các khóa học, Đề án tập trung xây dựng chương trình và triển khai các khóa TOT cho các chuyên gia và giảng viên, báo cáo viên trực tiếp giảng dạy trong khuôn khổ Đề án.

2.1.2. Sự cần thiết

Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế cho người đang làm việc đòi hỏi phương pháp đặc thù khác với đào tạo chính quy và dài hạn. Do giới hạn về thời gian, các chương trình dành cho CCVC cần lấy sự chuyển hóa của học viên trong quá trình học tập là mục tiêu xuyên suốt và quan trọng. Do đó, trong khuôn khổ Đề án, đội ngũ chuyên gia, giảng viên, báo cáo viên và lực lượng thiết kế chương trình cần được bồi dưỡng để thống nhất ứng dụng tối đa phương pháp giảng dạy cho người lớn. Thống nhất được phương pháp giảng dạy trong tất cả các khóa bồi dưỡng của Đề án sẽ là một cơ sở quan trọng tạo sự đồng bộ về cách tiếp cận và góp phần nâng cao hiệu quả của Đề án.

2.1.3. Mục đích

Các khóa bồi dưỡng giảng viên nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên chuẩn về kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy. Các khóa này sẽ giúp đội ngũ giảng viên xác định được mục tiêu cụ thể, có kế hoạch, và phương pháp xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng cho CCVC của Bộ, ngành, địa phương một cách nhất quán và hiệu quả.

2.1.4. Đi tượng học viên

Học viên của khóa TOT là chuyên gia hoặc CCVC của các Bộ, ngành và địa phương có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực hội nhập quốc tế; giảng viên các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CCVC của các Bộ, ngành. Ưu tiên cho các học viên chưa từng tham gia hoặc chưa có chứng chỉ của các khóa TOT tương tự.

2.1.5. Nội dung

Khóa học tập trung vào các nội dung chính sau: i) Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng cho CCVC làm công tác hội nhập quốc tế ở các Bộ, ngành và địa phương; ii) Phương pháp xác định kiến thức cấp thiết cho công tác hội nhập quốc tế; iii) Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp giảng dạy cho giảng viên và báo cáo viên; iv) Các phương pháp cơ bản nhằm tăng cường sự chuyển hóa của học viên trong quá trình bồi dưỡng; v) Hệ thống hỗ trợ học viên nhằm đảm bảo tối đa hiệu quả của chương trình bồi dưỡng; vi) Các kiến thức và phương pháp giảng dạy trong các lĩnh vực hội nhập cụ thể: kinh tế quốc tế; chính trị quốc tế; quốc phòng, an ninh; luật quốc tế; văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế và các kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế.

2.1.6. Thi lượng

Các khóa TOT có thời lượng 10 buổi, mỗi buổi tương ứng với 04 tiết học, hình thức học tập trung, trong đó 4 buổi dành cho lý thuyết chung về TOT; 6 buổi bồi dưỡng về kiến thức, phương pháp giảng dạy trong các lĩnh vực cụ thể.

2.1.7. Đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập của học viên sẽ được đánh giá như sau:

- Tham dự đầy đủ các buổi học: 20%

- Bài tập nhóm/ bài tập cá nhân: 30%

- Xây dựng chương trình mẫu về lĩnh vực mình tham gia giảng dạy: 50%

2.1.8. S lượng khóa bồi dưỡng

Số lượng các khóa TOT căn cứ vào số lượng giảng viên tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng. Cách tính cụ thể như sau:

Tổng số chuyên đề bồi dưỡng về kiến thức dành cho Bộ, ngành và địa phương là 58. Mỗi chuyên đề về kiến thức dự kiến bồi dưỡng 4 giảng viên, báo cáo viên. Mỗi khóa TOT về kiến thức tiến hành bồi dưỡng 25 giảng viên, báo cáo viên. Như vậy số khóa TOT dự kiến triển khai về bồi dưỡng kiến thức là 9 khóa (58*4/25= 9)

Tổng số chuyên đề bồi dưỡng về kỹ năng dành cho Bộ, ngành và địa phương là 35. Mỗi chuyên đề về kỹ năng dự kiến bồi dưỡng 6 giảng viên, báo cáo viên. Mỗi khóa TOT về kỹ năng tiến hành bồi dưỡng 25 giảng viên, báo cáo viên. Như vậy số khóa TOT dự kiến triển khai về bồi dưỡng kỹ năng là 9 khóa (35*6/25= 9)

Tổng cộng các khóa TOT dự kiến: 9 + 9= 18 (khóa)

(Xem thêm Phụ lục 2. Thông tin về khóa học và kế hoạch tổ chức khóa học)

2.2. Bồi dưỡng kiến thức phục vụ hội nhập quốc tế

2.2.1. Khái quát

Các kiến thức về hội nhập được chia làm 5 lĩnh vực chính gồm: kinh tế quốc tế; chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam; quốc phòng, an ninh; văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế; luật quốc tế.

Căn cứ vào nhu cầu của Bộ, ngành, địa phương (dựa trên kết quả trả lời Phiếu khảo sát) đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia, cố vấn trong lĩnh vực bồi dưỡng phục vụ hội nhập quốc tế, Đề án gợi ý các khóa bồi dưỡng kiến thức trong từng lĩnh vực cụ thể. Các cơ quan được phân công chủ trì các lĩnh vực sẽ thiết kế các chương trình bồi dưỡng cụ thể.

2.2.2. Mục đích

Các khóa bồi dưỡng kiến thức sẽ cập nhật các vấn đề cơ bản hoặc nâng cao về các lĩnh vực hội nhập quốc tế; trang bị hiểu biết về pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có liên quan; các vấn đề về hội nhập quốc tế được giảng dạy trong tổng thể phù hợp với, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, các khóa bồi dưỡng cũng trang bị phương pháp tự cập nhật kiến thức cần thiết để nâng cao hiểu biết của CCVC trong quá trình làm công tác hội nhập quốc tế. Các Bộ chủ trì sẽ xác định nội dung cụ thể cho các khóa bồi dưỡng, phù hợp với thực tiễn hội nhập quốc tế của Bộ, ngành và địa phương.

2.2.3. Đối tượng học viên

Các CCVC làm công tác hội nhập quốc tế của Bộ, ngành và địa phương.

2.2.4. Thi lượng

Tất cả các khóa bồi dưỡng kiến thức về hội nhập quốc tế có thời lượng là 10 buổi, mỗi buổi tương ứng với 4 tiết, học tập trung.

2.2.5. Đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập của học viên sẽ được đánh giá như sau:

- Tham dự đầy đủ các buổi học: 20%

- Bài tập nhóm/ bài tập cá nhân: 30%

- Kiểm tra viết hoặc vấn đáp cuối khóa: 50%

2.2.6. Nội dung

2.2.6.1. Kinh tế quốc tế

Các nội dung chính phục vụ công tác hội nhập quốc tế bao gồm:

- Thương mại dịch vụ (Dịch vụ tài chính, Dịch vụ viễn thông, Xuất khẩu lao động...)

- Thương mại hàng hóa

- Thương mại liên quan đến đầu tư

- Thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

- Công tác ngoại giao kinh tế

- Hỗ trợ phát triển chính thức và đầu tư gián tiếp

- Đầu tư trực tiếp

- Tham gia FTA và các Liên minh thuế quan

- Tổ chức tài chính quốc tế, khu vực

- Chuyển giao công nghệ

- Quyền sở hữu công nghiệp

- Hội nhập khu vực và quốc tế

- Các tổ chức/cơ chế hợp tác kinh tế đa phương (ASEAN, TPP, WTO, APEC, ASEM...)

- Di chuyển tự do các nguồn lực trong AEC (di chuyển tự do về lao động, vốn, hàng hóa, dịch vụ...)

2.2.6.2. Chính trị quốc tế và chính sách đi ngoại Việt Nam

Lĩnh vực chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam gồm các mảng kiến thức lớn về chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam; các quan hệ hợp tác song phương, hợp tác đa phương, cụ thể là:

- Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam

- Các kênh ngoại giao của Việt Nam

- Đối ngoại nhân dân

- Chính sách đối ngoại của Việt Nam với các đối tác chính (các nước lớn, các nước láng giềng, các nước trong khu vực, ASEAN và các tổ chức quốc tế, khu vực khác)

- Hội nhập quốc tế theo Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị

- Tình hình chính sách và quan hệ giữa các nước lớn

- Quan hệ Việt Nam với các nước khác

- Tổ chức khu vực và quốc tế

- Tổ chức phi chính phủ

- An ninh truyền thống

- An ninh phi truyền thống

- Biên giới lãnh thổ

2.2.6.3. Quốc phòng, an ninh

Lĩnh vực quốc phòng, an ninh bao gồm các nội dung về quan hệ quốc phòng song phương, đa phương, các điều ước quốc tế liên quan, cụ thể là:

- Lực lượng gìn giữ hòa bình

- Giải trừ quân bị

- Chống phổ biến vũ khí hàng loạt

- Cấm sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực

- Hợp tác phòng chống thiên tai và cứu nạn, cứu hộ trên biển

- Hợp tác chống khủng bố, tài trợ khủng bố và rửa tiền

- Hợp tác rà soát bom mìn, vật liệu nổ, tẩy độc môi trường

- Hợp tác tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh

- Hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao và ma túy

- Tham gia các diễn đàn, hoạt động giao lưu quốc phòng, an ninh, các hoạt động hợp tác an ninh phi truyền thống

- Luật nhân đạo quốc tế

- Luật hình sự quốc tế

2.2.6.4. Văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế

Các nội dung chính phục vụ công tác hội nhập quốc tế bao gồm:

- Vận động viện trợ nước ngoài, xúc tiến đầu tư nước ngoài trong ngành văn hóa xã hội

- Bảo tồn di tích, di sản văn hóa

- Xúc tiến du lịch, giao thoa văn hóa

- Các điều ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa

- Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại nước ngoài

- Công tác ngoại giao văn hóa

- Quyền tác giả

- Vận động viện trợ nước ngoài, xúc tiến đầu tư nước cho giáo dục - đào tạo

- Hợp tác, đàm phán, kí kết các ĐƯQT trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo: trao đổi sinh viên

- Công tác phát triển quảng bá ngôn ngữ, văn hóa, giáo dục, năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học của Việt Nam ra nước ngoài

- Vận động viện trợ nước ngoài, xúc tiến đầu tư nước ngoài cho khoa học - công nghệ

- Hợp tác quốc tế về phòng chống dịch bệnh

- Hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm

2.2.6.5. Luật quốc tế

Các nội dung chính phục vụ công tác hội nhập quốc tế bao gồm:

- Luật biển quốc tế

- Chủ quyền lãnh thổ

- Luật nhân quyền quốc tế

- Luật tổ chức quốc tế

- Luật môi trường quốc tế

- Luật đầu tư quốc tế

- Luật thương mại quốc tế

- Các thiết chế giải quyết tranh chấp quốc tế

- Luật Ký kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Giao dịch điện tử

- Mua bán hàng hóa quốc tế

- Giải quyết xung đột giữa pháp luật trong nước và cam kết quốc tế

- Luật áp dụng trong tư pháp quốc tế

2.2.7. S lượng khóa bi dưỡng

STT

Lĩnh vực bồi dưỡng

Số lượt học viên

Số khóa tổ chức

Bộ, ngành

Địa phương

Bộ, ngành

Địa phương

1

Kinh tế quốc tế

4686

14441

79

184

2

Chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam

4048

14856

67

185

3

Quốc phòng, an ninh

783

3515

13

45

4

Luật quốc tế

1333

9506

23

119

5

Hội nhập quốc tế trong văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ

800

17299

16

217

Tổng số khóa cần t chức

198

750

(Xem thêm Phụ lục 2. Thông tin về khóa học và kế hoạch tổ chức khóa học)

2.3. Bồi dưỡng kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế

2.3.1. Mục tiêu

Các khóa bồi dưỡng này giúp CCVC làm công tác hội nhập quốc tế nắm vững và vận dụng hiệu quả các kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế.

2.3.2. Đi tượng học viên

Đối tượng học viên là lực lượng CCVC làm công tác hội nhập của Bộ, ngành và địa phương.

2.3.3. Thời lượng

Thời lượng mỗi khóa học là 8 buổi, mỗi buổi 4 tiết; hình thức học tập trung trong thời gian 1 tuần.

2.3.4. Đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập của học viên sẽ được đánh giá như sau:

- Tham dự đầy đủ các buổi học: 20%

- Bài tập nhóm/ bài tập cá nhân: 30%

- Kiểm tra viết hoặc vấn đáp cuối khóa: 50%

2.3.5. Nội dung

Công tác bồi dưỡng kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế được chia ra làm các nội dung chính sau: kỹ năng liên quan đến phần kiến nghị chủ trương; kỹ năng về đàm phán, ký kết; kỹ năng liên quan đến nội luật hóa; kỹ năng liên quan đến tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn thi hành; kỹ năng liên quan đến tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, tổng kết và đề xuất thực hiện. Các kỹ năng này được phân nhóm theo các giai đoạn của tiến trình hội nhập.

2.3.5.1. Các kỹ năng liên quan đến phần kiến nghị chủ trương

- Nghiên cứu, tổng kết, dự báo trong đối ngoại

- Xử lý động thái trong đối ngoại

- Lãnh đạo, quản lý, ra quyết định trong đối ngoại

- Xây dựng mạng lưới trong đối ngoại

- Vận động hành lang

- Quan hệ công chúng (PR), tổ chức sự kiện

- Quản trị và phát triển nhân lực

- Dự toán ngân sách & Quản trị tài chính

- Nghiên cứu các văn bản pháp quy

- Xây dựng mạng lưới hợp tác giữa Trung ương-địa phương, địa phương-địa phương.

2.3.5.2. Các kỹ năng liên quan đến đàm phán, ký kết

- Đàm phán quốc tế

- Soạn thảo văn bản pháp lý quốc tế

- Kỹ năng tranh luận, phản biện và từ chối

- Thuyết trình

- Viết diễn văn đối ngoại

- Kỹ năng tiền trạm

- Nghiệp vụ lễ tân đối ngoại

- Giao tiếp liên văn hóa

- Đón đoàn ra, đoàn vào

2.3.5.3. Các kỹ năng liên quan đến nội luật hóa

- Chủ trì hội nghị, hội thảo

- Họp liên Vụ, liên Bộ

- Kỹ năng dự thảo văn bản pháp luật

- Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính

- Nghiên cứu khoa học pháp lý và rà soát nội dung các điều ước quốc tế

2.3.5.4. Các kỹ năng liên quan đến tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn thi hành

- Hướng dẫn thi hành chính sách, pháp luật

- Phối hợp liên Bộ, ngành, địa phương

- Công tác cộng đồng và vận động

- Nghiệp vụ báo chí

- Nghiệp vụ lãnh sự

- Xử lý các vấn đề liên quan đến người nước ngoài ở địa bàn

2.3.5.5. Các kỹ năng liên quan đến t chức thực hiện, kiểm tra giám sát, tng kết, đề xuất hoàn thiện

- Tổ chức triển khai

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát

- Khảo sát, đánh giá

- Viết báo cáo

- Hỗ trợ và giải quyết các vấn đề pháp lý

- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tại địa bàn

2.3.6. Số lượng khóa bồi dưỡng

STT

Kỹ năng

Số lượt học viên

Số khóa tổ chức

Bộ, ngành

Địa phương

Bộ, ngành

Địa phương

1

Kỹ năng liên quan đến kiến nghị chủ trương

2130

3793

54

95

2

Kỹ năng liên quan đến đàm phán ký kết

4362

8862

110

223

3

Kỹ năng liên quan đến nội luật hóa

2025

0

51

0

4

Kỹ năng liên quan đến phổ biến, hướng dẫn, thi hành

2323

4661

57

117

5

Kỹ năng liên quan đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng kết, đề xuất, hoàn thiện

2406

2075

60

51

Tổng số khóa cần tổ chức

332

486

(Xem thêm Phụ lục 2. Thông tin về khóa học và kế hoạch tổ chức khóa học)

2.4. Bồi dưỡng ngoại ngữ

2.4.1. Mục tiêu

Mục tiêu tổng thể của các khóa bồi dưỡng ngoại ngữ là nhằm giúp CCVC làm công tác hội nhập quốc tế có thể nắm vững các kỹ năng giao tiếp và viết trong lĩnh vực đối ngoại. Mỗi khóa học cụ thể sẽ có các mục tiêu cụ thể tương ứng.

2.4.2. Đi tượng

Tất cả CCVC làm công tác hội nhập của Bộ, ngành và địa phương.

2.4.3. Thời lượng

Các khóa bồi dưỡng ngoại ngữ sẽ có thời lượng khác nhau tùy thuộc vào đặc thù và mục tiêu của từng khóa. Thông thường các khóa giao tiếp đối ngoại và ngoại ngữ chuyên ngành có thời lượng là 60 buổi, mỗi buổi 4 tiết; khóa biên phiên dịch có thời lượng là 40 buổi; khóa soạn thảo văn bản có thời lượng là 20 buổi.

2.4.4. Nội dung

Ngoại ngữ đối ngoại được chia thành ngoại ngữ phục vụ giao tiếp đối ngoại, soạn thảo văn bản, ngoại ngữ chuyên ngành và biên phiên dịch. Dựa trên nhu cầu của CCVC làm công tác hội nhập, Đề án đề xuất các khóa ngoại ngữ dưới đây.

2.4.4.1. Giao tiếp đi ngoại

Các khóa ngoại ngữ phục vụ cho giao tiếp đối ngoại bao gồm: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Hàn Quốc, tiếng Lào, tiếng Khmer.

2.4.4.2. Soạn thảo văn bản

Các khóa ngoại ngữ dùng cho soạn thảo văn bản bao gồm: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nga, tiếng Khmer, tiếng Lào, tiếng Thái.

2.4.4.3. Ngoại ngữ chuyên ngành

Các khóa ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế quốc tế, chính trị quốc tế, luật quốc tế bao gồm: tiếng Anh, tiếng Pháp.

2.4.4.4. Biên phiên dịch

Các khóa ngoại ngữ biên phiên dịch bao gồm: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Lào, tiếng Khmer, tiếng Lào, tiếng Nga, tiếng Hàn Quốc.

Phần VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

a) Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện Đề án. Hàng năm, Ban Chỉ đạo tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành về tiến trình thực hiện Đề án và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Các Đề án về bồi dưỡng, tăng cường năng lực cho công chức, viên chức trong các lĩnh vực liên quan đến hội nhập quốc tế, đang triển khai hoặc đã được duyệt, cần được điều chỉnh phù hợp với Đề án này.

b) Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai đề án tổ chức các khóa bồi dưỡng giảng viên, các khóa bồi dưỡng kiến thức thuộc lĩnh vực chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam, các khóa bồi dưỡng về kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế (bao gồm cả các đối tượng học viên từ các địa phương).

c) Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai đề án tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức thuộc lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế (bao gồm cả các đối tượng học viên từ các địa phương).

d) Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai đề án tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; phòng, chống tội phạm (bao gồm cả các đối tượng học viên từ các địa phương).

e) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai đề án tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức về hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế... (bao gồm cả các đối tượng học viên từ các địa phương).

f) Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai đề án tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức về luật quốc tế và luật Việt Nam liên quan đến hội nhập quốc tế (bao gồm cả các đối tượng học viên từ các địa phương).

g) Trên cơ sở đề án tổ chức các nội dung của Đề án do các Bộ chủ trì xây dựng, Bộ Tài chính xem xét đảm bảo kinh phí và phân bổ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Bộ trong quá trình thực hiện Đề án.

h) Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ được phân công triển khai Đề án đảm bảo đúng quy trình bồi dưỡng công chức, viên chức đáp ứng tiêu chí chung và các chính sách về đề bạt, khen thưởng, kỷ luật được gắn với công tác bồi dưỡng trong khuôn khổ Đề án.

i) Các Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng ngoại ngữ cho công chức, viên chức của đơn vị mình trong giai đoạn 2016-2020.

j) Các Bộ, ngành và địa phương tạo điều kiện để CCVC làm công tác hội nhập quốc tế tham gia vào các khóa bồi dưỡng.

k) Các địa phương lập dự toán kinh phí để đảm bảo chi phí ăn, ở, đi lại cho CCVC làm công tác hội nhập quốc tế do địa phương cử đi học theo quy định hiện hành.

2. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Ghi chú

£ Các Bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưng, dự toán kinh phí và nhân lực

£ Bộ Ngoại giao tiến hành giảng dạy các khóa TOT

£ Các Bộ, ngành và địa phương tiến nh giảng dạy các khóa bi dưỡng về kiến thức, kỹ năng

£ Đánh giá giữa kỳ

£ Đánh giá tổng thể

3. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC KHÓA BỒI DƯỠNG

Trên cơ sở tính toán tổng số lượt học viên cần được bồi dưỡng, Đề án triển khai tổ chức các khóa học từ giai đoạn 2016-2020, trong đó giai đoạn quý I, II của 2016 tập trung xây dựng các đề án tổ chức các khóa bồi dưỡng, xây dựng tài liệu tham khảo (tài liệu tham khảo dành cho lớp bồi dưỡng giảng viên (TOT), và tài liệu dành cho CCVC các lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng). Sau đó, các khóa TOT, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sẽ được tổ chức từ quý III/2016 đến hết quý I/2017. Trong giai đoạn giữa của quá trình thực hiện Đề án (Quý III/2018), tiến hành đánh giá kết quả đạt được trong giai đoạn đầu thực hiện Đề án để có những điều chỉnh kịp thời nhằm tăng hiệu quả bồi dưỡng và đáp ứng được với những đòi hỏi mới của công tác hội nhập quốc tế. Thời gian còn lại của 2020 tập trung điều tra, đánh giá và tổng kết tính hiệu quả cũng như những mặt hạn chế của Đề án, từ đó làm cơ sở cho chính sách bồi dưỡng trong các giai đoạn sau của Bộ, ngành và địa phương.

Đối với các khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho CCVC làm công tác hội nhập quốc tế ở địa phương, các Bộ, ngành chủ trì chủ động xây dựng khóa bồi dưỡng theo cụm khu vực, nhóm các địa phương nhằm tạo thuận lợi cho CCVC làm công tác hội nhập của địa phương tham gia và tiết kiệm chi phí tổ chức.

Do tầm quan trọng của việc liên tục nâng cao năng lực đội ngũ CCVC trực tiếp làm công tác hội nhập quốc tế, sau khi Đề án kết thúc, Bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục xác định chiến lược tự bồi dưỡng và bồi dưỡng tại chỗ để có thể đáp ứng với yêu cầu ngày càng lớn của hội nhập quốc tế. Ngoài ra, Bộ, ngành và địa phương cần có cơ chế gắn liền công tác bồi dưỡng với chính sách đãi ngộ nhằm tạo cơ chế khen thưởng, đề bạt từ đó khuyến khích CCVC theo học, nâng cao năng lực, trình độ.

3.1. Kế hoạch tổ chc các khóa học cho Bộ, ngành

(Đơn vị: Khóa)

Lĩnh vực

2016 (Bắt đầu từ quý III)

2017

2018

2019

2020 (Kết thúc ở quý I)

Các khóa bồi dưỡng giảng viên

13

5

 

 

 

Kinh tế quốc tế

12

24

21

18

4

Chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam

9

17

18

17

6

Quốc phòng, an ninh

0

4

5

4

0

Văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế

0

5

5

6

0

Luật quốc tế

0

7

9

7

0

Bồi dưỡng kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế

24

96

92

93

27

3.2. Kế hoạch tổ chức các khóa học cho địa phương

(Đơn vị: Khóa)

Lĩnh vực

2016 (Bắt đầu từ quý III)

2017

2018

2019

2020 (Kết thúc ở quý I)

Kinh tế quốc tế

20

52

52

50

10

Chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam

10

55

55

52

13

Quốc phòng, an ninh

5

13

14

13

0

Văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế

23

61

59

60

14

Luật quốc tế

9

36

35

34

5

Bồi dưỡng kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế

20

148

147

147

24

(Xem thêm Phụ lục 2. Thông tin v khóa học và kế hoạch t chức khóa học)

4. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

4.1. Căn cứ lập dự toán kinh phí

4.1.1. Cơ sở pháp lý

- Nghị định 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Đào tạo bồi dưỡng Công chức

- Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 Quy định việc lập Dự toán quản lý và sử dụng kinh phí từ Ngân sách Nhà nước dành cho công tác bồi dưỡng CCVC.

- Thông tư 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.

- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

4.1.2. Các nội dung chi

(Xem thêm Phụ lục 3. Định mức và kinh phí khóa học)

Căn cứ vào các biên bản hiện hành nói trên, chi phí bồi dưỡng bao gồm:

- Xây dựng nội dung chương trình các khóa bồi dưỡng.

- Biên soạn giáo trình, tài liệu

- Chi phí văn phòng phẩm, in ấn, các chi phí hậu cần tổ chức khóa học.

- Chi trả thù lao giảng viên

- Chi phí đi lại và công tác phí cho giảng viên và CCVC tổ chức khóa học

- Chi phí quản lý và tổ chức khóa học.

4.2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

4.2.1. Kinh phí từ ngân sách Nhà nước

- Kinh phí do ngân sách trung ương cấp vào dự toán hàng năm của các Bộ liên quan đảm bảo cho các chi phí sau: chi phí biên soạn chương trình, tài liệu tham khảo, thù lao giảng viên, chi phí ăn, ở, đi lại cho giảng viên và ban tổ chức (với các khóa ở địa phương), các chi phí hậu cần và tổ chức khóa bồi dưỡng khác và chi phí cho việc tham gia các khóa học của CCVC thuộc cơ quan của mình.

- Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo chi phí ăn, ở, đi lại cho công chức, viên chức do địa phương cử đi học theo quy định hiện hành.

4.2.2. Các nguồn khác

Bộ, ngành và địa phương có thể vận động các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật. Các nguồn hỗ trợ tự nguyện này (nếu có) sẽ được sử dụng để mời chuyên gia, giảng viên nước ngoài có uy tín và tổ chức các khóa học ở nước ngoài hoặc cử CCVC làm công tác hội nhập quốc tế tham gia vào các khóa bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo uy tín ở nước ngoài phù hợp với mục đích của Đề án.

4.3. Dự kiến và phân bổ kinh phí thực hiện Đề án (đơn vị tính VND)

4.3.1. Kinh phí các khóa bồi dưỡng giảng viên (TOT)

Thời lượng triển khai các khóa này là 10 buổi/khóa, số học viên là 25 người/khóa.

- Tổng số khóa học: 18 khóa

- Tổng kinh phí: 2,073,240,000 (VND)

- Kinh phí TB 1 khóa học: 115,180,000 (VND)

4.3.2. Kinh phí các khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng của Bộ, ngành

4.3.2.1. Các khóa bồi dưỡng kiến thức

Thời lượng triển khai các khóa này là 10 buổi/khóa, số học viên trung bình 60 người/khóa.

Tổng số lượt học viên đăng ký các khóa cập nhật kiến thức là 11,649 lượt học viên, với tổng số 198 khóa bồi dưỡng.

Tổng kinh phí cho các khóa bồi dưỡng này dự tính 15,552,093,040 (VND), trung bình mỗi khóa 78,545,924 (VND), kinh phí trung bình cho 01 học viên tham gia 01 khóa là 1,335,026 (VND).

4.3.2.2. Các khóa bồi dưỡng kỹ năng

Thời lượng triển khai các khóa này là 8 buổi/khóa, số học viên trung bình là 40 người/khóa.

Tổng số lượt học viên đăng ký các khóa bồi dưỡng kỹ năng là 13,245 lượt học viên, với tổng số 332 khóa bồi dưỡng.

Tổng kinh phí cho các khóa bồi dưỡng này dự tính 18,553,716,720 (VND), trung bình mỗi khóa bồi dưỡng là 55,884,688 (VND), kinh phí trung bình cho 01 học viên tham gia 01 khóa là 1,400,779 (VND).

 


Bảng phân bổ kinh phí t chức các khóa học cho Bộ, ngành (Đơn vị: VND)

STT

QUAN CHTRÌ

LĨNH VỰC

D TRÙ KINH PHÍ HÀNG NĂM

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

TNG KINH PHÍ

1

Bộ Công thương

Kinh tế quốc tế

905,413,130

1,810,826,260

1,584,472,978

1,358,119,695

301,804,377

5,960,636,440

2

Bộ Ngoại giao

Chính trị quốc tế và Chính sách đối ngoại Việt Nam

676,504,590

1,277,842,004

1,353,009,181

1,277,842,004

451,003,060

5,036,200,840

3

Bộ Quốc phòng

Quốc phòng, an ninh

 

399,526,092

499,407,615

399,526,092

 

1,298,459,800

4

Bộ Tư pháp

Luật Quốc tế

 

555,885,631

714,710,097

555,885,631

 

1,826,481,360

5

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

Văn hóa, xã hội, giáo dục- đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế

 

446,973,313

446,973,313

536,367,975

 

1,430,314,600

6

Bộ Ngoại giao

Kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế

1,341,232,534

5,364,930,136

5,141,391,380

5,197,276,069

1,508,886,601

18,553,716,720

7

Bộ Ngoại giao

Bồi dưỡng giảng viên

1,497,340,000

575,900,000

 

 

 

2,073,240,000

 


4.3.3. Kinh phí các khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng của địa phương

4.3.3.1. Các khóa bồi dưỡng kiến thức

Thời lượng triển khai các khóa này là 10 buổi/khóa, số học viên trung bình là 80-120 người/khóa.

Tổng số lượt học viên đăng ký các khóa cập nhật kiến thức là 60,099 lượt học viên, với tổng số 511 khóa bồi dưỡng.

Tổng kinh phí cho các khóa bồi dưỡng này dự tính 97,426,759,375 (VND), kinh phí trung bình mỗi khóa 190,542,494 (VND), kinh phí TB cho 01 học viên tham gia 01 khóa là 1,621,111 (VND)

4.3.3.2. Các khóa bồi dưỡng kỹ năng

Thời lượng triển khai các khóa này là 8 buổi/khóa, số học viên trung bình là 80 người/khóa.

Tổng số lượt học viên đăng ký các khóa bồi dưỡng về kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế là 17,299 lượt học viên, với tổng số 217 khóa bồi dưỡng.

Tổng kinh phí cho các khóa bồi dưỡng này dự tính 37,513,181,255 (VND), trung bình mỗi khóa bồi dưỡng là 172,871,803 (VND), kinh phí trung bình cho 01 học viên tham gia 01 khóa là 2,168,487 (VND)

 


Bảng phân bổ kinh phí t chức các khóa học cho địa phương (Đơn vị: VND)

STT

QUAN CHTRÌ

LĨNH VỰC

D TRÙ KINH PHÍ HÀNG NĂM

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

TỔNG KINH PHÍ

1

Bộ Công thương

Kinh tế quốc tế

3,420,292,090

8,892,759,435

8,892,759,435

8,550,730,226

1,710,146,045

31,466,687,230

2

Bộ Ngoại giao

Chính trị quốc tế và Chính sách đối ngoại Việt Nam

1,739,553,589

9,567,544,742

9,567,544,742

9,045,678,665

2,261,419,666

32,181,741,405

3

Bộ Quốc phòng

Quốc phòng, an ninh

851,451,853

2,213,774,817

2,384,065,188

2,213,774,817

 

7,663,066,675

4

Bộ Tư pháp

Luật Quốc tế

1,563,120,176

6,252,480,705

6,078,800,685

5,905,120,666

868,400,098

20,667,922,330

5

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Văn hóa, xã hội, giáo dục- đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế

3,976,051,469

10,545,179,984

10,199,436,378

10,372,308,181

2,420,205,242

37,513,181,255

6

Bộ Ngoại giao

Kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế

2,577,436,472

19,073,029,896

18,944,158,072

18,944,158,072

3,092,923,767

62,631,706,280

 


4.3.4. Kinh phí các khóa bồi dưỡng ngoại ngữ (có tính chất tham khảo)

4.3.4.1. Các khóa bồi dưỡng ngoại ngữ của Bộ, ngành

Thời lượng triển khai các khóa này bao gồm 60 buổi/khóa với các khóa giao tiếp đối ngoại và ngoại ngữ chuyên ngành, 40 buổi/khóa với các khóa bồi dưỡng biên phiên dịch và 20 buổi/khóa với các khóa soạn thảo văn bản đối ngoại.

Số học viên tham gia các khóa ngoại ngữ là 30 học viên/khóa.

Tổng số lượt học viên đăng ký các khóa bồi dưỡng ngoại ngữ của Bộ, ngành là 5,342 lượt học viên, tổng số khóa là 202, tổng kinh phí là 42,258,309,258 (VND)

4.3.4.2. Các khóa bồi dưỡng ngoại ngữ cho các địa phương

Thời lượng triển khai các khóa này bao gồm 60 buổi/khóa với các khóa giao tiếp đối ngoại và ngoại ngữ chuyên ngành, 40 buổi/khóa với các khóa bồi dưỡng biên phiên dịch và 20 buổi/khóa với các khóa soạn thảo văn bản đối ngoại.

Số học viên tham gia các khóa ngoại ngữ là 30 học viên/khóa.

Tổng số lượt học viên đăng ký các khóa bồi dưỡng ngoại ngữ của địa phương là 20,393 lượt học viên, tổng số khóa là 717, tổng kinh phí 151,344,628,142 (VND).

4.3.4.3. Tổng kinh phí bồi dưỡng Ngoại ngữ nói chung (tham khảo)

Tổng kinh phí bồi dưỡng Ngoại ngữ (tham khảo): 193,602,937,400 (VND). Nếu tính đến tỷ lệ chênh lệch giữa nhu cầu bồi dưỡng dự kiến và khả năng cử CCVC tham gia các khóa bồi dưỡng của các đơn vị, thì ước lượng kinh phí bồi dưỡng Ngoại ngữ sẽ giảm xuống còn: 154,882,349,920 (VND).

4.3.5. Tổng kinh phí bồi dưỡng của Đề án trong 5 năm 2016-2020 (không bao gồm các khóa bồi dưỡng Ngoại ngữ)

228,303,354,935 (VND)

(Bằng chữ: Hai trăm hai mươi tám tỷ ba trăm linh ba triệu ba trăm năm mươi tư nghìn chín trăm ba mươi lăm đồng)

Trong đó:

- Các khóa TOT: 2,073,240,000 (VND)

- Các khóa dành cho Bộ, Ngành: 34,105,809,760 (VND)

- Các khóa dành cho địa phương: 192,124,305,175 (VND)

 

DANH SÁCH PHỤ LỤC

1. PHỤ LỤC 1. BÁO CÁO TỔNG KẾT PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG VỀ NHU CU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CHO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC HỘI NHẬP QUC TẾ

1.1. Số lượng công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế

1.2. Nhu cầu bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế

1.3. Thực trạng công tác bồi dưỡng của Bộ, ngành và địa phương

2. PHỤ LỤC 2: THÔNG TIN VỀ KHÓA HỌC VÀ K HOẠCH T CHỨC CÁC KHÓA

2.1. Phụ lục 2.1. Bảng ký hiệu tên các khóa học

2.2. Phụ lục 2.2. Kế hoạch tổ chức các khóa bồi dưỡng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế ở các Bộ, ngành

2.3. Phụ lục 2.3. Kế hoạch tổ chức các khóa bồi dưỡng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế ở địa phương

3. PHỤ LỤC 3. BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

4. PHỤ LỤC 4: ĐỊNH MỨC VÀ KINH PHÍ CÁC KHÓA HỌC

4.1. Phụ lục 4.1. Bảng định mức chi phí tổ chức khóa học

4.2. Phụ lục 4.2. Bảng cơ sở tính kinh phí

4.3. Phụ lục 4.3. Bảng kinh phí các khóa bồi dưỡng dành cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế ở các Bộ, ngành

4.4. Phụ lục 4.4. Bảng kinh phí các khóa bồi dưỡng dành cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế ở địa phương.

4.5. Phụ lục 4.5. Bảng kinh phí các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (tham khảo)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2007/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt "Đề án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 2007/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/11/2015
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản