Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1950/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 08 tháng 7 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Công đoàn ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 04/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
Theo đề nghị của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh tại Công văn số 135/LĐ ngày 09 tháng 5 năm 2022 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 1602/SNV-TCBC-CCVC ngày 15 tháng 6 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cấp công đoàn trong tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1950/QĐ-UBND ngày 08/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy chế này quy định một số điểm cụ thể về mối quan hệ phối hợp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa, nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ); phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia với các Cơ quan nhà nước xây dựng và kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, thực hiện các cơ chế, chủ trương, chính sách quản lý có liên quan trực tiếp đến phát triển sản xuất; giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc và đời sống vật chất, tinh thần của CNVCLĐ; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp góp phần đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phát động các phong trào thi đua yêu nước, động viên CNVCLĐ tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
Đảm bảo nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, dân chủ, công khai và tạo điều kiện thuận lợi để mỗi bên hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1. Triển khai, thực hiện chính sách về lao động, việc làm; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; an toàn, vệ sinh lao động..., bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển bền vững, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ.
3. Kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
5. Hỗ trợ các hoạt động của tổ chức công đoàn liên quan đến nhiệm vụ xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC
Khi xây dựng Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của CNVCLĐ
1. Các sở, ban, ngành và cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì soạn thảo chương trình, kế hoạch thực hiện lấy ý kiến của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh bằng văn bản.
2. Trong trường hợp ý kiến của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh và ý kiến của cơ quan soạn thảo văn bản khác nhau thì hai bên tổ chức làm việc, trao đổi để thống nhất. Trường hợp chưa thống nhất được thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải báo cáo các ý kiến khác nhau để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và quyết định theo thẩm quyền.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện để tổ chức công đoàn xây dựng các thiết chế công đoàn phục vụ đời sống CNVCLĐ tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nơi có đông CNVCLĐ. Hàng năm, Liên đoàn Lao động tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét hỗ trợ:
2. Định kỳ, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của CNVCLĐ theo quy định của pháp luật lao động. Liên đoàn Lao động tỉnh cử đại diện tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách; việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của CNVCLĐ do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc do các cơ quan, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức.
3. Khi có những vi phạm các quy định của pháp luật lao động làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ ngoài thẩm quyền, khả năng giải quyết của tổ chức công đoàn, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh kịp thời tổng hợp tình hình, đề xuất hướng giải quyết báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Tùy theo từng vấn đề cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp hoặc phân công các sở, ban, ngành liên quan giải quyết, đồng thời thông báo đến Liên đoàn Lao động tỉnh để phối hợp.
5. Định kỳ mỗi năm ít nhất một lần, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức đối thoại giữa Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh với đại diện người lao động trên địa bàn tỉnh. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện Kế hoạch tổ chức đối thoại phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
Điều 6. Phối hợp xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; định kỳ tổ chức làm việc với Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, Lãnh đạo VCCI tỉnh Khánh Hòa để đánh giá tình hình thực hiện và đề ra các giải pháp nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại các doanh nghiệp trong tỉnh.
2. Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, thực trạng đời sống, điều kiện làm việc, quan hệ lao động khi có những vấn đề phát sinh như thiên tai, dịch bệnh, tranh chấp lao động tập thể ... kịp thời động viên, ổn định tư tưởng đoàn viên, người lao động; đồng thời thông báo đến Ủy ban nhân dân tỉnh để có chính sách, phương án xử lý phù hợp.
Điều 7. Việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong CNVCLĐ
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, phát động phong trào thi đua trong toàn tỉnh, biểu dương, khen thưởng, công nhận các danh hiệu thi đua theo Luật thi đua khen thưởng và Quy chế thi đua, khen thưởng tỉnh Khánh Hòa.
2. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cấp công đoàn trọng tỉnh tham gia với các cơ quan chức năng tổ chức cho CNVCLĐ hưởng ứng các phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; tham gia công tác sơ kết, tổng kết thi đua, chấp hành và giám sát việc chấp hành Luật Thi đua khen thưởng. Chỉ đạo các cấp công đoàn tuyên truyền, giáo dục, vận động CNVCLĐ tham gia các phong trào thi đua, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các cấp công đoàn trong tỉnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong CNVCLĐ; động viên, tổ chức cho đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia xây dựng và củng cố hệ thống chính trị tại cơ sở; tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước; thực hiện chức năng phản biện, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức và viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Khi thành lập các ban chỉ đạo, hội đồng tư vấn về tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của CNVCLĐ các cấp chính quyền mời tổ chức công đoàn cùng cấp cử đại diện tham gia với tư cách là thành viên chính thức.
Điều 9. Trách nhiệm giải quyết các kiến nghị của CNVCLĐ
1. Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm phối hợp, giám sát việc chấp hành pháp luật và việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; kịp thời phản ảnh đến các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh và Ủy ban nhân dân các địa phương về các vấn đề phát sinh hoặc thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật và cùng phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết.
2. Trong trường hợp Liên đoàn Lao động tỉnh còn có ý kiến khác với kết quả giải quyết của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương về đơn, thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thì Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết theo luật định.
Điều 10. Đảm bảo kinh phí hoạt động
1. Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị tạo điều kiện phối hợp với tổ chức công đoàn cùng cấp trong việc thu kinh phí công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ.
2. Liên đoàn Lao động tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng đề ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi nguồn quỹ công đoàn; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính.
3. Định kỳ hàng năm, các cấp công đoàn trong tỉnh xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong các chương trình mục tiêu quốc gia gửi các cơ quan chức năng để đảm bảo kinh phí thực hiện; tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Đề án Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (ban hành theo Quyết định số 2584/QĐ-UBND ngày 31/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh) gửi Sở Tài chính thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh được mời dự các phiên họp giao ban định kỳ hàng tháng, các cuộc họp, hội nghị khác của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các vấn đề có liên quan đến tổ chức công đoàn, đến quyền và nghĩa vụ của CNVCLĐ.
2. Định kỳ 6 tháng một lần, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được mời dự Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh để thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các chủ trương, chính sách mới của tỉnh có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của CNVCLĐ. Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm thông tin về những chủ trương, nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, phản ánh tình hình CNVCLĐ và hoạt động công đoàn; những kiến nghị của CNVCLĐ, của tổ chức công đoàn trong tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh biết và giải quyết theo thẩm quyền.
3. Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 01 năm, Liên đoàn Lao động tỉnh gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh các báo cáo về tình hình CNVCLĐ và hoạt động công đoàn, Ủy ban nhân dân tỉnh gửi đến Liên đoàn Lao động tỉnh các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.
Định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức làm việc liên tịch nhằm đánh giá kết quả phối hợp hoạt động; trao đổi những vấn đề phát sinh trong mối quan hệ công tác giữa hai bên và giải quyết các kiến nghị của CNVCLĐ theo quy định của pháp luật. Thời gian, chương trình làm việc do Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị.
Điều 13. Quy chế này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh thống nhất ban hành. Căn cứ vào nội dung quy chế, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cùng với Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp tổ chức nghiên cứu, xây dựng quy chế về mối quan hệ công tác ở cấp mình.
Điều 14. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh vướng mắc, hai bên sẽ trao đổi và quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 1428/QĐ-UBND năm 2021 Quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025
- 2Quyết định 1430/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai với Hội Cựu chiến binh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 1432/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 30/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 18/2013/QĐ-UBND Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Nông
- 5Quy chế phối hợp 869/QCPH-UBND-LĐLĐ năm 2023 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023-2026
- 1Quyết định 04/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Công đoàn 2012
- 3Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 2584/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Quyết định 1428/QĐ-UBND năm 2021 Quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025
- 8Quyết định 1430/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai với Hội Cựu chiến binh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025
- 9Quyết định 1432/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025
- 10Quyết định 30/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 18/2013/QĐ-UBND Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Nông
- 11Quy chế phối hợp 869/QCPH-UBND-LĐLĐ năm 2023 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023-2026
Quyết định 1950/QĐ-UBND năm 2022 Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 1950/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/07/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Tấn Tuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra