Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1913/QĐ-TLĐ | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MTV CÔNG ĐOÀN.
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam Khóa XI;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty TNHH MTV Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Thông tư số 61/2016/TT-BTC ngày 11/4/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp và quản lý khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn đầu tư tại doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế tổ chức, quản lý tài chính Công ty TNHH MTV công đoàn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017, thay thế Quyết định số 1514/QĐ-TLĐ ngày 16/12/2014 của Tổng Liên đoàn.
Điều 3. Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, các cấp công đoàn, các Công ty TNHH MTV công đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MTV CÔNG ĐOÀN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1913/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về tổ chức, quản lý tài chính Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Điều lệ của tổ chức Công đoàn (sau đây gọi chung là Công ty TNHH MTV công đoàn).
2. Đối tượng áp dụng
- Công ty TNHH MTV công đoàn.
- Các cấp công đoàn theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam là Chủ sở hữu, đại diện Chủ sở hữu vốn, tài sản của công đoàn tại công ty TNHH MTV công đoàn.
Điều 2. Chủ sở hữu, đại diện Chủ sở hữu
1. Chủ sở hữu
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Sau đây gọi chung là Tổng Liên đoàn) là Chủ sở hữu tài sản công đoàn, tài chính công đoàn (bao gồm cả tài sản Nhà nước đã chuyển giao cho công đoàn quản lý, sử dụng) đầu tư tại Công ty TNHH MTV công đoàn và vốn của công đoàn tại công ty TNHH MTV công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp khác. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu đối với Công ty TNHH MTV trực thuộc Tổng Liên đoàn.
2. Đại diện Chủ sở hữu
- Tổng Liên đoàn ủy quyền cho Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương là đại diện Chủ sở hữu thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu theo phân cấp tại công ty TNHH MTV trực thuộc, vốn của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc đầu tư vào doanh nghiệp khác; đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu về quyền hạn và nhiệm vụ được giao.
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU, ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
1. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý; ban hành các quy định, quy chế tổ chức, quản lý tài chính Công ty TNHH MTV công đoàn.
2. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương, nâng bậc lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc (gọi chung là Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kiểm soát viên, Kế toán trưởng. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương, nâng bậc lương hoặc ký hợp đồng thuê Giám đốc; giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc; thẩm định, quyết định xếp hạng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước xếp hạng Công ty TNHH MTV công đoàn.
Phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao; phê duyệt quy chế trả lương, thưởng của người quản lý Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc; phê duyệt kế hoạch sử dụng lao động; thang, bảng lương của người lao động (thang bảng lương xây dựng mới và bổ sung, sửa đổi); quỹ tiền lương của Công ty TNHH MTV trực thuộc. Quyết định việc trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý của công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc.
3. Thực hiện quyền của Chủ sở hữu về thành lập, tổ chức lại, bán, cho thuê, giải thể công ty TNHH MTV công đoàn theo Quy định của Chính phủ.
4. Phê duyệt Điều lệ của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc. Phê duyệt mức vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV công đoàn khi thành lập; quyết định tăng, giảm vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV công đoàn theo quy chế quản lý tài chính công đoàn.
5. Quyết định các dự án đầu tư XDCB, vay và cho vay (bao gồm cả cho Công ty TNHH MTV công đoàn vay đầu tư, vay vốn lưu động từ nguồn tài chính công đoàn từ trên 2 tỷ đồng trở lên); thuê, cho thuê, thanh lý, chuyển nhượng, bán tài sản; bảo lãnh vay vốn; góp vốn liên doanh, liên kết và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn Điều lệ của Công ty TNHH MTV trực thuộc.
6. Kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc hàng năm.
7. Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính hàng năm của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc (trừ nội dung phân cấp cho Chủ tịch công ty không kiêm Giám đốc).
8. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyền của Đại diện chủ sở hữu
1. Phê duyệt và ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty; Phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và bổ sung ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc. Quyết định tăng, giảm vốn Điều lệ của thẩm Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc theo thẩm quyền quy định tại Quy chế quản lý tài chính công đoàn.
2. Thẩm định hồ sơ trình Tổng Liên đoàn quyết định thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, phá sản Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc.
3. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương, nâng bậc lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc Công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương, nâng bậc lương hoặc ký hợp đồng thuê Giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc. Thẩm định trình Tổng Liên đoàn xếp hạng Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc.
Phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao; Phê duyệt quy chế trả lương, thưởng của người quản lý Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc; Phê duyệt kế hoạch sử dụng lao động, thang bảng lương của người lao động (Thang bảng lương xây dựng mới và bổ sung, sửa đổi); Phê duyệt quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc. Quyết định việc trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi; quỹ thưởng người quản lý của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc theo Điều 14 quy chế này.
4. Thẩm định, trình Tổng Liên đoàn quyết định các dự án đầu tư XDCB, vay, cho vay (bao gồm cả cho vay đầu tư, cho vay vốn lưu động từ nguồn tài chính công đoàn trên 2 tỷ đồng/năm); thuê, cho thuê tài sản, thanh lý, chuyển nhượng tài sản; bảo lãnh vay; góp vốn liên doanh, liên kết và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn Điều lệ của công ty. Đại diện chủ sở hữu được quyết định các nội dung trên có giá trị từ trên 20% đến dưới 50% vốn Điều lệ Công ty (tối đa đến 2 tỷ đồng/năm).
5. Phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính hàng năm của Công ty TNHH MTV Công đoàn trực thuộc.
6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, quyết định xếp loại Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc hàng năm.
7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ sở hữu và đại diện Chủ sở hữu
1. Nghĩa vụ
a) Cấp đủ vốn điều lệ cho Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc.
b) Thực hiện các quy định tại Điều lệ công ty có liên quan đến trách nhiệm Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu).
c) Đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm theo quyền hạn và nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền của Công ty.
2. Trách nhiệm:
Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn Điều lệ của Công ty TNHH MTV công đoàn trực thuộc theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm về các quyết định thuộc thẩm quyền của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu).
Đại diện Chủ sở hữu có trách nhiệm tổng hợp kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH MTV trực thuộc báo cáo về Chủ sở hữu hàng năm hoặc khi được Chủ sở hữu yêu cầu.
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MTV CÔNG ĐOÀN
Điều 6. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV công đoàn
1. Công ty TNHH MTV do công đoàn làm Chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
2. Quy định về kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch Công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên.
2.1. Người được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty
a) Không là cán bộ, công chức, viên chức;
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh quản lý thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức).
b) Không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc tại tập đoàn, tổng công ty, công ty mình và các doanh nghiệp khác.
c) Không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý, điều hành ở tổng công ty, công ty thành viên.
2.2. Người được bổ nhiệm giữ chức danh thành viên Hội đồng thành viên
a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2.1 Điều này.
b) Có thể kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc tập đoàn, tổng công ty, công ty mình.
3. Quy định về kiêm nhiệm đối với chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc
a) Người được bổ nhiệm giữ chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc không là cán bộ, công chức, viên chức;
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh quản lý thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức).
b) Không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp khác.
4. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
1. Thành viên Hội đồng thành viên do Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) bổ nhiệm, miễn nhiệm gồm từ 03 đến 07 thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Hội đồng thành viên nhân danh Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Quy chế này, quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty.
2. Quyền, nghĩa vụ và quan hệ làm việc của Hội đồng thành viên đối với Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.
3. Chủ tịch Hội đồng thành viên do Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc quá bán, theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 8. Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên
a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên
đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Quy chế này và Điều lệ công ty
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Điều 9. Quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch công ty
1. Quyền hạn
a) Chủ tịch Công ty là đại diện Chủ sở hữu (đại diện của đại diện Chủ sở hữu) tại Công ty TNHH MTV công đoàn; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
b) Quyết định phương án kinh doanh và đầu tư của Công ty theo kế hoạch đã được phê duyệt.
c) Ban hành nội quy, quy chế của Công ty.
d) Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của Công ty (trừ cơ cấu tổ chức và các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu).
đ) Phê duyệt kế hoạch sử dụng lao động hàng năm của Công ty sau khi Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) cho ý kiến.
e) Quyết định thành lập mới, tổ chức lại, giải thể đối với các công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định việc góp vốn, điều chỉnh tỷ lệ góp vốn của công ty tại các doanh nghiệp thành viên và các doanh nghiệp khác sau khi được chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chấp thuận.
g) Phê duyệt điều lệ, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của công ty con là Công ty TNHH MTV công đoàn; quyết định mục tiêu chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành nghề kinh doanh của công ty con sau khi được Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chấp thuận; phê duyệt báo cáo tài chính và các quyền hạn khác được ghi trong Điều lệ công ty và công ty con.
h) Quyết định cử người đại diện phần vốn của công ty ở doanh nghiệp khác.
i) Đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, tiền lương, tiền thưởng, kỷ luật Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty.
k) Quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê, mua bán, thanh lý tài sản... có giá trị đến 20% vốn Điều lệ của Công ty (nhưng tối đa không quá 1 tỷ đồng).
l) Xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng của Người quản lý công ty, kế hoạch sử dụng lao động báo cáo Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) phê duyệt.
m) Các quyền khác được ghi trong Điều lệ công ty không trái với quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
2. Trách nhiệm, nghĩa vụ
a) Tổ chức thực hiện quyết định của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu).
b) Xây dựng phương án thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty trình Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) phê duyệt.
c) Chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và quản lý, điều hành của Ban giám đốc.
d) Các trách nhiệm và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Điều 10. Quyền hạn, trách nhiệm của Tổng giám đốc/Giám đốc
1. Quyền hạn
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Công ty hoặc Hội đồng thành viên về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư; nội quy, quy chế của công ty đã được phê duyệt.
c) Xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành công ty trình Chủ tịch Công ty hoặc Hội đồng thành viên phê duyệt để thực hiện; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của Công ty theo phân cấp.
d) Ký các hợp đồng nhân danh công ty theo quy định của pháp luật hoặc ủy quyền.
đ) Tuyển dụng lao động, ký hợp đồng lao động (hoặc ủy quyền ký hợp đồng) và sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và kế hoạch đã được phê duyệt.
e) Đề nghị thành lập mới, tổ chức lại, giải thể công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; góp vốn, điều chỉnh tỷ lệ góp vốn của công ty tại các doanh nghiệp thành viên và các doanh nghiệp khác trình Chủ tịch Công ty hoặc Hội đồng thành viên phê duyệt.
g) Đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty và công ty con là công ty TNHH MTV; mục tiêu chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành nghề kinh doanh của công ty con báo cáo Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên phê duyệt.
h) Đề xuất cử người đại diện phần vốn của công ty ở doanh nghiệp khác.
i) Xây dựng, trình Chủ tịch Công ty hoặc Hội đồng thành viên các dự án đầu tư, hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê, mua bán, thanh lý tài sản của công ty.
k) Xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng của người quản lý công ty báo cáo Chủ tịch Công ty hoặc Hội đồng thành viên trình Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) phê duyệt; xây dựng quy chế trả lương; bổ sung, sửa đổi quy chế trả lương, kế hoạch tiền lương của người lao động, kế hoạch sử dụng lao động, định mức lao động trình Chủ tịch Công ty hoặc Hội đồng thành viên phê duyệt.
l) Các quyền khác được ghi trong Điều lệ công ty không trái với quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
2. Trách nhiệm, nghĩa vụ
a) Tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch Công ty, nghị quyết của Hội đồng thành viên.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty đã được phê duyệt.
c) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty hoặc Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
d) Lập báo cáo tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh (năm) của Công ty trình Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên.
đ) Nộp thuế cho Nhà nước; nộp lợi nhuận cho Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) theo quy định pháp luật và quy định tại quy chế này.
e) Các trách nhiệm và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Điều 11. Miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 92 của Luật Luật Doanh nghiệp 2014;
b) Có đơn xin từ chức và được Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chấp thuận bằng văn bản;
c) Có quyết định điều chuyển, bố trí công việc khác hoặc nghỉ hưu;
d) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
đ) Không đủ sức khỏe hoặc không còn uy tín để giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên.
2. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên bị cách chức trong những trường hợp sau đây:
a) Công ty không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của tổ chức công đoàn, tỷ xuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu không tăng, lợi nhuận không tương xứng với tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân không được Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chấp thuận;
b) Bị truy tố và bị Tòa án tuyên là có tội;
c) Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm, cách chức, Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) xem xét, quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm người khác thay thế.
Điều 12. Miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý công ty.
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 100 của Luật Doanh nghiệp 2014;
b) Có đơn xin nghỉ việc.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị cách chức trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp không bảo toàn được vốn theo quy định pháp luật;
b) Doanh nghiệp không hoàn thành các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm; không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của tổ chức công đoàn, tỷ xuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu không tăng, lợi nhuận không tương xứng với tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân không được Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chấp thuận;
c) Không có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của doanh nghiệp;
d) Doanh nghiệp vi phạm pháp luật hoặc có hoạt động kinh doanh trái với quy định của pháp luật;
đ) Vi phạm một trong số các nghĩa vụ của người quản lý quy định tại Điều 96 của Luật Doanh nghiệp 2014;
e) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 13. Quyền lợi của Người quản lý doanh nghiệp
Người quản lý doanh nghiệp (thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, phó Tổng Giám đốc hoặc phó Giám đốc, Kế toán trưởng) Công ty TNHH MTV công đoàn được hưởng chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng theo Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ.
Điều 14. Về kiểm tra, giám sát, đánh giá, phân loại Công ty hàng năm
Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, phân loại Công ty TNHH MTV trực thuộc. Công ty TNHH MTV công đoàn báo cáo đánh giá kết quả tình hình tài chính theo Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ; Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính.
Điều 15. Về quản lý, sử dụng vốn, tài sản của công ty TNHH MTV công đoàn
1. Vốn điều lệ
- Vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV công đoàn thành lập mới, đang hoạt động thực hiện theo Nghị định số 172/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ.
- Cấp vốn điều lệ: Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) đề nghị thành lập Công ty TNHH MTV công đoàn có trách nhiệm cấp vốn điều lệ cho công ty sau khi Điều lệ công ty được phê chuẩn hoặc Quyết định bổ sung vốn điều lệ của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) có hiệu lực.
2. Huy động vốn; đầu tư, mua sắm tài sản cố định; khấu hao tài sản cố định; cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; quản lý hàng hóa tồn kho; quản lý các khoản nợ phải thu, phải trả; chênh lệch tỷ giá; đánh giá lại tài sản; đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh. Cử người quản lý vốn góp ra ngoài doanh nghiệp.
a) Thẩm quyền thực hiện các nội dung trên, theo quy định tại Điều 3, 4, 5, 7, 8, 9 của Quy chế này.
b) Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ.
Điều 16. Phân phối lợi nhuận của Công ty TNHH MTV công đoàn
Lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù lỗ năm trước, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật được phân phối như sau:
1. Trích lập các quỹ công ty từ lợi nhuận.
a) Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển công ty.
b) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Công ty xếp loại A được trích 3 tháng tiền lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Công ty xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Công ty xếp loại C được trích 1 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Công ty không thực hiện được việc xếp loại thì không được trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
c) Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên.
- Công ty xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp.
- Công ty xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp.
- Công ty xếp loại C hoặc doanh nghiệp không thực hiện được việc xếp loại thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp.
d) Trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên tối đa không quá 40% tổng lợi nhuận sau thuế.
đ) Công ty trích hai quỹ khen thưởng và phúc lợi không đủ mức quy định trên được giảm trừ mức trích quỹ đầu tư phát triển để bổ sung hai quỹ, nhưng mức trích tối đa không quá mức trích quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính.
2. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ trên, được để lại Công ty 30%, nộp 70% về Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu).
Đại diện Chủ sở hữu nộp 40% số lợi nhuận thu được về Chủ sở hữu. Trong năm nộp theo kế hoạch, khi có báo cáo tài chính nộp lợi nhuận theo báo cáo tài chính.
3. Quản lý và sử dụng các quỹ
a) Việc quản lý và sử dụng các quỹ của đơn vị phải đúng mục đích, đúng đối tượng và được chấp thuận của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu), thực hiện công khai theo quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ cơ sở và quy định của Nhà nước.
b) Công ty chỉ được chi quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của người lao động; quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp sau khi thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
Điều 17. Kế hoạch tài chính, chế độ kế toán thống kê và kiểm toán
1. Công ty phải lập báo cáo tài chính (năm), báo cáo thống kê gửi Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Thời gian báo cáo, không quá 75 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Báo cáo tài chính (năm) của công ty phải được kiểm toán trước khi gửi Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu).
2. Công ty lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh (năm), kế hoạch tài chính báo cáo Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) trước 30/9 hàng năm.
3. Công ty thực hiện công tác kế toán, thống kê, công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Công ty chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
1. Ban Tài chính, Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các cấp công đoàn, Công ty TNHH MTV công đoàn thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Tổng Liên đoàn để nghiên cứu giải quyết.
- 1Quyết định 1514/QĐ-TLĐ năm 2014 về Quy chế tổ chức, quản lý tài chính Công ty TNHH MTV Công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 2Thông tư 309/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 146/2013/TT-BTC quy định chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 348/2016/TT-BTC quy định quản lý tài chính thực hiện Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 1910/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy định thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 5Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 6Công văn 1664/VPCP-KTTH năm 2017 quy chế quản lý tài chính trong thời gian khai thác, thu phí 05 dự án cao tốc do VEC làm chủ đầu tư do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Hướng dẫn 1737/HD-TLĐ năm 2016 thực hiện xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2017 theo tinh thần Nghị quyết 09C/NQ-BCH về "Điều chỉnh giảm tỉ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 8Hướng dẫn 906/TLĐ về phân phối nguồn thu tài chính công đoàn năm 2017 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 9Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022 về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone do Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban hành
- 1Luật Công đoàn 2012
- 2Bộ Luật lao động 2012
- 3Nghị định 51/2013/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 4Nghị định 172/2013/NĐ-CP thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 5Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn
- 6Luật Doanh nghiệp 2014
- 7Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
- 8Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
- 9Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- 10Thông tư 200/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư 61/2016/TT-BTC Hướng dẫn thu, nộp và quản lý khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Nghị định 52/2016/NĐ-CP Quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- 13Thông tư 309/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 146/2013/TT-BTC quy định chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 14Thông tư 348/2016/TT-BTC quy định quản lý tài chính thực hiện Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15Quyết định 1910/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy định thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 16Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 17Công văn 1664/VPCP-KTTH năm 2017 quy chế quản lý tài chính trong thời gian khai thác, thu phí 05 dự án cao tốc do VEC làm chủ đầu tư do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 18Hướng dẫn 1737/HD-TLĐ năm 2016 thực hiện xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2017 theo tinh thần Nghị quyết 09C/NQ-BCH về "Điều chỉnh giảm tỉ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 19Hướng dẫn 906/TLĐ về phân phối nguồn thu tài chính công đoàn năm 2017 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 20Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022 về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone do Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban hành
Quyết định 1913/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy chế tổ chức, quản lý tài chính Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 1913/QĐ-TLĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/12/2016
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Bùi Văn Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra