Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1924/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 29 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/12/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 05/8/2009 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2008-2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định s 2669/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 794/TTr-SCT, ngày 21/7/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó VPUBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh;
- Lưu: VT, CNXD (QH...).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Quang

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Giai đoạn 2011 -2015 ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình đạt được những kết quả quan trọng, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 18,23%/năm giai đoạn (2011 - 2015); tính cả Công ty Thủy điện Hòa Bình, tăng trưởng bình quân đạt 8,9%. Năm 2015, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống được khôi phục và phát triển như: dệt thổ cẩm, sản xuất rượu cần, sản xuất chổi chít... sản phẩm sản xuất đã đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.

Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Hòa Bình có sự thay đổi về phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ - thương mại. Với sự phát triển về hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng điện, đường giao thông, nhiều khu đô thị đã được đầu tư làm cho diện mạo của tỉnh Hòa Bình có những bước thay đổi nhất định.

Trước những yêu cầu đó phải có cách nhìn mới, với những nhiệm vụ phù hợp với thực tiễn và phù hợp với định hướng phát triển của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/12/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về phát triển CN-TTCN giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Nghị quyết đề ra mục tiêu phát triển công nghiệp với vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo nền tảng cơ bản để sớm đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước. Từ những lý do trên, việc xây dựng “Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” là cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;

Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn Ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 26/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2020;

Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/12/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về phát triển CN-TTCN giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 05/8/2009 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2008-2015, định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 2193/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của UBND Hòa Bình về việc phê duyệt phương hướng, giải pháp chủ yếu phát triển vùng động lực tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 28/02/2014 của UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt phương hướng, giải pháp chủ yếu phát triển các khu vực ngoài vùng động lực của tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Quyết định số 451/QĐ-UBND ngày 01/3/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố;

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;

Các văn bản, tài liệu có liên quan.

III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

Đánh giá, thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, từ đó xây dựng định hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2011- 2015

I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình phần lớn quy mô vừa và nhỏ nhưng rất đa dạng về ngành nghề cũng như chủng loại: Cơ khí, điện tử, may mặc, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng, sản xuất thức ăn gia súc, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ... Những năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 18,23%/năm giai đoạn (2011 -2015); tính cả Công ty Thủy điện Hòa Bình, tăng trưởng bình quân đạt 8,9%, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015.

Năm 2015, tỷ trọng ngành Công nghiệp - xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (nông nghiệp chiếm 19,4%; dịch vụ chiếm 26,6%). Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác và tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, có sự gắn kết giữa phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và giải quyết các vấn đề về nông dân, nông thôn.

Biu đồ cơ cấu kinh tế năm 2015, tỉnh Hòa Bình

Về số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp: Năm 2015, đạt 6.806 cơ sở tăng 544 cơ sở so với năm 2011, giải quyết việc làm cho 28.300 lao động.

2. Tình hình phát triển khu, cụm công nghiệp

- Về Khu công nghiệp (KCN): Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã quy hoạch 08 khu công nghiệp (08 KCN đã hoàn thành việc lập và công bố quy hoạch chi tiết) với diện tích phê duyệt 1.510 ha. Đến nay, 05 KCN có chủ đầu tư hạ tầng (KCN Lương Sơn, Bờ trái Sông Đà, Lạc Thịnh, KCN Mông Hóa, KCN Yên Quang). Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng đang được triển khai với tổng số vốn đầu tư là 542,7 tỷ đồng (vốn doanh nghiệp chiếm gần 70% tổng vốn đầu tư).

- Về cụm công nghiệp (CCN): Hiện có 15 CCN đã được thành lập với tổng diện tích 369,07 ha. Đến hết năm 2015, tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ tầng CCN đạt 64,7 tỷ đồng. Trong đó, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 24,2 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp là 40,5 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2011 - 2015, các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 66 dự án đầu tư, bao gồm 17 dự án FDI với vốn đăng ký trên 389 triệu USD và 49 dự án trong nước với số vốn đăng ký 6.200 tỷ đồng.

3. Về làng nghề

Trên địa bàn tỉnh hiện có 16 làng có nghề, với các nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, sản xuất rượu cần, nấu rượu, sản xuất gỗ lũa, đá cảnh... trong đó 05 làng nghề đã được công nhận gồm: Làng nghề Dệt thổ cẩm và du lịch Bản Lác, xã Chiềng Châu; làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Nhót, xã Nà Phòn huyện Mai Châu; Làng nghề Dệt thổ cẩm truyền thống Làng Lục, xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn; Làng nghề Dệt thổ cẩm truyền thống xóm Cóm, huyện Tân Lạc và Làng nghề Chế tác đá cảnh thôn Sỏi, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

II. THỰC TRẠNG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU

1. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

Năm 2015, giá trị sản xuất của ngành đạt 568,5 tỷ đồng. Các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh gồm: Khai thác đá xây dựng, khai thác than và quặng kim loại. Trong đó sản phẩm đá xây dựng chiếm chủ yếu trong giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai thác và chế biến khoáng sản của tỉnh (chiếm 87%), số cơ sở sản xuất thuộc nhóm khai thác đá hiện có 74 doanh nghiệp với 1.812 lao động.

2. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Toàn tỉnh hiện có khoảng 47 doanh nghiệp sản xuất, thu hút trên 2.440 lao động. Sản phẩm đáng chú ý và đóng góp nhiều trong giá trị công nghiệp của ngành là sản phẩm xi măng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 doanh nghiệp sản xuất xi măng với tổng công suất thiết kế khoảng 1,7 triệu tấn/năm. Bao gồm: Nhà máy xi măng Trung Sơn (huyện Lương Sơn), công suất 910.000 tấn/năm; Nhà máy xi măng X18 (huyện Yên Thủy), công suất 400.000 tấn/năm; Công ty TNHH xi măng Vĩnh Sơn, (huyện Lương Sơn), công suất 450.000 tấn/năm.

Ngoài ra, tỉnh còn có một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản xuất các sản phẩm khác như: gạch xây các loại, ngói nung, gạch lát... cũng có những đóng góp cao trong tổng giá trị công nghiệp của ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh.

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã và đang có những bước phát triển đáng ghi nhận và là ngành công nghiệp có nhiều cơ hội và điều kiện đóng góp lớn trong giá trị công nghiệp của tỉnh trong các giai đoạn tới.

3. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm

Ngành chế biến nông sản, thực phẩm chiếm một vị trí quan trọng trong công nghiệp tỉnh Hòa Bình và có số lượng lao động lớn. Số cơ sở sản xuất trên địa bàn hiện nay khoảng trên 3.600 cơ sở với 6.000 lao động. Trong số các cơ sở sản xuất có 35 doanh nghiệp thu hút gần 1.730 lao động.

Năm 2015, giá trị công nghiệp của ngành đạt khoảng 1.738 tỷ đồng, chiếm 8,9% trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và tăng so với năm 2011 chiếm khoảng 6,8%.

3.1. Sản phẩm bia, rượu, nước giải khát

Sản phẩm bia: Tại KCN Lạc Thịnh (huyện Yên Thủy) Tập đoàn BTG Holding S.R.O đầu tư dự kiến khởi công nhà máy bia tiệp trong năm 2016, công suất 190 triệu lít/năm với tổng vốn đầu tư 87,6 triệu USD.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 03 doanh nghiệp sản xuất bia với tổng công suất 7,5 triệu lít/năm, đó là: Công ty Cổ phần Hoàng Gia (công suất 2,0 triệu lít/năm); Công ty Cổ phần Tập đoàn Ba Sao Hòa Bình (1,9 triệu lít/năm); cơ sở sản xuất bia Đồng Tiến (0,6 triệu lít/năm).

Sản xuất rượu công nghiệp: Hiện có 04 doanh nghiệp sản xuất với tổng công suất 6,06 triệu lít/năm. Tuy nhiên, do khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, nên sản lượng hàng năm của các cơ sở chỉ đạt trên 2 triệu lít, tương đương 33% công suất thiết kế.

Nước giải khát: Hiện có 03 cơ sở sản xuất nước khoáng với tổng công suất 5,2 triệu lít/năm. Sản lượng hàng năm của các cơ sở đạt khoảng 80%-85% công suất thiết kế.

3.2. Chế biến mía đường

Trên địa bàn tỉnh hiện có Công ty Cổ phần mía đường Hòa Bình với 02 sản phẩm là đường kính trắng (sản lượng hàng năm khoảng 8.600 tấn) và phân vi sinh (sản lượng hàng năm 3.000 tấn).

3.3. Chế biến chè

Một số cơ sở sản xuất chè đáng chú ý có đóng góp cao trong giá trị công nghiệp là: Công ty TNHH MTV Tùng Lâm Hòa Bình; cơ sở chế biến chè Shan tuyết Mai Châu; Công ty TNHH Phương Huyền (thành phố Hòa Bình); cơ sở chế biến chè nông trường Sông Bôi...

3.4. Sản xuất thức ăn chăn nuôi

Trên địa bàn tỉnh hiện có một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô lớn: Công ty Japfa Hòa Bình (huyện kỳ Sơn) hoạt động từ năm 2013. Theo thiết kế, nhà máy có công suất 300.000 tấn/năm (vốn đầu tư 380 tỷ đồng). Cty TNHH TONGWEI Hòa Bình (KCN Lương Sơn - huyện Lương Sơn), hiện đang đầu tư xây dựng, dự kiến đi vào hoạt động vào quý III năm 2016, công suất 200.000 tấn/năm, vốn đầu tư 10 triệu USD.

4. Công nghiệp chế biến gỗ

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 57 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ và sản xuất giường, tủ, bàn ghế và thu hút 1.080 lao động. Doanh nghiệp có quy mô công suất lớn: Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Sơn Thủy, với 02 sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gỗ dăm làm nguyên liệu sản xuất giấy và bàn ghế ngoài trời; Công ty TNHH MDF Vinafo Tân An Hòa Bình (huyện Yên Thủy), công suất 54.000 m3 sản phẩm/năm. Công ty Cổ phần BWG Mai Châu, công suất 100.000 tấn tre ép khối, Công ty Cổ phần Hapaco Đông Bắc tại huyện Mai Châu, công suất 12.000 tấn bột giấy/năm; Công ty TNHH Quốc Đại (3.000 tấn/năm); Công ty TNHH giấy Ba Nhất (3.600 tấn/năm)...

5. Công nghiệp hóa chất, hóa dược

Công nghiệp hóa chất, hóa dược của tỉnh qua các năm đều có tỷ trọng nhỏ trong giá trị công nghiệp toàn tỉnh. Hiện, có 06 DN với 109 lao động.

Năm 2015, ước giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt khoảng 122,4 tỷ đồng. Doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần Dược Phẩm Hà Nội - Hòa Bình (huyện Lương Sơn); Công ty Cổ phần Dược và Trang thiết bị Y tế Hòa Bình (Tp. Hòa Bình); Công ty Cổ phần dược phẩm Lương Sơn (huyện Lương Sơn); Công ty Cổ phần cao su, chất dẻo Đại Mỗ (KCN Lương Sơn)...

6. Công nghiệp Dệt may - Da giày

Hiện ngành có khoảng 700 cơ sở sản xuất với trên 5.330 lao động. Trong đó có 22 doanh nghiệp với 4.410 lao động, đạt quy mô 220 lao động/doanh nghiệp, cao nhất trong các nhóm ngành của tỉnh.

Trong giai đoạn 2011-2015, với việc nhiều dự án may mặc xuất khẩu đi vào hoạt động sản xuất đã đưa giá trị công nghiệp của ngành từng bước có những đóng góp đáng kể trong công nghiệp của tỉnh.

Đến năm 2015, ước giá trị sản xuất của ngành đạt trên 1.200 tỷ đồng, tăng trưởng 33,0%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và chiếm 6,2% trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh.

Doanh nghiệp ngành dệt may có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh: Cty Seyoung INC (Hàn Quốc) tại KCN Lương Sơn, chuyên may quần áo xuất khẩu; Cty TNHH SX hàng may mặc Esquel VN-Hòa Bình (KCN Lương Sơn), công suất 7,2 triệu sản phẩm/năm (giai đoạn I); Công ty Cổ phần may Lạc Thủy quy mô 36 chuyền may với sản lượng 200.000 SP/tháng, Công ty Cổ phần may XNK SMAVINA Việt-Hàn...

7. Công nghiệp cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại

- Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại: Tỷ trọng của ngành có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2011-2015. Doanh nghiệp đáng chú ý là Cty TNHH ALMING (công suất 24.000 tấn nhôm cuộn/năm) chuyên sản xuất các sản phẩm nhôm cuộn phục vụ sản xuất và tiêu dùng; Công ty Cổ phần cơ khí đúc Hồng Hà, huyện Yên Thủy; Nhà máy sản xuất tấm lợp kim loại màu và thép hình tại KCN Bờ trái sông Đà...

- Sản xuất điện tử và thiết bị điện: Là nhóm sản phẩm hiện chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất công nghiệp của nhóm ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại. Doanh nghiệp có quy mô lớn của nhóm ngành tập trung chủ yếu là doanh nghiệp FDI như: Cty TNHH Doo Sung Tech (KCN Lương Sơn) có công suất 48 triệu SP/năm, chuyên lắp ráp linh kiện điện thoại di động; Công ty TNHH Sankoh VN (KCN Bờ trái sông Đà), công suất 200 triệu sản phẩm/năm, chuyên sản xuất phụ kiện điện tử cảm biến công nghệ cao; Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R (KCN Bờ trái sông Đà), chuyên sản xuất các loại thấu kính quang học cao cấp; dự án sản xuất máy ảnh dùng cho điện thoại di động HNT VINA, công suất 180 triệu sản phẩm/năm...

- Sản xuất cơ khi sửa chữa; lắp ráp cơ khí...: Doanh nghiệp có quy mô, công suất lớn: Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam (KCN Lương Sơn) chuyên sản xuất máy móc thiết bị vận tải; Công ty Cổ phần cơ điện và xây lắp VVV (KCN Lương Sơn); Cty cơ khí lắp máy Sông Đà (songdameca), năng lực sản xuất của nhà máy có thể chế tạo các thiết bị cơ khí thủy công và lắp đặt các thiết bị cho các nhà máy thủy điện;....

8. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện

Trên địa bàn tỉnh có Nhà máy thủy điện Hòa Bình (công suất 1.920MW), hàng năm nhà máy phát vào hệ thống điện 500kV và 220kV quốc gia với sản lượng trên 8 tỷ kWh.

Ngoài Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trên địa bàn tỉnh còn có 06 nhà máy thủy điện nhỏ với tổng công suất 22,55 MW đang vận hành phát điện, gồm: Nhà máy thủy điện So Lo 1 (Mai Châu), công suất 5,2 MW; Nhà máy thủy điện Suối Nhạp A (Đà Bắc), công suất 4 MW; Nhà máy thủy điện Suối Tráng (Cao Phong), công suất 2,7 MW; Nhà máy thủy điện Định Cư (Lạc Sơn), công suất 1,05 MW; Nhà máy thủy điện Vạn Mai (Mai Châu), công suất 0,6 MW và Nhà máy Thủy điện Đông Chum (Đà Bắc), công suất 9 MW.

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TTCN VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

1. Ngành chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

Hiện có khoảng 4.600 cơ sở sản xuất với khoảng 8.000 lao động. Doanh thu của các cơ sở trong ngành hiện đạt khoảng 200 tỷ đồng.

- Chế biến, bảo quản lương thực: Hiện doanh thu hàng năm đạt khoảng 68 tỷ đồng với mức trung bình đạt khoảng 42,5 triệu đồng/cơ sở/năm. Sản phẩm chủ yếu là sản xuất rượu, làm men rượu; làm bún, bánh phở...

- Chế biến, bảo quản sản phẩm từ rau, đậu: Doanh thu của nhóm sản phẩm hiện đạt khoảng gần 20 tỷ đồng, doanh thu trung bình của các cơ sở đạt khoảng 40 triệu đồng/cơ sở/năm. Trong đó, các cơ sở làm đậu chiếm phần lớn, còn lại cơ sở làm giá đỗ; chế biến chuối; làm tương ớt, tương cà chua...

- Chế biến, bảo quản sản phẩm từ cây công nghiệp: Hiện có khoảng 124 cơ sở và được tập trung nhiều nhất ở huyện Lương Sơn và Lạc Sơn. Doanh thu hàng năm của nhóm sản phẩm đạt trên 5,8 tỷ đồng (46,6 triệu đồng/cơ sở/năm).

Trong nhóm sản phẩm này, các cơ sở chế biến chè chiếm số lượng chủ yếu với 60% số cơ sở hiện có.

- Chế biến, bảo quản các sản phẩm từ chăn nuôi: Tập trung nhiều ở thành phố Hòa Bình và các huyện Lạc Thủy, Lạc Sơn và Lương Sơn. Doanh thu của nhóm ngành đạt khoảng 76,3 tỷ đồng (bình quân 41,2 triệu đồng/cơ sở/năm). Trong đó, các cơ sở nuôi ong chiếm trên 70%, ngoài ra là các cơ sở chế biến giò chả, nem chua, thịt chua, thịt trâu...

- Ngành nghề chế biến lâm sản: Doanh thu hàng năm đạt khoảng 25,7 tỷ đồng (bình quân 44,7 triệu đồng/cơ sở/năm). Hiện các cơ sở tập trung nhiều ở huyện Lạc Sơn và Tp Hòa Bình.

- Ngành chế biến thủy sản: Hiện chỉ có 17 cơ sở, trong đó có 15 cơ sở chế biến tôm, cá khô và 02 cơ sở chế biến nước mắm, tập trung nhiều ở huyện Cao Phong và Lạc Sơn. Doanh thu đạt 554 triệu đồng (bình quân 32,6 triệu đồng/cơ sở/năm).

2. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đồ g, mây tre đan, dệt may, cơ khí nhỏ

Hiện có khoảng 1.630 cơ sở sản xuất với trên 6.950 lao động, chiếm 7,9% số cơ sở và 13,9% số lao động ngành nghề nông thôn.

- Ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng: Doanh thu của nhóm ngành đạt khoảng 72,2 tỷ đồng (bình quân 175,2 triệu đồng/cơ sở/năm). Trong đó chủ yếu là các cơ sở sản xuất gạch bê tông, khai thác cát, đá, sỏi... tập trung chủ yếu ở huyện Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thủy và Kỳ Sơn.

- Nghề mây tre đan: Các cơ sở sản xuất tập trung nhiều nhất là ở huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình. Doanh thu hàng năm của ngành nghề đạt khoảng 98,3 tỷ đồng (bình quân 145,0 triệu đồng/cơ sở/năm).

- Nghề may mặc, dệt may, thêu ren: Toàn tỉnh hiện có khoảng 208 cơ sở làm nghề dệt, may, thêu ren với khoảng gần 1 nghìn lao động và tập trung nhiều nhất là ở thành phố Hòa Bình. Doanh thu hàng năm ước đạt gần 40 tỷ đồng (bình quân 190 triệu đồng/cơ sở/năm).

- Nghề cơ khí nhỏ: Nghề sản xuất, sửa chữa các mặt hàng cơ khí nhỏ thường tập trung ở các thị trấn, trung tâm xã. Hiện toàn tỉnh có khoảng 333 cơ sở hoạt động nghề với doanh thu hàng năm khoảng 64,1 tỷ đồng (bình quân 190,4 triệu đồng/cơ sở/năm). Sản phẩm chủ yếu vẫn là các nông cụ cầm tay (cuốc, xẻng, liềm hái, dao, kéo...), sản xuất cửa sắt, khung nhôm kính các loại. Ngoài ra, ở khắp các địa bàn trong tỉnh còn có các dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy, dịch vụ gò hàn.

3. Chế biến nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn

Toàn tỉnh có khoảng 868 cơ sở thuộc nhóm ngành với số lao động khoảng 2.380 người. Doanh thu hàng năm đạt khoảng 114,3 tỷ đồng (bình quân 132,0 triệu đồng/cơ sở/năm). Nhóm ngành bao gồm các nghề như: giết mổ gia súc, gia cầm; sản xuất cây, con giống; gỗ xẻ; trồng và chế biến cây thuốc; chế biến cỏ cho chăn nuôi; sản xuất sợi bông lanh và bột giấy.

4. Nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Hiện có khoảng 20 cơ sở với khoảng 110 lao động. Doanh thu hàng năm của ngành nghề đạt trên 5,3 tỷ đồng (bình quân 266 triệu đồng/cơ sở/năm).

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Thành tựu chủ yếu

- Sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 ghi nhận sự phát triển của tất cả các nhóm ngành công nghiệp, số dự án sản xuất công nghiệp được thu hút nhiều, tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm nội tỉnh ngày càng tăng, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu tăng so với trước, cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực.

- Sản xuất của một số nhóm ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng cao tập trung ở các ngành có thị trường xuất khẩu ổn định như: may mặc, sản phẩm điện tử, sản phẩm thấu kính quang học và các sản phẩm có thị trường trong nước tiêu thụ tốt như: sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản... đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của sản xuất công nghiệp của tỉnh.

- Đã từng bước tập trung phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; Sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản được quan tâm phát triển...

2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

- Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Bộ, Ban, ngành Trung ương, sự quyết tâm thực hiện của các Sở, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; ưu tiên nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường.

- Việc thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời khuyến khích việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, chú trọng phát triển thị trường nông thôn, miền núi,... cũng là những nhân tố góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh.

3. Những hạn chế

- Sản xuất công nghiệp vẫn chưa khắc phục được tình trạng phát triển theo chiều rộng, theo hướng gia công, lắp ráp. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị chưa đạt yêu cầu phát triển, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu là chủ yếu.

- Công nghiệp phân bố không đồng đều giữa các vùng, địa phương (tập trung trên 65% giá trị sản xuất công nghiệp ở huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình). Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng giao thông đầu tư còn thiếu đồng bộ.

- Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chất lượng chưa đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp, ít có các hoạt động hợp tác giữa cơ sở sản xuất và cơ sở đào tạo.

4. Nguyên nhân của những hạn chế

- Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp và thị trường xuất khẩu.

- Do xuất phát điểm về kinh tế của tỉnh còn thấp, vốn ngân sách bố trí cho phát triển hạ tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ còn hạn chế.

- Chất lượng nguồn lao động còn thấp, thiếu lao động kỹ thuật dẫn đến khả năng cung ứng cho các dự án đang triển khai gặp nhiều khó khăn. Cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao chưa đạt hiệu quả.

Phần thứ 3

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

I. QUAN ĐIỂM

- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh phải đặt trong mối quan hệ tổng thể và phù hợp với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của cả nước, công nghiệp vùng, đồng thời gắn với quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch, nông nghiệp... của tỉnh.

- Phát triển công nghiệp với vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vật liệu xây dựng.

- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nguyên liệu trên địa bàn. Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia và giải quyết các vấn đề xã hội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển công nghiệp với vai trò động lực quan trọng tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đảm bảo phát triển nhanh, bền vững và tăng thu ngân sách Nhà nước. Phấn đấu sớm đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước.

Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với các điểm du lịch và hướng sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2016-2020

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp bình quân đạt 10,5%.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 15%.

- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 57,8% trong cơ cấu kinh tế (nông nghiệp chiếm 15,8%; dịch vụ chiếm 26,4%).

- Tập trung đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng 5 khu công nghiệp (Lương Sơn, Bờ trái Sông Đà; Mông Hóa; Lạc Thịnh; Yên Quang). Cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng 6 cụm công nghiệp (Chiềng Châu; Khoang U; Phú Thành II; Hòa Sơn; Đồng Tâm; Đông Lai - Thanh Hối).

- Tập trung phát triển và thu hút các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuộc các lĩnh vực chủ yếu: Cơ khí, ô tô, điện tử, dệt may, da giày... và công nghiệp công nghệ cao.

- Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ổn định và phát triển bền vững các làng nghề đã công nhận, xây dựng thêm làng nghề mới, đưa tổng số làng nghề đến năm 2020 đạt 8 làng nghề.

Biểu đồ ưc tính giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2016-2020

Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2020, tỉnh Hòa Bình

2.2. Giai đoạn 2021-2025

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp bình quân đạt 9%.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 13%.

- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 60% trong cơ cấu kinh tế.

- Triển khai đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng 100% các khu, cụm công nghiệp có chủ đầu tư hạ tầng.

- Tiếp tục phát triển các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn theo chiều sâu, thu hút đầu tư các doanh nghiệp đầu tư mới ngành công nghiệp hỗ trợ thuộc các lĩnh vực chủ yếu cơ khí, ô tô, điện tử, dệt may, da giày và công nghiệp công nghệ cao.

- Phát triển và nhân rộng các nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2025 có 13 làng nghề được công nhận.

Biểu đồ ước tính giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025

Biểu đồ cơ cu kinh tế năm 2025, tỉnh Hòa Bình

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU

1. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

Phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản đáp ứng nhu cầu cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất công nghiệp khác trên địa bàn. Tiếp tục khai thác các loại đá vôi, đá ốp lát, đá xây dựng...

Đầu tư ngành khai thác và chế biến khoáng sản với quy mô và công nghệ thích hợp theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường sinh thái, có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước.

Chú trọng công tác tìm kiếm, điều tra cơ bản, đánh giá chi tiết các loại khoáng sản như: sắt, đồng, chì, kẽm, than... để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, đầu tư khai thác và chế biến có hiệu quả.

Tập trung khai thác các loại đá vôi, đá ốp lát, cát xây dựng, tiếp tục tìm thị trường để mở rộng phát triển sản xuất.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 7,5%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,0%/năm.

2. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng trên cơ sở sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh, các khu vực công nghiệp lân cận và thị trường Hà Nội.

Nghiên cứu và khuyến khích phát triển các loại vật liệu mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, từng bước nâng cấp và thay thế công nghệ theo hướng tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Tập trung phát triển sản phẩm xi măng và các vật liệu xây dựng khác như: đá, cát, gạch..., xem đây là hướng đầu tư chính của ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn tới. Khuyến khích phát triển một số chủng loại vật liệu xây dựng mới, công nghệ cao phục vụ cho xây dựng như gạch không nung, gạch bê tông nhẹ, bê tông khí trưng áp, vật liệu nội thất...

Mục tiêu tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 25%/năm và 15%/năm trong giai đoạn 2021-2025. Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh năm 2020 và năm 2025 sẽ có bước tăng nhanh và chiếm khoảng 15%-18%. Cụ thể, phát triển một số sản phẩm chủ yếu:

- Sản phẩm xi măng: Phát triển trên cơ sở công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, tiết kiệm tối đa nguyên, nhiên liệu và năng lượng. Đầu tư đồng bộ hệ thống tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện và sử dụng nhiên liệu thay thế... Dự án đáng chú ý: Hoàn thành đầu tư và hoạt động ổn định các nhà máy xi măng có công suất lớn, như: Nhà máy xi măng Trung Sơn và Vĩnh Sơn tại KCN Nam Lương Sơn, nhà máy xi măng X18 (huyện Yên Thủy). Từng bước đầu tư và mở rộng nâng công suất Nhà máy xi măng Trung Sơn tại KCN Nam Lương Sơn từ 910.00 tấn/năm hiện nay lên 5,5 triệu tấn xi măng/năm.

- Sản phẩm gạch: Khuyến khích đầu tư công nghệ sản xuất gạch đất sét nung kích thước lớn, độ rỗng cao để tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường. Công suất thiết kế của dây chuyền gạch lò tuynen không nhỏ hơn 20 triệu viên quy chuẩn/năm. Nghiên cứu và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển nhà máy gạch block và bê tông nhẹ tại KCN, CCN phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn.

3. Công nghiệp chế biến thực phẩm, đ uống

3.1 Sản xuất rượu, bia, nước giải khát

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm trên cơ sở gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

Việc phát triển lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo, theo hướng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường xuất khẩu, gắn kết chặt chẽ lợi ích người chế biến với người sản xuất nguyên liệu.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến nông sản, thực phẩm giai đoạn 2016-2020 đạt 20%/năm và giai đoạn 2021-2025 đạt 12,5%/năm.

Đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh sẽ từ 9% hiện nay, tăng lên khoảng 12,6% năm 2020 và 14% trong giai đoạn 2021-2015.

- Giai đoạn 2016 - 2020

Phấn đấu sản lượng bia, rượu và nước giải khát trong giai đoạn 2016-2020 đạt tốc độ tăng trưởng 35,05%/năm, tương ứng sản lượng rượu bia đạt khoảng 84,3 triệu lít; rượu đạt 16,52 triệu lít tương ứng với tốc độ tăng trưởng 5,58% và nước giải khát đạt 6,5 triệu lít, tốc độ tăng trưởng 5,67%.

Hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất ổn định Nhà máy bia Tiệp (Tập đoàn BTG Holding) tại KCN Lạc Thịnh (huyện Yên Thủy), vốn đầu tư 87,6 triệu USD.

Ổn định sản xuất và phấn đấu đạt 100% công suất các nhà máy rượu công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh (trong đó đáng chú ý là 02 doanh nghiệp Công ty Cổ phần Việt-Pháp Victory và Công ty Cổ phần đầu tư ACOM).

- Giai đoạn 2021-2025

Phấn đấu sản lượng bia đạt 180 triệu lít/năm, rượu đạt 21,97 triệu lít/năm; nước giải khát đạt 10,8 triệu lít/năm.

Đến năm 2025 toàn tỉnh còn 05 cơ sở sản xuất bia (tại thành phố Hòa Bình và huyện Yên Thủy); tiếp tục ổn định 03 cơ sở sản xuất rượu công nghiệp (tại thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn); ổn định 05 cơ sở nước giải khát (tại huyện Kim Bôi và huyện Cao Phong).

Ổn định sản xuất và phấn đấu đạt 90%-100% công suất Nhà máy bia Tiệp tại KCN Lạc Thịnh (huyện Yên Thủy).

3.2. Chế biến chè

Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè, nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện môi trường. Tập trung phát triển sản xuất và chế biến chè xanh, chè đen phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm chè của tỉnh Hòa Bình trên tiêu chí “chè an toàn”.

- Giai đoạn 2016 - 2020

Ổn định và đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến chè hiện có, khuyến khích phát triển thêm các cơ sở chế biến chè. Tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị trong đó có các khâu để tăng năng lực và hiệu quả và đạt 100% công suất các cơ sở chế biến chè hiện có.

- Giai đoạn 2021-2025

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đa dạng hóa sản phẩm; phát triển các sản phẩm cao cấp được chế biến từ chè xanh như: nước giải khát đóng chai, chè hòa tan, tinh dầu chiết xuất từ chè xanh...

Nghiên cứu và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhà máy chiết xuất tinh dầu chè xanh phục vụ cho công nghiệp dược và hóa mỹ phẩm.

Thu hút đầu tư cơ sở sản xuất sản phẩm từ chè (như nước giải khát gốc chè xanh; chè xanh hòa tan...) phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

3.3. Chế biến thức ăn chăn nuôi

- Giai đoạn 2016 - 2020

Ổn định sản xuất phấn đấu đạt 100% công suất giai đoạn I (220.000 tấn/năm) Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam tại huyện Kỳ Sơn và từng bước nâng công suất của nhà máy lên 300.000 tấn/năm; Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (Cty TNHH Tongwei Hòa Bình) công suất 200.000 tấn/năm tại KCN Lương Sơn (huyện Lương Sơn).

- Giai đoạn 2021-2025

Tùy theo nhu cầu của thị trường, đầu tư nâng sản lượng của Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Hòa Bình (Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam) lên đạt 400.000 tấn/năm.

3.4. Chế biến và sơ chế rau quả

Tại các vùng nguyên liệu, khuyến khích phát triển các loại hình chế biến của tư nhân, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại. Công nghệ linh hoạt thực hiện chiên, sấy chân không, sấy hồng ngoại dải tần hẹp, sấy bơm nhiệt áp hoặc chế phẩm sinh học cho các sản phẩm rau quả... cần bảo quản đóng hộp hay đóng bao để tiêu thụ qua hệ thống siêu thị và cửa hàng khác.

Khuyến khích đầu tư một số cơ sở sơ chế, chế biến rau an toàn gắn với vùng nguyên liệu tại các địa phương trồng rau quả trọng điểm của tỉnh (huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc...). Công suất 1.500 tấn/năm.

Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm cây ăn quả quy mô nhỏ tại thành phố Hòa Bình hoặc tại các vùng sản xuất. Nghiên cứu để xây dựng nhà máy chế biến cây ăn quả theo quy mô phù hợp vùng nguyên liệu.

3.5. Chế biến thực phẩm

Phát triển rộng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm với quy mô phù hợp theo từng địa bàn chăn nuôi, để đảm bảo nguồn cung cấp thịt sạch, đảm bảo yêu cầu kiểm dịch và vệ sinh môi trường; gắn kết chuỗi giá trị từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm.

Tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến thịt, đồng thời thu hồi được các phụ phẩm (da, lông...) cho các ngành chế biến khác góp phần thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi.

- Giai đoạn 2016 - 2020

Toàn tỉnh đầu tư xây dựng 11 cơ sở giết mổ tập trung có quy mô vừa tại 10 huyện và thành phố Hòa Bình (mỗi huyện 1 cơ sở). Sau năm 2020, xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung quy mô nhỏ tại tất cả các xã.

Đối với cơ sở giết mổ gia cầm cần đầu tư dây chuyền giết mổ bán công nghiệp hoàn chỉnh, công suất khoảng 250 con/giờ. Đối với giết mổ lợn có thể trang bị hệ thống giết mổ loại vừa và nhỏ có công suất 50-60 con/giờ.

- Giai đoạn 2021 - 2025

Thu hút đầu tư xây dựng 01 cơ sở chế biến thịt (sản phẩm thịt đông lạnh, thịt chế biến sẵn, xúc xích, giăm bông...) tại thành phố Hòa Bình hoặc huyện Lương Sơn, nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của đô thị và du lịch. Công suất 1.000 tấn/năm.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ và vừa đổi mới công nghệ và thiết bị, liên doanh liên kết các doanh nghiệp trên địa bàn với các doanh nghiệp trong vùng hoặc trên cả nước.

Việc phát triển lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo, theo hướng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường xuất khẩu, gắn kết chặt chẽ lợi ích người chế biến với người sản xuất nguyên liệu.

Tập trung phát triển một số sản phẩm chủ lực của tỉnh theo hướng đổi mới công nghệ. Mở rộng quy mô sản xuất một số sản phẩm như: đường và sau đường (cồn, CO2, bánh kẹo,...); thịt gia súc; thức ăn chăn nuôi; chế biến hoa quả...

4. Công nghiệp chế biến lâm sản

Khuyến khích phát triển ngành trên cơ sở công nghệ tiên tiến, nâng cao tối đa hiệu suất sử dụng lâm sản, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Duy trì số lượng nhà máy, các xưởng, cơ sở chế biến lâm sản hiện có theo hướng tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cấp trang thiết bị, mở rộng quy mô, công suất; đầu tư xây dựng mới một số cơ sở chế biến lâm sản có quy mô, ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích các doanh nghiệp chế biến lâm sản tham gia trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương.

- Giai đoạn 2016 - 2020

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 1.600 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 9,0%/năm.

Duy trì và hoạt động ổn định sản xuất các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ, giấy hiện có. Thu hút và khuyến khích đầu tư chế biến sâu các sản phẩm như bàn ghế các loại, giường tủ từ ván ghép thanh, ván sàn cao cấp... phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Thu hút đầu tư và xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất ván băm, ván sợi ép, ván ép bương tre, gỗ xẻ nguyên liệu; đầu tư nâng cao công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu (gỗ, tre, luồng). Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và tham gia thị trường xuất khẩu.

Khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở chế biến lâm sản vừa và nhỏ ở các địa phương để sơ chế nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh.

- Giai đoạn 2021-2025

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 2.200 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,0%/năm.

Thu hút đầu tư phát triển cơ sở sản xuất mặt hàng chất lượng cao, mẫu mã đáp ứng thị hiếu (bàn, ghế, tủ). Đi sâu phát triển các sản phẩm gỗ thủ công; các sản phẩm trang trí nội thất có tính thẩm mỹ, giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao sử dụng gỗ rừng trồng.

Thu hút đầu tư nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu, nhà máy bao bì, bìa caton vào các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

5. Công nghiệp hóa chất, hóa dược

Chú trọng thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực hóa chất - dược phẩm. Thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển trên cơ sở công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh.

Sắp xếp và mở rộng các cơ sở sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. Ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm dược liệu, thuốc chữa bệnh...

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa cao cấp vào các khu, cụm công nghiệp.

Phát triển nhà máy bao bì tráng ni lông tại các khu, cụm công nghiệp phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn và các vùng lân cận.

Khuyến khích phát triển các nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa, ốp trần, ốp tường, ống nhựa... bằng vật liệu composite đáp ứng nhu cầu xây dựng công nghiệp và dân dụng.

6. Công nghiệp dệt may - da giày

Ngành dệt may - da giày của tỉnh chủ yếu hướng vào xuất khẩu. Do đó cần tổ chức sản xuất và nâng cao công nghệ nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và giảm dần tỷ lệ gia công.

Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành dệt may - da giày trong và ngoài nước. Ưu tiên đầu tư từ doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khuyến khích phát triển các dự án sản xuất nguyên, phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành dệt may - da giày, từng bước tăng tỷ lệ nội địa hóa và tiến tới giảm dần tình trạng phụ thuộc nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Quan tâm việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ngành Dệt may - da giày của tỉnh dự tính đạt mức tăng trưởng 21,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 14,5%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025.

Tỷ trọng đóng góp của ngành trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh sẽ có xu hướng tăng, từ khoảng 6% hiện nay, tăng lên chiếm 8%-13% trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và năm 2025.

7. Công nghiệp cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại

Mục tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp đặt tốc độ tăng trưởng 25,2%/năm và 14,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025.

- Giai đoạn 2016 - 2020

Ổn định sản xuất Nhà máy sản xuất sản phẩm camera dùng cho điện thoại di động (Công ty TNHH HNT Vina) tại KCN Lương Sơn (huyện Lương Sơn) công suất 120 triệu sản phẩm/năm; Nhà máy sản xuất các bộ phận của máy móc thiết bị vận tải (Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam) tại KCN Lương Sơn. N/m sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử và di động (Công ty TNHH DoosungTech VN) tại KCN Lương Sơn (huyện Lương Sơn), công suất 48 triệu sản phẩm/năm.

Khuyến khích đầu tư các xưởng sửa chữa và bảo dưỡng ô tô, máy thiết bị công trình.... tại các khu công nghiệp và trên các tuyến đường giao thông.; các doanh nghiệp đầu tư cơ sở sản xuất và gia công cơ khí dân dụng và công nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Duy trì và phát triển các ngành nghề như: rèn, chế tạo sửa chữa thiết bị phụ tùng máy kéo nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu, chế biến nông sản để phục vụ ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Giai đoạn 2021-2025

Ổn định các nhà máy sản xuất hiện có và tiếp tục thu hút các dự án trong giai đoạn đến năm 2020 chưa đầu tư phát triển. Nâng công suất các cơ sở cho phù hợp với tình hình thực tế.

Tùy theo nhu cầu của thị trường, đầu tư và phát triển hết công suất 23 triệu sản phẩm/năm của Nhà máy sản xuất các bộ phận của máy móc thiết bị vận tải (Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam) tại KCN Lương Sơn (huyện Lương Sơn).

Đa dạng hóa các hình thức đầu tư. Khuyến khích và huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cơ khí phục vụ các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Nâng cao năng lực cơ khí chế tạo, sửa chữa và sản xuất phụ tùng thay thế để phục vụ các ngành kinh tế.

8. Công nghiệp sản xuất và phân phi điện

Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng phụ tải và của từng địa phương, đảm bảo chất lượng cung cấp điện ngày càng được nâng cao. Phát triển các hoạt động dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các công trình điện (nhà máy điện, lưới điện, trạm điện.. .),và thiết bị điện khác trên địa bàn.

Từng bước thực hiện đầu tư và cải tạo lưới điện theo quy hoạch. Ưu tiên nguồn điện phục vụ cho sản xuất và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Khuyến khích phát triển thủy điện nhỏ và vừa với nhiều hình thức đầu tư thích hợp để khai thác tiềm năng, lợi thế ở những nơi có điều kiện phát triển đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, sinh hoạt và kết hợp làm thủy lợi.

9. Công nghiệp hỗ trợ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ phải được tiến hành trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của các ngành công nghiệp tỉnh với công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao, gắn với mục tiêu nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp chủ lực, phấn đấu trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm hỗ trợ có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất.

Từng bước tham gia vào việc sản xuất và cung cấp các linh kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong khu vực; góp phần làm tăng giá trị gia tăng và tăng dần tỷ trọng đóng góp của công nghiệp hỗ trợ trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

III. PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

Củng cố và phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn hiện có, phát triển các ngành nghề mới và đặt trong mối liên kết, hợp tác giữa các ngành công nghiệp, các thành phần kinh tế, các hộ kinh tế để giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Khuyến khích liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ thành cụm, nhóm cơ sở để tăng khả năng huy động vốn, đầu tư phát triển và hình thành mạng lưới vệ tinh cho các ngành công nghiệp của tỉnh.

Tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động khu vực nông thôn, hạn chế sự mất cân đối về lực lượng lao động, về phân bố lực lượng sản xuất trên địa bàn, giảm bớt sự chênh lệch trong thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các địa phương trong tỉnh.

Đầu tư cho tiểu thủ công nghiệp nhằm phục vụ các hoạt động du lịch và các điểm du lịch. Khôi phục một số ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, mây tre đan, chế biến chè, đường mật, làm đồ mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, rượu cần... hoặc các đồ lưu niệm mang đặc trưng của Hòa Bình như: búp bê dân tộc, mô hình nhà sàn, nhạc cụ dân tộc...

1. Nhóm ngành chế biến nông lâm thủy sản

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình các loại nông sản có thể sử dụng làm nguyên liệu cho ngành chế biến gồm: lúa, ngô, đậu tương, chè, các loại quả, sản phẩm từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, ong và lâm sản, thủy sản.

Khuyến khích và ưu tiên phát triển các sản phẩm: chế biến chè; sản xuất rượu đặc sản; chế biến và bảo quản rau, hoa, quả và chế biến các sản phẩm đặc sản dân tộc.

2. Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ

Khuyến khích và ưu tiên sản xuất gạch, ngói xây dựng trên dây chuyền sản xuất tiên tiến; khai thác cát, sỏi, đá. Ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm đồ gỗ (nội thất và ngoại thất) từ nguyên liệu gỗ rừng trồng; đan lát xuất khẩu. Ưu tiên phát triển nghề sản xuất cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

3. Nhóm ngành xử lý chế biến nguyên liệu phục vụ ngành nghề nông thôn

Khuyến khích và ưu tiên đầu tư và phát triển ngành chế biến gỗ rừng trồng và nguyên liệu mây tre đan.

4. Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ

Nhóm ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ được quy hoạch bao gồm việc phát triển các sản phẩm hiện có của tỉnh như đồ gỗ có chạm, chạm bạc, làm khèn... Đây là những ngành hàng truyền thống, ngành hàng mới du nhập được kết tinh bằng trí tuệ tinh hoa văn hóa của các nghệ nhân qua nhiều thế hệ với các sản phẩm đa dạng, sản xuất theo nhiều quy mô khác nhau, song chủ yếu thực hiện bằng thủ công, quy hoạch sản xuất mặt hàng này gắn liền với việc tập hợp các nghệ nhân.

Khuyến khích ưu tiên phát triển các sản phẩm thổ cẩm và tạo điều kiện phát triển sản phẩm mộc mỹ nghệ, sơn mài phục vụ cho du lịch và xuất khẩu.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về thu hút đầu tư

Để thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

a) Cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển

Tiếp tục quán triệt, triển khai nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hòa Bình.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục liên quan đến thu hút đầu tư, môi trường kinh doanh. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ, công chức đối với công dân, tổ chức và doanh nghiệp. Công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của tỉnh tới tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Định kỳ tổ chức đối thoại doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến phản ánh của doanh nghiệp; giải quyết, phúc đáp nhanh chóng các đề nghị của doanh nghiệp

Tập trung tháo gỡ những rào cản nhất là đất đai, vốn, đào tạo nghề, thủ tục hành chính...Nghiên cứu xây dựng đề án cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn.

Tổ chức tốt công tác thông tin doanh nghiệp, thông tin kinh tế xã hội nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin một cách dễ dàng đảm bảo nắm bắt, tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

b) Giải pháp về xúc tiến đầu tư và thị trường

Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư kêu gọi các nguồn vốn từ bên ngoài vào sản xuất trên địa bàn tỉnh, đặc biệt thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Định kỳ tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư tại các thành phố lớn trong nước và nước ngoài.

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu thị trường, đầu tư cho thiết kế kiểu dáng, mẫu mã giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Đưa các thông tin về sản phẩm lên báo chí, đài truyền hình, phát thanh, mạng internet để quảng bá sản phẩm trên thị trường trong nước và thế giới; đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh.

Cung cấp thông tin và tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ tổ chức trong nước hoặc quốc tế; hỗ trợ một phần kinh phí hoặc hoàn toàn để giúp các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh tham gia các hội chợ nhằm giới thiệu sản phẩm và tiếp cận thị trường.

Gắn kết các Chương trình du lịch của tỉnh, hình thành các tuyến du lịch tham quan làng nghề trong tỉnh, tạo điều kiện cho các sản phẩm tại làng nghề tiếp cận thị trường.

2. Gii pháp về khoa học và công nghệ

Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đầu tư nghiên cứu khoa học - công nghệ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp tiếp cận và đổi mới công nghệ, từng bước thay thế dần các công nghệ, thiết bị lạc hậu bằng các công nghệ mới và thiết bị hiện đại.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Chú trọng công nghệ có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện phát triển của Hòa Bình nhằm nâng cao dần chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Ưu tiên các dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện môi trường. Cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ của nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia và hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước.

3. Giải pháp về ngun nhân lực

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2020”. Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ công chức tự học tập, nâng cao trình độ, đồng thời xây dựng cơ chế để huy động các nguồn lực từ bên ngoài, các nguồn tài trợ để tăng cường đào tạo cán bộ công chức ngành công nghiệp.

Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề và thay đổi cơ cấu đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động và của doanh nghiệp công nghiệp. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa hình thức đào tạo, linh hoạt và thiết thực.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo của tỉnh. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến việc làm.

Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề theo quy định tại Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hoạt động khuyến công... Hỗ trợ việc làm cho nông dân nhất là đối với nông dân trong vùng dự án hoặc có đất chuyển đổi mục đích, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp coi đây là hướng chuyển dịch quan trọng để tăng thu nhập cho lao động.

4. Giải pháp về môi trường

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin để thực hiện công tác quản lý nhà nước về phát triển dịch vụ công về môi trường.

Tăng cường phân cấp, ủy quyền theo quy định tại Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, thanh tra, kiểm tra...

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Theo dõi, giám sát và kiểm tra chặt chẽ về việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường sau đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trong ngành công nghiệp.

Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp thay thế công nghệ hoặc đầu tư sử dụng công nghệ cao thân thiện với môi trường.

5. Giải pháp về vốn

Áp dụng các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bao gồm: Chính sách về bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng, chính sách miễn giảm thuế, chính sách về khuyến công nhằm hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư sản xuất...

Các ngân hàng thương mại cần cải tiến và đơn giản hóa thủ tục vay vốn; áp dụng rộng rãi hình thức thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay thông qua hợp đồng kinh tế giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận đối với các nguồn vốn tín dụng.

Hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho việc giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật công nghiệp (đường, điện, nước, thông tin liên lạc...), hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hỗ trợ chuyển giao máy móc thiết bị hiện đại, xây dựng mô hình thí điểm về sản xuất sạch hơn... trên địa bàn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh (Hàng năm dành 3% từ nguồn thu ngân sách của các dự án, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên đa bàn tỉnh để hỗ trợ).

Khuyến khích đầu tư các dự án lớn bằng các hình thức liên doanh, liên kết, cổ phần hóa, vay vốn nước ngoài; huy động và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI). Phát triển mạnh mô hình công ty cổ phần để huy động vốn của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp.

Phần thứ tư

KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 là: 8.891.219 triệu đồng (Tám nghìn tám trăm chín mươi mốt tỷ, hai trăm mười chín triệu đồng). Trong đó:

- Ngân sách Trung ương (NSTW): 532.030 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương (NSĐP): 376.880 triệu đồng.

- Nguồn khác: 7.982.309 triệu đồng.

Cụ thể kinh phí thực hiện các nội dung như sau:

1. Tổng kinh phí giải phóng mặt bằng (GPMB) và đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, CCN giai đoạn 2016 - 2020, định hướng năm 2025

Khái toán tổng nhu cầu kinh phí giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, CCN giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 là 8.723.794 triệu đồng. Chia ra giai đoạn như sau:

* Giai đoạn 2016 - 2020

Kinh phí thực hiện là: 4.070.523 triệu đồng. Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 268.000 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 180.500 triệu đồng.

- Nguồn khác: 3.622.023 triệu đồng.

(Chi tiết kinh phí hỗ trợ thực hiện từ Nguồn NSTW và NSĐP theo phụ lục số 01).

* Định hưng giai đoạn 2021 - 2025

Kinh phí thực hiện là: 4.653.271 triệu đồng. Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 238.000 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 162.000 triệu đồng.

- Nguồn khác: 4.253.271 triệu đồng.

2. Kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2016 -2020, định hưng năm 2025

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 là 119.125 triệu đồng. Chia ra giai đoạn như sau:

* Định hưng giai đoạn 2016 - 2020

Kinh phí thực hiện: 54.125 triệu đồng. Trong đó:

- Khuyến công quốc gia (KCQG): 11.030 triệu đồng.

- Khuyến công địa phương (KCĐP): 5.980 triệu đồng.

- Nguồn khác: 37.115 triệu đồng.

(Chi tiết kinh phí hỗ trợ thực hiện theo phụ lục số 02).

* Định hưng giai đoạn 2021 -2025

Kinh phí thực hiện: 65.000 triệu đồng. Trong đó:

- Khuyến công quốc gia (KCQG): 15.000 triệu đồng.

- Khuyến công địa phương (KCĐP): 10.000 triệu đồng.

- Nguồn khác: 40.000 triệu đồng.

3. Kinh phí h trợ phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp h trợ giai đoạn 2016 - 2020, định hướng năm 2025

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 là 48.300 triệu đồng. Chia ra giai đoạn như sau:

* Giai đoạn 2016 - 2020

Kinh phí thực hiện là: 18.300 triệu đồng. Trong đó:

- Ngân sách địa phương: 8.400 triệu đồng.

- Nguồn khác: 9.900 triệu đồng.

(Chi tiết kinh phí hỗ trợ thực hiện theo phụ lục số 03).

* Định hướng giai đoạn 2021 - 2025

Kinh phí thực hiện là: 30.000 triệu đồng. Trong đó:

- Ngân sách địa phương: 10.000 triệu đồng.

- Nguồn khác: 20.000 triệu đồng.

Phần thứ năm

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tổ chức triển khai thực hiện đề án và đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện các mục tiêu của đề án.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện đề án; định kỳ hàng năm tổng kết kết quả thực hiện Đề án, báo cáo UBND tỉnh.

Kiến nghị UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh khi cần thiết những nội dung của đề án và lựa chọn những giải pháp phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng thời kỳ.

2. S Kế hoạch và Đầu tư

Nghiên cứu đề xuất các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư ngoài tỉnh, nước ngoài vào phát triển công nghiệp trên địa bàn.

Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước để thực hiện các nội dung chương trình của Đề án theo quy định; Nghiên cứu, đề xuất những cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư từ khu vực dân doanh.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan căn cứ khả năng ngân sách, chế độ tài chính hiện hành tham mưu bố trí nguồn ngân sách hàng năm để thực hiện các nội dung chương trình của Đề án được duyệt theo quy định.

4. S Tài nguyên và Môi trường

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của tỉnh để bố trí quỹ đất cho các dự án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

5. Ban quản lý các Khu công nghiệp

Chủ trì, phối hợp với:

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất lộ trình, phân kỳ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.

+ Chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp đề xuất lộ trình, phân kỳ đầu tư kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp.

6. Các Sở ban, ngành có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp trong việc tham mưu cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp; khu, cụm công nghiệp; quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung quản lý đầu tư phát triển, cân đối vốn ngân sách, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Đề án.

7. UBND các huyện, thành phố

Phối hợp với Sở Công Thương trong việc tổ chức thực hiện các nội dung và mục tiêu đề án, rà soát đánh giá và đề xuất các ngành nghề công nghiệp có thế mạnh và cần ưu tiên phát triển trên địa bàn.

Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng, các cơ sở sản xuất trong công tác quy hoạch, kế hoạch và giải phóng mặt bằng. Đồng thời, phối hợp với ngành Công Thương thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại địa phương./.

 


PHỤ LỤC SỐ 01

KINH PHÍ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KCN, CCN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung hỗ trợ

Địa điểm thực hiện

Khái toán tổng kinh phí GPMB và đầu tư hạ tầng từng KCN, CCN (theo giấy chứng nhận đầu tư/quyết định thành lập)

Nhu cầu kinh phí đầu tư theo từng năm

NSTW

NSĐP

Nguồn

khác

I

Năm 2016

 

640.000

70.000

25.000

545.000

1

KCN Bờ trái Sông Đà

KCN Bờ trái Sông Đà

270.000

50.000

 

5.000

45.000

2

KCN Mông Hóa

KCN Mông Hóa

971.000

200.000

50.000

15.000

135.000

3

KCN Lạc Thịnh

KCN Lạc Thịnh

937.000

200.000

 

 

200.000

4

KCN Yên Quang

KCN Yên Quang

1.180.000

150.000

 

5.000

145.000

5

CCN Phú Thành II

CCN Phú Thành II

193.260

40.000

20.000

 

20.000

II

Năm 2017

 

882.000

73.500

50.500

758.000

1

KCN Bờ trái Sông Đà

KCN Bờ trái Sông Đà

270.000

55.000

 

7.500

47.500

2

KCN Mông Hóa

KCN Mông Hóa

971.000

210.000

30.000

11.000

169.000

3

KCN Lạc Thịnh

KCN Lạc Thịnh

937.000

210.000

 

10.000

200.000

4

KCN Yên Quang

KCN Yên Quang

1.180.000

220.000

20.000

15.000

185.000

5

CCN Phú Thành II

CCN Phú Thành II

193.260

45.000

17.500

 

27.500

6

CCN Khoang U

CCN Khoang U

62.923

20.000

 

 

20.000

7

CCN Hòa Sơn

CCN Hòa Sơn

50.138

12.000

 

 

12.000

8

CCN Đồng Tâm

CCN Đồng Tâm

57.647

15.000

 

7.000

8.000

9

CCN Đông Lai - Thanh Hối

CCN Đông Lai - Thanh Hối

80.240

20.000

 

 

20.000

10

CCN Yên Mông

CCN Yên Mông

170.262

50.000

3.000

 

47.000

11

CCN Chăm Mát - Dân Chủ

CCN Chăm Mát - Dân Chủ

98.053

25.000

3.000

 

22.000

III

Năm 2018

 

937.000

68.500

24.000

844.500

1

KCN Bờ trái Sông Đà

KCN Bờ trái Sông Đà

270.000

60.000

 

 

60.000

2

KCN Mông Hóa

KCN Mông Hóa

971.000

220.000

30.000

 

190.000

3

KCN Lạc Thịnh

KCN Lạc Thịnh

937.000

220.000

 

10.000

210.000

4

KCN Yên Quang

KCN Yên Quang

1.180.000

250.000

20.000

 

230.000

5

CCN Phú Thành II

CCN Phú Thành II

193.260

40.000

12.500

 

27.500

6

CCN Khoang U

CCN Khoang U

62.923

15.000

3.000

 

12.000

7

CCN Hòa Sơn

CCN Hòa Sơn

50.138

12.000

 

 

12.000

8

CCN Đồng Tâm

CCN Đồng Tâm

57.647

15.000

3.000

 

12.000

9

CCN Đông Lai - Thanh Hối

CCN Đông Lai - Thanh Hối

80.240

25.000

 

 

25.000

10

CCN Yên Mông

CCN Yên Mông

170.262

55.000

 

7.000

48.000

11

CCN Chăm Mát - Dân Chủ

CCN Chăm Mát - Dân Chủ

98.053

25.000

 

7.000

18.000

IV

Năm 2019

 

 

830.000

53.000

24.000

753.000

1

KCN Bờ trái Sông Đà

KCN Bờ trái Sông Đà

270.000

50.000

 

 

50.000

2

KCN Mông Hóa

KCN Mông Hóa

971.000

200.000

30.000

 

170.000

3

KCN Lạc Thịnh

KCN Lạc Thịnh

937.000

190.000

 

10.000

180.000

4

KCN Yên Quang

KCN Yên Quang

1.180.000

220.000

20.000

 

200.000

5

CCN Phú Thành II

CCN Phú Thành II

193.260

35.000

 

 

35.000

6

CCN Khoang U

CCN Khoang U

62.923

15.000

 

7.000

8.000

7

CCN Hòa Sơn

CCN Hòa Sơn

50.138

12.000

3.000

 

9.000

8

CCN Đồng Tâm

CCN Đồng Tâm

57.647

15.000

 

 

15.000

9

CCN Đông Lai - Thanh Hối

CCN Đông Lai - Thanh Hối

80.240

18.000

 

7.000

11.000

10

CCN Yên Mông

CCN Yên Mông

170.262

40.000

 

 

40.000

11

CCN Chăm Mát - Dân Chủ

CCN Chăm Mát - Dân Chủ

98.053

35.000

 

 

35.000

V

Năm 2020

 

 

781.523

3.000

57.000

721.523

1

KCN Bờ trái Sông Đà

KCN Bờ trái Sông Đà

270.000

55.000

 

 

55.000

2

KCN Mông Hóa

KCN Mông Hóa

971.000

141.000

 

 

141.000

3

KCN Lạc Thịnh

KCN Lạc Thịnh

937.000

117.000

 

20.000

97.000

4

KCN Yên Quang

KCN Yên Quang

1.180.000

340.000

 

30.000

310.000

5

CCN Phú Thành II

CCN Phú Thành II

193.260

33.260

 

 

33.260

6

CCN Khoang U

CCN Khoang U

62.923

12.923

 

 

12.923

7

CCN Hòa Sơn

CCN Hòa Sơn

50.138

14.138

 

7.000

7.138

8

CCN Đồng Tâm

CCN Đồng Tâm

80.240

12.647

 

 

12.647

9

CCN Đông Lai - Thanh Hối

CCN Đông Lai - Thanh Hối

170.262

17.240

3.000

 

14.240

10

CCN Yên Mông

CCN Yên Mông

98.053

25.262

 

 

25.262

11

CCN Chăm Mát - Dân Chủ

CCN Chăm Mát - Dân Chủ

98.053

13.053

 

 

13.053

Tổng

 

4.070.523

268.000

180.500

3.622.023

 

PHỤ LỤC SỐ 02

KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ĐVT: Triệu đng

STT

Nội dung h tr

Quy mô

Địa điểm thực hiện

Tổng vốn

Nguồn KCQG

Nguồn KCĐP

Nguồn khác

I

Năm 2016

17.403

3.100

640

13.663

1

Mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ tiên tiến

01 mô hình x 500 triệu kinh phí hỗ trợ/01 mô hình = 500 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

12.113

500

 

11.613

2

Mô hình ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất

05 mô hình x 200 triệu kinh phí hỗ trợ/01 mô hình = 1.000 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

2.250

600

400

1.250

3

Chương trình hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm sản phẩm CN - TTCN khu vực phía Bắc năm 2016

01 chương trình x 2.2000 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/ chương trình = 2.200 triệu đồng

Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

3.000

2.000

200

800

4

Chương trình phát triển hoạt động cung cấp thông tin

01 chương trình x 40 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 45 triệu đồng

Tỉnh Hòa Bình

40

 

40

 

II

Năm 2017

9.725

2.370

1.215

6.140

1

Chương trình xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao công nghệ

02 mô hình x 500 triệu kinh phí hỗ trợ/01 mô hình = 1.000 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

3.000

500

500

2.000

2

Chương trình ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất

06 mô hình x 200 triệu kinh phí hỗ trợ/01 mô hình = 1.200 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

2.400

800

400

1.200

3

Chương trình hỗ trợ, bảo hộ và phát triển thương hiệu

04 chương trình x 35 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 140 triệu đồng

Các doanh nghiệp

280

70

70

140

4

Chương trình hỗ trợ xây dựng gian hàng trưng bày sản phẩm làng nghề tại khu du lịch trong tỉnh

01 chương trình x 200 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 200 triệu đồng

Tỉnh Hòa Bình

1.000

 

200

800

5

Chương trình phát triển hoạt động cung cấp thông tin

01 chương trình x 45 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình - 45 triệu đồng

Tỉnh Hòa Bình

45

 

45

 

6

Chương trình hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp

02 chương trình x 500 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 1.000 triệu đồng

Các cụm công nghiệp lập quy hoạch chi tiết năm 2017

3.000

1.000

 

2.000

III

Năm 2018

9.745

2.170

1.385

6.190

1

Chương trình hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn

03 chương trình x 300 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 900 triệu đồng

Các cụm công nghiệp

3.500

600

300

2.600

2

Chương trình đào tạo nghề cho lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp

05 chương trình x 60 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 300 triệu đồng

Các doanh nghiệp công nghiệp

500

300

 

200

3

Chương trình tập huấn nâng cao năng lực quản lý

02 chương trình x 50 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 100 triệu đồng

Các doanh nghiệp công nghiệp

100

100

 

 

4

Chương trình xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao công nghệ

02 mô hình x 500 triệu kinh phí hỗ trợ/01 mô hình = 1.000 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

3.000

500

500

2.000

5

Mô hình ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất

05 mô hình x 200 triệu kinh phí hỗ trợ/01 mô hình = 1.000 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

2.250

600

400

1.250

6

Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

01 chương trình x 70 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 70 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

70

 

70

 

7

Chương trình hỗ trợ, bảo hộ và phát triển thương hiệu

04 chương trình x 35 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 140 triệu đồng

Các doanh nghiệp

280

70

70

140

8

Chương trình phát triển hoạt động cung cấp thông tin

01 chương trình x 45 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 45 triệu đồng

Tỉnh Hòa Bình

45

 

45

 

IV

Năm 2019

8.325

1.670

965

5.690

1

Chương trình hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp

02 chương trình x 500 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 1.000 triệu đồng

Các cụm công nghiệp lập quy hoạch chi tiết năm 2019

3.000

1.000

 

2.000

2

Chương trình hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn

03 chương trình x 300 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 900 triệu đồng

Các cụm công nghiệp

3.500

300

600

2.600

3

Chương trình hỗ trợ, bảo hộ và phát triển thương hiệu

04 chương trình x 35 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 140 triệu đồng

Các doanh nghiệp

280

70

70

140

4

Chương trình xây dựng mô hình thí điểm về sản xuất sạch hơn

01 chương trình x 250 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 250 triệu đồng

Tỉnh Hòa Bình

1.000

 

250

750

5

Chương trình đào tạo nghề cho lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp

05 chương trình x 60 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 300 triệu đồng

Các doanh nghiệp công nghiệp

500

300

 

200

6

Chương trình phát triển hoạt động cung cấp thông tin

01 chương trình x 45 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 45 triệu đồng

Tỉnh Hòa Bình

45

 

45

 

V

Năm 2020

8.927

1.720

1.775

5.432

1

Chương trình đào tạo nghề cho lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp

02 chương trình x 70 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 140 triệu đồng

Các doanh nghiệp công nghiệp

182

 

140

42

2

Chương trình tập huấn nâng cao năng lực quản lý

02 chương trình x 50 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 100 triệu đồng

Các doanh nghiệp công nghiệp

100

50

50

 

3

Chương trình xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao công nghệ

02 mô hình x 500 triệu kinh phí hỗ trợ/01 mô hình = 1.000 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

3.000

500

500

2.000

4

Mô hình ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất

05 mô hình x 200 triệu kinh phí hỗ trợ/01 mô hình = 1.000 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

2.250

600

400

1.250

5

Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

01 chương trình x 70 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 70 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

70

 

70

 

6

Chương trình hỗ trợ, bảo hộ và phát triển thương hiệu

04 chương trình x 35 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 140 triệu đồng

Các doanh nghiệp

280

70

70

140

7

Chương trình phát triển hoạt động cung cấp thông tin

01 chương trình x 45 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 45 triệu đồng

Tỉnh Hòa Bình

45

 

45

 

8

Chương trình hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp

02 chương trình x 500 triệu đồng kinh phí hỗ trợ/01 chương trình = 1.000 triệu đồng

Các cụm công nghiệp lập quy hoạch chi tiết năm 2020

3.000

500

500

2.000

Tng

54.125

11.030

5.980

37.115

 

PHỤ LỤC SỐ 03

KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ĐVT: Triệu đng

STT

Nội dung hỗ trợ

Quy mô

Địa điểm thực hiện

Tổng vn

Ngân sách hỗ trợ

Nguồn khác

I

Năm 2017

3.350

1.500

1.850

1

Hỗ trợ nâng cao năng lực Quản trị doanh nghiệp; quản trị sản xuất sản phẩm cho đối tượng là quản lý của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn.

02 lớp x 50 triệu đồng/lớp =100 triệu đồng.

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ

100

100

 

2

Hỗ trợ đào tạo tập huấn nguồn nhân cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

07 lớp x 50 hiệu đồng/lớp = 350 triệu

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ

700

350

350

3

Hỗ trợ ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng và vật liệu

02 mô hình x 500 triệu/ mô hình = 1.000 triệu đồng.

Tỉnh Hòa Bình

2.500

1.000

1.500

4

Tổ chức hội thảo phổ biến nhận thức, cung cấp thông tin về các chính sách, thị trường và năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

01 Hội thảo x 50 triệu đồng = 50 triệu đồng.

Tỉnh Hòa Bình

50

50

 

II

Năm 2018

4.850

2.200

2.650

1

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

07 lớp x 50 triệu đồng/lớp = 350 triệu đồng.

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ

700

350

350

2

Hỗ trợ ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng và vật liệu

03 mô hình x 500 triệu/ mô hình = 1.500 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ

3.500

1.500

2000

3

Hỗ trợ nâng cao năng lực Quản trị doanh nghiệp; quản trị sản xuất sản phẩm cho đối tượng là quản lý của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn

02 lớp x 50 triệu đồng/lớp = 100 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ

100

100

 

4

Tổ chức hội thảo phố biển nhận thức, cung cấp thông tin về các chính sách, thị trường và năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam:

01 Hội thảo x 50 triệu đồng = 50 triệu đồng

Tỉnh Hòa Bình

50

50

 

5

Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

 

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ

500

200

300

III

Năm 2019

4.950

2.300

2.650

1

Hỗ trợ đào tạo tập huấn nguồn nhân cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

07 lớp x 50 triệu đồng/lớp = 350 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ

700

350

350

2

Hỗ trợ ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng và vật liệu

03 mô hình x 500 triệu/ mô hình = 1.500 triệu đồng.

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ

3.500

1.500

2.000

3

Hỗ trợ nâng cao năng lực Quản trị doanh nghiệp; quản trị sản xuất sản phẩm cho đối tượng là quản lý của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn:

02 lớp x 50 triệu đồng/lớp =100 triệu đồng

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ

100

100

 

4

Tổ chức hội thảo phổ biến nhận thức, cung cấp thông tin về các chính sách, thị trường và năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam:

01 Hội thảo x 50 triệu đồng = 50 triệu đồng.

Tỉnh Hòa Bình

50

50

 

5

Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực: tổng mức hỗ trợ khoảng 300 triệu đồng

 

Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

600

300

300

IV

Năm 2020

5.150

2.400

2.750

1

Hỗ trợ đào tạo tập huấn nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: 05 lớp x 70 triệu đồng/lớp = 350 triệu đồng.

07 lớp x 50 triệu đồng/lớp = 350 triệu đồng.

Các doanh nghiệp công nghiệp

700

350

350

2

Hỗ trợ ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng và vật liệu

03 mô hình x 500 triệu/ mô hình = 1.500 triệu đồng.

Các doanh nghiệp công nghiệp

3.500

1.500

2.000

3

Hỗ trợ nâng cao năng lực Quản trị doanh nghiệp; quản trị sản xuất sản phẩm cho đối tượng là quản lý của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn: đồng.

02 lớp x 50 triệu đồng/lớp =100 triệu

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

100

100

 

4

Tổ chức hội thảo phổ biến nhận thức, cung cấp thông tin về các chính sách, thị trường và năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

01 Hội thảo x 50 triệu đồng = 50 triệu đồng.

Tỉnh Hòa Bình

50

50

 

5

Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực: tổng mức hỗ trợ khoảng 300 triệu đồng.

 

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

700

300

400

6

Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước trên trang thông tin điện tử chuyên về công nghiệp hỗ trợ. Tổng mức hỗ trợ khoảng 100 triệu đồng

 

Tỉnh Hòa Bình

100

100

 

Tổng

18.000

8.400

9.900