- 1Quyết định 248-TTg năm 1973 về việc xây dựng trường sở thuộc ngành giáo dục do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 28/CP Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng
- 3Quyết định 669/1998/QĐ-UB về Quy định toàn dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất trường học do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Quyết định 70/1998/QĐ-TTg về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 54/1998/TTLT-BGDĐT-TC thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo - Bộ Tài Chính ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2002/1998/QĐ-UB | Thanh Hoá, ngày 26 tháng 9 năm 1998 |
VỀ VIỆC THU VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ TRONG CÁC TRƯỜNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
- Căn cứ điều 49 Luật tổ chức HĐND, UBND ban hành ngày 21 tháng 6 năm 1994
- Căn cứ quyết định số 70/1998/TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ “về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở Giáo dục và Đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”; Thông tư số 54/1998/TTLT – Bộ GD&ĐT-TC ngày 31/8/1998 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Tài chính.
- Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá 13 Tại kỳ họp 10 ngày 07 tháng 7 năm 1998.
Theo đề nghị của Giám đối Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này “ Quy định về thu và sử dụng học phí trong các Trường và cơ sở Giáo dục - Đào tạo trong tỉnh”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 1998.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính – Vật giá, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các Ban – Ngành cấp Tỉnh; Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | T/M UBND TỈNH THANH HOÁ |
VỀ VIỆC THU VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ TRONG CÁC TRƯỜNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG TỈNH
(Ban hành kèm theo quyết định số: 2002/1998/QĐ-UB ngày 26 tháng 9 năm 1998)
1- Học phí là khoản đóng góp của gia đình hoặc bản thân học sinh để hỗ trợ một phần cùng với NSNN đảm bảo nhu cầu chi cho các hoạt động Giáo dục và Đào tạo trong các Trường và cơ sở Giáo dục - Đào tạo (sau đây gọi chung là Trường).
- Đối với các Trường công lập: Khoản thu học phí là nguồn thu bổ sung góp phần cùng với NSNN cấp cho nhà trường.
- Đối với các trường Bán công, Dân lập: khoản thu học phí phải đủ để tự trang trải các khoản chi trong trường, bao gồm: trả lương cho Giáo viên, Cán bộ; tiền dạy theo giờ giảng cho Giáo viên mời giảng và chi cho các hoạt động dạy và học; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập của nhà trường.
2- Học phí do các Trường tổ chức thu và quản lý sử dụng theo đúng chính sách, chế độ và quy định của nhà nước.
3- Nhà trường thực hiện miễn, giảm học phí cho Học sinh – Sinh viên theo đúng chính sách nhà nước; tạo điều kiện cho Học sinh thuộc gia đình chính sách và gia đình hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập.
Điều 2: Phạm vi áp dụng quy định thu học phí:
- Thu học phí ở các Trường, Lớp Hệ công lập gồm: Nhà trẻ, Mẫu giáo, Trung học cơ sở, Phổ thông trung học, Dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học.
- Thu học phí hệ Bán công, Dân lập.
- Thu học phí hệ Bổ túc Văn hoá, dạy nghề hướng nghiệp.
Điều 3: Đối tượng thu và miễn giảm học phí:
1- Thu học phí đối với những người đang học ở các Trường, Lớp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: Công lập, Bán công, Dân lập; trừ các đối tượng được quy định miễn hoặc giảm theo quy định ở khoản 2, 3, 4 của điều này.
2- Đối tượng miễn thu học phí trong các Trường công lập:
+ Học sinh, sinh viên được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định 28/CP ngày 29/4/95 của Chính phủ, bao gồm:
- Học sinh, sinh viên là con liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 61% trở lên.
- Học sinh, sinh viên là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh.
+ Học sinh đang ở bậc Tiểu học.
+ Học sinh, sinh viên mà cha mẹ có hộ khẩu thường trú tại các xã vùng cao miền núi (trừ thị xã, thị trấn).
+ Học sinh, sinh viên bị tàn tật và có khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật và được hội đồng giám định y khoa Tỉnh xác nhận.
+ Học sinh, sinh viên hệ chính quy tập trung học ngành Sư phạm khi vào học có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ theo sự phân công của ngành Giáo dục và Đào tạo.
+ Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha, lẫn mẹ không nơi nương tựa.
+ Học sinh, thuộc đối tượng tuyển chọn vào các trường dự bị Đại học dân tộc, trường PTDT nội trú; Học sinh các trường dạy nghề cho người tàn tật; trường khuyết tật (thiểu năng).
+ Học sinh, sinh viên mà gia đình (gia đình cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng) được xếp diện hộ đói, theo quy định của Nhà nước, có mức thu nhập quy đổi bình quân đầu người/tháng, dưới 13 kg gạo.
+ Học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo nhưng gặp khó khăn đột xuất (như bị tai nạn, thiên tai, hoả hoạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình); Học sinh thuộc gia đình nghèo nhưng xếp loại văn hoá cả năm từ khá trở lên, có đạo đức tốt.
+ Học sinh trong đội tuyển thi quốc gia của Tỉnh; học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế có đạo đức tốt.
3- Đối tượng giảm thu 50% học phí trong các Trường công lập:
+ Học sinh, sinh viên được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ, bao gồm: học sinh, sinh viên là con của thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 21% đến 60%.
+ Học sinh, sinh viên mà gia đình (Gia đình cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng) được xếp diện hộ nghèo theo quy định của nhà nước. Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng quy đổi ra gạo;
- Dưới 25 kg gạo ở Thành thị,
- Dưới 20 kg gạo ở nông thôn Đồng bằng và Trung du,
- Dưới 15 kg gạo ở nông thôn miền núi.
+ Học sinh, sinh viên là con cán bộ công nhân viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên.
+ Học sinh đạt loại giỏi về văn hoá trong kỳ thi Học sinh giỏi cấp Tỉnh hàng năm và có đạo đức tốt.
Ngoài các đối tượng quy định thường xuyên nói trên, tuỳ theo tình hình khi tế – xã hội hàng năm, UBND tỉnh sẽ hướng dẫn bổ sung các đối tượng xét miễn, giảm khác.
(Riêng học sinh, sinh viên học tại các trường Trung học sư phạm hoặc các khoa sư phạm của trường Đại học Hồng Đức, các lớp sư phạm thuộc các trường khác trúng tuyển trong chỉ tiêu đào tạo không có kinh phí đào tạo của NSNN cấp thì không phải nộp họcphí nhưng phải đóng góp kinh phí đào tạo).
4- Đối tượng miễn, giảm thu học phí trong các Trường phổ thông Bán công, Dân lập:
+ Miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định 28/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ.
+ Đối với học sinh thuộc các đối tượng khác, nhà trường vận dụng chế độ miễn giảm của hệ công lập để thực hiện cho phù hợp; đảm bảo kinh phí hoạt động, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh gia đình hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập.
5- Thủ tục miễn, giảm:
- Học sinh Tiểu học, Học sinh – sinh viên sư phạm hệ chính quy tập trung (Trong chỉ tiêu đào tạo có kinh phí của Nhà nước cấp), Học sinh dân tộc nội trú, Học sinh đang học ở các trường thuộc các xã vùng cao Miền núi (trừ Thị trấn) không phải làm đơn xin miễn, giảm học phí.
- Học sinh – sinh viên thuộc đối tượng chính sách theo Nghị định 28/CP (nói tại mục 2,3,4 của Điều 3); học sinh – sinh viên có cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được trợ cấp thường xuyên, do Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội huyện xác nhận.
- Học sinh – sinh viên thuộc diện đói, nghèo; học sinh – sinh viên có cha và mẹ đều có hộ khẩu thường trú ở vùng cao Miền núi; Học sinh - sinh viên bị tàn tật mà khả năng lao động suy giảm từ 21% trở lên (theo kết luận của hội đồng giám định y khoa tỉnh) và có khó khăn về kinh tế, do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận.
- Học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia, Quốc tế; Học sinh thuộc đội tuyển thi Quốc gia của Tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo xác nhận.
Điều 4: Quy định mức thu học phí cho các cấp, các hệ như sau:
1- Đối với các Trường, Lớp thuộc ngành Giáo dục:
Mức thu 1 tháng cho mỗi học sinh trong năm học như sau:
1.1- Đối với hệ công lập:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Ngành học – cấp học | Nội thành phố, thị xã | Vùng khác | Miền núi thấp và thị xã, thị trấn vùng cao |
1- Nhà trẻ: + Dưới 24 tháng + Từ 24 – 36 tháng |
50 35 |
25 20 |
15 10 |
2- Mẫu giáo: | 25 (có bán trú | 6 (Thị trấn 8) |
|
3- Trung học cơ sở | 12 | 6 | 4 |
4- Phổ thông trung học | 28 | 15 | 7 |
5- Học nghề hướng nghiệp tại Trung tâm KTTH-HN-DN |
4 |
2 |
1 |
6- Bổ túc cơ sở | 15 | 8 | 5 |
7- Bổ túc trung học | 30 | 20 | 10 |
1.2- Đối với hệ Bán công và Dân lập |
|
|
|
8- Lớp bán công PTTH | 32 | 22 | 12 |
9- Trường bán công PTTH | 55 | 35 |
|
10 Trường dân lập PTTH | 75 | 45 |
|
2- Đối với các Trường Đào tạo:
- Mức thu học phí 1 tháng của mỗi Học sinh, sinh viên hệ chính quy tập trung như sau:
Ngành học – cấp học | Đại học | Cao đẳng | THCN | DN cấp tỉnh và TP, TX | DN cấp huyện |
- Y tế, dược, Ngoại ngữ, Điện tử, Tin học, Truyền thanh - Thuỷ sản, Nông lâm nghiệp, Thuỷ lợi, Thủ công nghiệp, Xây dựng, Du lịch, Cơ khí, nghiệp vụ quản trị kinh doanh, hành chính pháp lý |
100
80 |
80
60 |
60
50 |
60
40 |
30
20 |
- Mức thu kinh phí đào tạo đối với các lớp tuyển thêm theo chỉ tiêu mở rộng (hệ không có kinh phí đào tạo) bằng 150% mức học phí đối với từng ngành học, bậc đào tạo tương ứng nêu trên.
- Mức đóng góp kinh phí đào tạo của Học sinh, sinh viên ngành sư phạm trúng tuyên trong chỉ tiêu không có kinh phí đào tạo của Ngân sách nhà nước cấp học tại Trường, Lớp sư phạm (Trường Trung học sư phạm, Đại học Hồng Đức, Thể dục Thể thao, Văn hoá nghệ thuật, v.v...) có hướng dẫn riêng.
3- Phương thức thu học phí:
Các trường Trung học cơ sở, Phổ thông trung học, bổ túc văn hoá thu 9 tháng/năm học; các Trường Đào tạo hệ dài hạn thu 10 tháng/năm học; Nhà trẻ, Mẫu giáo và Dạy nghề ngắn hạn thu theo số tháng thực học. Thu từng tháng; việc nạp học phí nhiều tháng trong một lần do học sinh, sinh viên tự nguyện.
Điều 5: Quy định nội dung sử dụng quỹ học phí.
Tiền học phí thu được không trừ vào chỉ tiêu kế hoạch ngân sách Giáo dục Đào tạo hàng năm của các Trường và cơ sở Giáo dục - Đào tạo.
A/ Đối với các trường công lập: Toàn bộ số học phí thu được chi vào các việc, theo nguyên tắc sau:
1/ Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập (như sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất hiện có, Xây dựng nhỏ các phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thư viện, ký túc xá học sinh – sinh viên; mua sắm, thuê mướn cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, quản lý chuyên môn, hành chính và các công việc khác có liên quan trực tiếp đến giảng dạy, học tập):
+ Đối với khối Giáo dục, dành từ 35 % trở lên.
+ Đối với khối Đào tạo, dành từ 45 % trở lên.
2/ Bổ sung kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp Giáo dục Đào tạo, kể cả hỗ trợ cho việc tổ chức thi tốt nghiệp (bao gồm tất cả các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi thường xuyên thuộc nội dung chi hoạt động sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, kể cả chi cho thi tốt nghiệp ở các Trường và cơ sở Giáo dục - Đào tạo, chi nghiệp vụ quản lí quỹ học phí tại cơ sở).
- Chi hỗ trợ hoạt động trực tiếp giảng dạy, phục vụ giảng dạy (bao gồm chi hỗ trợ cho lao động trực tiếp giảng dạy của Giáo viên, cán bộ nhân viên phục vụ giảng dạy và các bộ phận liên quan; chi khen thưởng và chi phúc lợi tập thể ở các trường và các cơ sở Giáo dục và Đào tạo) chi tiền điện thắp sáng, quạt ở phòng học, phòng thí nhiệm...(nơi có dùng điện lưới); chi trả tiền nước máy phục vụ học sinh học tập, lao động, vệ sinh công cộng của nhà trường.
+ Đối với khối Giáo dục, dành tối đa 45%
+ Đối với khối Đào tạo, dành tối đa 55%
3/ Đối với các Trường thuộc khối Giáo dục (trừ Trường Mầm non và các lớp dạy nghề trong các Trung tâm giáo dục thường xuyên- dạy nghề) dành tối đa 20% để hỗ trợ công tác quản lí và điều tiết chung thuộc ngành Giáo dục (Phòng giáo dục và Sở giáo dục). Sẽ có hướng dẫn sau, khi có hướng dẫn của Liên bộ Giáo dục – Tài chính.
B/ Đối với các Trường, Lớp Bán công, Dân lập:
Nội dung chi, quản lý, sử dụng học phí thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Bán công, Dân lập; nhưng phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc:
Khoản thu học phí phải thanh toán đủ tiền lương và các chế độ theo lương (Bao gồm phụ cấp ưu đãi, BHXH, BHYT... ) cho Cán bộ , Giáo viên của nhà trường thuộc đối tượng không do Ngân sách Nhà nước chi trả; trả tiền cho Giáo viên mời giảng.
Phần còn lại được chi cho phục vụ giảng dạy và học tập (bao gồm tất cả các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi thường xuyên thuộc nội dung chi hoạt động sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo, kể cả chi cho thi tốt nghiệp, chi nghiệp vụ quản lý quỹ học phí tại cơ sở), chi tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường.
Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính – Vật giá thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thu, chi, quản lý, sử dụng học phí đối với các Trường này, đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước ban hành.
Điều 6: Tổ chức thu, quản lý và sử dụng quỹ học phí
1- Nhà trường trực tiếp tổ chức thu học phí. Toàn bộ số học phí thu được hàng tháng phải nộp vào tài khoản tiền gửi Quỹ học phí của đơn vị tại Kho bạc nhà nước; sử dụng biên lai thu học phí do Sở Tài chính phát hành.
2- Kho bạc Nhà nước tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo hệ thống kho bạc nhà nước các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các trường và cơ sở giáo dục & Đào tạo mở tài khoản tiền gửi về quỹ học phí tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và có trách nhiệm cấp lại tiền cho các Trường và cơ sở Giáo dục - Đào tạo sử dụng theo quy định.
3- Nhà trường được sử dụng học phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 5, trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4- Hàng năm, cùng với việc lập dự toán thu, chi từ nguồn ngân sách Nhà nước, các Trường và cơ sở giáo dục - đào tạo lập dự toán thu, chi quỹ học phí báo cáo Liên ngành Giáo dục và Đào tạo, Tài chính – Vật giá (Riêng các Trường dạy nghề báo cáo Liên ngành Lao động – TB & XH, Tài chính) xét duyệt; cụ thể như sau:
- Các Trường Mầm non, Trung học cơ sở, Phổ thông trung học, Trung tâm giáo dục thường xuyên, BTVH trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố do Phòng Giáo dục và Phòng Tài chính xét duyệt;
- Các Trường Đào tạo và Trường trực thuộc Sở Giáo dục do Sở Giáo dục và Sở Tài chính xét duyệt;
- Các trường dạy nghề của huyện, thị xã, thành phố do Phòng Lao động – TB & XH và Phòng Tài chính xét duyệt.
- Các trường dạy nghề thuộc tỉnh, do Sở Lao động - TB & XH và Sở Tài chính xét duyệt.
Căn cứ vào dự toán được duyệt để Kho bạc Nhà nước cấp lại tiền cho Nhà trường sử dụng và giám sát chi tiêu.
Căn cứ vào hướng dẫn của Liên Bộ Giáo dục – Tài chính: Phần học phí do các Trường nộp về Phòng giáo dục - Đào tạo phải được lập dự toán chi (theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo), Phòng Tài chính – Thương mại thẩm tra và báo cáo Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố xem xét, quyết định. Phần học phí nộp về Sở Giáo dục phải được lập dự toán chi, Sở Tài chính – Vật giá thẩm tra và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
5- Việc quản lý và sử dụng quỹ học phí phải chấp hành theo đúng pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý Tài chính, Kế toán do Nhà nước ban hành.
Hàng năm trước ngày 20/3 các Sở Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính – Vật giá tổng hợp và báo cáo kết quả thu, chi học phí theo năm ngân sách gửi UBND tỉnh và các bộ chủ quản; sau khi kết thúc năm học (30 ngày sau khi kết thúc năm học), Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động-TB&XH và Sở Tài chính – Vật giá tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi quỹ học phí theo năm học của toàn ngành Giáo dục và Đào tạo gửi UBND tỉnh và cơ quan chủ quản cấp trên.
Điều 7: Các khoản được thu khác:
Ngoài khoản thu học phí, các trường được thu các khoấnu:
- Các Trường và cơ sở Giáo dục - Đào tạo được thu lệ phí tuyển sinh do UBND tỉnh quy định.
- Các trường và cơ sở giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông được thu tiền tham gia xây dựng trường theo Quyết định số 248/TTg ngày 22/11/1973 của Thủ tướng Chính phủ; việc tổ chức thu và quản lý, sử dụng thực hiện theo Quyết định số 669/1998/QĐ-UB ngày 06/4/1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá.
- Các địa phương, các trường học và cơ sở Giáo dục - Đào tạo không được tự đặt ra bất cứ khoản thu nào khác trái với Quyết định này.
- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/1998, thay thế những quy định trước đây trái với quyết định này.
- Giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính – Vật giá căn cứ Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và thông tư hướng dẫn của Liên Bộ Giáo dục – Tài chính hướng dẫn thi hành quyết định này./.
- 1Quyết định 2406/2005/QĐ-UBND về thu và sử dụng học phí trong các trường và cơ sở giáo dục đào tạo do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Hướng dẫn 2260/HDLS/GDĐT-TC về thu, sử dụng học phí và thu khác năm học 2012 - 2013 do Liên Sở Giáo dục và Đào tạo – Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 2406/2005/QĐ-UBND về thu và sử dụng học phí trong các trường và cơ sở giáo dục đào tạo do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 979/2002/QĐ-UB sửa đổi Quy định thu và sử dụng học phí đối với trường, cơ sở giáo dục - đào tạo công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 1Quyết định 248-TTg năm 1973 về việc xây dựng trường sở thuộc ngành giáo dục do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Nghị định 28/CP Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng
- 4Quyết định 70/1998/QĐ-TTg về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 54/1998/TTLT-BGDĐT-TC thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo - Bộ Tài Chính ban hành
- 6Quyết định 669/1998/QĐ-UB về Quy định toàn dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất trường học do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7Hướng dẫn 2260/HDLS/GDĐT-TC về thu, sử dụng học phí và thu khác năm học 2012 - 2013 do Liên Sở Giáo dục và Đào tạo – Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 2002/1998/QĐ-UB về Quy định thu và sử dụng học phí trong trường và cơ sở Giáo dục - Đào tạo do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- Số hiệu: 2002/1998/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/09/1998
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đình Bưu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/09/1998
- Ngày hết hiệu lực: 01/09/2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực